"Mũi nhọn” tập trung của Fed là kiểm soát lạm phát!
Lạm phát đã tăng vọt lên mức đỉnh gần 40 năm, hiện được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất mà Cục Dự trữ Liên bang phải đối mặt ngay bây giờ, Thống đốc Fed Lael Brainard cho biết trong các phát biểu chuẩn bị cho cuộc điều trần tại Thượng viện về việc đề cử bà Lael trở thành phó chủ tịch ngân hàng trung ương Hoa Kỳ.
"Chúng tôi đang chứng kiến sự phục hồi mạnh nhất về tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh nhất so với bất kỳ sự phục hồi nào trong 5 thập kỷ qua", bà Brainard cho biết trong các bình luận được gửi tới Ủy ban Ngân hàng Thượng viện hôm thứ Năm. "Nhưng lạm phát quá cao và những người đang làm việc trên khắp đất nước lo ngại về việc tiền lương của họ sẽ được gia tăng bao nhiêu. Chính sách tiền tệ của chúng tôi tập trung vào việc giảm lạm phát xuống 2% trong khi duy trì sự phục hồi cho tất cả mọi người. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng tôi.
EUR/JPY có thể sẽ gia tăng trong ngắn hạn
Tỷ giá EUR/JPY mở rộng đà tăng trong phiên thứ ba liên tiếp, hiện tại đang giao động quanh 131.50 trong hôm nay.
Việc vượt qua mức đỉnh đầu năm sẽ cho phép thị trường tăng giá hơn nữa.
Áp lực từ phe Bò có thể khiến tỷ giá nhắm mục tiêu lên mức cao nhất năm 2022 là 131.60 (ngày 5/1), ngay trước mức Fibo (mức giảm từ tháng 10 đến tháng 12) là 132.17 và đỉnh của tháng 11 là 132.53 (ngày 4/11).
USD tìm kiếm “trạm dừng chân” sau khi lao dốc - ING
Theo các nhà phân tích tại ngân hàng ING, đồng Dollar có thể đã ổn định sau một đợt “siết chặt” mạnh vừa qua, có thể giúp giữ tỷ giá EUR/USD dưới 1.1500.
Trích dẫn chính:
“Việc lạm phát Mỹ tăng vọt lên 7% được thông báo rõ ràng đã là cơ hội “mua tin đồn, bán sự thật” cho các nhà đầu tư ngoại hối, với việc bán tháo đáng kể của phe Long USD gây ra sự suy yếu trên diện rộng. Việc tỷ giá EUR/USD bứt phá kỹ thuật cao hơn có thể sẽ gây thêm áp lực lên đồng bạc xanh trong các đợt giao giá khác: liệu ngưỡng kháng cự 1.1500 có được giữ là chìa khóa cho những nhà đầu tư phe Bò cho Dollar vào lúc này”.
“Chúng tôi vẫn cho rằng xu hướng sụt giảm của Dollar sẽ không kéo dài và chúng tôi thấy có khả năng phục hồi vào cuối tuần này, khi Fed thắt chặt sắp xảy ra và để củng cố quan điểm xung quanh đợt tăng lần thứ tư của Fed vào năm 2022”
BoK có thể giữ nguyên lãi suất - UOB
Nhà kinh tế tại Tập đoàn UOB Lee Sue Ann cho rằng Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) có thể sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 1.00% tại cuộc họp vào thứ Sáu.
Những nội dung chính
“BoK cho biết tỷ lệ chuẩn vẫn dưới mức trung bình. Để ngăn chặn sự suy thoái mạnh của nền kinh tế, chúng tôi tiếp tục dự kiến đợt tăng lãi suất 25 điểm cơ bản tiếp theo trong quý 1 năm 2022, có thể là vào tháng Hai.”
"Nếu lạm phát lan diện rộng , BoK có thể phải tăng lãi suất thêm 25-50 điểm cơ bản trong khoảng thời gian từ cuối năm 2022 đến năm 2023"
Phó Chủ tịch của ECB: Có lẽ lạm phát sẽ không nhất thời như dự báo
Trong hôm nay, phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Luis de Guindos cho biết nền kinh tế châu Âu đang dần quen với virus Covid, theo báo cáo của Reuters.
“Có lẽ lạm phát sẽ không nhất thời như dự báo chỉ vài tháng trước,” Ông de Guindos lưu ý nhưng cũng chia sẻ thêm rằng hy vọng lạm phát sẽ ở dưới mức mục tiêu của ECB vào năm 2023 và 2024.
Phản ứng thị trường
Những nhận xét này dường như không có tác động đáng chú ý đến hoạt động của đồng tiền chung so với các đối thủ. Hiện tại, cặp EUR/USD đã tăng 0.17% trong ngày ở mức 1.1460.
SNB cho biết đã thử nghiệm thành công việc sử dụng tiền kỹ thuật số
Thử nghiệm mới nhất có thể khiến sự ra đời tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương tiến thêm một bước gần hơn ở Thụy Sĩ. SNB nói rằng họ đã tích hợp các loại tiền kỹ thuật số vào hệ thống thanh toán và sử dụng chúng trong các giao dịch mô phỏng liên quan đến UBS, Credit Suisse, Goldman Sachs và Citigroup.
Thử nghiệm cho thấy giao dịch có thể thực hiện ngay lập tức các khoản thanh toán, từ 100,000 CHF đến 5 triệu CHF, loại bỏ rủi ro đối tác.
EURUSD tiến sát cụm kháng cự quan trọng trước sự suy yếu của USD
Cặp tiền này đang tăng phiên thứ 3 liên tiếp, phá vỡ kênh giá giảm và đang tìm đường tăng lên kiểm tra hai kháng cự gần nhau là đường Fibonacci 50% của đợt tăng 2020-2021 và đường MA 100 ngày đang giảm. Chỉ báo RSI cho thấy động lực tăng vẫn chưa kết thúc, nhưng cũng đang khá gần với vùng quá mua. Sau cụm kháng cự này, EURUSD có thể hướng đến vùng 1.17.
ECB: Omicron sẽ tăng biến động trong tăng trưởng kinh tế
Theo bản tin kinh tế ECB mới nhất:
- Tác động của Omicron rất khó đoán
- Nguồn cung tắc nghẽn, giá hàng hóa tăng, bùng phát chủng Omicron tiếp tục đè nặng lên triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong ngắn hạn
- Tăng trưởng khu vực đồng Euro đang chậm lại nhưng dự kiến sẽ tăng mạnh trở lại trong năm nay
Ngoại trưởng Anh: Sẽ bảo vệ nghị định thư Bắc Ireland
Theo bà Liz Truss:
- Rất chào đón ông Maros Sefcovic có một cuộc nói chuyện mang tính xây dựng
- Ưu tiên của bà là bảo vệ nghị định thư Bắc Ireland
Các bình luận của và Truss được đưa ra trước cuộc họp hôm thứ Năm, bà sẽ tiếp đón ủy viên Liên minh Châu Âu Maros Sefcovic, trong cuộc hội đàm liên quan đến các vấn đề hậu Brexit.
Đô la suy yếu, GBPUSD kiểm tra đường MA 200 ngày
Đồng bạc xanh tiếp tục suy yếu sau báo cáo CPI, và GBP là một trong những đồng tiền tận dụng điều này tốt nhất. GBPUSD lúc này đang kiểm tra đường MA 200 ngày tại 1.3740, sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ cuối tháng Mười. Nhìn chung, có vẻ sẽ cần một đợt điều chỉnh nhẹ, vì hiện tại RSI đã vào quá mua, sau đó cặp tiền có thể thực sự bứt phá.
Sắc đỏ bao trùm chứng khoán châu Âu phiên giao dịch thứ Năm
Các chỉ số chứng khoán châu Âu phần lớn đều đang giảm đầu phiên hôm nay, sau báo cáo lạm phát kỷ lục tại Mỹ:
- Chỉ số DAX giảm 0.26%
- Chỉ số FTSE giảm 0.45%
- Chỉ số Ibex tăng 0.1%
- Chỉ số Euro 50 giảm 0.11%
- Chỉ số Stoxx 600 giảm 0.2%
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la vẫn đang chịu rất nhiều áp lực sau phiên hôm qua giảm sâu, giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tháng. Nhìn chung, triển vọng của USD về mặt kỹ thuật lúc này là không tốt, khi đã phá khỏi kênh giá tăng. Tuy vậy, sự hawkish của Fed có thể là đấng cứu rỗi cho USD trong tương lai gần:
- Chỉ số DXY giảm 0.26% xuống 94.74
- EUR tăng 0.27%
- GBP tăng 0.34%
- AUD tăng 0.36%
- NZD tăng 0.46%
- JPY tăng 0.2%
- CHF tăng 0.17%
- CAD tăng 0.3%
Vàng giảm nhẹ xuống 1,824, chờ đợi lên kiểm tra 1,833. Dầu WTI giảm 0.33% xuống 82.44.
Vàng tiến sát kháng cự "không đội trời chung" sau bốn phiên tăng liên tiếp
Hôm nay, vàng chưa có nhiều thay đổi tại mức 1,826, rất gần với vùng kháng cự cứng đầu 1,830/35 đã chặn đà tăng phần lớn nửa sau năm 2021. Đồng đô la suy yếu là xúc tác chính khiến vàng tăng mạnh trong thời gian gần đây. Vàng sẽ kiểm tra vùng kháng cự này lần thứ hai trong năm, sau phiên chào 2022 (kết quả là giảm sâu). Về mặt kỹ thuật, các tín hiệu khá trung lập, nhưng tâm lý giao dịch tại vùng này có thể đạp mạnh vàng.
Ngân hàng UOB có nhận định gì về NZDUSD?
Theo UOB, sau hai phiên gần đây, động lực giảm của NZDUSD có vẻ như đã không còn. Trong khi UOB kỳ vọng NZD giao dịch trong vùng 0.6735/0.6835, cặp tiền này bật tăng mạnh và chạm 0.6864, cho thấy cặp tiền có thể tăng mạnh hơn nữa. Kháng cự tiếp theo cho cặp tiền này sẽ ở mức 0.6885. Nếu phá hỗ trợ 0.6785, sẽ phải đánh giá lại quan điểm.
Số liệu từ CME cho thấy dư địa tăng của dầu là vẫn còn!
Số hợp đồng open interest dầu thô hôm nay tiếp tục tăng thêm 22.6 nghìn, còn khối lượng giao dịch cũng tăng 46.7 nghìn. Dầu thô tiếp tục tích lũy sau khi bật tăng khỏi vùng $80. Cùng với lượng open interest và volume tăng, dư địa của dầu vẫn là rất lớn, tuy nhiên, phe mua vẫn sẽ rất cẩn trọng, khi chỉ báo RSI tiến sát vùng quá mua.
Chủ tịch Fed Philadelphia: Tôi sẽ sẵn sàng cho hơn ba lần tăng lãi suất trong năm nay nếu điều đó là bắt buộc!
Ông Harker đã có ba lần tăng lãi suất và sẵn sàng cho đợt đầu tiên bắt đầu vào tháng 3
- Lạm phát 7% là "rất cao, rất xấu"
- Chúng ta có thể làm điều gì đó .. bằng cách tăng lãi suất
- Sẽ ít ủng hộ tăng lãi suất hơn nếu lạm phát thực sự bắt đầu giảm
- Hiện có ba đợt tăng lãi suất trong năm nay, bắt đầu từ tháng 3
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Phiên giao dịch ảm đạm sau số liệu CPI!
Một phiên giao dịch không mấy biến động sau khi số liệu CPI tại Mỹ được công bố tối qua. Chỉ số DXY đã chững lại đôi chút tại mốc 94.96 sau khi giảm mạnh phiên hôm trước.
- Tỷ giá GBP/USD tăng 0.13% lên 1.3715.
- Đồng Kiwi tăng 0.15% lên 0.6857.
- Cặp USD/JPY giảm nhẹ 0.07% xuống 114.55.
Tăng trưởng GDP Trung Quốc 2022 được dự báo ở mức 5.5%!
Trung tâm Khoa học Dự báo của Học viện Khoa học Trung Quốc dự báo tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc năm nay dự kiến vào khoảng 5.5% từ mức 8.2% vào năm 2021
Họ dự báo tăng trưởng GDP từng quý trong năm 2022 như sau:
- 5.2% quý 1
- 5.5% quý 2
- 5.6% quý 3
- 5.7% quý 4
Coinbase có kế hoạch mua sàn giao dịch phái sinh FairX.
Coinbase chỉ đứng sau Binance về khối lượng giao dịch tiền điện tử giao ngay.
FairX là một sàn giao dịch phái sinh có trụ sở tại Chicago với kinh nghiệm thị trường retail đáng kể. Thương vụ này dường như sẽ cho phép Coinbase mở rộng hoạt động bằng cách cung cấp cho khách hàng quyền giao dịch một số hợp đồng tương lai tiền điện tử nhất định trên nền tảng do CFTC quản lý.
Tokyo xác nhận việc tăng mức độ cảnh báo về COVID!
Tokyo đã xác nhận việc tăng mức độ cảnh báo COVID lên mức cao thứ 2. Đây là tin tức khá tiêu cực trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tại Nhật Bản đang diễn biến xấu.
Công ty vận tải biển Maersk cảnh báo tình trạng tắc nghẽn cảng đang tiếp diễn!
Công ty vận tải biển Maersk đưa ra bình luận:
- “Đại dịch vẫn đang diễn ra mạnh mẽ và thật không may, chúng tôi đang chứng kiến những đợt bùng phát mới ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển hàng hóa của chúng tôi. Dịch bệnh nói chung vẫn ở mức cao khi các cảng quan trọng ở các khu vực quan trọng đang chứng kiến những kỷ lục mới về COVID ”.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết sẽ nhanh chóng xem xét mở rộng các biện pháp chống COVID!
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Matsuno cho biết mọi yêu cầu mở rộng các biện pháp chống COVID sẽ được xem xét nhanh chóng. Như với hầu hết các nơi khác (ngoại trừ những nơi đã xảy ra cao điểm, chẳng hạn như Nam Phi), số ca nhiễm mới ở Nhật Bản đang tiếp tục tăng.
WTI đã tăng lên mức $83, đạt mức cao nhất kể từ tháng 11.
WTI đã tăng lên mức $83, đạt mức cao nhất kể từ tháng 11, sau khi EIA báo cáo rằng tồn kho dầu thô của Mỹ giảm mạnh 4.55 triệu thùng trong tuần trước - xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2018. Lượng hàng tồn tại kho Cushing cũng giảm. Trước đó, IEA cho biết lượng cầu dầu toàn cầu sẽ mạnh hơn dự kiến do kỳ vọng tình trạng lây nhiễm biến thể Omicron nhẹ hơn.
James Bullard "nhìn thấy" bốn lần tăng lãi suất của Fed vào năm 2022 thay vì ba lần.
James Bullard "nhìn thấy" bốn lần tăng lãi suất của Fed vào năm 2022 thay vì ba lần. Quan trọng nhất là cần bắt đầu "sớm còn hơn muộn" để tránh phải hành động quyết liệt hơn nếu lạm phát không thể điều chỉnh phù hợp với kế hoạch của Ngân hàng Trung ương, giám đốc St. Louis trả lời WSJ. Thống đốc Lael Brainard cho biết việc đưa lạm phát trở lại mức 2% trong khi duy trì sự phục hồi toàn diện là nhiệm vụ "quan trọng nhất" của Fed. Bà đã đưa ra các ghi chú đã chuẩn bị trước đó của mình trong phiên điều trần tại Thượng viện hôm thứ Năm về việc đề cử bà vào ghế Phó chủ tịch.
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi báo cáo lạm phát làm tăng cường thêm các kêu gọi tăng lãi suất.
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi báo cáo lạm phát làm tăng cường thêm các kêu gọi tăng lãi suất. Giá cổ phiếu tăng tại Úc, mtuy nhiên giảm tại Nhật Bản và Hàn Quốc ở mức dao động. Hợp đồng tương lai cổ phiếu châu Âu tăng, trong khi hầu hết các hợp đồng của Hoa Kỳ giảm. Đồng USD và lợi tức điểm chuẩn của Kho bạc tăng. Dầu tăng giá. Bitcoin giảm xuống dưới $44,000 sau khi có cú tăng vọt trong một đêm khi các con số về lạm phát làm dấy lên cuộc tranh luận về việc liệu đây có phải là mức phòng ngừa lạm phát hay không.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD suy yếu sau khi chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ được công bố.
Đồng USD sụt giá nhẹ khi chỉ số DXY giảm 0.02% xuống mức 94.964, sau khi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ được công bố.
- GBP/USD tăng 0.14% lên 1.3716.
- Cặp EUR/USD tăng nhẹ 0.02% lên 1.1444.
- Tỷ giá USD/JPY giảm 0.04% xuống 114.58.
- Hai đồng Antipodean dao động quanh ngưỡng mở cửa.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết Nga là nguyên do cho sự thiếu hụt nguồn cung về nguyên liệu khí đốt ở châu Âu.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết Nga là nguyên do cho sự thiếu hụt nguồn cung về nguyên liệu khí đốt ở châu Âu.
- Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế Fatih Birol cho biết: “Chúng tôi tin rằng những yếu tố quan trọng về việc thắt chặt thị trường khí đốt ở châu Âu đều liên quan đến các hành động của Nga", đồng thời nhấn mạnh rằng dòng khí đốt thấp từ Nga đến châu Âu hiện nay xảy ra trùng hợp với những căng thẳng địa chính trị gia tăng đối với Ukraine.
- Công ty khí đốt Nga Gazprom đã giảm 25% lượng xuất khẩu sang châu Âu so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 4 năm 2021 mặc dù giá thị trường đang ở mức cao và doanh số bán giao ngay giảm, trong khi các nhà xuất khẩu khác đều tăng. Birol nói thêm "Thâm hụt lưu trữ hiện tại ở Liên minh châu Âu phần lớn là do Gazprom."
Đan Mạch sẽ cung cấp vắc-xin Coronavirus thứ tư cho những người có nguy cơ dễ bị tổn thương nhất.
Đan Mạch sẽ cung cấp vắc-xin Coronavirus thứ tư cho những người có nguy cơ dễ bị tổn thương nhất. Nước này sẽ nới lỏng hơn nữa các hạn chế vào cuối tuần này.
- Tỷ lệ nhập viện và tử vong đã ổn định mặc dù số ca bệnh vẫn tăng cao.
- Liều vắc xin thứ tư sẽ được tung ra cho những công dân dễ bị tổn thương nhất vào cuối tuần này. Các cơ quan y tế cũng cân nhắc việc tiêm mũi thứ tư cho người cao tuổi và những người ở viện dưỡng lão.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 12/1: Chứng khoán Mỹ tăng khi mức lạm phát tăng nhanh được cho thấy gần như phù hợp với kỳ vọng của thị trường.
Chứng khoán Mỹ tăng khi một báo cáo cho thấy mức lạm phát tăng nhanh nhất trong khoảng bốn thập kỷ gần như phù hợp với kỳ vọng của thị trường, các nhà giao dịch tiếp tục đặt cược vào việc tăng lãi suất vào tháng Ba. Phản ứng của thị trường trái phiếu đối với dữ liệu lạm phát khá im lặng, một phần là do lợi suất đã tăng mạnh kể từ đầu năm, theo đó các nhà giao dịch sẵn sàng cho việc Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu tăng lãi suất. Fed cho biết trong cuộc khảo sát Beige Book của mình, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng với tốc độ khá khiêm tốn ở những tuần cuối của năm ngoái, nhưng các doanh nghiệp đã hạ mức kỳ vọng về sự tăng trưởng ở một số nơi.
-
Chỉ số S&P 500 tăng 0.3%, dẫn đầu bởi các công ty hàng hóa và bán lẻ.
-
Chỉ số Nasdaq 100 tăng 0.4%.
Giá dầu thô tại Mỹ tăng 1.9% lên $82.75/thùng.
Giá vàng tăng 0.5% lên $1,827/ounce.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD sụt giá khi chỉ số DXY giảm 0.6%, mức tệ nhất kể từ tháng Năm.
-
Cặp EUR/USD tăng 0.7% lên 1.1449.
-
GBP/USD tăng 0.6% lên 1.3711.
-
Tỷ giá USD/JPY tăng 0.7% lên 114.52.
Sự sụt giảm của USD là điều đã được dự đoán từ trước!
Sự suy yếu của đồng USD sau khi dữ liệu CPI được công bố trong ngày hôm nay là điều dễ hiểu. Đà tăng của USD dường như đã mất trước khi báo cáo CPI được công bố. Khi sự kiện trọng yếu đã đạt kỳ vọng của thị trường, đã khiến giới đầu tư đẩy đồng USD xuống sâu hơn sau khi DXY phá vỡ vùng hỗ trợ xung quanh vùng 95.5
Trong lịch sử, đồng USD có xu hướng đạt đỉnh trước lần tăng lãi suất đầu tiên. Vì vậy có thể nói, sự suy yếu của đồng USD là có thể được dự đoán trước.
Phố Wall khởi sắc, thị trường trái phiếu "nhuốm máu".
Thị trường chứng khoán Mỹ leo thang sau dữ liệu CPI đạt kỳ vọng của thị trường. Trong đó, chỉ số Nasdaq bật tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp đạt 15,970 điểm (tăng 0.8%), tiếp đó là chỉ số S&P500 và Dow Jones tăng lần lượt là 0.61% và 0.46%.
Thị trường trái phiếu biến động giảm nhẹ khi giới đầu tư đang lo ngại về các đợt tăng lãi suất sắp tới của Fed. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 0.4%, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm giảm 0.33%.
Bên cạnh đó, sức ép của đồng USD trên thị trường tiền tệ đã dễ thở hơn phần nào. Chỉ số DXY giảm nhẹ, các đồng tiền chính đều có sắc xanh trở lại
- AUD tăng 0.79%
- NZD tăng 0.60%
- CHF tăng 0.49%
- CAD tăng 0.49%
- EUR tăng 0.38%
Vàng và dầu có biến động tương đồng thị trường tiền tệ khi tăng lần lượt là 0.11% và 1.19%.
Lạm phát tại Hoa Kỳ đánh dấu đà tăng hằng năm nhanh kỷ lục từ năm 1982
Giá tiêu dùng của Mỹ 2021 đã tăng cao nhất trong gần 4 thập kỷ, minh họa cho lạm phát nóng tạo tiền đề cho Fed bắt đầu tăng lãi suất ngay từ tháng Ba
Theo dữ liệu của Bộ Lao động công bố hôm thứ Tư, chỉ số CPI tăng 7% vào năm 2021. Thước đo lạm phát được đã tăng 0.5% so với tháng 11, vượt dự báo.
Morgan Stanley: BoC sẽ tăng lãi suất ngay trong tháng này
Morgan Stanley (MS) đưa ra những kỳ vọng diều hâu cho cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 1 của NHTW Canada (BoC) đồng thời dự báo một đợt tăng lãi suất bất ngờ sẽ thúc đẩy đồng Đô la Canada (CAD). Ngân hàng nhấn mạnh số liệu việc làm tăng mạnh gần đây là yếu tố chính đằng sau sự đồng thuận này.
Song song với đó là việc Fed chuyển hướng sang thắt chặt hơn như MS nói, “Việc Fed chuyển hướng sang lập trường diều hâu sẽ ảnh hưởng đến lợi suất thực của Canada - Canada liên quan đến lạm phát 10 năm ở mức cao sau đại dịch COVID. Ngược lại, lợi suất thực cao hơn ở Canada sẽ hỗ trợ đồng CAD khi giá dầu tiếp tục leo thang cao hơn so với dự báo giá dầu Brent 90 tỷ USD/thùng trong quý 3 của chúng tôi."
Trung Quốc: Lạm phát đang dần hạ nhiệt
Lạm phát tiêu dùng tại Trung Quốc hạ nhiệt vào tháng 12 khi chính phủ can thiệp để giữ giá nguyên vật liệu.
Dữ liệu được công bố trước đó trong ngày cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 1.5% YoY thấp hơn so với mức 2.3% vào tháng 11
Dữ liệu cũng cho thấy rằng chỉ số giá sản xuất (PPI) đã tăng 10.3%, thấp hơn mức tăng trưởng 12.9% của tháng 11. Tăng trưởng chậm lại ở cả hai chỉ số cho thấy áp lực lạm phát hạ nhiệt khi chính phủ vào cuộc để kiềm chế giá nguyên liệu thô tăng cao và giải quyết tình trạng thiếu điện.
EUR/USD đang gặp khó khăn quanh mốc 1.1380
Sau đà tăng mạnh vào thứ Ba, cặp tiền đang gặp ngưỡng kháng cự trong biên độ 1.1375/80.
Khả năng tăng cao hơn nữa nếu khu vực này bị vượt qua. Trên khu vực này, áp lực bán sẽ giảm dần và tỷ giá được hỗ trợ mức tăng thêm lên 1.1400 và hơn thế nữa trong tương lai không xa.
Triển vọng tiêu cực trên diện rộng đối với EUR/USD được xem là không thay đổi khi nằm dưới đường SMA 200 ở mức 1.1735.
Trung Quốc đình chỉ nhiều chuyến bay đến Hoa Kỳ, tiếp tục giảm lượng nhập cảnh.
Trung Quốc vào hôm thứ Tư đã ra lệnh đình chỉ thêm sáu chuyến bay đến Hoa Kỳ trong những tuần tới sau khi lượng hành khách tăng đột biến có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, khiến 70 chuyến bay của hãng này bị hủy trong năm nay trong một lịch trình đã bị cắt giảm đáng kể.
Từ ngày 24/1, cơ quan quản lý hàng không cho biết họ sẽ đình chỉ hai chuyến bay của United Airlines từ San Francisco đến Thượng Hải, sau khi bảy hành khách có kết quả dương tính trên một chuyến bay gần đây.
Hãng cũng sẽ đình chỉ bốn chuyến bay của China Southern Airlines từ Los Angeles đến Quảng Châu từ tuần 31/1, một động thái cũng sẽ ảnh hưởng đến các chuyến bay khứ hồi vào tháng Hai.
Tuần trước, Hồng Kông, một trung tâm vận tải lớn, đã thông báo lệnh cấm trong hai tuần đối với các chuyến bay đến từ 8 quốc gia, bao gồm cả Anh và Mỹ.
Hồ sơ xin vay thế chấp của Hoa Kỳ tăng mạnh
Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp cho tuần kết thúc vào ngày 7/1/2022 cho thấy chỉ số Hồ Sơ Xin Vay Thế Chấp của Hoa Kỳ tăng 1.4% so với -5.6% trong tuần trước.
Cụ thể:
• Chỉ số thị trường tăng lên 580.6 so với 572.8 trước đó.
• Chỉ số mua hàng cũng tăng 5 điểm cơ bản lên 283.4.
• Chỉ số tái cấp vốn 2,349.8 so với 2,351.3 trong tuần trước.
• Lãi suất thế chấp 30 năm đạt 3.52% so với 3.33% trước đó.
Dầu thô WTI lạc quan sau khi bứt phá trên 80 USD.
Dầu tăng 0.4% lên khoảng 81.50 Dollar trong ngày hôm nay. Giá dầu vượt qua nỗi sợ omicron để bắt đầu năm mới và việc bứt phá trên 80 USD vào ngày hôm qua.
Tỷ giá đã mức đỉnh chạm vào 81.99 USD trước khi giảm trở lại khoảng 81.50 USD tại thời điểm hiện tại.
Động thái tiếp theo sẽ phụ thuộc vào báo cáo CPI của Hoa Kỳ vào cuối ngày hôm nay nhưng nếu giá có thể giữ trên 80 Dollar, thì có nhiều khả năng giá dầu sẽ bắt đầu theo đuổi mức cao nhất trong tháng 10 và tháng 11 năm ngoái quanh 85 USD.
AUD/USD chờ đợi dữ liệu CPI của Hoa Kỳ
Tỷ giá AUD / USD vẫn bị giới hạn dao động trong một biên độ hẹp trong suốt nửa đầu của phiên giao dịch châu Âu trên mốc 0.7200.
Số liệu lạm phát thấp hơn dự kiến của Trung Quốc hóa ra lại là yếu tố chính đóng vai trò như một cơn gió ngược chiều đối với đồng Dollar Úc. Điều này cũng chỉ ra rằng, một giai điệu “risk-on” xung quanh thị trường chứng khoán đưa ra hỗ trợ cho AUD.
Mặt khác, đồng Dollar Mỹ đã bị đè nặng bởi những bình luận bớt diều hâu hơn của Chủ tịch Fed Jerome Powell vào thứ Ba và sự sụt giảm gần đây của lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư dường đang chờ đợi số liệu lạm phát tiêu dùng của Hoa Kỳ. Dữ liệu sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến động lực giá USD và cung cấp động lực mới cho cặp AUD/USD.
Indonesia: Niềm tin của người tiêu dùng vẫn mạnh mẽ vào năm 2021 - UOB
Nhà kinh tế Enrico Tanuwidjaja tại UOB Group nhận xét về các số liệu Niềm tin của Người tiêu dùng tại Indonesia.
Các trích dẫn chính:
“Niềm tin của người tiêu dùng Indonesia giảm nhẹ vào tháng 12/2021 xuống 118.3, giảm 0.2 điểm so với mức kỷ lục của tháng 11/2021 là 118.5. Chỉ số này giảm nhẹ là do sự xuất hiện của các trường hợp COVID-19 Omicron đã ảnh hưởng đến điều kiện kinh tế hiện tại.”
“Chỉ số Điều kiện Kinh tế Hiện tại đạt mức cao nhất là 99.9 vào tháng 12/2021 so với 91.8 vào tháng 10/2021. Động thái này được hỗ trợ bởi sự phục hồi của nền kinh tế và thu nhập của người dân cùng với sự tăng tốc của chương trình tiêm chủng COVID-19 và việc tiếp tục về việc thực hiện hạn chế di chuyển ở một số khu vực ở Indonesia. ”
“Chỉ số Kỳ vọng Điều kiện Kinh tế dự kiến sẽ tăng trong tương lai bất chấp sự xuất hiện của các trường hợp Omicron cùng với sự phục hồi trong một số lĩnh vực kinh tế. Quan điểm hiện tại là chúng tôi lạc quan rằng Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng cường, được hỗ trợ bởi điều kiện kinh tế hiện tại như việc tăng tốc chương trình tiêm chủng Covid-19 cũng như việc tiếp tục áp dụng biện pháp hạn chế di chuyển (PPKM) do chính phủ áp dụng và việc thực hiện quy trình y tế ở những nơi công cộng để hạn chế sự lây lan của vi-rút COVID-19.”
Dữ liệu Sản xuất công nghiệp tháng 11 của Eurozone cao gấp 4 lần kỳ vọng!
Dữ liệu mới nhất do Eurostat phát hành ngày 12/1/2022 chỉ ra số liệu sản xuất công nghiệp tháng 11 của Eurozone tăng +2.3%, hơn 4 lần kỳ vọng là 0.5%.
Trong khi đó số liệu cũ của tháng 10 được sửa đổi thành -1.3% từ 1.1%, khiến mức tăng giảm xuống còn -1.5% so với 0.6% như dự báo.
Điều này cũng để lại lực cản cho báo cáo hàng năm, vốn giảm mạnh do vốn sản xuất giảm 9.8% - tuy nhiên được, bù lại mức tăng 4.4% của hàng tiêu dùng lâu bền và mức tăng 6.1% đối với hàng tiêu dùng không lâu bền.