Giá vàng leo dốc lên tiệm cận mức đỉnh trong hai tuần trước dữ liệu NFP của Mỹ
Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp lên mức đỉnh trong hai tuần. Nhà đầu tư hiện đang chờ đợi dữ liệu việc làm quan trọng của Mỹ. Báo cáo về bảng lương phi nông nghiệp (NFP) sẽ ảnh hưởng đến các quyết định chính sách trong tương lai của Fed và từ đó ảnh hưởng đến giá vàng.
Mặt khác, kỳ vọng ngày càng tăng vào việc Fed sắp cắt giảm lãi suất vào tháng 9, được hỗ trợ bởi dữ liệu kinh tế yếu hơn của Hoa Kỳ, có thể tiếp tục thức đẩy giá vàng. Hơn nữa, những kỳ vọng Fed nới lỏng chính sách đã khiến lợi suất TCCP Mỹ và đồng USD giảm xuống gần mức đáy trong nhiều tuần, điều này sẽ góp phần hạn chế sự sụt giảm của vàng. Ngoài ra, căng thẳng địa chính trị từ xung đột ở Trung Đông cũng sẽ thúc đẩy XAU/USD tăng cao hơn.
Đồng AUD mạnh lên sau khi dữ liệu từ Trung Quốc cho thấy thặng dư thương mại tăng lên
Đồng AUD mạnh lên hơn sau dữ liệu cán cân thương mại của Trung Quốc. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc báo cáo rằng thặng dư thương mại đã tăng lên 82.62 tỷ USD trong tháng 5, vượt dự kiến là 73.00 tỷ USD và con số trước đó là 72.35 tỷ USD. Bất kỳ thay đổi nào trong nền kinh tế Trung Quốc đều có thể tác động đến thị trường Úc vì hai nước này là đối tác thương mại thân thiết.
Các nhà giao dịch AUD đang chờ đợi bài phát biểu của Andrew Hauser, Phó Thống đốc RBA, về triển vọng kinh tế của Úc vào cuối ngày. Tâm điểm chú ý sẽ tập trung vào dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ, bao gồm thu nhập trung bình mỗi giờ và bảng lương phi nông nghiệp.
Đồng AUD được hỗ trợ sau khi dữ liệu hôm thứ Năm cho thấy thặng dư thương mại nước này tăng lên. Ngoài ra, tuyên bố diều hâu của Thống đốc RBA Michele Bullock hôm thứ Tư đã củng cố sức mạnh của AUD và củng cố cặp AUD/USD. Bullock đã chỉ ra rằng ngân hàng trung ương sẵn sàng tăng lãi suất nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không quay trở lại phạm vi mục tiêu 1%-3%, theo NCA NewsWire.
Đồng yên mất giá, một phần do dự trữ ngoại hối của Nhật Bản sụt giảm
Đồng Yên giảm nhẹ vào thứ Sáu, có thể bị ảnh hưởng bởi việc dự trữ ngoại hối Nhật Bản giảm trong tháng 5. Theo Bộ Tài chính, dự trữ ngoại hối Nhật Bản đã giảm đáng kể xuống còn 1,231 tỷ USD trong tháng 5 từ mức 1,279 tỷ USD, đánh dấu mức đáy kể từ tháng 2/2023, do chính phủ tiến hành các hoạt động can thiệp thị trường ngoại hối nhằm bảo vệ đồng JPY.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki hôm thứ Sáu tuyên bố rằng sẽ hành động chống lại sự biến động quá mức trên thị trường tiền tệ khi cần thiết và sẽ đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp. Suzuki nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì niềm tin của thị trường vào chính phủ, đồng thời cho biết rằng không có giới hạn nào trong việc can thiệp thị trường ngoại hối, theo Reuters.
Cập nhật thị trường phiên Á: Thị trường ngoại hối trầm lắng khi giới đầu tư chờ đợi dữ liệu về bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ
Thị trường ngoại hối không có biến động mạnh, nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo việc làm của Mỹ.
Trung Quốc công bố dữ liệu thương mại tháng 5, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh vượt dự đoán nhưng nhập khẩu giảm. Điều này cho thấy sự phục hồi không đồng đều của nền kinh tế Trung Quốc, một số lĩnh vực hoạt động tốt (như xuất khẩu) trong khi một số khác thì không (như nhu cầu nội địa).
Chi tiêu hộ gia đình tháng 4 của Nhật Bản giảm so với tháng 3 nhưng tăng so với cùng kỳ năm trước lần đầu tiên sau 14 tháng. Nhà đầu tư cần theo dõi thêm dữ liệu kinh tế Nhật Bản để xem liệu tăng trưởng tiền lương có thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng hay không. BoJ sẽ có cuộc họp vào tuần tới và có vẻ còn quá sớm để các quan chức quyết định thắt chặt chính sách hơn nữa.
Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Suzuki thường xuyên đưa ra những bình luận nhằm can thiệp thị trường tiền tệ. USD/JPY đã tăng nhẹ trong phiên.
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều khi thị trường chờ đợi dữ liệu việc làm quan trọng của Mỹ nhằm đánh giá triển vọng chính sách của Fed. Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương ổn định khi chứng khoán Hàn Quốc và Úc tăng, trong khi chứng khoán Nhật Bản và Trung Quốc sụt giảm.
Dầu tăng hôm thứ Sáu, hướng tới ghi nhận phiên tăng thứ ba liên tiếp.
Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp, hiện giao dịch quanh mức 2380 USD/oz.
Giá bitcoin phục hồi sau phiên giảm trước đó, hiện giao động trên mốc 71,000 USD.
Giá dầu tăng nhẹ khi OPEC+ trấn an thị trường, ECB cắt giảm lãi suất
Giá dầu tăng vào thứ Sáu, tiếp tục tăng sau khi các thành viên OPEC+ là Ả Rập Saudi và Nga cho thấy sẵn sàng tạm dừng hoặc đảo ngược các thỏa thuận sản lượng trong khi việc cắt giảm lãi suất ở châu Âu đã làm tăng triển vọng về một động thái tương tự của Mỹ.
OPEC+, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh bao gồm Nga, đã đồng ý gia hạn hầu hết các đợt cắt giảm sản lượng đến năm 2025 nhưng vẫn chừa chỗ cho việc cắt giảm tự nguyện từ 8 thành viên sẽ được dỡ bỏ dần dần. Tham dự một sự kiện ở Nga hôm thứ Năm cùng với Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak, Bộ trưởng Năng lượng Saudi, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết OPEC+ có thể tạm dừng hoặc đảo ngược việc tăng sản lượng tự nguyện nếu quyết định thị trường không đủ mạnh.
Novak cho biết tại sự kiện: “Chúng tôi sẵn sàng phản ứng nhanh chóng trước những bất ổn của thị trường” đồng thời cho biết thêm việc giảm giá sau cuộc họp cuối tuần là do hiểu sai về thỏa thuận và các yếu tố đầu cơ.
ECB đã tiến hành cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2019 vào thứ Năm, khiến các nhà phân tích kỳ vọng động thái tương tự từ Fed. Lãi suất thấp hơn thúc đẩy nhu cầu dầu.
Cán cân thương mại Trung Quốc tháng 5 có gì đáng chú ý?
- Cán cân thương mại: thặng dư 82.62 tỷ USD
- Dự kiến: thặng dư 73.0 tỷ USD
- Trước đó: thặng dư 72.35 tỷ USD
- Nhập khẩu: tăng 1.8% so với cùng kỳ năm trước
- Dự kiến: tăng 4.2% so với cùng kỳ năm trước
- Trước đó: tăng 8.4% so với cùng kỳ năm trước
- Xuất khẩu: tăng 7.6% so với cùng kỳ năm trước
- Dự kiến: tăng 6.0% so với cùng kỳ năm trước
- Trước đó: tăng 1.5% so với cùng kỳ năm trước
Vàng tăng trở lại trên $2,376
Sau khi điều chỉnh xuống $2,370, vàng hiện bật tăng trở lại lên trên $2,376
Thị trường chờ đợi dữ liệu NFP được công bố tối nay. Thị trường sẽ tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang suy yếu, vì bằng chứng về nền kinh tế đang chậm lại có thể hỗ trợ việc cắt giảm lãi suất từ Fed. Các nhà kinh tế được Dow Jones thăm dò dự đoán rằng 190,000 việc làm đã được bổ sung và tiền lương tăng 3.9% so với cùng kỳ năm trước.
Các quan chức ECB nào sẽ có bài phát biểu hôm nay?
-
15:00: Thành viên hội đồng Thống đốc ECB Isabel Schnabel tham gia cuộc thảo luận tại Bộ Tài chính Liên bang
-
15:00: Thống đốc NHTW Áo Robert Holzmann, tổ chức một cuộc họp báo về dự báo kinh tế nửa năm của ngân hàng.
-
17:00: Thống đốc NHTW Bồ Đào Nha Mario Centeno trình bày Bản tin kinh tế tháng 6, trong đó bao gồm các dự báo kinh tế mới cho đất nước
-
21:15: Bài phát biểu của Chủ tịch ECB Christine Lagarde tại Fondation Maurice Allais ở Paris
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
Chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương biến động trái chiều vào thứ Sáu khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu kinh tế quan trọng từ Trung Quốc và xem xét số liệu chi tiêu hộ gia đình của Nhật Bản và việc cắt giảm lãi suất của ECB
Theo một cuộc thăm dò ý kiến của các nhà kinh tế của Reuters, xuất khẩu tháng 5 của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng từ mức tăng 1.5% trong tháng 4. Nhập khẩu được dự báo sẽ tăng 4.2% so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ chậm hơn mức tăng 8.4% trước đó.
Nhật Bản đã công bố số liệu chi tiêu hộ gia đình trong tháng 4 - một thước đo quan trọng để đánh giá liệu "chu kỳ tiền lương - giá cả" dự kiến của BoJ có đang diễn ra hay không.
Chi tiêu tiêu dùng trung bình hàng tháng của mỗi hộ gia đình trong tháng 4 là 313,300 yên, tăng 3.4% về mặt danh nghĩa và tăng 0.5% về mặt thực tế. Điều này đánh dấu mức tăng chi tiêu thực tế đầu tiên của hộ gia đình kể từ tháng 2 năm 2023. Dữ liệu tháng 4 là điều quan trọng cần lưu ý vì việc tăng lương thường có hiệu lực trong tháng này, tháng đánh dấu sự khởi đầu của năm tài chính của các công ty Nhật Bản.
- Nikkei 225 giảm 0.26%, trong khi Topix giảm 0.15%.
- Kospi tăng 0.77% khi các nhà đầu tư quay trở lại sau kỳ nghỉ lễ, trong khi Kosdaq tăng 0.95%
- HangSeng giảm 0.27%
- S&P/ASX 200 tăng 0.24%.
Các ngân hàng vừa và nhỏ Trung Quốc hạ lãi suất tiền gửi
Tờ Tin tức Chứng khoán Thượng Hải (phương tiện truyền thông tài chính được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn) đưa tin:
- Các ngân hàng vừa và nhỏ giảm lãi suất huy động, giúp giảm lãi suất cho vay
- Đây được cho là sự tiếp nối của việc giảm lãi suất tiền gửi ngân hàng vào cuối năm ngoái
- Các ngân hàng lớn hơn, các ngân hàng tư nhân đã giảm lãi suất. Và giờ đây, các ngân hàng vừa và nhỏ cũng đang nối gót
- Gần đây, PBoC và 4 cơ quan khác đã cùng nhau đưa ra thông báo về việc thúc đẩy lãi suất cho vay giảm
Vàng giảm xuống dưới $2,371 trong phiên Á
Vàng tăng mạnh lên trên $2,378 đầu phiên Á trước khi quay đầu giảm trở lại dưới $2,371
Thị trường chờ đợi dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp Mỹ tháng 5 được công bố lúc 19:30 tối nay
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1106
- Dự kiến: 7.2430
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2447
- PBOC bơm 2 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.8%
- 100 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn vào ngày hôm nay.
- Một khoản rút ròng tương đương 98 tỷ nhân dân tệ được thông qua trong hoạt động thị trường mở trong ngày
USDJPY không có nhiều biến động sau phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản
USDJPY tăng lên 155.86 đầu phiên Á trước khi điều chỉnh xuống 155.74 ở thời điểm hiện tại sau phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki: Sẽ có hành động chống lại các biến động tỷ giá hối đoái quá mức
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki cho biết:
- Cần duy trì niềm tin của thị trường vào chính sách tài khóa của Nhật Bản trong bối cảnh chuyển sang chiến lược lãi suất dương
- Dự trữ ngoại hối của Nhật Bản giảm vào cuối tháng 5 một phần phản ánh sự can thiệp tiền tệ
- Sẽ có hành động chống lại các biến động tỷ giá hối đoái quá mức
- Can thiệp tiền tệ được tiến hành để giải quyếtcác biến động tỷ giá hối đoái quá mức
- Can thiệp tiền tệ nên được thực hiện một cách hạn chế
- Chưa tính đến giới hạn dự trữ can thiệp tiền tệ
- Can thiệp tiền tệ nên được thực hiện có tính đến sự cần thiết và hiệu quả
Thống đốc NHTW Áo Holzmann không đồng tình với việc cắt giảm lãi suất của ECB
Người phát ngôn của Holzmann đã xác nhận sự bất đồng quan điểm trong Hội đống Thống đốc ECB do dữ liệu kinh tế gần đây:
- “Các quyết định dựa trên dữ liệu phải là các quyết định dựa trên dữ liệu”
Vào ngày 28 tháng 5, Holzmann cho biết ông ủng hộ việc cắt giảm: “với tình hình hiện tại, tôi sẽ ủng hộ việc cắt giảm vào tuần tới, nhưng tôi cũng sẽ cảnh báo rằng sẽ không có tính tự động đối với các động thái tiếp theo”. Số liệu lạm phát ngày 31/5 dường như đã khiến ông thay đổi suy nghĩ.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 06.06: Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, USD suy yếu khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ cao hơn dự kiến
Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ cao hơn dự kiến. Dow Jones tăng 78.84 điểm, tương đương 0.20%. S&P 500 giảm 0.02% và Nasdaq Composite giảm 0.09%. Tuy nhiên, cả ba chỉ số trung bình chính đều đang trên đà hướng tới một tuần thắng lợi. Dow Jones hiện tăng 0.52% trong tuần, S&P 500 tăng 1.43% và Nasdaq đang trên đà tăng 2.62%. Các nhà đầu tư đang mong chờ báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 5 được công bố tối nay. Thị trường sẽ tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang suy yếu, vì bằng chứng về nền kinh tế đang chậm lại có thể hỗ trợ việc cắt giảm lãi suất từ Fed. Các nhà kinh tế được Dow Jones thăm dò dự đoán rằng 190,000 việc làm đã được bổ sung và tiền lương tăng 3.9% so với cùng kỳ năm trước.
- Dow Jones: +0.20%
- S&P 500: -0.02%
- Nasdaq: -0.09%
Trên thị trường FX, USD yếu nhất, CHF mạnh nhất trong nhóm tiền tệ chính. DXY giảm 0.19%, đóng cửa ở 104.09. Trong khi quyết định cắt giảm lãi suất 25 bps vào thứ Năm từ mức cao nhất trong 9 tháng ở 4% của ECB đã được nhiều người mong đợi, thì việc điều chỉnh tăng dự báo lạm phát của năm tới - từ 2% lên 2.2% - lại gây bất ngờ hơn. Các quan chức ECB loại bỏ khả năng sẽ tiếp tục có động thái nới lỏng chính sách vào tháng 7. EURUSD tăng 0.19% lên 1.0889. USDCHF giảm 0.31% xuống 0.8889.
- DXY: -0.19%
- EURUSD +0.19%
- GBPUSD +0.03%
- AUDUSD +0.29%
- NZDUSD +0.12%
- USDJPY -0.31%
- USDCHF -0.46%
- USDCAD -0.18%
Vàng ghi nhận ngày tăng thứ hai liên tiếp khi tăng hơn $20 lên $2,375. Bitcoin giảm 0.43% xuống gần $70,600. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm nhẹ. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đi ngang. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm giảm 0.1 bps xuống 4.730% trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm không đổi ở 4.289%. Giá dầu thô tăng khoảng 2% vào thứ Năm trong ngày tăng thứ hai liên tiếp, do ECB cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau 5 năm và các nhà giao dịch đặt cược Fed sẽ có động thái tương tự vào tháng 9.
Cập nhật phiên Mỹ: Trái phiếu mất đà tăng khi ECB cắt giảm lãi suất, hỗ trợ EUR
- ECB cắt giảm 25 bps lãi suất tiền gửi xuống 3.75%, đúng như kỳ vọng của thị trường. EUR/USD tăng mạnh sau tin, tuy nhiên không giữ được mức tăng và đang ổn định trở lại.
- Thị trường trái phiếu toàn cầu mất đà tăng sau khi ECB nâng dự báo lạm phát sau khi cắt giảm lãi suất đúng như mong đợi của thị trường. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 2 bps lên 4.30%. Lợi suất trái phiếu Đức kỳ hạn 10 năm tăng 4 bps lên 2.55%.
- Cổ phiếu châu Âu giữ gần mức cao kỷ lục. Thị trường chứng khoán Mỹ giảm, dẫn đầu là cổ phiếu Nvidia và chỉ số NASDAQ. S&P 500 cũng biến động.
- DXY giảm sau khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ cao hơn kỳ vọng, tuy nhiên cũng đã phục hồi trở lại.
- Giá vàng được hỗ trợ khi ECB hạ lãi suất, đồng thời kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất trên toàn cầu đang tăng. Giá vàng đang ở mức 2,372 USD/ounce.
- BTC tăng sau dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp, hiện đang ở quanh mức 71,400 USD.
Kho bạc Mỹ thông báo các phiên đấu thầu TPCP Mỹ vào tuần tới.
Kho bạc Mỹ sẽ tổ chức đấu thầu các trái phiếu kỳ hạn 3/10/30 năm trong tuần tới:
- Trái phiếu kỳ hạn 3 năm là 58 tỷ USD theo dự kiến.
- Trái phiếu kỳ hạn 10 năm là 39 tỷ USD theo dự kiến.
- Trái phiếu kỳ hạn 30 năm là 22 tỷ USD theo dự kiến.
Trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 30 năm sẽ được tái phát hành. Kỳ hạn 3 năm sẽ là một đợt phát hành mới.
Kỳ hạn 3 năm sẽ được đấu thầu vào Thứ Hai, ngày 10/6. Trái phiếu kỳ hạn 10 năm sẽ được đấu thầu vào Thứ Ba, ngày 11/6 và kỳ hạn 30 năm sẽ được đấu thầu vào Thứ Năm, ngày 13/6.
Cuộc họp của FOMC sẽ diễn ra vào Thứ Tư, ngày 12/6.
ECB gần như loại trừ khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 7 và bỏ ngỏ khả năng vào tháng 9
Theo Bloomberg, các nguồn tin của ECB cho biết:
- ECB gần như loại trừ khả năng cắt giảm vào tháng 7.
- Đông thái vào tháng 9 cũng đang được bỏ ngỏ, không chắc chắn.
EURUSD tiếp tục giao dịch dưới mức cao nhất của tháng 5 là 1.08944, nhưng vẫn trên mức đáy trong đường MA 200 giờ là 1.0857.
Ước tính tăng trưởng GDPNow của Fed Atlanta cho quý I tăng lên 2.6%
Đầu tuần này, ước tính tăng trưởng GDPNow của Atlanta Fed cho quý 2 đã giảm mạnh xuống 1.8% từ mức 2.7% trước đó. Hôm nay, mức giảm đó đã gần như được xóa bỏ khi mức tăng trở lại lên 2.6%.
Bản cập nhật GDPNow tiếp theo sẽ diễn ra vào thứ Sáu, ngày 7/6.
Lợi suất TPCP Mỹ đang tăng:
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm tăng 0.3 bps lên 4.734%.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm tăng 0.5 bps lên 4.311%.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 4.2 bps lên 4.300%.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm tăng 1.3 bps lên 4.453%.
Vàng duy trì đà tăng sau khi ECB quyết định cắt giảm lãi suất
Giá vàng tăng khi kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 vẫn ở mức cao bất chấp dữ liệu PMI dịch vụ ISM của Mỹ cao hơn dự báo.
BoC và ECB đều đã cắt giảm lãi suất trong những ngày gần đây và SNB có thể sẽ cắt giảm vào cuối tháng 6, tất cả điều này đều là tín hiệu tích cực đối với giá vàng.
Hiện tại, giá vàng đang ở mức 2,364 USD/ounce.
Cổ phiếu Nvidia cùng với chỉ số NASDAQ giảm trong phiên
- Cổ phiếu Nvidia đã giảm 21 USD xuống mức 1203 USD. Mức giá thấp nhất hôm nay của cổ phiếu này đạt 1184.00 USD. Hôm qua, Nvidia đã vượt qua Apple để trở thành cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ hai tại Mỹ sau Microsoft.
- Tuy vậy, cổ phiếu này đã tăng 27.85% so với mức đóng cửa khi công bố thu nhập của họ vào ngày 22/5. Vào thời điểm đó, Nvidia đã công bố chia tách cổ phiếu theo tỷ lệ 10:1 có hiệu lực vào ngày 10/6. Họ cũng tăng cổ tức cùng với việc tăng dự báo về thu nhập và doanh thu trong tương lai.
- Sự sụt giảm của cổ phiếu Nvidia cũng khiến chỉ số NASDAQ giảm. Hiện tại, chỉ số này giảm khoảng 11 điểm xuống mức 17177.30. Mức thấp nhất trong ngày đạt 17126.87 nhưng đã phục hồi.
- Chỉ số NASDAQ đóng cửa ở mức kỷ lục vào hôm qua. Chỉ số S&P hiện đang tăng nhẹ 0.04%
PMI Ivey được điều chỉnh theo mùa của Canada giảm sâu hơn kỳ vọng
- Chỉ số PMI Ivey điều chỉnh theo mùa cho tháng 5 là 52.0. Tháng trước, chỉ số này ở mức 63.0
- PMI Ivey không điều chỉnh theo mùa là 59.1 so với 65.7 của tháng trước
- Chỉ số PMI Canada Ivey có thể khá biến động. Tuy nhiên, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 8/2023.
BoC đã cắt giảm lãi suất 25 bps vào hôm qua
EUR/USD đã biến động thế nào sau quyết định lãi suất của ECB?
EUR/USD đã tăng lên mức cao 1.0901, vượt qua mức cao tháng 5/2024 là 1.08944, nhưng đà tăng không thể duy trì được và giảm xuống 1.0864. Điều này đã đưa EUR/USD xuống dưới đường MA 100 ngày là 1.0873, nhưng vẫn ở trên đường MA 200 giờ là 1.08569. Hôm qua, EUR/USD cũng đã chạm đáy tại MA 200 giờ và bật lên.
Trong tương lai, để người mua có thể kiểm soát nhiều hơn và đẩy giá lên cao, họ cần phải đẩy giá vượt qua mức 1.0894 và duy trì giá trên mức này. Nếu tỷ giá này giảm xuống dưới cả hai mức trên, thì xu hướng giảm sẽ mạnh hơn.
BTC tăng sau hàng loạt các dữ liệu kinh tế của Mỹ
Sau khi dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ được công bố cao hơn kỳ vọng, BTC đã tăng vượt mức 71,400 USD, hiện tại đồng tiền này đang giao dịch ở quanh mức 71,300 USD
Cổ phiếu Mỹ giao dịch với xu hướng khác nhau vào đầu phiên
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ giao dịch với những xu hướng khác nhau vào đầu phiên:
- Chỉ số Dow industrial average giảm 40 điểm xuống mức 38759
- Chỉ số S&P tăng 3.95 điểm lên mức 5358
- Chỉ số NASDAQ tăng 42.9 điểm lên mức 17231
- Chỉ số Russell 2000 vốn hóa nhỏ giảm 8.15 điểm xuống mức 2055.62
- Cổ phiếu Nvidia tăng thêm 1.95%, đẩy vốn hóa thị trường của công ty này lên 3.066 nghìn tỷ USD.
Nhìn vào thị trường trái phiếu Mỹ, lợi suất tăng nhẹ. Lợi suất đã giảm khoảng 35 bps trong 5-6 ngày giao dịch gần đây khi dấy lên những lo ngại về tăng trưởng kinh tế. Hôm nay, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cao hơn kỳ vọng. Báo cáo việc làm của Mỹ sẽ được công bố vào ngày mai.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm là 4.730%, không đổi.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm giảm 0.2 bps xuống 4.304%.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 0.8 bps lên 4.296%.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm tăng 0.9 bps lên 4.450%.
Cổ phiếu Mỹ được dự đoán ít thay đổi trước giờ mở cửa phiên giao dịch
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ được dự đoán sẽ ít thay đổi sau mức đóng cửa kỷ lục ngày hôm qua ở cả chỉ số S&P và NASDAQ. Hợp đồng tương lai hiện đang cho thấy:
- S&P tăng 1.47 điểm
- Dow Industrial Average giảm -11 điểm
- Chỉ số NASDAQ +34 điểm
DXY biến động mạnh sau một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ
Sau khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần trước của Mỹ cao hơn dự báo, DXY sụt giảm mạnh mẽ xuống gần mức 104.100, tuy nhiên đã phục hồi lên quanh mức 104.300 ở thời điểm hiện tại
EUR/USD phục hồi mạnh mẽ sau khi ECB cắt giảm lãi suất
Sau khi Ngân hàng trung ương Châu Âu ECB cắt giảm lãi suất xuống 4.25% đúng như kỳ vọng của thị trường, EUR/USD đã tăng vượt 1.09000, tuy nhiên đã hạ nhiệt, hiện tại đang ở gần mức 1.08900.
Chủ tịch ECB: Chúng tôi không cam kết trước về một lộ trình lãi suất cụ thể
Chủ tịch ECB Lagarde cho biết:
- Dự kiến nền kinh tế Eurozone sẽ tiếp tục phục hồi trong các quý tới
- Kinh tế Eurozone đã tăng trưởng trong quý I, sau năm quý "đình trệ"
- Ngành dịch vụ đang mở rộng, sản xuất đang cho thấy dấu hiệu ổn định
- Áp lực lạm phát đang dần giảm
- Tuy nhiên, tiền lương vẫn đang tăng với tốc độ cao
- Nhưng các chỉ số hướng tới tương lai cho thấy mức tăng trưởng tiền lương sẽ chậm lại trong năm
- Lạm phát dự kiến sẽ dao động quanh mức hiện tại trong năm nay
- Lạm phát sẽ chỉ giảm xuống mục tiêu trong nửa cuối năm 2025
- Rủi ro đối với tăng trưởng được cân bằng trong ngắn hạn nhưng có xu hướng giảm trong trung hạn
- Việc cắt giảm lãi suất hôm nay là hợp lý vì chúng ta tin tưởng vào con đường phía trước
- Ở mỗi bước đi khi chúng tôi quyết định hành động, lạm phát thường đã giảm một nửa
- Vào tháng 10/2022, lạm phát ở mức 2 chữ số.
- Vào tháng 9/2023, lạm phát tăng 5.2%.
- Và hôm nay, lạm phát chỉ còn 2.6%.
- Quyết định chính sách và việc công bố dữ liệu không hoàn toàn đồng bộ
- ECB chưa có lộ trình lãi suất cụ thể
- Chúng tôi cần nhiều dữ liệu hơn để liên tục xác định hướng đi của lạm phát
- Không thể xác nhận rằng quá trình lạm phát tăng trở lại đang diễn ra.
- Chúng tôi sẽ vẫn thắt chặt và có thể sẽ tiếp tục giảm lãi suất vào tháng 9
- Sẽ có những cản trở khác trên con đường này. Một số trở ngại có thể dự đoán được.
- Không chắc chắn về quy mô của các rủi ro
- Dữ liệu tiền lương rất quan trọng
- Chúng tôi vẫn sẽ xem xét nhiều dữ liệu
- Tiền lương rất quan trọng khi nói đến dịch vụ và chúng tôi biết rằng dịch vụ là một mục quan trọng trong chỉ số lạm phát
- Gốc rễ của giá dịch vụ chủ yếu là tiền lương.
- Có sự phân kỳ về tiền lương ở các quốc gia.
- Công cụ theo dõi tiền lương vẫn tăng, nhưng khi xem xét các dữ liệu gần nhất, chúng ta thấy tiền lương gần đây đang có xu hướng giảm.
- Quyết định hầu hết được hoàn toàn nhất trí từ các thống đốc.
- Không thể cam kết quyết định lãi suất chỉ tại các cuộc họp dự báo
- Chúng tôi có nhiều dữ liệu hơn tại các cuộc họp dự báo
- Chúng tôi coi cuộc chiến chống lạm phát là cực kỳ nghiêm túc
- Mục tiêu của chúng tôi là đưa lạm phát trở lại mức 2% trong trung hạn.
- Đừng nghi ngờ gì về quyết tâm kiềm chế lạm phát của chúng tôi.
- Chúng tôi đang điều chỉnh lập trường thắt chặt của mình. Và chúng tôi sẽ tiếp tục thắt chặt cho đến khi lạm phát trở mục tiêu 2%.
- Chúng tôi vẫn còn cách xa mức lãi suất trung lập hiện tại
Thâm hụt thương mại quốc tế của Mỹ ít hơn dự kiến
- Tháng trước, Mỹ thâm hụt 69.4 tỷ USD
- Thâm hụt thương mại quốc tế trong tháng 4 của Mỹ là 74.1 tỷ USD, ít hơn so với ước tính 76.1 tỷ USD
- Thâm hụt hàng hóa: 99.21 tỷ USD. Thặng dư dịch vụ là 24.65 tỷ USD
- Xuất khẩu của Mỹ trong tháng 4 tăng 0.8%
- Nhập khẩu của Mỹ trong tháng 4 +2.4%
- Xuất khẩu của Mỹ là 263.67 tỷ USD
- Nhập khẩu của Mỹ là 330.23 tỷ USD.
- Nhập khẩu hàng hóa của Mỹ là 78.08 tỷ USD
- Thâm hụt thương mại của Mỹ - Trung Quốc là -20.11 tỷ USD
- Giá nhập khẩu dầu tháng 4 là 73.72 USD. Giá nhập khẩu dầu tăng +6.8%
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ cao hơn dự kiến
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ: 229 nghìn đơn so với ước tính 220 nghìn đơn.
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của tuần trước là 219 nghìn đơn và đã được điều chỉnh lên 221 nghìn đơn.
- Đường MA 4 tuần của số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu là 222.25 nghìn so với 223.0 nghìn vào tuần trước.
- Số đơn xin tiếp tục trợ cấp của tuần trước là 1.791 triệu đơn đã điều chỉnh thành 1.790 triệu đơn.
- Số đơn xin tiếp tục trợ cấp của tuần này là 1.792 triệu đơn so với ước tính 1.790 triệu.
- Đường MA 4 tuần của số đơn xin tiếp tục trợ cấp là 1.789 triệu đơn so với 1,786 triệu đơn vào tuần trước.
Năng suất phi nông nghiệp quý I của Mỹ được điều chỉnh thấp hơn báo cáo sơ bộ
Mức tăng của năng suất phi nông nghiệp quý I của Mỹ đã được điều chỉnh còn 0.2% so với báo cáo sơ bộ ở mức 0.3% q/q.
Chi phí đơn vị lao động được điều chỉnh tăng còn 4.0% q/q so với +4,7% q/q theo báo cáo sơ bộ.
ECB giảm lãi suất điều hành 0.25% đúng như dự báo
Trong đó:
- Lãi suất tái cấp vốn: 4.25% (dự kiến 4.25%, trước đó 4.50%)
- Lãi suất tiền gửi: 3.75% (dự kiến 3.75%, trước đó 4.00%)
- Lãi suất cho vay cận biên: 4.50% (trước đó 4.75%)
Quan điểm của ECB:
- ECB quyết tâm đảm bảo lạm phát quay trở lại mức mục tiêu trung hạn 2% một cách kịp thời
- Sẽ duy trì lãi suất chính sách thắt chặt cho đến khi cần thiết
- Tiếp tục theo đuổi cách tiếp cận phụ thuộc vào dữ liệu trong từng cuộc họp
- Không cam kết trước về lộ trình lãi suất cụ thể
- Giảm lượng nắm giữ chứng khoán trong chương trình PEPP trung bình 7.5 tỷ EUR mỗi tháng trong nửa cuối năm 2024
Dự báo của ECB:
- Tăng trưởng kinh tế đạt 0.9% trong năm 2024, 1.4% trong năm 2025 và 1.6% trong năm 2026.
- Lạm phát trung bình ở mức 2.5% trong năm 2024, 2.2% trong năm 2025 và 1.9% trong năm 2026.
- Lạm phát cơ bản trung bình ở mức 2.8% trong năm 2024, 2.2% trong năm 2025 và 2.0% trong năm 2026.
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Thị trường chờ đợi quyết định từ ECB
Tin tức chính:
- Thị trường dự báo ra sao về lộ trình cắt giảm lãi suất của ECB
- Số lượng việc làm bị cắt giảm trong tháng Năm từ Challenger giảm nhẹ
- ECB có thể ra thông điệp "thận trọng trong việc nới lỏng" với lộ trình chính sách tương lai
- Đơn đặt hàng công nghiệp Đức tháng 4 giảm 0.2%
- HCOB: PMI xây dựng tại Đức tăng cao hơn trong tháng 5
- Chỉ số PMI xây dựng Anh tháng 5 là 54.7 so với dự báo 52.5
Thị trường:
- CHF dẫn đầu, NZD suy yếu nhất trong ngày
- Cổ phiếu châu Âu tăng; HĐTL S&P 500 đi ngang
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng lên 4.310%
- Vàng tăng 0.2% lên $2,359
- Dầu thô WTI tăng 0.9% lên $74.75
- Bitcoin giảm 0.2% xuống $71,020
Nhìn chung, đây là một phiên giao dịch trầm lắng vì các nhà giao dịch đang chờ đợi các sự kiện quan trọng diễn ra trong ngày hôm nay. Quyết định chính sách của ECB và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ đang được chú ý.
Trên thị trường ngoại hối, đồng USD đi ngang khiến các cặp tiền cũng trải qua diễn biế tương tự. Thị trường chứng khoán cũng duy trì tâm lý thận trọng hơn với thị trường tương lai của Mỹ giảm bớt sau mức tăng của Phố Wall hôm qua.
Lợi suất trái phiếu tăng nhẹ trong ngày nhưng ECB vẫn chưa diễn ra, cùng với dữ liệu của Mỹ sau đó.
Ngoài ra, không có nhiều tin tức đáng chú ý, chỉ có Thống đốc BOJ Ueda tái khẳng định rằng NHTW sẽ giảm lượng mua vào trái phiếu trong tháng này. Bên cạnh đó, dữ liệu của khu vực đồng euro không quá tốt nhưng không có gì khiến ECB ngừng cắt giảm lãi suất.
Số lượng việc làm bị cắt giảm trong tháng Năm từ Challenger giảm nhẹ
Theo báo cáo mới nhất, các doanh nghiệp tại Mỹ đã sa thải 63,816 việc làm trong tháng Năm (Trước đó: 64,790), giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái
Phân tích chi tiết cho thấy lĩnh vực công nghệ vẫn dẫn đầu về số lượng công việc sa thải, nhưng đã giảm đáng kể (khoảng 60%) so với cùng kỳ năm ngoái.
USD/CHF tiếp cận mức hỗ trợ quan trọng trong tuần
Cặp tiền này giảm 22 pip xuống gần mức 0.8900 một lần nữa vào ngày hôm nay.
Đà giảm đầu tuần đã khiến cho cặp tiền tiếp cận đường MA 200 và đi ngang tại đó trước thềm quyết định lãi suất từ ECB và dữ liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ, hai sự kiện có tiềm năng tác động đến xu hướng của USD/CHF trong ngày hôm nay. Nếu không, cần phải chờ đến báo cáo việc làm Mỹ vào ngày mai để xu hướng rõ ràng hơn.
Các ETF Bitcoin tại Hoa Kỳ chứng kiến lượng mua ròng mạnh mẽ trong bối cảnh nhà đầu tư cá nhân "hờ hững"
Các quỹ ETF Bitcoin giao ngay có trụ sở tại Hoa Kỳ đã ghi nhận lượng mua ròng 488.1 triệu USD trong ngày 05/06 và 886 triệu USD trong ngày 04/06, nhưng dữ liệu của Google cho thấy hầu như không ai tìm kiếm chúng so với đợt tăng giá mạnh của năm 2021 - một dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư cá nhân vẫn chưa tham gia.
Quỹ Fidelity Wise Origin Bitcoin của Fidelity được mua ròng nhiều nhất với 220.6 triệu USD, đứng thứ hai là Bitcoin iShares của BlackRock với 155 triệu USD.
Bất chấp dòng tiền mạnh mẽ và Bitcoin (BTC) vượt mức $71,000, dữ liệu của Google Trends cho thấy so với năm 2021, hầu như không có người Mỹ nào thực hiện các tìm kiếm liên quan đến Bitcoin, Bitcoin ETF, hoặc giá của các đồng tiền điện tử nói chung.
Khối lượng tìm kiếm có nguồn gốc từ Hoa Kỳ cho các tìm kiếm trên Google liên quan đến Bitcoin và tiền điện tử khác nhau kể từ năm 2020. Nguồn: Google Trends
Sự quan tâm tìm kiếm liên quan đến tiền điện tử đã giảm dần trong năm, với đỉnh điểm là ngày Hoa Kỳ phê duyệt 10 quỹ ETF Bitcoin giao ngay - và vào ngày 05/03 khi Bitcoin vượt qua mức $69,000 lần đầu tiên kể từ năm 2021.
Nhà phân tích Miles Deutscher, trong một bài đăng ngày 06/06 trên X, đưa ra dữ liệu cho thấy lượng người xem trên các kênh YouTube liên quan đến tiền điện tử đã giảm đáng kể so với năm 2021, mặc dù Bitcoin đã vượt qua mức giá cao nhất vào thời điểm đó. Khi Bitcoin đạt đỉnh vào năm 2021, lượng người xem trên YouTube về chủ đề tiền điện tử vào khoảng 4 triệu lượt xem mỗi ngày, nhưng nó đã giảm xuống còn khoảng 800 nghìn lượt xem vào năm 2024.
"Nhà đầu tư cá nhân chưa quay trở lại", Deutscher tuyên bố. "Không có chỉ báo nào trên thế giới tóm tắt tình trạng hiện tại của thị trường tốt hơn lượt xem trên [YouTube] về tiền điện tử."
Bộ luật mới của Hoa Kỳ cho phép Tổng thống can thiệp vào các giao dịch tài sản kỹ thuật số
Một người dùng mạng xã hội X đã đăng tải những điều luật trong bộ luật IAA 2025 (Intelligence Authorization Act for Fiscal Year 2025), cho phép Tổng thống Hoa Kỳ có quyền hạn lớn hơn đối với tài sản kỹ thuật số. Những điều luật này được cho là đã được Thượng Nghị sĩ Mark Warner thêm vào nhằm gia tăng quyền lực của Tổng thống và được lấy từ Đạo luật Phòng chống Tài trợ Khủng bố.
Luật mới định nghĩa lại "tài sản kỹ thuật số", bao gồm bất kỳ tài sản kỹ thuật số nào được ghi lại trên sổ cái phân tán và được bảo mật bằng mật mã. Theo bộ luật này, Tổng thống có thể năng chặn các giao dịch giữa các cá nhân thuộc thẩm quyền của Hoa Kỳ và các thực thể nước ngoài được xác định là hành vi hỗ trợ các tổ chức khủng bố. Điều này bao gồm việc áp đặt các điều kiện nghiêm ngặt đối với các tổ chức tài chính nước ngoài sở hữu tài khoản ở Hoa Kỳ nếu họ bị phát hiện là tạo điều kiện cho các giao dịch như vậy.
Scott Johnsson, một chuyên gia trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số, đã chỉ trích dự luật này:
Tác động đối với người dùng tài sản kỹ thuật số
Scott Johnsson, một chuyên gia trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số, cho rằng bộ luật này có thể buộc người dùng tham gia các mạng blockchain sử dụng KYC và được cấp phép, cuối cùng hạn chế họ ở các chuỗi khối được quản lý. Ông cảnh báo rằng động thái này có thể được coi là một nỗ lực để kiểm soát tài sản kỹ thuật số dưới vỏ bọc chống khủng bố.
Những điều luật này được cho là đã được Thượng Nghị sĩ Mark Warner thêm vào nhằm gia tăng quyền lực của Tổng thống và được lấy cảm hứng từ Đạo luật Phòng chống Tài trợ Khủng bố.
Thị trường dự báo ra sao về lộ trình cắt giảm lãi suất của ECB
Việc ECB cắt giảm 0.25% lãi suất điều hành vào hôm nay đã được phản ánh vào kỳ vọng thị trường. Nhưng các nhà giao dịch đang kỳ vọng điều gì cho phần còn lại của năm 2024?
Thị trường hiện đang dự báo ECB sẽ cắt giảm0.64% lãi suất trong năm 2024, tương đương với khoảng hai đến ba lần cắt giảm lãi suất trong năm. Nói cách khác, ECB có thể cắt giảm lãi suất một hoặc hai lần cắt giảm lãi suất nữa trong năm
Tuy nhiên, đây có phải là một kỳ vọng hợp lý?
Xét theo tình hình hiện tại, ECB sẽ không cam kết trước về các động thái tiếp theo. Nhưng rất có khả năng Chủ tịch ECB Lagarde sẽ nhấn mạnh rằng họ sẽ đưa ra quyết định trong từng cuộc họp sau khi phân tích dữ liệu một cách cẩn trọng. Điều này có nghĩa là mọi cuộc họp đều có khả năng đưa ra quyết định quan trọng.
Tuy vậy, ECB gần như không thể cắt giảm lãi suất hai lần liên tiếp, ít nhất là trong thời điểm hiện tại. Vì vậy, chúng ta có thể loại trừ khả năng cắt giảm vào tháng 7, trừ khi nền kinh tế có dấu hiệu bất thường trong một tháng tới.
Vậy khi nào ECB có thể hành động trở lại?
Loại trừ tháng Bảy, ECB chỉ còn lại ba cuộc họp nữa trong năm vào tháng 9, tháng 10 và tháng 12.
Nếu lạm phát tiếp tục suy yếu trong quý 3 năm nay, ECB nhiều khả năng sẽ có thêm một lần cắt giảm.
Thị trường còn nhiều tháng để suy tính về động thái tiếp theo của ECB. Vì vậy, điều các nhà đầu tư ngày hôm nay - và trong tháng 7 - cần chú ý là bất kỳ phản ứng thái quá nào trước khi chúng được xác nhận bởi các dữ liệu kinh tế trong tương lai