Ifo: Môi trường kinh doanh tại Đức xấu đi trong tháng 11
- Môi trường kinh doanh 85.7 (dự kiến: 86, trước đó: 86.5).
- Điều kiện kinh doanh 84.3 (dự kiến: 85.4, trước đó: 85.7).
- Kỳ vọng kinh doanh 87.2 (dự kiến: 87, trước đó: 87.3).
Chỉ số môi trường kinh doanh tháng 11 tại Đức suy giảm so với tháng trước, ở cả chỉ số điều kiện hiện tại và triển vọng tương lai. Điều này một lần nữa làm rõ những thách thức đối với nền kinh tế lớn nhất Eurozone đang dần hình thành vào năm tới, đặc biệt là khi lĩnh vực sản xuất vẫn đang suy thoái và chính sách thuế quan của Trump có nguy cơ tạo thêm nhiều áp lực vào năm tới.
Cập nhật hàng tuần về kỳ vọng lãi suất của thị trường đối với các NHTW lớn
Dự báo cắt giảm lãi suất trước cuối năm (mức giảm trung bình mà thị trường đang kỳ vọng):
-
Fed: 13 bps (xác suất 54% khả năng cho việc cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- Dự báo năm 2025: 69 bps.
-
ECB: 39 bps (xác suất 55% khả năng cho việc cắt giảm 50 bps tại cuộc họp sắp tới)
- Dự báo năm 2025: 146 bps
-
BoE: 5 bps (xác suất 78% khả năng cho việc không thay đổi lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- Dự báo năm 2025: 74 bps.
-
BoC: 31 bps (xác suất 75% khả năng cho việc cắt giảm 25 bps tại cuộc họp sắp tới)
- Dự báo năm 2025: 77 bps.
-
RBA: 2 bps (xác suất 91% khả năng cho việc không thay đổi lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- Dự báo năm 2025: 52 bps.
-
RBNZ: 59 bps (xác suất 63% khả năng cho việc cắt giảm 50 bps tại cuộc họp sắp tới, 37% khả năng cho cắt giảm 75 bps).
- Dự báo năm 2025: 147 bps.
-
SNB: 32 bps (xác suất 72% khả năng cho việc cắt giảm 25 bps tại cuộc họp sắp tới).
- Dự báo năm 2025: 70 bps.
Dự báo tăng lãi suất trước cuối năm:
- BoJ: Tăng 15 bps (xác suất 58% khả năng cho việc tăng lãi suất tại cuộc họp sắp tới).
- Dự báo năm 2025: 48 bps.
Quan chức ECB Centeno: Châu Âu không nên bỏ qua các quy tắc về vốn ngân hàng Basel III
Mario Centeno, thành viên Hội đồng Chính sách ECB, cảnh báo rằng bất kỳ động thái nào của Mỹ nhằm bỏ qua các quy định tăng cường lượng vốn dự trữ ngân hàng sẽ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong tương lai, và Châu Âu không nên mạo hiểm đi theo con đường đó.
Các quy định về vốn ngân hàng mới, còn được gọi là Basel III.I, nhằm đặt ra yêu cầu về vốn nghiêm ngặt hơn đối với các ngân hàng nhằm bảo vệ hệ thống tài chính khỏi các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Các quốc gia trên thế giới dự kiến thực hiện biện pháp này đồng thời, nhưng nhiều khu vực, bao gồm cả Mỹ, đã chọn khung thời gian riêng và điều chỉnh một số quy định, từ đó gây ra một số lo ngại về những bất lợi tiềm tàng đối với ngành ngân hàng.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, Châu Âu không nên áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn so với các khu vực khác, trong khi thành viên Fabio Panetta, cũng cảnh báo về một "cuộc đua xuống đáy" trong các quy tắc Basel.
Cập nhật phiên Âu: Chứng khoán châu Âu mở cửa trong sắc xanh
Các chỉ số chứng khoán châu Âu tiếp tục tăng mạnh sau cú nhảy vọt vào thứ Sáu, với chỉ số Stoxx 600 toàn châu Âu tăng khoảng 0.5% ngay khi mở cửa. Sắc xanh lan tỏa trên hầu hết các lĩnh vực, với cổ phiếu nhóm ngành hàng tiêu dùng và ô tô dẫn đầu đà tăng, cùng ở khoảng 1.3%. Trong khi đó, cổ phiếu lĩnh vực y tế và bán lẻ là những lĩnh vực duy nhất sụt giảm, lần lượt ở khoảng 0.2% và 0.1%. Các sàn giao dịch khu vực cũng tăng, với chỉ số CAC 40 của Pháp tăng gần 1%, DAX của Đức tăng 0.7% và FTSE 100 của Anh tăng 0.4%. Điều này tiếp nối tâm lý tích cực từ các thị trường châu Á, xoay quanh việc Donald Trump chọn Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính.
Đối với thị trường tiền tệ, điểm nhấn hôm nay là chỉ số DXY tăng vọt lên 107.19 trong phiên. Các cặp tiền khác tương đối ổn định. EUR/USD tăng nhẹ sau khi thành viên ECB, Francois Villeroy de Galhau, cho biết phương hướng chính sách của ECB sẽ đi theo con đường mà Fed từng thực hiện.
Ở các thị trường khác, giá vàng và dầu thô đã hạ nhiệt sau khi rủi ro địa chính trị tạm thời lắng xuống. Giá vàng ổn định quanh mốc 2.671 USD/oz. Dầu Brent tăng nhẹ lên 74.115 USD/thùng, dầu WTI cũng chứng kiến đà tăng tương tự lên 70.893 USD/thùng. Bitcoin quay trở lại dao động trên 98,000 USD.
Chỉ số DXY phục hồi lên 107.20
USD lấp gap giảm đầu ngày khi bước vào phiên Âu. Chỉ số DXY phục hồi lên trên 107.20.
- USDJPY tăng lên 154.60.
- EUR/USD tăng 0.4% lên quanh 1.0455 trong ngày, nhưng thấp hơn nhiều mức giá mở cửa phiên Á là 1.0501.
- GBP/USD tăng 0.3% lên quanh 1.2565 trong ngày, nhưng thấp hơn nhiều mức giá mở cửa phiên Á là 1.2606.
Các đồng tiền hàng hóa khác cùng dần thu hẹp bớt đà tăng so với USD.
- USDCAD tăng lên 13974, lấp đầy gap giảm đầu ngày.
- AUDUSD giảm xuống 0.6507, gần với mức đóng cửa phiên thứ Sáu là 0.6496.
Nga tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng ở khu vực miền Nam Ukraine
Vào đêm 24/11, lực lượng Nga đã thực hiện các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng tại khu vực Mykolaiv, miền Nam Ukraine, và các cơ sở công nghiệp tại khu vực Zaporizhzhia, Đông Nam Ukraine.
Thống đốc Mykolaiv, Vitaliy Kim, thông báo qua Telegram rằng các kỹ sư đã kịp khôi phục nguồn điện cho hầu hết các khu vực bị cắt điện sau các cuộc tấn công. Mặc dù không có báo cáo về thương vong, ông Kim cho biết các hệ thống phòng không của Ukraine đã bắn hạ 2 máy bay không người lái của Nga trong khu vực Mykolaiv. Tính đến sáng hôm sau, tình hình đã được kiểm soát, nhưng cuộc tấn công đã gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng quan trọng.
Lãnh tụ Iran kêu gọi tuyên án tử hình đối với Thủ tướng Israel
Lãnh tụ Tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei, đã kêu gọi áp dụng án tử hình đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cho rằng lệnh bắt giữ do Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành tuần trước là "chưa đủ" và nhấn mạnh rằng "phải ban hành án tử hình cho Netanyahu".
Trước đó, ICC đã phát lệnh bắt giữ Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant với cáo buộc họ chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người tại Dải Gaza. Israel và Hoa Kỳ đã bác bỏ lệnh này, trong khi một số quốc gia khác, bao gồm Ý, Canada và Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết họ coi lệnh này là bắt buộc và nhấn mạnh ý định tuân thủ.
Lịch kinh tế hôm nay có gì đáng chú ý?
Hôm nay dự kiến sẽ là một ngày khá trầm lắng đối với thị trường. Dữ liệu bật duy nhất là báo cáo Môi trường kinh doanh IFO của Đức được công bố vào 16h chiều nay trong phiên Âu. Chỉ số IFO tương đương với dữ liệu PMI toàn phần của Đức.
Ngoài ra, hôm nay sẽ có một vài bài phát biểu từ các quan chức ngân hàng trung ương, nhưng họ có thể sẽ không cung cấp thêm nhiều manh mối mới.
- 16:00: Quan chức BoE Lombardelli (trung lập - có quyền bỏ phiếu)
- 17:30: Quan chức BoE Dhingra (dovish - có quyền bỏ phiếu)
- 23:30: Quan chức ECB Lane (dovish - có quyền bỏ phiếu)
- 3:00 (ngày hôm sau): Quan chức ECB Makhlouf (trung lập - có quyền bỏ phiếu)
Nga tuyên bố bắn hạ 7 tên lửa của Ukraine ở Kursk
Thống đốc khu vực Kursk, Alexei Smirnov, cho biết lực lượng phòng không Nga đã phá hủy 7 tên lửa và 7 máy bay không người lái của Ukraine trong một cuộc tấn công mà ông gọi là "quy mô lớn" vào đêm qua. Trong thông báo trên kênh Telegram, ông Smirnov khẳng định rằng các chiến đấu cơ phòng không đã đẩy lùi cuộc tấn công từ lực lượng vũ trang Ukraine, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về thiệt hại hoặc các mục tiêu cụ thể bị nhắm tới.
Bộ Quốc phòng Nga, trong bản cập nhật sáng cùng ngày, cho biết tổng cộng 23 máy bay không người lái của Ukraine đã bị tiêu diệt trên lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, thông báo này không đề cập đến các tên lửa mà Thống đốc Smirnov đã nhắc đến. Hiện chưa rõ mức độ thiệt hại tại Kursk hoặc các khu vực khác.
Kursk, một khu vực giáp biên giới Ukraine, gần đây liên tục là mục tiêu của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa.
EUR/USD đi ngang trên 1.0460
Sự suy yếu bất ngờ của dữ liệu PMI khu vực Eurozone làm gia tăng kỳ vọng rằng ECB sẽ cắt giảm lãi suất mạnh tay lên đến 50 bps. Matthew Landon, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JP Morgan Private Bank, nhận định: "Báo cáo này thực sự đưa phương án cắt giảm 50 bps vào kế hoạch cho cuộc họp tháng 12." Thành viên ECB, Martins Kazaks, cũng nhấn mạnh rằng ngân hàng trung ương nên giảm lãi suất trong tháng tới do nền kinh tế yếu kém.
Ở phía Anh, dữ liệu cho thấy doanh số bán lẻ tại Anh giảm 0.7% trong tháng 10, thấp hơn nhiều so với dự báo giảm 0.3% và mức tăng 0.1% của tháng 9. Điều này có thể thúc đẩy kỳ vọng về việc BoE nới lỏng chính sách vào tháng 12. Tuy nhiên, thái độ thận trọng từ các quan chức BoE có thể giúp hạn chế đà giảm của đồng bảng Anh. Nhà đầu tư sẽ chú ý theo dõi các bài phát biểu từ các thành viên Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) như Clare Lombardelli, Swati Dhingra và Huw Pill vào thứ Hai để tìm kiếm thêm manh mối mới.
Hợp đồng tương lai Eurostoxx tăng 0.5% trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL chỉ số DAX của Đức tăng 0.5%.
- HĐTL chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,4%.
- HĐTL chỉ số FTSE của Anh tăng 0.1%.
Tâm lý thị trường được cải thiện nhờ hợp đồng tương lai Mỹ tăng điểm, với S&P 500 tăng 0.4%. Thông tin về việc Trump lựa chọn ứng viên Scott Bessent cho vị trí Bộ trưởng Tài chính đã trở thành yếu tố chính thúc đẩy biến động thị trường vào đầu tuần.
Ngoài ra, đồng USD tiếp tục suy yếu trên diện rộng cùng với lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm khắp các kỳ hạn. Lợi suất 10 năm hiện giảm gần 8 điểm cơ bản, xuống còn 4.328%.
Quan chức ECB Philip Lane: Chính sách tiền tệ không nên duy trì thắt chặt quá lâu
- Quá trình kiểm soát lạm phát vẫn chưa hoàn tất, giá dịch vụ cần tiếp tục giảm.
- Lạm phát hiện đã gần mức mục tiêu 2%.
- Nếu không xuất hiện thêm các rủi ro địa chính trị hoặc chính trị lớn, việc đưa lạm phát về mức 2% dự kiến sẽ hoàn thành vào năm sau.
- Chính sách tiền tệ cần được điều chỉnh linh hoạt để ứng phó với cả nguy cơ lạm phát tăng cao và giảm thấp.
- ECB đã nhấn mạnh rằng mọi quyết định sẽ được đưa ra theo từng cuộc họp.
- Hiện tại, chưa ghi nhận tình trạng phân mảnh trên thị trường trái phiếu đến mức có thể làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư.
Những nhận định này phù hợp với thông điệp gần đây của ECB. Điều này có thể củng cố kỳ vọng về một đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 12. Tuy nhiên, sau khi dữ liệu PMI yếu được công bố vào tuần trước, câu hỏi đặt ra là liệu ECB có cắt giảm lãi suất đến 50 điểm cơ bản hay không? Dữ liệu lạm phát sẽ được công bố trong tuần này và có thể cung cấp thêm manh mối cho thị trường.
Chú ý: Mỹ sẽ có kì nghỉ lễ vào tuần này
Đây là tuần lễ Tạ ơn với kỳ nghỉ lễ bắt đầu vào thứ năm.
Và thông thường, thị trường chung có thể sẽ có ít biến động hơn. Lễ Tạ ơn rơi vào thứ năm và thị trường sẽ mở cửa trở lại vào thứ sáu, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Mỹ sẽ ở trong tâm trạng nghỉ lễ cho đến cuối tuần.
Do đó, hãy lưu ý rằng sẽ có rất nhiều dữ liệu của Mỹ được công bố vào thứ Tư, bao gồm cả số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần.
Bản tin FX Châu Á-Thái Bình Dương: Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm
Trump chọn cựu giám đốc điều hành của Soros, Scott Bessent làm người đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ, khiến lợi suất TPCP Mỹ giảm mạnh. USD/JPY đã giảm đáng kể, xuống mức thấp nhất trong phiên là 153.60 trong khoảng thời gian ngắn. Hiện tại, cặp tiền này đã trở lại trên mức 154.00. EUR, AUD, NZD GBP, CAD, CHF cũng đều tăng.
Doanh số bán lẻ quý 3 của New Zealand -0.1% q/q. RBNZ họp vào tuần này và việc họ cắt giảm lãi suất 50 bps gần như đã chắc chắn. Có một số ý kiến cho rằng họ sẽ cắt giảm lãi suất 75 điểm cơ bản nhưng những dữ liệu đang không tệ như dự kiến.
Vàng đã giảm mạnh, với mức thấp nhất trong phiên ở khoảng 2,661 USD/oz. Bitcoin vẫn chưa đạt tới mức 100,000 USD.
Tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Sẽ ưu tiên thực hiện chính sách cắt giảm thuế của Trump
Scott Bessent đã được Trump bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ. Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên sau khi được chọn, Bessent cho biết:
- Sẽ thực hiện cắt giảm thuế ngay sau khi bắt đầu nhiệm kì
- Loại bỏ thuế đối với tiền bo, phúc lợi an sinh xã hội và tiền làm thêm giờ
- Ban hành thuế quan và cắt giảm chi tiêu cũng sẽ là trọng tâm
- Sẽ duy trì vị thế của USD là đồng tiền dự trữ của thế giới.
UBS kỳ vọng giá vàng chạm 2,900 USD/oz vào cuối năm 2025
Vào thứ sáu tuần trước, UBS cho biết giá vàng sẽ đạt 2,900 USD/oz vào cuối năm 2025.
Các nhà phân tích cho biết:
- Vàng là tài sản trú ẩn an toàn được ưa chuộng trong bối cảnh rủi ro địa chính trị leo thang.
- Đà tăng của USD sẽ hạ nhiệt trong thời gian tới
Cập nhật giá vàng - khởi đầu tuần mới không ổn định:
Cập nhật thị trường chứng khoán phiên Á
Thị trường chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương tăng vào thứ Hai, với các nhà đầu tư đang chờ đợi một loạt dữ liệu kinh tế trong tuần này bao gồm dữ liệu công nghiệp của Trung Quốc và số liệu GDP quý 3 của Ấn Độ.
Singapore sẽ công bố số liệu lạm phát của tháng 10 vào cuối ngày. Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò dự kiến tỷ lệ lạm phát tổng thể ở mức 1.8%, giảm so với mức 2% của tháng trước. Nếu dự báo này là đúng, đây sẽ là tỷ lệ lạm phát thấp nhất của Singapore kể từ tháng 3 năm 2021.
Các dữ liệu kinh tế khác trong tuần này bao gồm quyết định về lãi suất của NHTW Hàn Quốc dự kiến vào thứ Tư.
Số liệu lạm phát tháng 10 từ Úc cũng được công bố vào thứ Tư và số liệu lạm phát tháng 11 từ thủ đô Tokyo của Nhật Bản sẽ được công bố vào thứ Sáu. Số liệu lạm phát của Tokyo được coi rộng rãi là chỉ báo hàng đầu về xu hướng trên toàn quốc.
Cập nhật chỉ số chứng khoán:
Giá vàng điều chỉnh xuống dưới 2,700 USD/oz
Giá vàng điều chỉnh mạnh xuống dưới 2,700 USD/oz từ mức đỉnh trong gần hai tuần tại 2,721 USD/oz vào đầu ngày thứ Hai. USD giảm từ mức đỉnh trong hai năm cùng với lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ giảm cùng với khẩu vị rủi ro được cải thiện trong bối cảnh có khả năng ngừng bắn giữa Israel và Lebanon cũng làm giảm giá kim loại trú ẩn an toàn.
"Đây thực sự là một yếu tố địa chính trị quan trọng tác động đến thị trường vàng trong vài ngày qua - căng thẳng gia tăng giữa Ukraine và Nga có lẽ là yếu tố đáng chú ý nhất", David Meger, giám đốc bộ phận giao dịch kim loại tại High Ridge Futures, lưu ý.
Mặt khác, một số quan chức của Fed vẫn thận trọng về việc cắt giảm lãi suất, điều này có thể hạn chế đà tăng của Vàng. Thị trường đang điều chỉnh kỳ vọng của mình về việc cắt giảm lãi suất của Fed vào năm tới vì lạm phát đang trở thành mối lo ngại lớn hơn. Lãi suất cao hơn làm giảm sức hấp dẫn của vàng. Theo Công cụ FedWatch của CME, các nhà giao dịch tương lai hiện đang định giá 50.9% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 bps, giảm so với mức khoảng 69.5% của một tháng trước.
Doanh số bán lẻ quý 3 của New Zealand có gì đáng chú ý?
Doanh số bán lẻ trong quý 3 tại New Zealand dự kiến sẽ giảm và mặc dù vậy, mức giảm không nhiều như mong đợi.
- Doanh số bán lẻ quý 3 -0.1% q/q, dự kiến -0.5%, trước đó -1.2%
- Doanh số bán lẻ quý 3 -2.5% y/y, trước đó -3.6%
Dữ liệu thương mại tháng 10 cũng đã được công bố:
Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent của Trump có gì đáng chú ý?
- là CIO của Soros Fund Management
- người sáng lập Key Square Capital Management, một quỹ đầu cơ
- đã tham gia phong trào MAGA sau khi làm việc cho Soros
- đã quyên góp cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Trump, cũng đã quyên góp cho đảng Dân chủ
- đã tư vấn cho Trump về chính sách kinh tế
Về chính sách của mình, ông được cho là người ủng hộ thuế quan, mặc dù không ở mức độ và tốc độ mà Trump mong muốn. Ông có thể phải thích nghi với quan điểm của Trump khi ông là người được chọn.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1918
- Dự kiến: 7.2257
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2478
- PBOC bơm 900 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 2.0%
- 1445 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn vào ngày hôm nay.
- Một khoản rút ròng tương đương 550 tỷ nhân dân tệ được thông qua trong hoạt động thị trường mở trong ngày
Chỉ số DXY suy yếu khi khởi đầu tuần mới
- EUR/USD 1.0476
- USD/JPY 154.09
- GBP/USD 1.2586
- USD/CHF 0.8925
- USD/CAD 1.3959
- AUD/USD 0.6536
- NZD/USD 0.5858
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 22.11: Chứng khoán Hoa Kỳ thăng hoa với dữ liệu PMI sơ bộ tích cực, Vàng vượt mốc 2,700 USD/oz khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Phố Wall đóng cửa cao hơn vào thứ Sáu, với cả ba chỉ số chính đều ghi nhận mức tăng trong tuần, khi các nhà đầu tư đánh giá dữ liệu chỉ ra hoạt động kinh tế mạnh mẽ tại Hoa Kỳ. Chỉ số Dow Jones tăng 426.16 điểm lên 44,296.51, S&P 500 tăng 20.63 điểm lên 5,969.34 và Nasdaq Composite tăng 31.23 điểm lên 19,003.65. Chỉ số PMI Sản xuất sơ bộ phù hợp với kỳ vọng đã giúp cải thiện tâm lý các nhà đầu tư. Cổ phiếu ngành công nghiệp, cổ phiếu có hiệu suất tốt nhất S&P 500, tăng 1.36% và là cổ phiếu dẫn đầu thị trường. Trái ngược với công nhiệp, công nghệ là nhóm cổ phiếu có hiệu suất kém nhất. Cổ phiếu Nvidia, một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, đã giảm 3.2% sau khi nhà sản xuất chip AI này báo cáo kết quả kinh doanh quý khả quan nhưng đưa ra dự báo doanh số ảm đạm. Trong tuần, S&P 500 tăng 1.68%, Nasdaq tăng 1.73% và Dow Jones tăng 1.96%. Các nhà giao dịch đang chuẩn bị cho chương trình nghị sự của Trump sau khi ông nhậm chức vào tháng 1, dự kiến sẽ bao gồm thuế quan, cắt giảm thuế và bãi bỏ quy định. Trump đã đề cử các quan chức cấp cao trong chính quyền của mình và thị trường đang chờ đợi sự lựa chọn của ông cho vị trí Bộ trưởng Tài chính.
- Dow Jones +0.97%
- S&P 500 +0.35%
- Nasdaq +0.16%
Trên thị trường FX, CHF yếu nhất, CAD mạnh nhất trong nhóm tiền tệ chính. Chỉ số PMI Tổng hợp sơ bộ của Eurozone đã giảm xuống mức thấp nhất trong 10 tháng ở 48.1 vào tháng 11, thấp hơn 50, mức đánh dấu ranh giới giữa mở rộng và sự thu hẹp. Ngược lại, chỉ số PMI Tổng hợp sơ bộ của Hoa Kỳ tăng lên 55.3 trong tháng này, mức đỉnh kể từ tháng 4 năm 2022, sau khi đạt 54.1 vào tháng 10, với lĩnh vực dịch vụ chứng tỏ là lĩnh vực tăng trưởng chính. Chỉ số DXY tăng 0.5% lên 107.53, trong khi EUR/USD giảm 0.56% xuống còn 1.0414, mức thấp nhất kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2022. USD đang trên đà tăng trưởng trong tuần thứ ba liên tiếp. Các nhà đầu tư đã giảm kỳ vọng về lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed gần đây, hiện đang định giá 56.2% khả năng Fed sẽ cắt giảm 25 bps tại cuộc họp tháng 12, giảm so với mức 69.5% của một tháng trước, theo Công cụ FedWatch của CME. USD/JPY tăng 0.15% lên 154.74. Đồng yên đã suy yếu xuống mức thấp nhất lần đầu tiên kể từ tháng 7, làm dấy lên khả năng chính quyền Nhật Bản có thể lại can thiệp để củng cố đồng tiền này. Lạm phát cơ bản của Nhật Bản ở mức 2.3% vào tháng 10, gây áp lực tăng lãi suất lên BoJ. Một nửa số nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Reuters tin rằng BoJ sẽ tăng lãi suất vào tháng 12, một phần là do lo ngại về việc đồng yên mất giá trong bối cảnh nền kinh tế đang cải thiện.
- Chỉ số DXY +0.43%
- EURUSD -0.57%
- GBPUSD -0.52%
- AUDUSD -0.22%
- NZDUSD -0.40%
- USDJPY +0.11%
- USDCHF +0.77%
- USDCAD -0.02%
Giá vàng đã vượt ngưỡng 2,700 USD/oz lần đầu tiên sau hơn hai tuần vào thứ Sáu, trên đà đạt mức tăng mạnh nhất trong gần hai năm, khi nhu cầu trú ẩn an toàn vượt trội hơn sức mạnh của USD. Vàng tăng 1.5% lên 2,709.24 USD/oz, đánh dấu mức đỉnh kể từ ngày 6 tháng 11. Alex Ebkarian, giám đốc điều hành tại Allegiance Gold cho biết: "Sự leo thang trong xung đột Nga-Ukraine có vẻ như đang mở rộng thành chiến tranh Nga-Hoa Kỳ và điều đó chắc chắn đang thúc đẩy sức hấp dẫn của nơi trú ẩn an toàn trong ngắn hạn". Vàng thỏi đã tăng hơn 5.7% trong tuần này, chuẩn bị cho hiệu suất hàng tuần tốt nhất kể từ tháng 3 năm 2023, khi một làn sóng khủng hoảng ngân hàng làm chao đảo thị trường toàn cầu và thúc đẩy nhu cầu đối với các tài sản an toàn hơn. Sự tăng giá của vàng trong tuần này được thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đang leo thang, nâng giá lên hơn 170 USD từ mức thấp nhất trong hai tháng tại 2,536.71 USD/oz vào thứ Năm tuần trước. Lợi suất TPCP giảm nhẹ vào thứ Sáu khi các nhà đầu tư cân nhắc dữ liệu PMI sơ bộ. Lợi suất 10y ở mức 4.412%, giảm khoảng 2 bps. Lợi suất 2y được giao dịch lần cuối ở mức 4.377% sau khi tăng gần 3 bps. Giá dầu tăng vào thứ Sáu, ghi nhận mức tăng hàng tuần hơn 5%, khi chiến tranh Ukraine leo thang và lượng nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng vào tháng 11. Tổng thống Putin cho biết hôm thứ Năm rằng Nga đã bắn một tên lửa đạn đạo vào Ukraine và cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu, làm gia tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu của một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái để nhắm vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Nga, chẳng hạn như vào tháng 6, khi họ sử dụng máy bay không người lái tấn công tầm xa để tấn công bốn nhà máy lọc dầu của Nga. Dầu thô WTI tăng 1.04 USD lên 71.12 USD/thùng.
Cập nhật phiên Mỹ: Thị trường chứng khoán diễn biến trái chiều, USD phi mã
Vào phiên thứ Sáu, chỉ số Dow Jones đã tăng 270 điểm, tương đương 0.6%. S&P 500 tăng 0.2%, trong khi Nasdaq gần như đứng yên, chịu ảnh hưởng từ việc Nvidia và Alphabet giảm hơn 1%. Cả ba chỉ số chính đều được dự báo sẽ kết thúc tuần với mức tăng trên 1%, cải thiện so với tuần trước khi đà tăng sau bầu cử chậm lại.
Ông Saira Malik, Giám đốc Đầu tư của Nuveen, nhận định thị trường đang tìm lại đà tăng do hai nguyên nhân: sự phục hồi sau "cơn say" bầu cử và phản ứng với kết quả kinh doanh của Nvidia. Cổ phiếu Gap tăng hơn 8% sau khi vượt dự báo lợi nhuận và nâng hướng doanh thu năm. Ngược lại, Intuit giảm gần 4% bất chấp việc báo cáo quý vượt kỳ vọng. Chỉ số Russell 2000 cho các công ty vốn nhỏ cũng có tuần tăng ấn tượng, dự kiến tăng trên 3%.
Nhà đầu tư đang theo dõi sát sao đà tăng của Bitcoin khi tiến gần mốc 100,000 USD. Hiện tại, Bitcoin đang giao dịch tại vùng giá 98,000 USD. Hoạt động sản xuất Mỹ tốt hơn dự báo, chỉ số DXY hiện đang ở mức 107.534, khi đồng USD hướng tới tuần tăng thứ 8 liên tiếp - chuỗi tăng dài nhất trong năm. Giá vàng đã tăng trên 1%, đạt đỉnh hai tuần trên mức 2,700 USD/oz do căng thẳng Nga-Ukraine gia tăng sau đà lao dốc trước đó. Giá dầu ổn định, hướng tới mức tăng tuần 5% cùng với diễn biến xung đột Ukraine và dự báo nhập khẩu của Trung Quốc tăng. Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 0.3 USD, chạm mốc 74.55 USD/thùng. Trong khi đó, hợp đồng tương lai dầu WTI tăng 0.5 USD, vượt mức 70 USD/thùng.
Hoa Kỳ: Niềm tin tiêu dùng tháng 11 không đạt kỳ vọng
Các số liệu mới nhất về niềm tin tiêu dùng và lạm phát của Mỹ cho thấy:
- Chỉ số niềm tin tiêu dùng sơ bộ: 71.8 (Trước đó: 73.0; Dự kiến: 73.7)
- Kỳ vọng kinh tế: 76.9 điểm (Trước đó: 74.1; Dự kiến: 78.5)
- Điều kiện kinh tế hiện tại: 63.9 (Trước đó: 64.9; Dự kiến 64.4)
- Lạm phát 1 năm ở mức 2.6%, là mức thấp nhất kể từ tháng 12/2022 (Dự báo: 2.6%)
- Lạm phát 5 năm là 3.2%, cao nhất kể từ tháng 6/2008 (Dự báo: 3.1%)
Mặc dù các số liệu yếu hơn so với dự báo sơ bộ, nhưng vẫn có sự cải thiện so với tháng trước.
S&P Global Market Intelligence: Triển vọng kinh tế Hoa Kỳ tích cực cho năm 2025
Theo nhận định của Chris Williamson, Kinh tế & Kinh doanh trưởng tại S&P Global Market Intelligence:
- Các doanh nghiệp đang ghi nhận sự lạc quan nhất trong vòng 2.5 năm qua về triển vọng trong năm tới. Khả năng lãi suất sẽ giảm và chính quyền mới có xu hướng thân thiện với doanh nghiệp đã thổi luồng gió mới vào niềm tin kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất và các đơn hàng tăng trưởng.
- Số liệu PMI cho thấy tăng trưởng kinh tế đang tăng tốc ở quý IV, đồng thời áp lực lạm phát đang hạ nhiệt. Khảo sát cho thấy mức tăng giá hàng hóa và dịch vụ chỉ ở mức nhẹ, dự báo lạm phát tiêu dùng sẽ nằm dưới mục tiêu 2% của Fed.
- Tuy nhiên, vẫn tồn tại lo ngại về việc tăng trưởng phụ thuộc phần lớn vào lĩnh vực dịch vụ, trong khi sản xuất công nghiệp đang suy giảm mạnh mẽ. Triển vọng bảo hộ thương mại và thuế quan đã phần nào nâng đỡ niềm tin trong lĩnh vực sản xuất, thể hiện qua việc tuyển dụng lao động tại các nhà máy đang có xu hướng tăng.
- Các nhà máy đang đẩy mạnh thu mua nguyên liệu nhập khẩu để đón đầu các chính sách thuế quan. Điều này đã gây áp lực lên chuỗi cung ứng ở mức chưa từng có trong hơn hai năm qua. Theo cảnh báo, nếu áp lực lên chuỗi cung ứng tiếp tục, nguy cơ giá cả sẽ tăng khi cung không đáp ứng đủ nhu cầu.
Hoa Kỳ: Dữ liệu PMI sơ bộ tháng 11 tích cực hơn so với kỳ vọng
Theo công bố của S&P Global:
Dữ liệu PMI sản xuất sơ bộ Hoa Kỳ: 48.8 (Trước đó: 48.5; Dự kiến: 48.8)
Dữ liệu PMI dịch vụ sơ bộ Hoa Kỳ: 57.0 (Trước đó: 55.0; Dự kiến: 55.2). Dữ liệu này được ghi nhận tích cực nhất kể từ tháng 3/2022.
Dữ liệu PMI tổng thể sơ bộ Hoa Kỳ: 55.3 (Trước đó: 54.1)
Nga - Ukraine: Vụ không kích bằng tên lửa siêu thanh là cảnh báo dành cho sự "liều lĩnh"
Vào thứ Sáu, điện Kremlin khẳng định vụ không kích tại Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh là thông điệp về việc Nga sẽ trả đũa mạnh mẽ trước bất kỳ hành động "liều lĩnh" nào ủng hộ Ukraine.
Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Moscow đã phóng tên lửa mới mang tên Oreshnik (hay còn gọi là Cây Hạt Dẻ) vào một cơ sở quân sự của Ukraine, như một phản ứng trước việc Kyiv sử dụng tên lửa do Mỹ và Anh sản xuất để tấn công Nga sau khi nhận được sự cho phép từ Hoa Kỳ.
"Những quyết định và hành động liều lĩnh của các quốc gia phương Tây khi sản xuất tên lửa, cung cấp chúng cho Ukraine, và sau đó tham gia các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga sẽ không thể không nhận đáp trả từ phía Nga," Peskov nói với các phóng viên.
Ông nhấn mạnh: "Nga đã thể hiện rõ ràng về tiềm năng quân sự, và kế hoạch về các hành động trả đũa đã được vạch ra rất rõ ràng."
Moscow cho rằng động thái Ukraine phóng tên lửa ATACMS và Storm Shadow vào Nga là khẳng định về sự can thiệp trực tiếp của Mỹ và Anh vào cuộc chiến. Nga khẳng định dữ liệu mục tiêu vệ tinh và việc lập trình đường bay của tên lửa phải do nhân viên quân sự NATO thực hiện vì Kyiv không có năng lực này.
Tổng thống Putin cho biết Moscow đã tấn công vào một doanh nghiệp tên lửa và quốc phòng tại thành phố Dnipro của Ukraine, nơi đặt trụ sở công ty tên lửa và vũ trụ Pivdenmash.
Theo Bộ Quốc phòng Nga ngày thứ Sáu, tất cả đầu đạn của tên lửa đều trúng mục tiêu. Họ ca ngợi đây là lần sử dụng thành công đầu tiên tên lửa đạn đạo tầm trung siêu thanh với đầu đạn thông thường trong chiến đấu.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho rằng việc Nga sử dụng tên lửa mới này là đã đẩy xung đột địa chính trị này "lên một nấc thang mới" và kêu gọi lên án mạnh mẽ trên toàn thế giới.
ECB: Kinh tế Đức dường như đang rơi vào trạng thái "đóng băng"
Theo ông Joachim Nagel, thành viên hội đồng thống đốc ECB nhấn mạnh:
- Dữ liệu PMI đã xác nhận nền kinh tế Đức đang trong tình trạng trì trệ, và nền kinh tế giai đoạn đầu năm tới khá phức tạp.
- Ông cho rằng cần phải chờ các dự báo tiếp theo trước khi thảo luận về việc điều chỉnh lãi suất.
- Tuy nhiên, Nagel vẫn khẳng định ECB đang đi đúng hướng trong lộ trình lãi suất.
Joachim Nagel được cho là ủng hộ chính sách hawkish.
ECB: Nền kinh tế châu Âu đang tiến tới "hạ cánh mềm"
Sau các số liệu kinh tế yếu kém gần đây, ông François Villeroy de Galhau, thành viên hội đồng thống đốc ECB, đã có những nhận định đáng chú ý:
- ECB đang thực hiện thành công "hạ cánh mềm" cho nền kinh tế châu Âu.
- Hiện tại, NHTW không còn ở thế bị động trước các diễn biến thị trường.
- Tuy nhiên, ECB sẽ theo dõi sát sao rủi ro về tốc độ lạm phát suy yếu mạnh mẽ, và cố gắng duy trì nền kinh tế tránh khỏi trạng thái suy thoái.
- Nền kinh tế khu vực vẫn còn dư địa cho khả năng phục hồi tăng trưởng.
Canada: Dữ liệu giá nhà ở mới tháng 10 sụt giảm ngoài dự kiến
Theo ghi nhận:
Dữ liệu giá nhà ở mới tháng 10: -0.4% so với tháng trước (Trước đó: 0.0%; Dự kiến: 0.1%); +0.8% so với cùng kỳ năm ngoái (Trước đó: 0.2%)
Doanh số bán lẻ Canada tháng 9 tăng trưởng nhất quán so với kỳ vọng
Theo ghi nhận:
- Doanh số bán lẻ tháng 9 của Canada: 0.4% (Trước đó: 0.4%; Dự kiến: 0.4%)
- Doanh số bán lẻ lõi Canada tháng 9: 0.9% m/m (Trước đó: -0.8%; Dự kiến: 0.3%)
Cụ thể:
- Doanh số bán lẻ tháng 9 của Canada tăng 0.4%, đạt 66.9 tỷ CAD, nhất quán với ước tính trước đó.
- 6/9 phân ngành ghi nhận mức tăng trưởng dương, dẫn đầu là các nhà bán lẻ thực phẩm và đồ uống.
- Doanh số bán lẻ lõi (không bao gồm xăng dầu, nhiên liệu và phương tiện giao thông) tăng 1.4%,
- Theo khối lượng: Doanh số bán lẻ tăng 0.8%.
- Trong quý III, doanh số bán lẻ tăng 0.9%, với mức tăng 1.3% theo khối lượng, cho thấy nhu cầu tiêu dùng vẫn ổn định.
- Các nhà bán lẻ thực phẩm và đồ uống ghi nhận mức tăng trưởng 3.0%, chủ yếu nhờ doanh số tại siêu thị và cửa hàng tạp hóa tăng 3.3% (Trước đó: -1.9%).
- Doanh số tại cửa hàng bia, rượu và đồ uống có cồn tăng 4.4%, chấm dứt chuỗi giảm ba tháng liên tiếp.
- Doanh số tại các cửa hàng vật liệu xây dựng và thiết bị làm vườn tăng 3.0%.
- Doanh số bán quần áo, phụ kiện, giày dép, trang sức và các sản phẩm liên quan giảm 0.8% trong tháng 9.
Thủ tướng Israel được mời ghé thăm Hungary giữa bối cảnh châu Âu bất đồng về lệnh bắt của ICC
Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tới thăm quốc gia này, trong khi một số quốc gia châu Âu khác tuyên bố tuân theo lệnh bắt của Tòa Hình sự Quốc tế (ICC), rằng sẽ bắt giữ nhà lãnh đạo Israel nếu ông đặt chân đến lãnh thổ của họ.
Vào thứ Năm, ICC đã phát lệnh bắt đối với Netanyahu, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant và một lãnh đạo Hamas là Ibrahim Al-Masri, với cáo buộc về tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại trong cuộc xung đột ở Gaza.
Quyết định của ICC được cho là đã gây ra thách thức ngoại giao và chính trị nghiêm trọng, đồng thời nhanh chóng nhận được sự lên án từ phía các nhà lãnh đạo Israel và Nhà Trắng.
Các nhà phân tích Eurointelligence cho rằng: "Với chúng tôi, các quốc gia châu Âu, lệnh bắt này tạo ra một thế tiến thoái lưỡng nan giữa hai phía là luật pháp quốc tế và chính sách đối ngoại, đặc biệt là đối với những quốc gia ủng hộ vô điều kiện Israel".
Orban, người thường xuyên có quan điểm khác biệt với các đồng minh EU, đã xây dựng mối quan hệ thân thiết với Netanyahu. Ông khẳng định sẽ đảm bảo an toàn cho Netanyahu và gọi quyết định của ICC là "ngang ngược, thiếu thiện chí và hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Mặc dù tất cả các nước EU đều là thành viên của ICC và do đó có nghĩa vụ thi hành các lệnh bắt của tòa. Tuy nhiên, các cường quốc như Đức và Pháp đều từ chối trả lời về động thái của họ nếu nhà lãnh đạo Israel này đặt chân vào lãnh thổ quốc gia. Vương quốc Anh - quốc gia không thuộc EU nhưng là thành viên ICC - cũng tỏ ra thận trọng trong phản hồi.
Đáng chú ý, ICC không có lực lượng riêng để thực thi các lệnh bắt, do vậy khả năng buộc các nước hành động là rất hạn chế.
Chủ tịch SNB Martin Schlegel: Lạm phát cần được duy trì một cách linh hoạt
Trong bài phát biểu mới đây, Chủ tịch SNB Martin Schlegel nhấn mạnh:.
- Mục tiêu lạm phát đã giúp NHTW ứng phó hiệu quả với các cú sốc kinh tế.
- Hiện nay, SNB chủ yếu thực hiện điều chỉnh lãi suất điều hành và can thiệp vào thị trường ngoại tệ để ổn định kinh tế.
- Chủ tịch SNB cũng thừa nhận vị thế đồng CHF là một đồng tiền trú ẩn an toàn trong thời kỳ kinh tế suy thoái.
- Tuy nhiên, điều này cũng khiến nền kinh tế Thụy Sĩ chịu tác động mạnh hơn từ suy thoái kinh tế toàn cầu do đồng CHF tăng giá.
Những phát biểu của ông Schlegel không có nhiều điểm đáng chú ý. Thị trường vẫn dự báo SNB sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong tháng 12 tới, với xác suất khoảng 72% cho mức giảm 0.25 điểm phần trăm và phần còn lại nghiêng về khả năng giảm 0.5 điểm phần trăm.
Commerzbank: Số liệu xuất khẩu vàng ở Thụy Sĩ phản ánh nhu cầu yếu ở châu Á
Commerzbank cho biết: "Lượng vàng giao đến Trung Quốc yếu hơn đáng kể, chỉ đạt 5 tấn. Con số được xuất khẩu sang Hồng Kông gần như bằng 0. Mặt khác, lượng vàng được xuất khẩu sang Ấn Độ tăng. Tuy nhiên, con số trong tháng 10 vẫn tương đối thấp, ở mức 11.7 tấn. Lượng vàng được giao đến Mỹ nhiều hơn một chút so với tháng trước.”
“Dù có sự tăng nhẹ, lượng vàng xuất khẩu sang Mỹ cũng chỉ đạt 9.4 tấn, thấp hơn nhiều so với dòng vốn đổ vào các quỹ ETF vàng niêm yết tại đây (30 tấn). Trong khi đó, xuất khẩu sang Anh tăng mạnh lên 31.9 tấn, nhưng các quỹ ETF vàng ở Anh lại ghi nhận dòng vốn rút ra. Những mâu thuẫn này phản ánh sự khác biệt trong nhu cầu vàng vật chất và giao dịch tài chính tại các thị trường phương Tây.”
Nhìn chung, nhu cầu vàng ở Châu Á đang khá ảm đạm, trong khi nhu cầu vàng ở các nước phương Tây đang tăng lên.
Phó thủ tướng Nga cho biết thị trường dầu mỏ đang khá cân bằng nhờ có OPEC+
Trong cuộc họp hôm nay, Phó thủ tưởng Nga Novak tái khẳng định mối quan hệ đối tác giữa Nga và OPEC. Ông nói thêm rằng:
"Nga sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trên thị trường dầu mỏ, duy trì vị thế là nhà cung cấp đáng tin cậy. Các nước thành viên OPEC+ liên tục liên lạc, theo dõi tình hình thị trường và sẵn sàng phản ứng với mọi thay đổi về điều kiện thị trường. Thỏa thuận OPEC+ hiện tại đang là công cụ hiệu quả nhất để tối đa hóa hiệu quả sản xuất dầu và đảm bảo lợi ích của các nước thành viên".
OPEC cũng đưa ra tuyên bố rằng cuộc họp nêu bật "mối quan hệ đối tác quan trọng giữa Liên bang Nga và OPEC ở mọi cấp độ". Có vẻ như thỏa thuận này sẽ còn tiếp tục trong một thời gian nữa.
Cổ phiếu châu Âu chao đảo vào đầu phiên giao dịch
Các chỉ số chứng khoán của châu Âu hầu hết đều giảm. DAX hiện giảm 0.5% và CAC 40 giảm 0.8%. Trong khi đó, hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.4%.
Ngoài dữ liệu PMI yếu hơn từ Eurozone và Vương quốc Anh, không có nhiều yếu tố khác khiến thị trường biến động. Mặc dù thị trường hiện đang kì vọng ECB hành động mạnh tay hơn vào tháng 12, điều đó cũng không đủ để hỗ trợ cho cổ phiếu châu Âu.
Sự sụt giảm không chỉ giới hạn ở cổ phiếu công nghệ. Hợp đồng tương lai Dow hiện cũng giảm 0.3% trong ngày.