Thị trường hiện đang chờ đợi quyết định chính sách của Fed được công bố vào 1:00 rạng sáng mai. Fed được kỳ vọng sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 5.5% sau khi giữ nguyên lãi suất lần đầu tiên sau 10 cuộc họp vào tháng Sáu.
1:00 rạng sáng mai, Fed sẽ công bố quyết định chính sách. Thị trường hiện định giá là 97.2% khả năng Fed tăng lãi suất.
Điều quan trọng là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Thị trường hiện định giá 20% khả năng Fed tiếp tục thắt chặt tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 9 và 50% cho quyết định tăng lãi suất vào tháng 11. Trong cuộc họp báo 1:30 rạng sáng mai, chủ tịch Fed Powell nhiều khả năng sẽ để ngỏ các lựa chọn của mình.
Trên biểu đồ ngày, chúng ta có thể thấy rằng sau nhiều lần không thể vượt qua ngưỡng kháng cự 31,000 USD, Bitcoin bắt đầu mất đà tăng và ggiảm xuống dưới mức hỗ trợ quan trọng tại 29,500 USD. Xu hướng hiện đã chuyển sang giảm và phe bán sẽ tìm kiếm các mức quan trọng mà họ có thể dựa vào để kéo dài thời gian giảm xuống mức hỗ trợ 25,231.
Trên biểu đồ 4 giờ, phe bán đã suýt chút nữa có thể phá vỡ mức kháng cự tại 29,500 USD. Mặt khác, phe mua sẽ muốn thấy giá vượt qua ngưỡng kháng cự và hướng tới mốc 31,000.
Trên biểu đồ 1 giờ, có thể thấy rằng nếu không thể vượt qua mức kháng cự, phe mua cũng có thể phá vỡ mức đáy tại 29,070 USD.
Phiên giao dịch châu Âu khá yên bình khi thị trường đang chờ đợi các quyết định tiếp theo từ FED tại cuối tuần này. Chứng khoán châu Âu chứng kiến một đợt bán tháo nhẹ, dẫn đầu bởi chứng khoán Pháp do kết quả kinh doanh của LVMH kém khả quan.
USD/JPY tăng lên mức 141 tuy nhiên đã thoái lui xuống 140. Đáng chú ý, báo cáo FT đưa ra vào cuối ngày hôm qua cho BOJ có khả năng bất ngờ điều chỉnh lãi suất. Có lẽ các trader đang phản ứng với thông tin đó.
Giá dầu giảm vào thứ Tư, khi giới đầu tư thận trọng trước quyết định dự kiến tăng lãi suất của Fed vào cuối ngày và nguồn cung dầu thô của Mỹ tăng đột biến.
Giá dầu đã tăng trong bốn tuần, khi giới đầu tư phấn chấn trước việc cắt giảm sản lượng của OPEC+, cũng như cam kết của chính quyền Trung Quốc nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, có những lo ngại xung quanh việc liệu Trung Quốc có thực sự có thể tăng cường hỗ trợ chính sách hay không.
USD/JPY tăng nhẹ lên 141.7 trong phiên giao dịch ngày hôm qua trước khi thoái lui về 141.2. Giá đã giảm xuống dưới MA 100 giờ tại đầu phiên, 140 có thể là mục tiêu tiếp theo mà cặp tiền hướng đến.
Mặc dù những nhà đầu cơ vẫn đang hi vọng về động thái tăng của đồng Yên trước quyết định ngày thứ sáu, nhưng vẫn có những rủi ro tới từ động thái bất ngờ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Tăng trưởng tiền rộng trong khu vực đồng euro đang giảm nhanh hơn dự kiến và điều này chỉ làm tăng thêm mối lo ngại xung quanh cuộc khủng hoảng tín dụng ảnh hưởng đến nền kinh tế. Khi ECB tìm cách thắt chặt hơn nữa, đây chắc chắn là một rủi ro mà họ phải xem xét trong những tháng tới.
Các thị trường đang giao dịch khá dè dặt chờ đợi quyết định của cuộc họp FOMC. Tỷ giá USD/JPY đã giảm nhẹ so với mức cao nhất ở châu Á, giảm từ khoảng 141.00 xuống 140.72 khoảng 0.13%.
Đồng AUD vẫn là đồng tiền duy nhất biến động tốt, đã giảm xuống mức thấp 0.6729 so với đồng đô la trước đó trước khi giữ quanh mức 0.6760 vào lúc này.
Mặc dù vậy, bức tranh kỹ thuật tiếp tục chỉ ra rằng đường trung bình động 200 ngày đang cung cấp hỗ trợ chính cho AUD/USD ở mức 0.6724 với đường trung bình động 200 giờ ở mức 0.6790 giúp hạn chế bất kỳ đà tăng giá lớn nào
NAB - một trong tứ trụ ngân hàng ở Úc - dự kiến RBA sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào tuần tới. Tuy nhiên, về mặt định giá thị trường, OIS đang cho thấy khả năng sẽ không có thay đổi đối với lãi suất được với tỷ lệ là 69%.
Đánh giá chung về nền kinh tế được giữ ở mức "phục hồi vừa phải" với tiêu dùng còn chi tiêu vốn và xuất khẩu vẫn ổn định.
Tuy nhiên, BoJ cũng lưu ý rằng các chính sách tiền tệ toàn cầu thắt chặt hơn, giá cả cao hơn và sự biến động của thị trường tài chính vẫn là những rủi ro đối với sự phục hồi.
Tinh thần người tiêu dùng Pháp vẫn ổn định trong tháng 7 nhưng vẫn còn cách xa mức trung bình dài hạn là 100. Điều đó cho thấy tâm lý chung đã dịu hơn kể từ năm ngoái trong bối cảnh áp lực giá cao hơn.
Đáng chú ý hôm nay là EUR/USD ở ngưỡng 1.1025 và 1.1070-75. Tuy không có nhiều ý nghĩa kỹ thuật nhưng thực tế là chúng ta phải đợi cuộc họp của FOMC, và có thể sẽ giữ giá giao ngay quanh mức hiện tại và ở giữa mức đó trước khi đáo hạn.
USD/JPY đang củng cố trong khoảng từ 141.00 đến 142.00 với đường trung bình động 100 giờ ở mức 140.91. Trong khi đó, tỷ giá AUD/USD giảm 0.4% xuống 0.6760 với đường trung bình động 200 giờ ở mức 0.6792.
Hiện tại, chỉ số Dow đã đóng cửa cao hơn trong 12 phiên liên tiếp và hy vọng sẽ tăng lên kỷ lục 13 lần được thiết lập vào năm 1987. Cổ phiếu công nghệ cũng sẽ hy vọng có thêm động lực sau khi đà tăng bị đình trệ phần nào kể từ tuần trước.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
13:45 - Chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 7 của Pháp
15:00 - Nguồn cung tiền M3 tháng 6 của Eurozone
15:00 - Chỉ số Tâm lý nhà đầu tư Credit Suisse tháng 7 tại Thụy Sĩ
18:00 - Đơn xin thế chấp MBA của Hoa Kỳ ngày 21 tháng 7
Vào thứ ba, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã công bố Khảo sát cho vay ngân hàng mới nhất. Deutsche Bank cho biết đang theo dõi chặt chẽ các tiêu chuẩn cho vay để tìm bằng chứng về sự chậm trễ của chính sách tiền tệ. Trên báo cáo mới nhất:
Mặt khác, BLS cho thấy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp giảm mạnh nhất trong lịch sử khảo sát kể từ năm 2003. Tỷ lệ các khoản vay doanh nghiệp bị từ chối cũng tăng lên.
Nhưng về mặt tích cực, tốc độ thắt chặt các tiêu chuẩn tín dụng đã được điều tiết và điều đáng khích lệ nhất là các ngân hàng kỳ vọng các điều kiện tín dụng sẽ cải thiện gần hơn với các thiết lập trong Quý 3.
DB kết luận:
Nhìn chung, mặc dù tốc độ thắt chặt các điều kiện tín dụng có thể đang vượt qua đỉnh điểm, nhưng việc thắt chặt đã được thực hiện sẽ có sức nặng trong vài quý tới. Các nhà kinh tế dự đoán tăng trưởng của châu Âu sẽ chỉ ở trên mức trì trệ một chút trong vài quý tới, đặc biệt là khi họ thấy khả năng tiết kiệm vượt mức để bù đắp tác động từ việc thắt chặt tín dụng.
Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ họp vào thứ Năm, mức tăng lãi suất 25 bp về cơ bản được thiết lập cụ thể.
AUD giảm mạnh sau dữ liệu lạm phát Q2 năm 2023 được công bố. Cả CPI toàn phần, một số chỉ số điều chỉnh trung bình thấp hơn dự kiến và dữ liệu lạm phát 6 tháng qua +2.6% y/y đều là những tin tức tích cực đối với RBA. Tin tức ít đáng khích lệ hơn đến từ dữ liệu lạm phát lõi khác (bình quân gia quyền) vượt dự kiến và lạm phát dịch vụ cũng đạt mức cao nhất trong 22 năm.
Ngoài ra, các thị trường không quá biến động trước thềm cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào chiều thứ Tư tại Hoa Kỳ.
Dữ liệu tồn kho dầu bất ngờ tăng so với dự kiến sẽ giảm xuống cũng đã khiến giá dầu giảm nhẹ.
Ngoài ra, PBoC đã đặt đồng CNY mạnh hơn dự kiến một lần nữa vào ngày hôm nay.
Nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Pierre-Olivier Gourinchas đã phát biểu hôm thứ Ba, tại một cuộc họp báo được tổ chức sau khi IMF công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới.
Ngay bây giờ, rủi ro có thể đang tăng lên, áp lực lạm phát sẽ tiếp tục duy trì trên mức mục tiêu
Lời khuyên của chúng tôi dành cho các nhà chức trách Nhật Bản là chính sách tiền tệ hiện vẫn mang tính hỗ trợ, nhưng chính phủ cần chuẩn bị cho việc nhu cầu có thể bắt đầu tăng vọt
Khuyến khích BoJ "linh hoạt hơn một chút và có thể dừng việc kiểm soát đường cong lợi suất hiện có."
Nhận định từ ANZ về dữ liệu CPI tại Úc được công bố sáng nay:
Chúng tôi kỳ vọng cả lạm phát toàn phần (+6.2% y/y) và lạm phát điều chỉnh trung bình (+5.9% y/y) sẽ ở mức vừa phải trong Q2 năm nay.
RBA có thể sẽ yên tâm rằng lạm phát dường như đang giảm hoặc giảm nhanh hơn so với dự báo tháng 5 của họ. Trước đó, RBA đã dự báo lạm phát toàn phần trong Q2 sẽ +6.3% y/y và CPI điều chỉnh trung bình +6.0%, cao hơn 0.1% so với ước tính của chúng tôi.
Với dự báo về triển vọng lạm phát hiện nay, RBA có thể sẽ tạm dừng thắt chặt trong một khoảng thời gian rất dài, bao gồm cả khả năng giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách tuần tới.