Dòng chảy dầu thô của Nga chuyển dịch sang Châu Á đạt mức lớn chưa từng có!
- Dòng chảy dầu thô từ đường biển của Nga đang hình thành một mô hình mới - khi Moscow tìm cách đối phó với các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với hàng hóa xuất khẩu của họ.
- Ấn Độ đã chuyển từ vị trí là một khách hàng không đáng kể đối với dầu thô của Nga trở thành điểm đến lớn thứ hai cho các lô hàng, chỉ sau Trung Quốc.
GBP/USD - kiểm tra lại mức đáy của năm!
- GBP/USD đang kiểm tra lại mức thấp nhất ghi nhận trong tháng 05 (đây cũng là mức thấp nhất trong năm 2022).
- Cặp tiền hiện giảm 1.41% (giảm 170 pips so với mức mở cửa).
- Ngưỡng 1.2140 là ngưỡng hỗ trợ tiếp theo cho GBP/USD.
Cập nhật thị trường Bitcoin: Phe gấu nắm quyền kiểm soát!
- Bitcoin vẫn chưa cho thấy bất cứ tín hiệu nào hồi phục trở lại trong phiên giao dịch ngày hôm nay.
- Các tin tực tiêu cực liên quan tới Celcious và USDD trong sáng nay - cùng với đó là tâm lý bất ổn vẫn ở mức cao sau công bố CPI Mỹ từ trước đã khiến cho Bitcoin ghi nhận mức giảm sâu nhất trong 1 tháng trở lại đây.
- Hiện đồng tiền kỹ thuật số này đã giảm hơn 11%, về mức 23,567.
- Trong tuần này sẽ có thêm những tin tức tác động trực tiếp tới giá Bitcoin, tiêu biểu nhất đó là cuộc họp của FOMC vào ngày thứ năm (15/06).
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán Mỹ rực lửa, lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ bứt phá!
Chứng khoán Mỹ mở cửa phiên giao dịch ngày 13 tháng 06 trong trạng thái tương đối bi quan tới từ giới đầu tư. Tâm lý Risk-off đang bao phủ toàn bộ các chỉ số chính. Các dự báo gần đây đều cho thấy việc nền kinh tế Mỹ tiến sát tới bờ vực suy thoái trở nên gần hơn bao giờ hết - trong bối cảnh FED vẫn đang loay hoay tìm cách kìm chế lạm phát thời điểm hiện tại.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn 2 năm và 10 năm đã tăng vọt lên lần lượt ở mức 3.224% và 3.286% ở thời điểm hiện tại. Đây là mức lợi suất cao nhất ghi nhận kể từ năm 2019.
Cập nhật các chỉ số chính:
- Dow Jone -1.82%
- Nasdaq -2.82%
- S&P 500 -2.35%
Cập nhật thị trường FX:
Chỉ số DXY tiếp tục có ngày tăng thứ 3 liên tiếp sau công bố CPI tháng 05 của Mỹ. Việc Đồng Đô la Mỹ tăng giá là tín hiệu cho thấy các tài sản rủi ro đang trở nên bất ổn hơn bao giờ hết. USD đang mạnh nhất trong số các đồng tiền G7, GBP yếu nhất.
Cập nhật các cặp tiền chính:
- EURUSD -0.71%
- GBPUSD -1.12%
- AUDUSD -1.09%
- NZDUSD -1.07%
- USDCHF +0.62%
- USDCAD + 0.65%
- USDJPY -0.47%
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Giá vàng hiện đã giảm hơn 40 USD so với mốc mở cửa. Hiện kim loại quý này đang chịu áp lực bán mạnh do lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ và chỉ số đồng Đô la Mỹ tăng cao. Vàng đang giao dịch ở ngưỡng 1,831 USD/ounce (gần với mốc hỗ trợ 1,830).
Giá dầu không ghi nhận quá nhiều biến động mạnh. Tin tức có tác động lớn nhất tới giá dầu trong ngày hôm nay đến từ Trung Quốc - khi mà chính quyền thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải tiến hành tiếp tục phong tỏa và kiểm tra Covid trên diện rộng. Dầu Brent và dầu WTI giảm nhẹ gần 1% - giao dịch lần lượt quanh mốc 120 USD/thùng và 119 USD/thùng.
Cập nhật thị trường vàng: Áp lực phe gấu tiếp tục gia tăng!
- Giá vàng tiếp tục chịu áp lực giảm mạnh trong phiên giao dịch Bắc Mỹ. Lợi suất trái phiêu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm tăng vọt cộng hưởng cùng sức mạnh của chỉ số Đồng bạc xạnh tiếp tục tăng đã khiến cho kim loại quý này giảm giá.
- Hiện vàng đang giao dịch ở mốc 1,838 USD/ounce trên khung H1, giảm 33 USD so với giá tham chiếu (-1.8%).
- Ngưỡng 1,800 sẽ là ngưỡng hỗ trợ tiếp theo cho giá kim loại này thời gian tới.
- Thị trường đang dự báo có khả năng FED sẽ có một đợt tăng lãi suất mới với mức tăng lên tới 75 bps. Nếu điều này trở thành hiện thực, một đợt bán tháo lớn vàng có thể xảy ra.
EUR/USD - Tâm lý lo ngại rủi ro tiếp tục gia tăng!
- EUR/USD ghi nhận mức giảm 0.58% (58 pips) trong phiên giao dịch hôm nay.
- Hiện cặp tiền đang giao dịch quanh mốc 1.0457.
- Lo ngại về tình trạng phân mảnh tăng cao sau quyết định được ECB đưa ra trước đó - qua đó tiếp tục tạo áp lực giảm giá lên cặp tiền này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden yêu cầu tập đoàn dầu khí Exxon đóng thêm thuế!
- Giá xăng tại Hoa Kỳ đã tăng lên mức kỷ lúc trong 10 năm trở lại đây (5 USD/gallon) - khiến cho việc đi lại càng ngày trở nên khó khăn và đắt đỏ.
- Hiện chính quyền tổng thống Joe Biden muốn tạo áp lực lên các doanh nghiệp sản xuất dầu - đặc biệt là ExxonMobil thông qua việc đánh thuế.
- Tống thống Joe Biden cho rằng ExxonMobil có thể tăng sản lượng sản xuất. Tuy vậy doanh nghiệp này đã không làm như vậy.
Không có dữ liệu kinh tế Mỹ đáng chú ý nào được công bố trong ngày hôm nay!
Thị trường có thể tiếp tục giảm điểm sau tác động tiêu cực tới từ báo cáo CPI hôm thứ Sáu của Hoa Kỳ
Không có sự kiện đáng chú ý hoặc bài phát biểu nào tới từ các quan chức FED trong ngày hôm nay.
Chỉ số tương lai chứng khoán Mỹ đang khá tiêu cực:
- Dow Jone future giảm hơn 500 điểm
- S&P 500 future giảm 81 điểm
- Nasdaq future giảm 319 điểm
Cập nhật thị trường FX phiên Mỹ: DXY lùi nhẹ
Chỉ số DXY lùi nhẹ về mức 104.637 trong phiên giao dịch Bắc Mỹ. Tuy vậy đồng bạc xanh vẫn duy trì vị thế dẫn đầu trong số các đồng tiền của G7.
Trong phiên Châu Âu chiều nay, việc các tài sản rủi ro bị bán tháo mạnh sau dự đoán của giới đầu tư về hành động tiếp theo tới từ FED và ECB để chống lại lạm phát đã tiếp tục thúc đẩy DXY chinh phục đỉnh cao mới.
Cập nhật các cặp tiền chính:
- EURUSD -0.45%
- GBPUSD -0.90%
- AUDUSD -0.73%
- NZDUSD -0.84%
- USDCHF +0.35%
- USDCAD + 0.36%
- USDJPY -0.34%
ECB: Cần tăng lãi suất 50 bps vào tháng 9
Người đứng đầu ngân hàng trung ương Slovakia và thành viên Hội đồng thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Peter Kazimir hôm thứ Hai cho biết ông nhận thấy nhu cầu về việc tăng lãi suất 50 bps vào tháng 9, Bloomberg đưa tin.
Ông Kazimir tiếp tục rằng muốn thấy ECB có được lãi suất dương vào mùa thu năm nay và nhận thấy sự tăng trưởng yếu sẽ tiếp tục trong vài tuần. Ông Kazimir lưu ý rằng việc ECB thắt chặt sẽ bắt đầu vào tháng 7 với việc tăng lãi suất 25 bps, đó là điều mà Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã báo hiệu trong thông báo chính sách vào tuần trước.
Tổng hợp phiên giao dịch Châu Âu: Dollar bứt phá trước sự hoảng loạn của thị trường!
Thị trường:
- USD mạnh nhất, AUD yếu nhất
- Thị trường chứng khoán châu Âu tiêu cực; HĐTL chỉ số S&P 500 giảm 23%
- Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 9.6 bps lên 3.25%
- Vàng giảm 0.8% xuống 1,855.53 USD
- Dầu thô WTI giảm 1.5% xuống 11882 USD
- Bitcoin giảm 13% xuống còn 23,608 USD
Thị trường đang đang tiếp tục tình trạng bán tháo từ tuần trước khi xu hướng risk-off lan rộng trên tất cả các loại tài sản với đồng Dollar là người hưởng lợi chính.
Cổ phiếu chìm trong sắc đỏ trước đà bán tháo mạnh mẽ trong phiên giao dịch châu Âu. Và điều tương tự cũng xảy trên thị trường trái phiếu Ý (đưa lợi suất trái phiếu của Ý đạt 4% kể từ 2014), khiến tâm lý phiên giao dịch khá ảm đạm. Sự bùng nổ của tiền điện tử kể từ cuối tuần trước cũng không thực sự giúp ích cho tâm lý thị trường ở thời điểm hiện tại.
USD/JPY ban đầu tăng cao lên 135.00 nhưng sau đó đã giảm trở lại mặc dù lợi suất vẫn giữ mức tăng. Cặp tiền hiện giữ quanh mức 134.30-40 trong ngày.
Ở những nơi khác, đồng bạc xanh tiếp tục vượt trội hơn so vơi các đồng tiền chính khác với EUR/USD giảm 0.6% xuống 1.0455 trong ngày và đồng bảng Anh cũng đã giảm quá 1.2200 và giảm hơn 1%.
Đặc biệt, aussie và kiwi đang dẫn đầu đà lao dốc với AUD giảm 0.7000 lần đầu tiên trong 4 tuần và NZD giảm xuống 0.6300 - cũng là lần đầu tiên sau 4 tuần.
Hôm nay là một cuộc tắm máu trên thị trường, kể cả đối với hàng hóa.
500 triệu USD vị thế long Bitcoin đã bị thanh lý trong hôm nay
Theo dữ liệu của Coinglass, 500 triệu đô la vị thế Long Bitcoin đã bị thanh lý
Giá Bitcoin đang rơi về vùng 23.5k
GBP “đánh mất” hỗ trợ tại 1.2200!
Việc kiểm tra lại mức thấp nhất của năm đang trong “tầm với” của cặp GBP/USD.
GBP/USD hiện giảm 120 pips hôm nay xuống 1.2190 nhưng đây không phải là cặp Dollar duy nhất giảm hơn 1% trong ngày. Đồng aussie và kiwi đang đối mặt với mức sụt dốc tương tự với AUDUSD xuống 0.6965 và NZD/USD xuống 0.6295 trong ngày.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Ý lần đầu tiên đạt 4% kể từ năm 2014!
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Ý tăng hơn 50 bps kể từ thứ Năm tuần trước
Tình trạng bán tháo trái phiếu ngày càng sâu rộng ở châu Âu và điều này sẽ không giúp ích nhiều cho tâm lý thị trường nói chung trong tuần mới.
Đà bán tháo chưa dừng lại, Bitcoin mất mốc 24k
Một phiên ác mộng cho các holders, Bitcoin hiện đã break 24k và đang giao dịch ở mốc 23.8k
Liệu BOE sẽ nâng lãi suất thêm 25 bps lên 1.25% vào ngày 16 tháng 6?
55 trong số 56 nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò do Reuters tiến hành gần đây cho thấy Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) sẽ tăng lãi suất chính sách thêm 25 điểm cơ bản lên 1.25% vào ngày 16/6.
"Khoảng 2/3, 36 trong số 56 nhà kinh tế, nhận thấy mức tăng 25 điểm cơ bản tiếp theo lên 1.50% trong quý thứ ba", Reuters đưa tin. "Khoảng một phần ba nhà kinh tế dự báo lãi suất sẽ ở mức 1.75% vào cuối tháng 9, cho thấy mức tăng 25 điểm cơ bản liên tiếp."
AUD/USD: Tụt dốc không phanh!
AUD/USD lần đầu tiên giảm trở lại dưới 0.7000 sau gần 4 tuần. Tỷ giá hiện đang dao động quanh 0.6972, giảm 0.97% trong ngày.
Thị trường tiếp tục thu mình lại trong lo lắng khi bước sang tuần mới, bởi ECB đã không thể làm dịu tình trạng bán tháo trên thị trường trái phiếu châu Âu cũng như lạm phát cao tại Mỹ vào cuối tuần trước.
Sự thống trị của tâm lý risk-off đang được chứng kiến với việc bán tháo được quan sát trên tất cả các loại tài sản. Cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa và tiền điện tử.
Dollar Úc có khả năng sẽ tiếp tục tắm máu trong phiên giao dịch hôm nay. Tỷ giá AUD/USD có khả năng bị kìm hãm dưới 0.7000 và mô hình hai đỉnh xung quanh 0.7265-70 sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng hiện tại.
NZD/USD lao dốc trong bối cảnh tâm lý risk-off thống trị!
Cặp NZD/USD đã kéo dài đà giảm mạnh gần đây từ khu vực 0.6575, mức cao nhất gần hai tháng xuống 0.6296, giảm hơn 0.8% trong ngày. Tỷ giá đã giảm 7 phiên liên tiếp, xuống mức thấp nhất kể từ ngày 19/5.
Số liệu lạm phát tiêu dùng mạnh hơn của Mỹ được công bố vào thứ Sáu đã khẳng định rằng Fed sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ của mình với tốc độ nhanh hơn. Điều này dẫn đến tình trạng bán tháo kéo dài trên thị trường trái phiếu Mỹ, đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm lần đầu tiên lên 3% kể từ năm 2008. Thêm vào đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2018 và tạo ra một cú hích mạnh mẽ đối với đồng đô la Mỹ, do đó, gây áp lực giảm đối với cặp NZD/USD.
Fed dự kiến sẽ công bố quyết định của mình vào thứ Tư, điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá USD trong ngắn hạn và có thể tiếp thêm động lực cho cặp NZD/USD.
Hợp đồng quyền chọn ngoại hối đáo hạn vào ngày 13 tháng 6 có gì nổi bật?
Tâm lý rủi ro là tất cả vào những ngày không có sự kiện nào nổi bật như thế này. Nhìn chung, không có bất kỳ hợp đồng nào đáng chú ý trong ngày hôm nay vì vậy các chỉ báo kỹ thuật và tâm trạng thị trường sẽ đưa ra những động thái cho các cặp tiền.
Tuy nhiên, chỉ cần cảnh giác với cặp USD/JPY trong và xung quanh mức 135.00 bởi các hợp đồng dường như không có nhiều ý nghĩa. Tất nhiên, điều này sẽ tạo ra khoảng trống cho cặp tiền biến động.
ECB: Không cần lo lắng về sự tăng vọt trong lợi suất trái phiếu Ý
Các nhà hoạch định chính sách của ECB dường như đánh giá thấp rủi ro tại Ý.
Nhận xét mới nhất của nhà hoạch định chính sách ECB, Gediminas Simkus:
"Thực tế là lợi suất của Ý đã tăng hơn những nước khác, nhiều hơn của Đức. Điều đó có làm tôi lo lắng không? Dựa trên những gì tôi đã thấy, thì không."
“Ông có chắc điều này là chính xác” Đó có lẽ là suy nghĩ của thị trường ở thời điểm hiện tại và sự thiếu khẩn trương của ECB tiếp tục nhấn mạnh rằng tình trạng này có thể còn tồi tệ hơn nữa. Trên thực tế, lợi suất kỳ hạn 2 năm của Ý đã tăng hơn 66 bps Kể từ thứ Năm tuần trước.
Giá vàng lao dốc khi thị trường kỳ vọng Fed thắt chặt mạnh hơn!
Giá vàng đang điều chỉnh mạnh từ mức đỉnh trong năm tuần tại 1,879 Dollar khi thị trường đặt cược Fed sẽ tăng lãi suất mạnh mẽ. Hiện giá vàng đã giảm 0.77% trong ngày xuống mốc 1857.24 USD/oz.
Mối tương quan nghịch giữa lợi suất của Kho bạc Hoa Kỳ và kim loại sáng đang quay trở lại. Lợi suất kỳ hạn 10 năm đang ở mức cao nhất kể từ năm 2018 ở mức 3.238%, tăng 7.9bps với niềm tin Fed sẽ tăng lãi suất 75 bps ít nhất một lần trong ba cuộc họp tiếp theo để kiềm chế lạm phát.
Kỳ vọng thắt chặt mạnh mẽ của Fed đã làm lu mờ nỗi lo suy thoái gia tăng đồng thời ảnh hưởng đến cặp XAUUSD. Thị trường hiện đang háo hức chờ đợi quyết định của Fed vào thứ Tư về định hướng tăng lãi suất và tác động của động thái này đối với các tài sản liên quan.
Ngân hàng Barclays dự kiến Fed sẽ tăng lãi suất 75 bps
Ngân hàng Barclays nhận thấy lạm phát Mỹ "cao đến kinh ngạc" trong tháng 5 vừa qua.
Thị trường tiền điện tử tiếp tục giảm mạnh
Bitcoin giảm xuống còn 24,100 đô la, đồng Ethereum giảm xuống gần 1,200 đô la
Thị trường tiền điện tử một lần nữa chịu áp lực vào đầu tuần.
Bitcoin sụt giá xuống 24.2k
Tổng vốn hóa tiền điện tử toàn cầu giảm xuống còn 949 tỷ USD.
Bitcoin hiện giảm hơn 9%, xuống dưới 24.2k
Giá dầu giảm sau cảnh báo về dịch Covid-19 tại Bắc Kinh
Dầu giảm hơn 2 đô la vào thứ Hai khi một quán bar 24h làm bùng dịch Covid-19 ở Bắc Kinh, làm giảm hy vọng tăng lượng cầu của Trung Quốc, trong khi việc tăng lãi suất cao hơn để kiểm soát lạm phát gây thêm áp lực lên nền kinh tế.
Quận Chaoyang là quận đông dân nhất của Bắc Kinh, đã công bố ba đợt thử nghiệm hàng loạt để dập tắt đợt bùng phát COVID-19 mạnh mẽ này.
Tổng tiền gửi ngân hàng SNB ngày 10 tháng 6: 753.1 tỷ CHF, thấp hơn 753.8 tỷ CHF trước đó
Tiền gửi nội địa đạt 662.0 tỷ CHF, thấp hơn 662.4 tỷ CHF trước đó.
Các khoản tiền gửi nhìn chung đang được duy trì ở mức ổn định, cho thấy SNB ít muốn can thiệp vào việc quản lý sức mạnh của đồng franc Thụy Sĩ. Ngân hàng trung ương sẽ họp vào cuối tuần này và dự kiến sẽ giữ nguyên chính sách của mình, tuy nhiên ngân hàng Citi đang mong đợi một đợt tăng lãi suất bất ngờ được công bố.
Đồng USD giữ vững đà tăng
Đồng USD hiện đang thể hiện rất tốt so với các đồng tiền khác.
Tỷ giá EUR/USD hiện xuống mức thấp nhất trong ngày tại 1.0465, giảm 0.5%, hướng tới mức kiểm tra lại 1.0400 và mức thấp nhất trong tháng 5 tại khoảng 1.0349-54:
GBP/USD giảm 0.6%. USD/JPY vẫn đang dao động ở mức 135.00.
USD/CAD tăng 0.4% lên 1.2830 trong khi AUD/USD giảm 0.7% trong ngày và kiểm tra mức 0.7000 một lần nữa:
Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm đạt mức cao nhất kể từ năm 2018
Trái phiếu đang được bán ra mạnh mẽ trong phiên Âu, với lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm tăng 9 bps lên 3.24%, mức cao nhất kể từ năm 2018.
Mức cao nhất năm 2018 nằm trong khoảng 3.25% đến 3.26%, đây là điểm quan trọng cần theo dõi trước khi nó có khả năng phá vỡ mức kỹ thuật hướng tới 3.50% tiếp theo.
Các trader EUR/USD chú ý: Chênh lệch lợi suất TPCP Ý - Đức đã chạm đỉnh 2 năm
Chênh lệch lợi suất TPCP Ý - Đức, thước đo rủi ro của thị trường tại Châu Âu đã tăng lên 240 điểm cơ bản, do trái phiếu của Ý bị bán tháo mạnh hơn trái phiếu Đức, tạo ra rủi ro phân mảnh trong khu vực Châu Âu (Các nước ở hành lang Nam Âu như Ý, Hy Lạp, Bồ Đào Nha có nợ công cao đứng trước nguy cơ phải trả lãi nặng hơn do TPCP bị bán tháo mạnh). Rủi ro này đã khiến EUR/USD quay đầu giảm trong tuần trước bất chấp việc ECB lên kế hoạch tăng lãi suất trong tháng 7 và tháng 9
Thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ đầu phiên Âu
- Eurostoxx -1.4%
- DAX -1.2%
- CAC 40 -1.3%
- FTSE -0.9%
- IBEX -1.4%
- FTSE MIB -1.6%
Lợi suất trái phiếu châu Âu tăng vọt tiếp tục gây áp lực lên thị trường chứng khoán trong khu vực.
Hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ cũng đang giảm. HĐTL S&P 500 giảm 1.7%, HĐTL Nasdaq giảm 2.0% và HĐTL Dow Jones giảm 1.4% vào hiện tại.
USDD - anh em cùng mẹ khác cha với UST đang mất peg
USDD là stablecoin thuật toán của hệ sinh thái Tron, với cơ chế mint - burn tương tự như cặp Luna-UST, chỉ khác nhau một chút vì USDD được bảo chứng bằng hình thức overcollaterized với tỷ lệ 30% ($1 giá trị của USDD sẽ được bảo chứng bằng $1.3 giá trị của BTC, TRX...)
Tuy nhiên với việc toàn bộ thị trường chịu áp lực như hiện nay, việc peg đồng tiền với tỷ lệ 30% chưa chắc đã an toàn
Liệu có thảm họa tương tự UST sắp diễn ra hay không?
Bắc Kinh xét nghiệm hàng triệu người nghi nhiễm Covid-19
Các nhà chức trách ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc hôm thứ Hai đã chạy đua để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 bùng phát bắt nguồn từ một quán bar 24 giờ ồn ào nổi tiếng với rượu giá rẻ và đám đông lớn, với hàng triệu người đang phải kiểm tra bắt buộc và hàng nghìn người phải cách ly. Điều này cho thấy cuộc chiến dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc còn rất dài và khó khăn.
Lợi suất TPCP Ý tiếp tục tăng cao
Lợi suất TPCP Ý 10 năm tăng thêm 3 bps trong ngày lên 3.88% (mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2014). TPCP tiếp tục được thị trường quan tâm sau cuộc họp ECB vào tuần trước.
GDP Anh bất ngờ giảm trong tháng 4
- Theo số liệu, GDP tháng Tư của Anh giảm 0.3% so với tháng trước, trong khi kỳ vọng tăng 0.1% tái khẳng định rằng cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở Anh đang trở nên tồi tệ hơn, với nền kinh tế suy thoái vào tháng Tư. Trong ba tháng tính đến tháng Tư, GDP của Vương quốc Anh chỉ tăng 0.2%.
Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda: Đồng Yên giảm mạnh gần đây là điều không mong muốn
Theo ông Kuroda:
- BoJ sẽ theo dõi chặt chẽ tác động của biến động tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế, giá cả.
- Không nghĩ rằng Nhật Bản đang trong tình trạng lạm phát đình trệ cũng như sẽ không rơi vào tình trạng đó.
USD/JPY đang đe dọa sẽ phá qua mức 135. Nhưng vấn đề cấp bách hơn đối với BOJ có thể là lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật tăng trên 0.25%.
Xác suất Fed tăng 75bps đã cao hơn đáng kể trong phiên Á sáng nay
Trước đó vào thứ Sáu, xác suất này chỉ dưới 5%, nhưng đã tăng lên 23.6% sáng nay trong phiên Á.
Thị trường Châu Á phản ứng rất khó chịu với tin CPI của Mỹ
Do Kwon bác bỏ cáo buộc rút 80 triệu USD/tháng từ LUNA và UST
Tin đồn nổi lên sau khi tài khoản Twitter của FatManTerra chia sẻ chi tiết về cách Kwon, cùng với những người có ảnh hưởng của Terra, rút tiền ra ngoài trong khi duy trì thanh khoản một cách giả tạo.
Tuy nhiên, Do Kwon đã bác bỏ tin đồn kiếm được 80 triệu đô la mỗi tháng trong gần ba năm, Kwon cũng nhắc lại rằng thu nhập của mình trong hai năm qua chỉ là lương từ TerraForm Labs (TFL). Anh khuyên cộng đồng hãy tránh xa các tin đồn
Các HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ/Âu ảm đạm trước giờ mở cửa
Cổ phiếu tiếp tục bị đạp mạnh trước giờ mở cửa phiên Âu.
Tình trạng bán tháo trên thị trường tiền điện tử là một trong những điểm nhấn quan trọng vào cuối tuần nhưng chứng khoán cũng có một thứ Sáu đáng quên, với S&P 500 giảm gần 3% và Nasdaq giảm 3.5%.
Thị trường vẫn đang hoang mang về lạm phát và những lo lắng về nền kinh tế lúc này. Một đợt bán tháo khác cũng đang diễn ra trên thị trường trái phiếu, và rủi ro phân mảnh ở châu Âu cũng đang gia tăng.
Dù sao đi nữa, thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch sắp tới có vẻ không được thuận lợi:
- HĐTL S&P 500 -1.2%
- HĐTL Nasdaq -1.7%
- HĐTL Dow -0.9%
- HĐTL Eurostoxx -1.4%
- HĐTL DAX -1.3%
- HĐTL FTSE -0.5%
Các HĐTL chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ; dư âm CPI vẫn còn đó!
HĐTL Nasdaq đang bị đạp mạnh nhất, giảm gần 2%, dễ hiểu khi mảng công nghệ/tăng trưởng, vốn có tỷ trọng cao trong Nasdaq là một trong những ngành nhạy cảm nhất với lãi suất.
Ngoài ra, HĐTL S&P 500 cũng giảm 1.22%, còn HĐTL Dow Jones cũng giảm gần 1%.
Lợi suất tiếp tục gây sức ép lên JPY
Trong phiên hôm nay, USDJPY đã chạm đỉnh mới tại 135.18 (dù sau đó nhanh chóng thoái lui về 135.00). Đây là mức cao nhất kể từ năm 1998, vượt đỉnh năm 2022 tại 135.16.
Lợi suất tiếp tục gây sức ép cho USDJPY. Lợi suất Mỹ đang tăng trên tất cả các kỳ hạn, đặc biệt là đường cong lợi suất 5-30 năm đã đảo ngược (lợi suất 5 năm vượt 30 năm).