BOE: Mức định giá tài sản có thể điều chỉnh mạnh
"Thị trường tài chính đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế và cung cấp một lượng tài chính đáng kể cho các doanh nghiệp. Nếu thị trường tài chính không hoạt động tốt, các doanh nghiệp có thể không thể huy động vốn thông qua các thị trường đó.
Có bằng chứng cho thấy các nhà đầu tư đang chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn ở một số thị trường toàn cầu. Ví dụ, có ít biện pháp bảo vệ hơn khi các nhà đầu tư cho vay các công ty có mức nợ cao trong cái gọi là thị trường "cho vay có đòn bẩy". Và giá của một số tài sản tài chính có vẻ cao so với chuẩn mực lịch sử.
Chúng tôi đang theo dõi những rủi ro này một cách chặt chẽ. Chúng tôi cũng đang làm việc với Vương quốc Anh và các cơ quan quốc tế khác để làm cho tài chính dựa trên thị trường chống chịu tốt hơn trước các cú sốc, để thị trường tài chính có thể hỗ trợ nền kinh tế trong thời điểm xấu cũng như tốt.
Thị trường tiền điện tử tiếp tục phát triển nhanh chóng, nhưng hiện đang gây ra rủi ro hạn chế đối với sự ổn định tài chính của Vương quốc Anh. Các quy định cần được phát triển đủ nhanh, cả trong nước và ở cấp độ toàn cầu, để giải quyết những rủi ro mà chúng có thể gây ra trong tương lai".
Khảo sát của BofA: Niềm tin của người tiêu dùng Anh giảm sâu do lo ngại lạm phát
Lo lắng lạm phát gia tăng ở Anh
Với nền kinh tế đã chứng kiến nhu cầu mở cửa trở lại ở mức vừa phải và các nút thắt về nguồn cung cũng như tình trạng thiếu hụt lao động đang đè nặng, những lo lắng về lạm phát đang làm tăng thêm lo ngại tăng trưởng chậm lại hơn nữa vào cuối năm.
Điều này chắc chắn tạo ra một chút tình huống "độc hại" cho BOE vì họ sẽ phải đối phó với lạm phát gia tăng trong khi phải cân bằng suy thoái kinh tế, vốn chỉ có thể trở nên tồi tệ hơn trong những tháng tới trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng.
Barclays nói rằng việc Trung Quốc siết chặt năng lượng có thể cắt giảm tăng trưởng kinh tế xuống 6%
Theo Barclays Plc, các mục tiêu của Trung Quốc nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng của nền kinh tế có nghĩa là quá trình siết chặt thị trường năng lượng sẽ tiếp tục trong năm tới và nếu được thực thi nghiêm túc, có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế vào năm 2021 dưới mức dự báo đồng thuận xuống còn 6%.
Các nhà kinh tế của Barclays dẫn đầu bởi Jian Chang cho biết trong một báo cáo: “Chính phủ phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn giữa suy giảm kinh tế nghiêm trọng hơn và nới lỏng các mục tiêu kép về sử dụng năng lượng tổng thể. Hầu hết các nhà kinh tế kỳ vọng tổng sản phẩm quốc nội sẽ tăng khoảng 8% trong năm nay".
Commerzbank: USD/JPY đã sẵn sàng kiểm tra lại mức kháng cự mạnh tại 112.23/50
Tỷ giá USD/JPY đang tiếp cận mức 112.00, mức cao nhất trong 8 tháng. Cặp tiền này đang nhắm đến vùng kháng cự 112.23/50, Karen Jones, Trưởng nhóm Nghiên cứu Phân tích Kỹ thuật FICC tại Commerzbank, cho biết.
USD ổn định đầu phiên giao dịch châu Âu
Bên cạnh hành động trên thị trường trái phiếu và đồng yên, không có nhiều điều khác đáng chú ý vì chứng khoán cũng đang khá im lặng trong phiên cho đến nay.
Đồng đô la đang tăng nhẹ so với đồng bảng Anh, Úc và Franc nhưng nhìn ít thay đổi nên không có nhiều điều cần lưu ý trong thời điểm hiện tại.
Tỷ giá EUR/USD vẫn đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm ngoái quanh mức 1.1545-50 nhưng chúng tôi có khả năng sẽ chờ báo cáo việc làm của Hoa Kỳ sau đó để xác nhận trước cuối tuần.
Cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc đang tác động đến mọi thứ từ Iphone đến giá sữa
Tác động từ cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc đang bắt đầu lan rộng trên toàn cầu, làm tổn thương tất cả mọi người từ Toyota Motor Corp. đến những người chăn nuôi cừu ở Úc và các nhà sản xuất hộp các tông.
Tình trạng thiếu điện nghiêm trọng do giá than tăng cao ở nước xuất khẩu lớn nhất thế giới có thể làm tổn hại đến tăng trưởng của chính Trung Quốc và tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng, làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu đang vật lộn để thoát khỏi đại dịch.
Thời điểm không thể tồi tệ hơn, với việc ngành vận chuyển vốn đang phải đối mặt với chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn, đang trì hoãn việc giao hàng quần áo và đồ chơi cho những ngày lễ cuối năm. Nó cũng diễn ra ngay khi Trung Quốc bắt đầu mùa thu hoạch, làm dấy lên lo ngại về chi phí hàng tạp hóa tăng mạnh.
Các nhà đầu tư tổ chức đang đổ dòng tiền mua Bitcoin thay vì vàng để chống lạm phát
JPMorgan lưu ý rằng việc tăng giá gần đây đối với Bitcoin chủ yếu là dựa vào dòng tiền từ các nhà đầu tư tổ chức. Các nhà phân tích JPMorgan cho biết sự xuất hiện trở lại của lo ngại lạm phát đã làm mới mối quan tâm đến việc sử dụng Bitcoin như một biện pháp phòng tránh vấn đề này: "Các nhà đầu tư tổ chức dường như đang quay trở lại với Bitcoin có lẽ coi BTC như một lá chắn chống lạm phát tốt hơn vàng."
CEO của MicroStrategy là Michael Saylor cũng đã đăng tải trên trang cá nhân về quan điểm của mình trước báo cáo mới nhất của JPMorgan. Ông rất “lạc quan” đối với tình hình Bitcoin và tổng thể thị trường hiện tại so với vàng.
Chiến lược ngoại hối tại ngân hàng UOB có bình luận gì về triển vọng EUR/USD?
Theo các chiến lược ngoại hối tại ngân hàng UOB, EUR / USD vẫn có thể giảm xuống mức 1.1500 trong những tuần tới khi EUR đã phá vỡ mức hỗ trợ chính tại 1.1530 vào đầu tuần này , khiến đà giảm càng được củng cố. Trên khung D1, EUR có khả năng giao dịch đi ngang trong ngày hôm nay, dự kiến sẽ giao dịch trong phạm vi 1.1540/1.1585.
Hàn Quốc sẽ áp thuế 20% lên tiền mã hóa trong năm 2022
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki cho biết luật thuế tiền mã hóa sẽ được dời ngày đi vào hiệu lực sang năm 2022. Quy định này đáng lý ra đã phải được áp dụng kể từ ngày 01/10 năm nay, tuy nhiên đã bị trì hoãn để các cơ quan chức năng có thêm thời gian xây dựng khung điều chỉnh.
Theo luật, nhà đầu tư tiền mã hóa có thu nhập trong 1 năm từ 2.5 triệu won (2,125 USD) trở lên sẽ phải nộp thuế 20%.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc: PBOC sẽ cải thiện các cơ chế tác động đến lãi suất trên thị trường
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) trong khi lưu ý về các cải cách trong chinhs sách lãi suất, đồng thời cho biết rằng Trung Quốc sẽ cải thiện các cơ chế tác động đến lãi suất dựa trên thị trường thông qua cải cách lãi suất cơ bản cho vay. Ông cũng cho biết PBOC sẽ dần dần đưa lãi suất huy động theo định hướng thị trường.
Thượng nghị sĩ Mỹ tiết lộ khoản đầu tư lên đến “6 chữ số” vào Bitcoin
Theo quy định minh bạch thu nhập của Thượng viện Mỹ, các thượng nghị sĩ phải công bố các khoản đầu tư vào chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, tài sản,… có giá trị từ 1,000 USD trở lên trong vòng 45 ngày kể từ thời điểm thực hiện. Tuy nhiên, theo hồ sơ mới công bố, Thượng nghị sĩ Lummis của bang Wyoming đã mua Bitcoin với giá trị từ 50,000 USD đến 100,000 USD vào ngày 16/08, quá hạn công bố.
Người đại diện văn phòng của bà Lummis cho biết đã có sai sót trong quá trình kê khai, dẫn đến việc thời gian công bố vi phạm quy định của Thượng viện.
Mặc dù vậy, đây vẫn là tín hiệu đáng mừng cho quá trình tiếp nhận Bitcoin.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Hai đồng Antipodean tiếp tục thể hiện sức mạnh!
Đồng USD hiện đang đi ngang khi chỉ số DXY dao động quanh mốc 94.20.
Trong khi đó các đồng High-beta thể hiện sức mạnh do tâm lý tích cực của thị trường.
- Tỷ giá NZD/USD tăng 0.31% lên 0.6944.
- Cặp USĐ/JPY tăng 0.23% lên 111.86.
- Đồng Euro và Bảng Anh không biến động nhiều.
Trung Quốc nâng sản lượng than tại 72 mỏ!
Trung Quốc đã chấp thuận việc tăng sản lượng than tại 72 mỏ. Đây được coi là một phản ứng đối với sự thiếu hụt năng lượng.
72 mỏ than đủ tiêu chuẩn đã được phê duyệt để tăng sản lượng than khoảng 55%. Hiện nay, những lo ngại về khí hậu đang được tạm thời bỏ qua do tình trạng khan hiếm than ở Trung Quốc.
Các chuyên gia dự báo như thế nào về số liệu NFP tối nay?
Báo cáo việc làm Non-farm của Hoa Kỳ sẽ "chốt sổ" việc thu hẹp QE của Fed vào tháng 11. Các nhà tuyển dụng có thể đã tuyển thêm 500,000 vị trí vào tháng 9, theo sự đồng thuận của các chuyên gia, trong khi Bloomberg Economics dự đoán con số 750,000. Chỉ một số liệu quá yếu thì kế hoạch mua tài sản của Fed mới có thể bị trì hoãn dẫn. Trong dấu hiệu mới nhất về thị trường lao động, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm nhiều hơn dự kiến vào tuần trước. Số đơn xin tiếp tục trợ cấp cũng giảm.
Hãy cẩn thận với ngưỡng cản quan trọng của lợi suất TPCP Mỹ!
Các nhà đầu tư trái phiếu đang dần trở lại các vị thế Short trong bối cảnh lợi suất tiến gần đến ngưỡng cản quan trọng sẽ mở ra một làn sóng bán tháo mới. Mức đó là khoảng 1.60% với TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm, theo chuyên gia Scott Buchta của Brean Capital. Đó là điểm chính giữa của vùng 1.40% đến 1.80%, một khu vực "quan trọng nhất theo quan điểm hedging".
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 07/10: Tâm lý thị trường tiếp tục khởi sắc!
Chứng khoán toàn cầu đang có tuần tốt nhất kể từ đầu tháng 9 nhờ việc ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ ngay lập tức của Mỹ bằng cách nâng trần nợ ngắn hạn. Tuy nhiên áp lực giá cả do hàng hóa thúc đẩy, triển vọng thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed và suy thoái khu vực bất động sản của Trung Quốc vẫn là những rủi ro cho sự phục hồi sau đại dịch mà nhà đầu tư lưu ý..
- Chỉ số S&P 500 tăng 0.83% lên 4399.75 điểm
- Chỉ số Nasdaq 100 tăng 0.88% lên 14897 điểm.
- Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm bứt phá lên mốc 1.575% trong phiên hôm qua.
Giá dầu đã tăng trở lại sau khi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ cho biết họ không có kế hoạch nào “vào thời điểm này” để tận dụng nguồn dự trữ dầu của quốc gia giúp dập tắt đà tăng giá nhiên liệu. Giá dầu thô tại Mỹ tăng lên $78.9/thùng, gần bằng mức đỉnh hôm thứ Ba.
- Giá vàng tiếp tục dao động trong biên độ 1770-1746 khi chưa có yếu tố dẫn dắt mới.
- Bitcoin đã chững lại phần nào tại mốc $55,500 sau đợt tăng mạnh và liên tục trong những ngày qua, giảm xuống $53,700/đồng.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD đi ngang với chỉ số DXY dao động quanh mốc 94.20.
- Tỷ giá EUR/USD nằm ngay trên 1.1550.
- Trong khi đó USD/JPY tiếp tục bật tăng lên 111.60 trong bối cảnh tâm lý thị trường tích cực.
- Các đồng High-beta thể hiện sức mạnh của mình, đồng Aussie đã phá qua ngưỡng 0.73.
Chứng khoán châu Âu chốt phiên tăng điểm mạnh mẽ
Các chỉ số châu Âu đều đóng cửa tăng mạnh trong phiên hôm nay:
- Chỉ số FTSE 100 +1.3%
- Chỉ số DAX +1.8%
- Chỉ số CAC +1.6%
- Chỉ số IBEX +1.7%
- Chỉ số FTSE MIB +1.6%
Lãnh đạo đảng đa số thượng viện Mỹ đồng ý việc nâng trần nợ
Hôm nay, thượng nghị sĩ Chuck Schumer, lãnh đạo đảng dân chủ đã đồng ý về việc nâng trần nợ tại Mỹ cho tới tháng Mười hai. Như vậy, câu chuyện về việc Mỹ vỡ nợ tạm thời sẽ hoãn lại.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng cao, chỉ số Nasdaq vượt đường MA 100 giờ
Có vẻ như tâm lý các nhà đầu tư đã ổn định hơn rất nhiều khi các chỉ số chứng khoán đều đang tăng mạnh. Nasdaq đang là chỉ số tăng mạnh nhất với mức tăng 1.6%, và lúc này đã vượt qua đường MA 100 giờ (màu cam). Đường MA này đã cản lại đà tăng của chỉ số kể từ giữa tháng Chín. Với việc vượt qua kháng cự này, phe mua đã giành thêm quyền kiểm soát. Mục tiêu tiếp theo cho chỉ số Nasdaq sẽ là đường MA 200 ở hiện ở mức 14,926.
Ngoài ra, chỉ số Dow Jones cũng đang tăng 1.57% và chỉ số S&P 500 tăng 1.5%.
Chứng khoán Mỹ hướng tới ngày tăng điểm thứ ba liên tiếp!
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đều đang mở cửa cao hơn trong phiên hôm nay sau phiên hôm qua biến động rất mạnh trước tâm lý rủi ro xoay chiều của các nhà đầu tư, và đang hướng tới phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp. Chỉ số Dow Jones tăng 1.1%. Chỉ số S&P 500 tăng 1.16% và chỉ số Nasdaq tăng 1.22%.
Trên thị trường tiền tệ, các đồng tiền chưa có quá nhiều biến động khi các trader tiếp tục chờ đợi báo cáo NFP quan trọng vào ngày mai. Thị trường kỳ vọng Mỹ đã có thêm 500 nghìn việc làm mới. Hiện tại chỉ số DXY chưa có nhiều thay đổi ở mức 94.2 điểm. EUR chưa có nhiều thay đổi. GBP tăng 0.1%. JPY giảm 0.1%. CHF chưa có nhiều thay đổi. AUD tăng 0.26%. NZD tăng 0.1%. CAD chưa có nhiều thay đổi.
Vàng giảm 0.4% xuống mức 1,755. Dầu WTI giảm nhẹ 0.3% xuống $76.7/thùng.
Thành viên ban điều hành ECB Isabel Schnabel: Lạm phát tăng phần lớn do các yếu tố tạm thời
Theo bà Isabel Schnabel, lạm phát cao lúc này là kết quả của những yếu tố tạm thời, và sẽ hạ nhiệt khi các yếu tố này được giải quyết. Ngoài ra:
- Vẫn còn quá sớm để dự báo rằng liệu giá có hạ nhiệt trong năm nay hay không
- Rất có thể lạm phát vượt mục tiêu sẽ giảm
- Tái mở cửa đã đẩy cao lạm phát
- Gián đoạn chuỗi cung ứng có thể sẽ có ảnh hưởng lâu dài tới giá
- Đại dịch đã làm thay đổi hành vi người tiêu dùng
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp theo tuần tại Mỹ gây bất ngờ ở mức 326k - thấp nhất trong một tháng (dự báo 348k)!
Cùng với báo cáo việc làm tích cực của ADP hôm qua, những điều này có lẽ phản ánh rằng thị trường lao động vẫn vững chắc. Nếu số liệu NFP ngày mai công bố trên 500k (và số liệu kỳ trước cũng được điều chỉnh tăng) thì rất có thể DXY sẽ phá vỡ mốc 95 và báo hiệu cho một đợt sóng tăng tiếp diễn. Bên cạnh đó, giá cả leo thang do cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu âu cũng là yếu tố hỗ trợ cho USD, và bỏ qua các yếu tố gây nhiễu thì Dot Plot của Fed, lợi suất 2-10 năm của Hoa Kỳ đi lên trong giai đoạn hiện này đều thể hiện triển vọng hawkish!
Thị trường lao động tại Mỹ đang có tín hiệu tích cực trở lại
Các nhà tuyển dụng có trụ sở tại Mỹ đã thông báo cắt giảm 17,895 việc làm vào tháng trước, tăng 14% so với tháng 8 (mức thấp nhất trong 24 năm).
Điều đó nói rằng, tổng số việc làm bị cắt giảm trong quý 3 lên tới 52,560 người, đánh dấu tổng số hàng quý thấp nhất kể từ năm 1997 - tái khẳng định các điều kiện cải thiện trên thị trường lao động khi đại dịch phục hồi hình thành.
Trong khi đó, các nhà tuyển dụng cũng đã công bố kế hoạch cắt giảm 265,221 việc làm khỏi biên chế của họ cho đến nay trong năm nay, đây là con số thấp nhất từ trước đến nay được ghi nhận. Một lần nữa, điều này khẳng định lại câu chuyện rằng điều kiện thị trường lao động đang được cải thiện.
Tuy nhiên, cũng có những tình trạng thiếu hụt lao động bởi các công ty đang ở chế độ tuyển dụng và giữ chân người tìm việc. Người tìm việc có rất nhiều quyền lực để đưa ra yêu cầu vào lúc này. Trong khi đó, có hàng triệu vị trí đang mở, nhưng nhiều nhà tuyển dụng đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các ứng viên của họ, mất quá nhiều thời gian để tiếp cận ra ngoài, không đưa ra đề nghị đủ nhanh hoặc thua các đề nghị hấp dẫn hơn.
Bộ trưởng Y tế Đức cho biết có thể không cần thêm biện pháp ngừa COVID-19 nào vào mùa thu, đông
Theo như nhận xét của Bộ trưởng Y tế Đức, Jens Spahn cho rằng sẽ không cần thêm biện pháp nào để hạn chế sự lây lan của virus vì việc tiêm chủng đang tiến triển tích cực.
Đây là một sự trấn an về tinh thần và đem lại kỳ vọng cho các doanh nghiệp rằng mọi thứ sẽ tiếp tục duy trì như chính phủ dự đoán cho đến cuối năm.
Ngân hàng Trung Ương Châu Âu sẽ xem xét chi tiết hơn về quyết định làm chậm tốc độ mua trái phiếu thông qua PEPP
Biên bản của ECB sẽ được xem xét chi tiết hơn về quyết định làm chậm tốc độ mua trái phiếu thông qua PEPP trong quý này.
Các nhà đầu tư cũng sẽ tìm kiếm bất kỳ cuộc thảo luận sớm nào về các vấn đề sẽ được giải quyết vào tháng 12, bao gồm thời điểm PEPP có thể kết thúc và QE trong tương lai. Các quan chức cho biết ngân hàng đang cân nhắc một chương trình mua trái phiếu mới để ngăn chặn sự xáo trộn của thị trường khi nó giảm xuống vào năm tới.
Thị trường trái phiếu trầm lắng trước báo cáo việc làm của Hoa Kỳ vào ngày mai
Lợi suất kỳ hạn 10 năm cao hơn so với mức mở cửa đầu tuần.
Trước việc Fed đang đặt trọng tâm vào các điều kiện thị trường lao động, bản báo cáo việc làm của Mỹ vào ngày mai sẽ là một sự kiện quan trọng vì nó sẽ đưa ra một tín hiệu nhỏ cho các nhà đầu tư.
Sự chuyển động trầm lắng trên thị trường trái phiếu ngày hôm nay cũng khiến các nhà giao dịch ngoại hối không thể làm việc nhiều hơn, trong khi đó cặp USD/JPY đang giữ ở mức 111.40-50 trong phiên.
Thành viên BOE Pill: Cán cân rủi ro chuyển sang hướng lạm phát có thể tăng mạnh
Nhận xét của nhà kinh tế trưởng BOE, Huw Pill:
- Kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục ở mức tương đối thấp trong những năm tới
- Ngay cả khi tác động của đại dịch COVID-19 đã hết đi
- Sức mạnh lạm phát hiện tại có vẻ sẽ lâu dài hơn so với dự đoán ban đầu
- BOE có kế hoạch giảm bớt lượng mua tài sản theo cách tốt nhất có thể
BOE có thể sẽ phải đối phó với áp lực lạm phát cao với một hoặc hai lần tăng lãi suất nhưng họ vẫn sẽ khoanh tay và ước rằng gốc rễ của vấn đề, tức là hạn chế về nguồn cung và công suất sẽ giảm bớt trong năm tới.
Shiba Inu hiện là đồng tiền điện tử lớn thứ 12 sau khi tăng 367% chỉ trong một tuần
Shiba Inu, một đồng tiền điện tử mới bắt đầu vào năm ngoái, tiếp tục tăng vọt sau khi Elon Musk đăng tweet về chú cún cưng của mình.
Token SHIB đã tăng hơn 70% trong 24 giờ qua vào lúc 10:55 sáng theo giờ Hồng Kông, vượt qua Litecoin và Avalanche’s AVAX để trở thành tiền điện tử lớn thứ 12 theo giá trị thị trường, theo định giá của CoinGecko.
Động thái này diễn ra vài ngày sau khi Musk đăng trên Twitter một bức ảnh về chú cún cưng Floki của mình. SHIB, sử dụng meme của giống chó săn Nhật Bản Shiba Inu, đã tăng khoảng 367% trong 7 ngày qua do sự "điên loạn" từ bài đăng đó.
S&P: Nợ toàn cầu sẽ sớm đạt 260% GDP, nhưng lãi suất thấp sẽ khiến đây không phải vấn đề nghiêm trọng
Mức nợ toàn cầu có thể đạt khoảng 260% tổng sản phẩm quốc nội vào cuối năm, mặc dù lãi suất thấp có nghĩa là khả năng trả nợ sẽ có thể kiểm soát được, theo S&P Global Ratings.
Vera Chaplin, giám đốc điều hành của cơ quan xếp hạng tín dụng và trưởng phòng phân tích, cho biết hôm thứ Năm tại diễn đàn Asia Briefing Live do Bloomberg và Asia Society Australia đồng tổ chức. Đòn bẩy cao hơn và các chỉ số tín dụng suy yếu trong bối cảnh phục hồi có thể sẽ gây ra nhiều vụ vỡ nợ hơn, bà nói thêm.
Thành viên ECB Stournaras: Lạm phát sẽ giảm xuống dưới 2% trong trung hạn
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách ECB, Yannis Stournaras:
- Không có lạm phát đình trệ, tình hình hiện đang được kiểm soát
- ECB sẽ xem xét các lựa chọn thay thế chính sách vào tháng 12
- Không cần phải sửa đổi lập trường chính sách tiền tệ trong lúc này
- Quan điểm thị trường về việc tăng lãi suất không phản ánh định hướng của ECB
Dự trữ ngoại tệ Thụy Sĩ tháng 9 đạt 939.8 tỷ CHF so với 929.3 tỷ CHF trước đó
Dữ liệu mới nhất do SNB phát hành - ngày 7 tháng 10 năm 2021
Dự trữ của Thụy Sĩ tiếp tục tăng cao hơn và mức tăng mới nhất chỉ tái khẳng định rằng SNB vẫn sẵn sàng dập tắt bất kỳ sự gia tăng sức mạnh nào của đồng Franc Thụy Sĩ.
Cán cân thương mại tháng 8 của Pháp - 6.67 tỷ euro so với mức - 6.96 tỷ euro trước đó
Thâm hụt thương mại của Pháp đã giảm trong tháng 8 do xuất khẩu được cải thiện 3.7% trong tháng trong khi nhập khẩu tăng 2.3% trong tháng. Đó là một dấu hiệu tích cực về các điều kiện thương mại tổng thể, đã được cải thiện khá đáng kể từ đại dịch.
Dữ liệu sản xuất công nghiệp của Đức giảm mạnh, EUR/USD ảnh hưởng như thế nào?
Dữ liệu chính thức cho thấy sản xuất công nghiệp ở Đức đã giảm mạnh hơn dự kiến trong tháng 8. Điều này thể hiện sự phục hồi trong lĩnh vực sản xuất đang mất đà.
Cơ quan thống kê liên bang Destatis cho biết sản lượng công nghiệp của cường quốc kinh tế Eurozone giảm mạnh 4% so với tháng trước, trong số liệu được điều chỉnh theo mùa và theo lịch, so với mức giảm 0.4% dự kiến và 1% trước đó.
Trên cơ sở hàng năm, sản xuất công nghiệp của Đức chỉ tăng 1.7% trong tháng 8 so với 11.4% dự kiến và mức tăng trưởng 6% được báo cáo trong tháng 7.
Phản ứng thị trường
Đồng tiền chung EUR có ít phản ứng với các số liệu công nghiệp của Đức.EUR/USD đang giao dịch ở mức 1.1552, gần như không thay đổi trong ngày.
Fitch: Mong muốn Thủ tướng Nhật Bản Kishida công bố gói kích thích kinh tế mới trước cuộc tổng tuyển cử ngày 31 tháng 10
Lãnh đạo mới của Nhật Bản có khả năng vẫn sẽ giữ nguyên cách tiếp cận chính sách của đất nước, Fitch Ratings lưu ý trong báo cáo mới nhất của mình.
Tuy nhiên, cơ quan xếp hạng có trụ sở tại Mỹ cho biết họ vẫn mong đợi tân Thủ tướng Fumio Kishida sẽ công bố gói kích thích kinh tế mới trước cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào ngày 31/10 do. Được biết, nền kinh tế Nhật Bản sẽ được hưởng lợi trong ngắn hạn trước mối đe dọa từ đại dịch COVID-19, bất kể tác động của các cải cách chính sách. Tuy nhiên, thị trường cũng không để " chủ quan" trước được những thay đổi đáng kể trong việc hỗ trợ của chính phủ đối với chiến lược chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).”
Sở giao dịch chứng khoán Mexico đang xem xét niêm yết hợp đồng tương lai tiền mã hóa
Làn sóng tiền mã hóa tại khu vực Mỹ Latinh vẫn đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Mới đây, Sở giao dịch chứng khoán Mexico (BMV) đang xem xét niêm yết hợp đồng tương lai crypto trên sàn giao dịch phái sinh của mình.
JP Morgan lạc quan với chứng khoán Mỹ; thị trường có thể chứng kiến lợi suất và giá dầu tăng cao
Những điểm chính từ một lưu ý từ chiến lược gia Marko Kolanovic
- Dầu có thể nhảy vọt lên $130 hoặc $150 mà không có quá nhiều cản trở
- Với sức mạnh thu nhập của doanh nghiệp Mỹ và premium của cổ phiếu so với trái phiếu, các chiến lược gia tin rằng thị trường có thể chứng kiến lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm cao tới 2.5%.
- "Chúng tôi không mong đợi một đợt bán tháo trên thị trường trừ khi lợi suất tăng trên 250-300 bps - điều mà chúng tôi không lường trước được trong thời gian tới"
Bitcoin tăng mạnh vì lệnh mua 1.6 tỷ USD của “cá voi” và “tin đồn” chấp thuận ETF
Theo ông Ki Young Ju, CEO của hãng phân tích CryptoQuant, đã có một lệnh mua Bitcoin với giá trị lên đến 1.6 tỷ USD được thực hiện thông qua một sàn giao dịch tiền mã hóa. “Có người đã mua 1,6 tỷ USD BTC trên sàn giao dịch chỉ trong 5 phút. Đây giống như tín hiệu mua của cá voi.”
Nhà phân tích này nhận định sàn giao dịch này có thể là Coinbase của Mỹ, với bằng chứng là việc giá chênh lệch giá Bitcoin trên Coinbase so với mặt bằng chung của thế giới đã tăng đột biết trong cùng khoảng thời gian trên trước khi cân bằng lại.
ECB đang nghiên cứu một chương trình mua trái phiếu mới!
ECB đang nghiên cứu một chương trình mua trái phiếu mới để ngăn chặn bất kỳ sự xáo trộn nào trên thị trường khi việc mua tài sản khẩn cấp trong đại dịch bị loại bỏ vào năm tới. Kế hoạch này sẽ vừa thay thế công cụ xử lý khủng hoảng hiện tại vừa bổ sung cho kế hoạch QE cũ hiện đang mua 20 tỷ Euro trái phiếu mỗi tháng.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD đi ngang!
Đồng USD đang đi ngang trong phiên Á.
- Chỉ số DXY giảm 0.02% xuống 94.21
- Tỷ giá USD/JPY tăng nhẹ 0.06% lên 111.46.
- Đồng Aussie tăng 0.25% lên 0.7288.
- NZD/USD cũng tăng 0.16% lên 0.6922.
Thống đốc BOJ cho biết dự kiến CPI lõi Nhật Bản sẽ tăng dần
Thống đốc BOJ ông Kuroda đang phát biểu hôm nay, tại cuộc họp hàng quý của NHTW này:
- Nền kinh tế Nhật Bản đang khởi sắc mặc dù tình hình vẫn còn nghiêm trọng do COVID
- Đang theo dõi chặt chẽ tác động của COVID, sẽ không ngần ngại nới lỏng chính sách hơn nữa nếu cần thiết
- CPI lõi của Nhật Bản dự kiến sẽ kéo dài quanh mức 0% trong thời gian tới, tăng dần tốc độ.
- Hệ thống tài chính của Nhật Bản vẫn ổn định.
- Nền kinh tế Nhật Bản có khả năng phục hồi trước khi tác động của COVID giảm bớt