Chủ tịch Tập Cận Bình: Quan hệ song phương Mỹ-Trung có thể có một tương lai tươi sáng hơn
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi với các giám đốc điều hành Hoa Kỳ rằng:
- Trong vài năm qua, mối quan hệ Trung-Mỹ đã trải qua một số trở ngại và thách thức nghiêm trọng, từ đó có thể rút ra nhiều bài học.
- Mặc dù mối quan hệ không thể quay lại ngày xưa nhưng có thể hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.
- Trung Quốc và Mỹ nên giúp đỡ nhau thay vì cản trở sự phát triển của nhau, cả trong các lĩnh vực truyền thống như thương mại và nông nghiệp cũng như trong các lĩnh vực mới như biến đổi khí hậu và trí tuệ nhân tạo
Steven Englander: Nhật Bản đang rất, rất gần với việc can thiệp chính sách
- Steven Englander, giám đốc bộ phận nghiên cứu Global G10 FX tại Ngân hàng Standard Chartered, chia sẻ: "Nhật Bản đang rất, rất gần với việc can thiệp chính sách nhằm hỗ trợ đồng Yên".
- Đồng Yên Nhật đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, làm dấy lên suy đoán về việc các quan chức Nhật Bản sẽ sớm can thiệp vào thị trường tiền tệ.
- Englander cho biết việc can thiệp vào đồng Yên sẽ nhằm mục đích kéo dài thời gian cho chính quyền Nhật Bản cho đến khi Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất hoặc BoJ tăng lãi suất.
- Ông lưu ý thêm rằng lần can thiệp trước đây của Nhật Bản vào năm 2022 được cho là khá thành công.
- BoJ đã kết thúc chính sách lãi suất âm nhưng không ngăn được đà mất giá của đồng Yên.
- Fed dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay, tạo điều kiện thúc đẩy đồng Yên.
Quan chức BoE Haskel : Thời điểm cắt giảm lãi suất vẫn còn khá xa vời
Nhà hoạch định chính sách BoE, Jonathan Haskel, chia sẻ:
- Lạm phát toàn phần giảm là tin rất tốt
- Nhưng điều chúng tôi thực sự quan tâm là lạm phát cơ bản
- Tôi không cho rằng lạm phát toàn phần phản ảnh chính xác độ dai dẳng của lạm phát
- Thay đổi phiếu bầu là do các chỉ số quan trọng về lạm phát đã được cải thiện
Haskel là thành viên đã bỏ phiếu ủng hộ việc tăng lãi suất vào tháng 2 trước khi thay đổi phiếu bầu vào tuần trước thành giữ nguyên lãi suất trong tháng 3. Ông vẫn là một trong những thành viên có quan điểm diều hâu hơn. Vì vậy, việc ông nhận định rằng thời điểm cắt giảm lãi suất còn khá xa là phù hợp với quan điểm đó.
Thị trường trái phiếu đi ngang, phụ thuộc nhiều vào dữ liệu kinh tế
- Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm đi ngang quanh mức 4.20% - 4.25% do đường MA100 và MA200 cắt nhau tại 4.191% - 4.208% tạo kháng cự.
- Điều đó cho thấy thị trường thiếu dữ liệu kinh tế và yếu tố tác động trong tuần.
- Bên cạnh lực kéo của các đường MA, đường xu hướng cũng có thể chỉ ra mô hình tam giác đang được hình thành
- Vượt qua mô hình này có thể khiến lợi suất biến động mạnh, nhưng xu hướng biến động phụ thuộc vào kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 6 (hiện tại kỳ vọng là 68%).
Chủ tịch Tập Cận Bình chia sẻ với Thủ tướng Hà Lan: Không thế lực nào có thể ngăn cản bước tiến công nghệ của Trung Quốc
- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh: "Không có thế lực nào có thể ngăn cản tốc độ tiến bộ về khoa học và công nghệ của Trung Quốc"
- Ông cho biết Trung Quốc sẽ “tiếp tục theo đuổi cách tiếp cận đôi bên cùng có lợi"
- Quan hệ Trung Quốc - Hà Lan căng thẳng kể từ khi Hà Lan hạn chế xuất khẩu công nghệ chip tiên tiến sang Trung Quốc vì lo ngại chúng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
- Ông Tập cho biết: “Việc tạo ra các rào cản khoa học và công nghệ cũng như cắt đứt chuỗi cung ứng sẽ chỉ dẫn đến sự chia rẽ và đối đầu”.
- Ông chia sẻ rằng Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục đối thoại với Hà Lan và kêu gọi phía Hà Lan “cung cấp môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch cho các doanh nghiệp Trung Quốc”.
Thị trường FX ảm đạm cuối phiên Á
- Hoạt động giao dịch ngoại hối khá ảm đạm trong cả tuần, đồng USD vẫn ổn định.
- USD/JPY giảm nhẹ sau khi chạm đỉnh năm 1990 tại 151.97 nhưng sau đó được kiểm soát nhờ can thiệp của Nhật Bản, hiện giao dịch quanh 151.30
- Nhà đầu tư thận trọng do thiếu thông tin tác động thị trường, có thể thấy thị trường phụ thuộc nhiều vào dữ liệu kinh tế.
- Báo cáo về chỉ số PCE của Mỹ và bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell sẽ diễn ra vào thời điểm hầu hết các thị trường khác đang nghỉ lễ.
- Kỳ nghỉ lễ cuối tháng và cuối quý cũng ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường.
- Nhà đầu tư đang chờ đợi các dữ liệu quan trọng sắp tới, đặc biệt là báo cáo việc làm của Mỹ vào thứ Sáu tuần sau.
Các ngân hàng lớn Trung Quốc chật vật khi nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản
- Các ngân hàng lớn của Trung Quốc đang chứng kiến tỷ lệ nợ xấu gia tăng do thị trường bất động sản suy thoái kéo dài.
- Bank of Communications ghi nhận tỷ lệ nợ xấu bất động sản tăng lên 4.99% vào cuối năm 2023 từ mức 2.8% một năm trước đó.
- Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) cũng chứng kiến các khoản nợ xấu từ thế chấp nhà ở tăng 9.6% lên 2.8 tỷ nhân dân tệ,
- Cả hai ngân hàng này đều báo cáo lợi nhuận tăng không đáng kể khi biên lãi vay bị thu hẹp
- Chính phủ Trung Quốc yêu cầu các ngân hàng này hỗ trợ nền kinh tế, giải cứu các nhà phát triển bất động sản và chính quyền địa phương đang ngập trong nợ.
- Giá nhà giảm sâu hơn trong tháng 2, cho thấy thách thức đối với chính sách vực dậy thị trường.
- Theo Wang Jingwu, phó chủ tịch ngân hàng, cho biết ICBC đã tăng cường quản lý rủi ro bất động sản, tỷ lệ nợ xấu giảm 0.77% so với đầu năm nhưng dư nợ bất động sản vẫn chiếm hơn 25% danh mục cho vay.
Christopher Willcox: USD/JPY có thể quay trở lại mốc 140.00 trong năm nay
Nomura Holdings, công ty chứng khoán lớn nhất Nhật Bản, dự đoán đồng Yên sẽ tăng giá so với đồng USD trong thời gian tới:
- Christopher Willcox, giám đốc bộ phận đầu tư của Nomura Holdings, chia sẻ: “Chúng tôi nghĩ rằng USD/JPY sẽ quay trở lại mức 140.00”
- Ông cho rằng đồng Yên tăng giá phần lớn được thúc đẩy bởi việc Fed nới lỏng chính sách tiền tệ trong khi Nhật Bản có thể thắt chặt chính sách.
- Đồng Yên vừa chạm mức thấp nhất trong 34 năm, khiến các quan chức Nhật cảnh báo rằng họ có thể can thiệp nhằm ngăn chặn đà trượt giá.
- USD/JPY hiện giao dịch quanh mức 151.34
Tổng hợp thị trường phiên Á: Mức tăng của USD sau khi quan chức Fed Waller phát biểu bị xóa sạch
Sự kiện chính của phiên Á là các phát biểu của thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Waller. Ông nghiêng về việc giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn (trì hoãn đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên) và cho biết số lần cắt giảm lãi suất trong năm nay ít hơn so với những gì đã được chỉ ra trước đó. Nhận xét của Waller khiến USD tăng mạnh so với tất cả các đồng tiền trong nhóm G10. Tuy nhiên, mức tăng đó hiện đã bị xóa sạch. DXY hiện ở 104.34
USD/JPY tăng lên trên 151.50 trước khi thoái lui và quay trở lại 151.34. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi cho biết sẽ không loại trừ khả năng can thiệp nếu xuất hiện các biến động tỷ giá hối đoái quá mức. Hôm nay, biên bản tóm tắt cuộc họp chính sách tháng 3 của BoJ cũng đã được công bố. Điều quan trọng rút ra được từ bản tóm tắt là việc thắt chặt hơn nữa sẽ diễn ra chậm rãi.
PBoC lại thiết lập tỷ giá tham chiếu cho CNY mạnh hơn 1300 pip so với ước tính.
Vàng tăng lên trên $2,194 sau khi giảm xuống dưới $2,190 đầu phiên giao dịch.
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều. S&P/ASX 200 tăng 0.87%, đạt mức cao kỷ lục trong ngày là 7,887.30 và hướng tới ngày tăng thứ 2 liên tiếp. Nikkei 225 giảm 1.20%
Cần lưu ý rằng, thị trường New Zealand, Australia, Hong Kong và Singapore đều sẽ đóng cửa nghỉ lễ vào ngày mai. Thị trường Nhật Bản và Trung Quốc đại lục sẽ mở cửa. Thị trường tập trung vào dữ liệu lạm phát Nhật Bản được công bố sáng mai.
Vàng tăng lên trên $2,195
Sau khi giảm xuống dưới $2,190 dưới áp lực của việc USD bật tăng do quan chức Fed Waller cho biết Fed không cần vội cắt giảm lãi suất và có thể duy trì lãi suất hiện tại lâu hơn dự kiến, vàng hiện tăng trở lại lên trên $2,195. USD giảm nhẹ. DXY giảm xuống 104.34
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
-
S&P/ASX 200 tăng 0.87%, đạt mức cao kỷ lục trong ngày là 7,887.30 và hướng tới ngày tăng thứ 2 liên tiếp. Dữ liệu doanh số bán lẻ Úc tháng 2 tăng 0.3% so với cùng kỳ tháng trước, thấp hơn mức tăng 0.4% dự kiến.
-
Nikkei 225 giảm 1.2%. Các nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi diễn biến của JPY. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi tiếp tục can thiệp bằng lời nói.
-
Kospi giảm 0.18%.
-
HangSeng tăng 0.68%. Shanghai Composite tăng 0.26%
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi: Sẽ không loại trừ khả năng can thiệp nếu xuất hiện các biến động tỷ giá hối đoái quá mức
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi tiếp tục can thiệp bằng lời nói:
- Sẽ không loại trừ khả năng can thiệp nếu xuất hiện các biến động tỷ giá hối đoái quá mức
USDJPY giảm xuống 151.30 trong phiên Á:
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.0948
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2265
- PBOC bơm 250 tỷ thông qua reverse repo 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.8%
- 2 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn vào ngày hôm nay
- Một khoản bơm ròng 248 tỷ nhân dân tệ được thực hiện thông qua hoạt động thị trường mở trong ngày
Doanh số bán lẻ Úc tháng 2 thấp hơn dự kiến
- Doanh số bán lẻ Úc tháng 2 tăng 0.3% so với cùng kỳ tháng trước
- Dự kiến: tăng 0.4% so với cùng kỳ tháng trước
- Trước đó: tăng 1.0% so với cùng kỳ tháng trước
Niềm tin kinh doanh của New Zealand giảm trong tháng 3
- Niềm tin kinh doanh của New Zealand tháng 3: 22.9
- Trước đó: 34.7
- Triển vọng hoạt động: 22.5% so với 29.5% trong tháng 2
Báo cáo của ANZ:
- Sự cải thiện ổn định về niềm tin của người tiêu dùng cũng như niềm tin kinh doanh trong những tháng gần đây đã bị ảnh hưởng nặng nề trong tháng này.
- Niềm tin của người tiêu dùng ANZ-Roy Morgan đã giảm 9 điểm trong tháng 3 xuống 86.4, có thể là do bị ảnh hưởng bởi các tin tức suy thoái kinh tế. Phản hồi vào cuối tháng yếu hơn rõ rệt so với phản hồi trước dữ liệu GDP.
- Kỳ vọng lạm phát không đổi ở mức 4.5%, trong khi lạm phát giá nhà dự kiến giảm từ 4.1% xuống 3.4%.
Niềm tin người tiêu dùng New Zealand giảm trong tháng 3
- Niềm tin người tiêu dùng New Zealand tháng 3: 86.4
- Trước đó: 94.5
Bình luận của ANZ:
- 24% người tham gia khảo sát cho rằng đây là thời điểm tồi tệ để mua một món đồ gia dụng lớn, giảm 6 điểm phần trăm, chấm dứt quá trình cải thiện ổn định
- Thông tin nền kinh tế quay trở lại suy thoái vào nửa cuối năm ngoái dường như đã ảnh hưởng nặng nề đến niềm tin của người tiêu dùng
Biên bản tóm tắt cuộc họp chính sách tháng 3 của BoJ có gì đáng chú ý?
Biên bản tóm tắt cuộc họp chính sách tháng 3 của BoJ:
- Cuộc họp này chứng kiến BoJ tăng lãi suất lần đầu tiên trong 17 năm và từ mức âm lần đầu tiên sau 8 năm.
- Một thành viên cho biết YCC, lãi suất âm và các công cụ kích thích lớn khác đã hoàn thành vai trò của mình.
- Một thành viên cho rằng BoJ phải định hướng chính sách tiền tệ sử dụng lãi suất ngắn hạn làm phương tiện chính sách chủ đạo, phù hợp với diễn biến kinh tế, giá cả và tài chính.
- Một thành viên cho rằng việc chuyển sang nới lỏng tiền tệ “thông thường” là có thể thực hiện được mà không gây ra những cú sốc ngắn hạn, có thể có tác động tích cực đến nền kinh tế trong trung và dài hạn.
- Một thành viên cho rằng khả năng thay đổi chính sách gây ra biến động lớn trên thị trường là rất nhỏ.
- Một thành viên cho biết hướng dẫn chính sách trong tương lai là rất quan trọng để BoJ có thể tiến hành bình thường hóa chính sách một cách chậm rãi nhưng đều đặn.
- Một thành viên cho rằng nên dành một số dư địa cho hoạt động mua trái phiếu của BoJ.
- Một thành viên cho rằng cần sửa đổi chính sách sau khi xác nhận rằng các doanh nghiệp nhỏ hơn có thể tăng lương đủ mức.
- Một thành viên cho biết việc kết thúc đồng thời YCC và lãi suất âm có thể gây ra sự gián đoạn về lãi suất, môi trường tài chính dài hạn.
- Một thành viên cho biết việc thay đổi chính sách hiện nay có thể trì hoãn việc đạt được mục tiêu giá của BoJ.
- Một thành viên cho rằng điều quan trọng là tận dụng kết quả mong đợi từ việc xem xét chính sách của BoJ trong định hướng chính sách trong tương lai.
- Một thành viên cho rằng lãi suất tự nhiên của Nhật Bản thấp, tác dụng chậm của chính sách tiền tệ có thể là nguyên nhân khiến tốc độ phục hồi kinh tế chậm lại.
- Một thành viên cho biết chu kỳ tiền lương và giá cả đã trở nên vững chắc hơn.
- Một thành viên cho biết còn quá sớm để nói rằng yếu tố chính đằng sau sự gia tăng giá dịch vụ gần đây là do chi phí lao động tăng lên.
- Đại diện Mof cho biết BoJ sẽ tiếp tục tìm cách đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững và ổn định
- Đại diện Bộ Tài chính cho biết trong khi lương, vốn đầu tư có dấu hiệu tích cực, tiêu dùng thiếu đà và vẫn có rủi ro bị tác động từ bên ngoài
- Đại diện văn phòng Nội các cho biết BoJ phải tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen: Chưa sẵn sàng thảo luận về khả năng Mỹ trả đũa Trung Quốc
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen cho biết:
- Chưa sẵn sàng thảo luận về khả năng Mỹ trả đũa Trung Quốc
- Muốn có những cuộc đàm phán 'mang tính xây dựng' với quan chức Trung Quốc
Quan chức Fed Waller: Fed có thể cần duy trì lãi suất hiện tại lâu hơn dự kiến
Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Waller cho biết:
- 'Vẫn không vội vàng' cắt giảm lãi suất trong nền kinh tế hiện tại
- Fed có thể cần duy trì lãi suất hiện tại lâu hơn dự kiến
- Cần xem xét thêm diễn biến lạm phát trước khi cắt giảm lãi suất
- Cần ít nhất dữ liệu của vài tháng tới để chắc chắn lạm phát ở mức 2%
- Vẫn kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay
- Sức mạnh của nền kinh tế mang lại cho Fed không gian để xem xét dữ liệu
- Dữ liệu cho thấy có thể cần cắt giảm lãi suất ít hơn trong năm nay
- Nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ lành mạnh
- Mặc dù có tiến bộ về lạm phát nhưng dữ liệu gần đây vẫn gây thất vọng
- Dữ liệu đã cho thấy những thông điệp trái chiều về mặt việc làm
- Fed đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc giảm lạm phát
- Áp lực tiền lương đã giảm bớt
- Năng suất không chắc chắn sẽ tăng trưởng ở tốc độ mạnh mẽ như hiện tại
- Nền kinh tế đã hỗ trợ cách tiếp cận thận trọng của Fed
- Không rõ liệu lãi suất trung lập có thay đổi hay không
- USD vẫn là đồng tiền thống trị cho đến nay
- Nền kinh tế không tạo cơ hội cho Fed theo đuổi việc cắt giảm lãi suất lớn
- Các vấn đề về chuỗi cung ứng đã giảm bớt trong diễn biến lạm phát tích cực
- Thảm họa cảng Baltimore khó có thể gây ra gián đoạn kinh tế lớn
- Vẫn kỳ vọng áp lực lạm phát sẽ giảm bớt
- Lưu ý rằng chênh lệch tín dụngcó thể chỉ là sự gia tăng cho vay tín dụng tư nhân. Ông cho rằng các điều kiện rất chặt chẽ vì lãi suất thực vẫn ở mức cao.
- Lãi suất điều chỉnh theo lạm phát dường như đã tăng trở lại kể từ Giáng sinh; rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch lãi suất
- Muốn ghi nhận dữ liệu lạm phát tốt trong 5 tháng nhưng cho đến nay chỉ có 2 tháng. Câu hỏi bây giờ là cần bao nhiêu dữ liệu?
- Fed đang phản ứng với dữ liệu chứ không phải 'phản ứng thái quá;'. Chờ đợi công bố hai dữ liệu lạm phát trước cuộc họp FOMC tháng 5
- Tỷ lệ thất nghiệp không nhất thiết phải ở mức 3.7% mới có thể hạ cánh mềm; nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng lên thì không có lý do gì để hoảng sợ
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 27.03: Sắc xanh lan tỏa thị trường chứng khoán Mỹ, USD đi ngang trong một ngày không có dữ liệu kinh tế nào đáng chú ý
Sắc xanh lan tỏa thị trường chứng khoán Mỹ. S&P 500 tăng 0.86% đóng cửa ở mức cao kỷ lục. Dow Jones tăng 477.75 điểm, tương đương 1.22% và có ngày giao dịch tốt nhất kể từ đầu năm 2024. Nasdaq Composite tăng 0.51%. Các mức trung bình chính đang hướng tới quý tăng thứ hai liên tiếp và tháng tăng thứ năm liên tiếp. Trong quý, S&P 500 tăng khoảng 10% và đang trên đà đạt được mức tăng theo quý tốt nhất kể từ năm 2019. Dow Jones tăng 5.5% trong giai đoạn này, đang trên đà đạt được mức tăng theo quý tốt nhất kể từ năm 2021. Tính đến thời điểm hiện tại, Nasdaq đã tăng 9.3% trong quý. Trên cơ sở hàng tháng, S&P 500 tăng 3%. Nasdaq và Dow Jones đều đang hướng tới mức tăng hơn 1.9%.
- Dow Jones: +1.22%
- S&P 500: +0.86%
- Nasdaq: +0.51%
Trên thị trường FX, USD tăng nhẹ đầu phiên Mỹ trước khi điều chỉnh giảm do áp lực từ đà giảm của lợi suất trái phiếu kho bạc trong một ngày không có dữ liệu kinh tế nào đáng chú ý. EUR giảm 2 pip trong ngày và GBP tăng 13 pip trong khi các loại tiền tệ hàng hóa nhìn chung không thay đổi. Mọi mắt đổ dồn vào JPY sau lời đe dọa can thiệp. USDJPY giảm 0.16%, đóng cửa ở 151.28. Với một loạt dữ liệu của Nhật Bản sẽ được công bố vào thứ Sáu bao gồm CPI, doanh số bán lẻ, việc làm và sản xuất công nghiệp, mọi sự chú ý sẽ đổ dồn vào đồng yên.
- DXY: +0.00%
- EURUSD -0.03%
- GBPUSD +0.10%
- AUDUSD +0.02%
- NZDUSD +0.00%
- USDJPY -0.16%
- USDCHF -0.02%
- USDCAD -0.12%
Vàng tăng $15 lên $2,194. Bitcoin bật tăng lên trên $71,600 nhưng nhanh chóng quay đầu giảm xuống dưới $69,000 rồi điều chỉnh trở lại ngưỡng $70,000 sau tin thẩm phán Mỹ cho phép SEC tiến hành vụ kiện chống lại Coinbase với cáo buộc không đăng ký kinh doanh chứng khoán. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm 4.6 bps xuống 4.19%. Dầu thô WTI tăng 10 cents lên $81.72/ thùng.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt giảm
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 5 năm và 10 năm cùng dẫn đầu đà giảm:
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm giảm 0.63% xuống 4.56%
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 5 năm giảm 0.76% xuống 4.91%
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 0.76% xuống 4.20%
Tổng hợp diễn biến thị trường: Những tác nhân ảnh hưởng lên cổ phiếu những ngày cuối cùng của quý
- Goldman Sachs kỳ vọng các quỹ hưu trí sẽ bán tháo 32 tỷ đô la cổ phiếu.
- Giá trị cổ phiếu tăng gần 10% trong quý, phần lớn vượt trội so với trái phiếu.
Những nhà giao dịch chứng khoán chuẩn bị cho sự biến động trở lại khi các nhà đầu tư tái cơ cấu danh mục đầu tư của họ trong vài ngày cuối cùng của quý, khiến thị trường tăng gần 10%.
Giá cổ phiếu thoái lui đà tăng do sự yếu kém của nhóm có ảnh hưởng nhất trong S&P 500. Ngành công nghệ chịu áp lực, với Nvidia Corp. dẫn đầu đà giảm trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sau khi dẫn đầu đợt tăng giá từ tháng 10. Chỉ số Nasdaq 100 gần như không thay đổi sau đà tăng trước đó đạt gần 1%.
Dữ liệu tồn kho dầu thô trong tuần trước của EIA tăng 3165K thùng
- Dữ liệu tồn kho dầu thô trong tuần trước của EIA tăng 3165K thùng
- Dự kiến: giảm 1275K thùng
- Tồn kho xăng dầu tăng 1299K thùng so với mức giảm 1650K thùng dự kiến
- Tồn kho chưng cất tăng 518K thùng đúng như dự kiến
- Ước tính sản lượng: 13.1 mbpd. Trước đó: 13.1 mbpd
Dầu thô WTI giảm 13 cents xuống $81.50/ thùng sau tin
Vàng giao dịch ở $2,191
Sau khi giảm xuống dưới $2,185 đầu phiên Mỹ, vàng bật tăng lên trên $2,193 trước khi điều chỉnh xuống mức $2,191 ở thời điểm hiện tại.
USD giảm nhẹ. DXY giảm xuống dưới 104.40
Thẩm phán Mỹ cho phép SEC tiến hành vụ kiện chống lại Coinbase
Thẩm phán Mỹ ra phán quyết Coinbase không đăng ký kinh doanh chứng khoán
Giá cổ phiếu Coinbase giảm mạnh 2% sau phán quyết của tòa án cho phép SEC tiến hành vụ kiện cáo buộc Coinbase không đăng ký kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, cáo buộc nền tảng hoạt động như một nhà môi giới thông qua ví điện tử khi chưađăng ký ứng dụng đã bị bác bỏ, nên đây không hoàn toàn là tin xấu.
Giá Bitcoin cũng giảm hơn 1% xuống dưới $69,000 khi tin tức xuất hiện giờ trước khi điều chỉnh trở lại gần $70,000 ở thời điểm hiện tại.
Tin tức này nhấn mạnh sự đối đầu gay gắt giữa SEC và tiền điện tử. Trước đó, đã có sự kỳ vọng về thái độ xây dựng hơn của SEC sau khi các quỹ ETF Bitcoin được phê duyệt và thậm chí đã có sự lạc quan về việc sẽ xuất hiện quỹ ETF ETH.
Bitcoin quay lại ngưỡng $70,000
Sau khi bất ngờ bật tăng hơn 2% lên trên $71,600, BTCUSDT hiện điều chỉnh trở lại ngưỡng $70,000
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng sau khi S&P 500 trải qua chuỗi 3 phiên giảm điểm
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng vào thứ 4 sau phiên giao dịch ảm đạm trước đó khi cả ba chỉ số chính đều đóng cửa thấp hơn mức kỷ lục.
- Hợp đồng tương lai Dow Jones Industrial Average tăng 264 điểm, tương đương 0.67%.
- Hợp đồng tương lai S&P 500 và Nasdaq 100 cũng tăng lần lượt 0.46% và 0.28%.
Biến động này diễn ra sau một phiên giao dịch tiêu cực của ba chỉ số chính. Chỉ số Dow giảm gần 0.1%, trong khi Nasdaq Composite giảm 0.4% do cổ phiếu công nghệ gặp khó khăn. Với mức giảm 0.3%, S&P 500 đã trải qua phiên giảm thứ ba liên tiếp.
Bitcoin bật tăng lên trên $71,600
Sau khi đi ngang quanh $70,000 đầu phiên Mỹ, Bitcoin hiện tăng hơn 2% lên trên $71,600
Trước đó, Giám đốc điều hành CryptoQuant Ki Young Ju cho biết rằng các tổ chức đầu tư đã rót 86 tỷ USD đáng kinh ngạc vào thị trường Bitcoin trong sáu tháng qua, chứng tỏ sự ngày càng phổ biến của tiền điện tử. Thị trường hiện chờ đợi đợt halving chuẩn bị diễn ra vào tháng 4
Vàng giảm xuống dưới mức $2,185
Vàng đã tăng lên trên $2,193 trước phiên Mỹ. Tuy nhiên, vàng hiện quay đầu giảm xuống dưới mức $2,185 tại thời điểm hiện tại trong bối cảnh USD tăng nhẹ, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt giảm.
Không có dữ liệu kinh tế đáng chú ý trong ngày hôm nay. Thị trường hiện đang chờ đợi dữ liệu PCE - thước đo lạm phát yêu thích của Fed được công bố vào cuối tuần.
Giá dầu thô giảm ngày thứ hai liên tiếp sau khi một báo cáo trong ngành chỉ ra lượng dự trữ xăng dầu của Mỹ tăng mạnh
Viện Dầu mỏ Mỹ cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 9.3 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 22/3. Bộ Năng lượng sẽ công bố số liệu chính thức về tồn kho của Mỹ vào lúc 21:30 tối nay.
- Hợp đồng dầu thô WTI giao tháng 5 giảm 41 cent, tương đương 0.5%, xuống 81.21 USD/thùng
- Hợp đồng dầu thô Brent giao tháng 5 giảm 49 xu, tương đương 0.57%, xuống 85.76 USD/thùng.
Dầu thô WTI đã tăng 13.3% trong năm nay trong khi Brent tăng 11.3%.
Commerzbank: Đồng JPY vẫn chưa thoát khỏi khả năng suy yếu mạnh
Ulrich Leuchtmann, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Ngoại hối và Hàng hóa tại Commerzbank, phân tích triển vọng của đồng tiền này:
- Không giống như những năm 1990 và đầu những năm 2000, phương hướng can thiệp của MOF là hỗ trợ sức mạnh của đồng JPY về cơ bản bị giới hạn bởi lượng dự trữ ngoại hối. Ngoài ra, không có mức dự trữ ngoại hối nào trên thế giới là đủ nếu toàn bộ thị trường ngoại hối quyết định đặt cược chống lại sự can thiệp của chính phủ.
- Tuy nhiên, do cần phải có lượng lớn người tham gia thị trường cùng chung ý chí, nên việc thị trường hành động theo cách như vậy cần đòi hỏi một thời điểm then chốt
- Dữ liệu lạm phát thấp của Tokyo vào thứ Sáu có thể là một thời điểm như vậy. Điều này có nghĩa là đồng JPY vẫn chưa thoát khỏi đà giảm sâu.
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: USD/JPY suy yếu khi cảnh báo từ quan chức Nhật Bản trở nên cứng rắn hơn
Tin tức chính:
- MOF, FSA và BOJ tổ chức cuộc họp về thị trường tài chính
- Thứ trưởng Bộ Tài chính Kanda: Biến động gần đây của đồng JPY không phản ánh chính xác các yếu tố cơ bản
- Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki từ chối trả lời về khả năng can thiệp ngoại hối
- Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki: Sẽ hành động quyết đoán để ổn định biến động tỷ giá nếu cần
- Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản: Biến động tỷ giá mạnh là điều không mong muốn
- Thống đốc BoJ Ueda: Các quyết định chính sách trong tương lai phụ thuộc vào diễn biến nền kinh tế tại thời điểm đó
- Thống đốc BoJ Ueda: sẽ không loại trừ bất kỳ hành động nào nếu diễn biến kinh tế và lạm phát trở nên tồi tệ hơn
- Quan chức BoJ Tamura: Thị trường ngoại hối cần được ổn định phản ánh các nguyên tắc kinh tế cơ bản
- CPI sơ bộ của Tây Ban Nha tháng 3 ở mức 3.2% (Dự báo: 3.2%)
- Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Pháp tháng 3 ở mức 91 (Dự báo: 90)
- UBS: Niềm tin của các nhà đầu tư Thụy Sĩ cải thiện trong tháng 3
Thị trường:
- JPY mạnh nhất, CHF yếu nhất trong ngày
- Cổ phiếu Châu Âu tăng; HĐTL S&P 500 tăng 0.4%
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm ở mức 4.223%
- Vàng tăng 0.36% lên $2,185
- Dầu thô WTI tăng 0.1% xuống $81.3
- Bitcoin tăng 0.36% lên $70,249
JPY là tâm điểm của phiên giao dịch khi đồng tiền này giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990 so với đồng USD vào đầu phiên Á ngay cả khi xuất hiện các phát biểu đến từ quan chức Nhật Bản. Thứ trưởng Bộ Tài chính Kanda còn tuyên rằng chưa cần thiết phải tổ chức cuộ họp giữa Bộ Tài chính (MOF), Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA) và BoJ. Tuy nhiên, do việc can thiệp bằng lời nói không hiệu quả, họ buộc phải triệu tập cuộc họp chỉ với 15 phút thông báo.
Điều này giúp USD/JPY giảm về 151.2 ở thời điểm hiện tại. Tuy phát biểu của ông Kanda chỉ là những lời cảnh báo quen thuộc, nhưng khả năng Tokyo có sự can thiệp trước kỳ nghỉ lễ Phục Sinh cuối tuần đã khiến phe mua USD/JPY trở nên thận trọng hơn. Trong khi đó, các đồng tiền khác khá trầm lắng với đồng USD đi ngang trong phiên.
Thị trường chứng khoán đang tìm cách phục hồi sau cú giảm điểm muộn màng của Phố Wall hôm qua. Chứng khóa châu Âu và Mỹ tiếp tục tăng cho đến thời điểm hiện tại. Trong khi đó, vàng một lần nữa tiếp cận mức $2,200 không thành công và hiện giảm về mức $2,185
HSBC: Đồng USD sẽ duy trì sức mạnh trong khi GBP suy yếu trong thời gian tới
Các nhà kinh tế tại HSBC phân tích triển vọng của Đồng USD và GBP trong những tháng tới:
- Nhìn chung, giá trị của đồng USD trong tương lai phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro và lãi suất.
- Tương quan lãi suất điều hành giữa các đồng tiền chính có thể hỗ trợ một phần cho USD nếu các nNHTW khác có xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ nhiều hơn. Ví dụ gần đây nhất là quyết định của BoE vào ngày 21 tháng 3.
- Các thành viên MPC đã bỏ phiếu tăng lãi suất vào tháng 2 đã quyết định theo phe đa số vào tháng 3 để giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức 5.25%. Với việc BoE đang dần tiến tới việc xoay trục chính sách và có thể cắt giảm lãi suất bằng với các NHTW khác sẽ khiến đồng GBP sẽ phải chịu áp lực giảm giá.
Lượng đơn đăng ký vay thế chấp MBA tại Mỹ giảm nhẹ trong tuần qua
- Lượng đơn đăng ký vay thế chấp giảm 0.7% (Trước đó: -1.6%)
- Chỉ số thị trường: 196.8 (Trước đó: 198.2)
- Chỉ số mua nhà: 145.7 (Trước đó: 146.0)
- Chỉ số tái cấp vốn: 460.9 (Trước đó: 468.4)
- Lãi suất thế chấp 30 năm: 6.93% (Trước đó: 6.97%)
Số lượng đơn xin vay thế chấp của Mỹ giảm trong tuần qua với cả hoạt động mua nhà và tái cấp vốn đều suy yếu. Điều này diễn ra mặc dù lãi suất trung bình của khoản vay nhà phổ biến nhất ở Mỹ vẫn gần mức 7%, mặc dù có sự suy yếu nhẹ.
Quan chức ECB Cipollone: ECB có dư địa để cắt giảm lãi suất ngay cả khi mức lương tăng mạnh trở lại
Piero Cipollone, quan chức ECB cho biết họ có dư địa để nhanh chóng cắt giảm lãi suất mặc dù tăng trưởng lương có xu hướng phục hồi:
- Sự phục hồi của tăng trưởng lương là cần thiết để nền kinh tế đang gặp khó khăn của châu Âu lấy lại đà tăng trưởng.
- Lãi suất hiện tại vẫn đang ở xa mức trung lập nên ECB vẫn còn dư địa để điều chỉnh.
ING: Đồng USD sẽ đi ngang chờ đợi dữ liệu PCE lõi của Mỹ
Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng của đồng USD:
- Bài phát biểu của quan chức Fed Christopher Waller sẽ là thông tin đáng chú ý do quan điểm "hawkish" của ông.
- Dữ liệu PCE của Mỹ là trọng tâm: Chúng tôi cho rằng kỳ vọng về cuộc họp FOMC tháng 6 sẽ thay đổi nhiều trong tuần này, trừ khi có bất ngờ trong báo cáo PCE vào thứ Sáu.
- Dòng tiền tái cơ cấu danh mục cuối quý có thể gây ra một vài sự xáo trộn cho thị trường ngoại hối trong thời gian tới, nhưng nhìn chung đồng USD sẽ đang đi ngang trong tuần này
Thứ trưởng Bộ Tài chính Kanda: Biến động gần đây của đồng JPY không phản ánh chính xác các yếu tố cơ bản
Ông Kanda đã có cuộc họp báo sau cuộc họp giữa MOF, FSA và BOJ:
- Hoạt động đầu cơ là nguyên nhân chính dẫn đến biến động của đồng nội tệ gần đây.
- Không coi việc đồng JPY giảm 4% trong 2 tuần là một mức biến động nhẹ
- Theo dõi sát sao biến động ngoại hối với mức độ ưu tiên cao.
- Sẽ không loại trừ bất kỳ biện pháp nào để ứng phó với sự hỗn loạn của thị trường ngoại hối
Phát biểu của ông Kanda có phần mạnh mẽ hơn so với tất cả các cảnh báo khác ngày hôm nay và tiếp tục nhấn mạnh rằng họ có thể can thiệp nếu tình hình tiếp tục diễn biến xấu trong các phiên giao dịch sắp tới.
ING: EUR/USD có thể đi ngang quanh mức 1.0850
Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng của cặp tiền này:
- Pháp trở thành tâm điểm chú ý vào thứ Ba khi báo cáo thâm hụt ngân sách năm 2023 ở mức 5.5% GDP, cao hơn mức 4.8% của năm 2022 và mục tiêu của chính phủ là 4.9%. Chúng tôi ước tính rằng thâm hụt có thể sẽ vượt quá 5% một lần nữa vào năm 2024.
-
Tuy nhiên, đồng Euro vẫn không bị ảnh hưởng nhiều bởi tin tức này do chênh lệch lợi suất trái phiếu OAT của Pháp không thay đổi đáng kể. Mối lo ngại về chính sách tài khóa có thể sẽ gia tăng trở lại khi chúng ta tiến tới dự luật ngân sách vào tháng 9 ở Pháp, nhưng chúng tôi cho rằng ECB lúc đó sẽ bắt đầu quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ, khiến điều kiện của thị trường trái phiếu trong khu vực này trở nên thuận lợi hơn.
-
Chúng tôi không thấy có yếu tố nào có thể khiến EUR/USD biến động mạnh ngoại trừ trường hợp dữ liệu PCE lõi của Mỹ gây bất ngờ với thị trường (Được dự báo ở mức 0.3% so với tháng trước) và cặp tiền này có thể ổn định quanh mức 1.0850.
UBS: Niềm tin của các nhà đầu tư Thụy Sĩ cải thiện trong tháng 3
- 11.5 (trước đó: 10.2)
Tâm lý của các nhà đầu tư Thụy Sĩ được tiếp tục được cải thiện vào cuối Q1, phản ánh tình hình lạc quan ở thời điểm hiện tại. Có vẻ như việc Chủ tịch SNB Jordan từ chức vào tháng 9 tới không ảnh hưởng quá nhiều đến tâm lý thị trường vì 88% số người tham gia cuộc khảo sát kỳ vọng SNB sẽ duy trì định hướng chính sách tiền tệ hiện tại.