Vàng tiếp tục điều chỉnh giảm mạnh vào đầu tuần và đã chạm đáy 2630 USD/oz trong phiên. Hoạt động chốt lời trước kỳ nghỉ lễ dài của Trung Quốc và tâm lý thận trọng của thị trường dường như đang gây áp lực lên XAU/USD khi thị trường chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell.
Mỹ và Iran đang trao đổi (thông qua trung gian của châu Âu) về các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran với các cường quốc trên thế giới.
Những cuộc họp dường như không diễn ra tốt đẹp.
Các nhà giao dịch dầu đặc biệt quan tâm đến sự hồi sinh của thỏa thuận hạt nhân (JCPOA). Nếu thỏa thuận có thể đạt được, nó sẽ mở đường cho việc quay trở lại (nhiều hơn) dầu của Iran trên thị trường thế giới.
Tuyên bố cuộc họp trước: "Hội đồng thống đốc đã sẵn sàng để hành động mạnh mẽ hơn."
Tuyên bố gần đây: "Hội đồng thống đốc tiếp tục đánh giá rằng cần phải tiếp tục tăng lãi suất, và tốc độ tăng sẽ được quyết định bởi những đánh giá của Ngân hàng về nền kinh tế và lạm phát"
Thị trường định giá có 24% khả năng tăng 100 điểm cơ bản. USD/CAD đang được giao dịch ở mức 1.2990.
Tổng giám đốc IMF - Georgieva phát biểu và cảnh báo về những hệ quả tiêu cực trên toàn cầu:
Gián đoạn nguồn cung khí đốt tự nhiên cho châu Âu kéo dài có thể khiến nhiều nền kinh tế rơi vào suy thoái và gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
Điều kiện kinh tế toàn cầu gặp 'khó khăn' vào năm 2022, nguy cơ suy thoái gia tăng vào năm 2023.
Việc cần thiếp cấp bách lúc này là giảm nợ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển có nợ phi địa phương
Triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn 'cực kỳ không chắc chắn' và dự báo sẽ suy giảm trong năm 2022 và 2023
Số liệu CPI vượt dự báo tại Mỹ một lần nữa đẩy mạnh kỳ vọng Fed thắt chặt, và ngay lập tức sau báo cáo, chứng khoán Mỹ bị đạp rất mạnh. Tuy nhiên, sau một số bình luận từ phát ngôn viên Hạ viện Mỹ rằng lạm phát có thể đã đạt đỉnh, thị trường có vẻ đã khởi sắc trở lại, dù vẫn còn trong sắc đỏ
S&P 500 -0.40%
Dow Jones -0.61%
Nasdaq -0.11%
DXY tăng mạnh, gần mức đỉnh 108.60 nhưng sau đó cũng giảm về ngưỡng quanh 107.6x. EUR/USD có lúc đã giao dịch tại dưới mức ngang giá. Ngoài ra, quyết định tăng lãi suất 100bp của BoC cũng đang khiến CAD mạnh lên rất nhiều.
Chỉ số DXY - 0.45%
EUR/USD +0.64%
GBP/USD +0.48
AUD/USD +0.62%
NZD/USD +0.68%
USD/JPY +0.31%
USD/CHF -0.43%
USD/CAD -0.57%
Các thị trường khác
Vàng phục hồi từ đáy, hiện trở về mức $1,742
BTC +1.31% lên $19,575
Lợi xuất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng, tuy nhiên cũng đã bắt đầu thoái lui
Đúng ra lạm phát cao phải có lợi cho vàng, nhưng lạm phát cao lại thổi phồng kỳ vọng Fed tăng lãi suất, kích cầu USD. Với lạm phát Mỹ đạt 9.1% vượt dự báo 8.8%, sức ép lên vàng đang là rất lớn. Vàng đang giảm 1% về $1,708.
CPI Trung Quốc tháng 6 đạt 2.5%, cao hơn so với kỳ vọng và cao nhất kể từ tháng 8/2020.
Điều này chủ yếu xuất phát từ giá thực phẩm và năng lượng tăng trong khi lạm phát lõi duy trì ở mức 1.0% so với cùng kỳ sau khi tăng 0.9% trong 2 tháng trước đó.
Thứ 6 (15/7) tới, Trung Quốc sẽ công bố GDP 2 quý đầu năm và các dữ liệu vĩ mô quan trọng khác. Triển vọng đạt mức tăng trưởng cả năm gần mục tiêu chính thức 5.5% ngày càng xa vời.
Chỉ số DXY đang thoái lui về 107.9 điểm. Các đồng Antipodean đang là các đồng tiền mạnh nhất trong phiên, với AUD tiến sát 0.6800. JPY là đồng tiền duy nhất giảm so với USD.
Báo cáo CPI Mỹ sẽ được công bố lúc 19h30 tối nay, với kỳ vọng tăng 8.8% YoY.
Cựu thủ tướng Boris Johnson tuyên bố sẽ rời vị trí khi Đảng Bảo thủ chọn được lãnh đạo mới, nhưng Đảng Lao động yêu cầu một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm chống lại chính phủ Anh và ông Johnson nhằm ép buộc ông rời đi sớm hơn.
Chính phủ đã ngăn chặn nỗ lực của đảng Lao động loại bỏ cựu thủ tướng Johnson khỏi các cuộc bỏ phiếu tín nhiệm.
Tăng trưởng xuất khẩu tháng 6 của Trung Quốc đạt 17.9% - mức cao nhất kể từ tháng Một.
Tăng trưởng nhập khẩu đạt 1%, chậm hơn so với dự báo 3.9% của các nhà phân tích.
Tuy nhiên, tiềm năng xuất khẩu nhìn chung vẫn gặp nhiều bất ổn do bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm, chiến tranh ở Ukraine thêm căng thẳng, đợt bùng phát Covid19 mới, v.v...
Lạm phát cơ bản, không kể chi phí thực phẩm và năng lượng, có thể giảm xuống 5.8% so với 6% tháng trước.
USD và thị trường chứng khoán có thể biến động ngược chiều sau tin CPI.
Trong ngắn hạn, chính sách của Fed sẽ không chịu ảnh hưởng bởi báo cáo này, khi gần như chắc chắn sẽ tăng 75bp trong cuộc họp tiếp theo. Tuy nhiên, nếu lạm phát thực sự có dấu hiệu hạ nhiệt, Fed có thể cân nhắc bớt quyết liệt hơn với lãi suất, giảm rủi ro suy thoái. Nhưng điều ngược lại hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu lạm phát vượt kỳ vọng, thậm chí đạt trên 9%, kỳ vọng Fed tăng lãi suất có thể một lần nữa được thổi phồng, và nguy cơ suy thoái từ đó cũng tăng theo.
Chỉ số IIP của Châu Âu tăng so với tháng trước 0.8% cao hơn so với kỳ vọng 0.3%
Còn so với năm ngoái thì chỉ số tăng 1.6% cao hơn nhiều so với kỳ vọng chỉ ở mức 0.3%
Nhìn vào chi tiết, sản xuất hàng tiêu dùng không bền tăng 2.7%, tư liệu sản xuất tăng 2.5% và hàng tiêu dùng lâu bền tăng 1.4%, trong khi sản xuất hàng hóa trung gian không đổi và sản xuất năng lượng giảm 3.3% so với tháng 5.
Vào hôm thứ Tư, ông Zahawi hy vọng lạm phát sẽ giảm và lãi suất sẽ quay trở lại mức thấp hơn vào năm tới, khi vị bộ trưởng này lên lập kế hoạch giải quyết nền kinh tế trong cuộc tranh cử lãnh đạo Đảng Bảo thủ.
"Điều tôi đang nói là đưa việc cắt giảm thuế thu nhập sang năm sau khi tôi hy vọng lạm phát giảm và tất nhiên, lãi suất sẽ trở lại mức thấp hơn hiện nay", ông Zahawi nói với BBC Radio 4.
Dù vậy, tăng trưởng nhu cầu lại còn thấp hơn khiến giá dầu vẫn giảm xuống mức thấp. Cần có sự can thiệp mạnh mẽ về chính sách đối với việc sử dụng năng lượng hoặc nếu không tình hình kinh tế sẽ càng tệ hơn.
EUR/USD đã kiểm tra rất nhiều lần mức ngang giá vào thứ Ba. Theo quan điểm của các nhà phân tích tại ING, rủi ro phá vỡ dưới mức ngang giá vẫn còn cao.
Sự không chắc chắn về việc cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt từ Nga có thể sẽ ngăn chặn sự phục hồi của EUR. Đồng bạc xanh sẽ được hỗ trợ phần lớn trong ngày hôm nay xung quanh việc công bố CPI của Hoa Kỳ. Một sự bất ngờ của dữ liệu lạm phát thực sự có thể là nguyên nhân kích hoạt cho một đợt tăng giá khác của USD và có khả năng phá vỡ mức tương đương của cặp đồng tiền này.
NZD bị ảnh hưởng rất ít bởi đợt tăng 50 bps gần đây RBNZ. Các nhà kinh tế tại ING kỳ vọng cặp NZD/USD sẽ thách thức mức 0.60.
"Mặc dù RBNZ nhắc lại thông điệp của mình về việc tăng lãi suất mạnh mẽ hơn, chúng tôi nhận thấy nguy cơ gia tăng về việc hiệu chuẩn lại tại cuộc họp tháng 8 (hoặc dù sao trước cuối năm) do thị trường nhà ở đi xuống và triển vọng kinh tế xấu đi. Trong bất kỳ trường hợp nào, NZD/USD vẫn nên được thúc đẩy bởi các yếu tố bên ngoài vào lúc này và 0.60 có thể được kiểm tra trong những tuần tới."
Tháng tới RBNZ được dự báo sẽ lại tiếp tục mức tăng 50 bps.
Bitcoin đã giảm 5% vào thứ Ba, kết thúc ở mức khoảng 19,400 đô la và duy trì gần mức đó khi mở phiên Âu. Ethereum đã mất 3.3% trong 24 giờ qua xuống còn $1,055. Các Altcoin top 10 giảm từ 1% (BNB) đến 4.2% (Cardano). Tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử, theo CoinMarketCap, giảm 2.1% xuống 870 tỷ USD chỉ sau một đêm. Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử đã mất 1 điểm xuống còn 15. Bitcoin giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng thứ Ba trong bối cảnh các chỉ số chứng khoán sụt giảm.
BTC đã giảm xuống dưới 20,000 đô la và kiểm tra mức thấp nhất trong tám ngày dưới 19,300 đô la. Trong khung thời gian hàng tuần, Bitcoin vẫn bị ghim vào vùng RSI quá bán và dưới đường MA200. Mặc dù cho thấy thị trường đã đi quá xa và quá nhanh trong đợt bán tháo gần đây, nhưng diễn biến này vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi trở lại.
Dòng tiền vào các quỹ cho phép bán khống bitcoin đã giảm xuống còn 6.3 triệu đô la từ 51 triệu đô la một tuần trước đó. Theo CoinShares, tiền điện tử có thể tiếp tục sẽ dò đáy vì chúng thiếu những thông tin hỗ trợ trong bối cảnh lo ngại suy thoái chi phối thị trường.
Giống như 1 vài nước Châu Âu khác, CPI của Tây Ban Nha tăng mạnh đúng như dự kiến +10.2%
Chỉ số lạm phát HICP của Châu Âu tại TBN đạt mức như dự tính +10.0%
Đáng chú ý, CPI lõi được ghi nhận tăng từ +4.9% trong tháng 5 lên + 5.5% vào tháng 6. Điều đó chỉ tái khẳng định rằng sự gia tăng áp lực lạm phát trên diện rộng hơn.
Sẽ thúc đẩy các tổ chức tài chính giảm chi phí tài chính
Tiếp tục theo đuổi chính sách zero-covid, nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ phải chịu đựng một trong những giai đoạn tồi tệ nhất trong năm nay. Khi phần còn lại của thế giới đang tìm cách đối phó với lạm phát gia tăng và vượt qua đại dịch, Trung Quốc vẫn đang bị mắc kẹt ở giữa.
Sự chú ý sẽ được đổ dồn vào quyết định của BoC trong lộ trình nâng lãi suất trong bối cảnh CAD là đồng tiền mạnh nhất trong nhóm G10 chỉ đứng sau USD. BoC được dự đoán rằng sẽ tăng 75 bps, thông tin này sẽ tiếp tục hỗ trợ CAD.