Chứng khoán Mỹ đầu phiên giao dịch chào tuần mới đầy "sóng gió"
Phố Wall chào tuần mới với phiên giao dịch chìm trong sắc đỏ khi các nhiễm biến chủng Omicron đang gia tăng mạnh tại Mỹ. Trung Quốc vẫn là một mối lo ngại chính bởi việc đóng cửa kinh tế có thế ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Chỉ số Dow giảm -1.39% tương đương -510 điểm
- S&P500 và Nasdaq giảm -1.31% tương đương -60 điểm và -220 điểm.
Dầu thô tiếp tục giảm -4% về mốc $67.63/thùng. Vàng biến động nhẹ, giao dịch quanh mốc $1795/oz.
Trên thị trường tiền tệ, đồng JPY trong tuần qua vẫn là lựa chọn ưa thích của các nhà đầu tư, tăng 1.35%. Tuy nhiên, sức mạnh của EUR đã nhanh chóng vươn lên áp đảo, là đồng tiền mạnh nhất tăng 2.88%. Đồng tiền có sức mạnh đối lập hoàn toàn là NZD khi giảm -2.02%.
Đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ đang dần dốc hơn. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 1.00 điểm cơ bản về 1.392%, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm giảm 2.7 điểm cơ bản về 1.150%
Phần lớn người Anh không tin vào việc Boris Johnson sẽ tái đắc cử Thủ tướng.
Cuộc thăm dò mới nhất của Ipsos Mori cho thấy phần lớn người ở Vương quốc Anh nghĩ rằng Boris Johnson sẽ không có làm thủ tướng vào cuối năm 2022, điều này đã được công bố trong vài tuần qua và cũng không có gì là ngạc nhiên.
Bất ổn chính trị gần như luôn có tác động tiêu cực đối với tiền tệ của một quốc gia, nhưng có nhiều người sẽ cho rằng sự ra đi của Johnson là một điều tích cực. Và với Rishi Sunak, 1 con người được cả thành phố yêu thích, có lẽ sẽ là điều tích cực khiến đồng GBP bật tăng mạnh mẽ.
Thủ tướng Anh: Sẽ không chần chừ để đưa ra các biện pháp cần thiết cho con người và nền kinh tế.
Khi được hỏi về khả năng duy trì các biện pháp hạn chế Covid, phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Johnson cho biết, "Tại thời điểm này chúng tôi vẫn đang theo dõi các dữ liệu một cách chặt chẽ"
"Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ không chần chừ đưa ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng của con người và sức khỏe nền kinh tế"
"Chúng tôi sẽ sát sao theo dõi và trao đổi với các doanh nghiệp để làm sao có thể hỗ trợ kịp thời và tốt nhất"
Centeno của ECB: Lạm phát vẫn còn là một ẩn số.
Vào hôm nay, thành viên hội đồng quản trị ECB M.Centeno cho biết rằng có sự không chắc chắn về lạm phát cần phải được theo dõi thêm, nhưng bác bỏ ý kiến cho rằng các lệnh hạn chế mới do Covid-19 tại châu Âu sẽ gia tăng lạm phát."
Bình luận của ông được đưa ra sau khi một số nguồn tin cho rằng, các nhà hoạch định chính sách của ECB đã đưa ra những tác động trong cuộc họp tuần trước để ngân hàng thừa nhận rủi ro đang tăng cao hơn đối với dự báo lạm phát của mình, nhưng đã bị nhà kinh tế trưởng Philip Lane của ECB từ chối .
Moderna: Liều tăng cường sẽ giúp bảo vệ trước Omicron
Moderna Inc cho biết hôm thứ Hai rằng một liều tăng cường của vắc-xin COVID-19 của họ dường như có khả năng bảo vệ chống lại biến thể Omicron lây lan nhanh trong phòng thí nghiệm và rằng phiên bản vắc-xin hiện tại sẽ tiếp tục là "tuyến phòng thủ đầu tiên của Moderna chống lại Omicron".
Hãng tin Reuters đưa tin, nhà sản xuất vắc xin cho biết chính sách của công ty hiện sẽ tập trung vào mRNA-1273. Công ty vẫn có kế hoạch phát triển một loại vắc xin đặc biệt để bảo vệ chống lại Omicron, loại vắc xin này hy vọng sẽ được đưa vào thử nghiệm lâm sàng vào đầu năm tới.
Tiến sĩ Paul Burton, Giám đốc Y tế của Moderna, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Những gì chúng tôi có ngay bây giờ là 1273. "Nó có hiệu quả cao và cực kỳ an toàn. Tôi nghĩ nó sẽ bảo vệ mọi người trong kỳ nghỉ lễ sắp tới và trong những tháng mùa đông này, khi chúng ta sẽ chứng kiến tình huống nghiêm trọng nhất đến từ Omicron."
Trung Quốc: Nới lỏng từng phần đang là chính sách hiện tại - ABN AMRO
Arjen van Dijkhuizen, Chuyên gia kinh tế cao cấp tại ABN AMRO, chia sẻ rằng ngân hàng Trung Quốc đã bất ngờ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên cho khoản vay 1 năm 5 điểm cơ bản xuống 3.80% kể từ cú sốc covid-19 đầu tiên vào đầu năm 2020.
Trích dẫn chính
"Điều này sẽ đồng nghĩa với việc giảm nhẹ chi phí cấp vốn cho các doanh nghiệp Trung Quốc, vì lãi suất cơ bản cho vay 1 năm đóng vai trò là tiêu chuẩn cho phần lớn các khoản vay doanh nghiệp. Lãi suất cơ bản cho vay 5 năm - một tiêu chuẩn cho lãi suất thế chấp - không thay đổi , ở mức 4.65%. "
"Việc cắt giảm nhỏ này phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi về việc nới lỏng chính sách từng phần để ổn định tăng trưởng. Với những rủi ro còn lại từ bất động sản và chính sách covid-19 / omicron, việc không hành động chính sách có nghĩa là tăng trưởng cả năm vào năm 2022 sẽ giảm xuống dưới mục tiêu của Bắc Kinh. "
Thành phố Thành Đô đã thu hồi hai lô đất từ Tập đoàn Evergrande của Trung Quốc
Thành phố Thành Đô đã lấy lại hai lô đất từ Tập đoàn Evergrande Trung Quốc, động thái mới nhất của nhà chức trách nhằm thu giữ tài sản từ nhà phát triển bất động sản thiếu tiền mặt.
Cơ quan quy hoạch đất đai ở thành phố phía tây nam cho biết họ đang nắm quyền kiểm soát các mảnh đất, tổng diện tích hơn 300.000 mét vuông, vì Evergrande đã không phát triển các lô đất này sau khi nắm giữ trong hơn một thập kỷ.
Chính phủ Trung Quốc đang kêu gọi các “phát súng” nhắm vào Evergrande sau khi gã khổng lồ bất động sản này bỏ lỡ các khoản thanh toán cho hai trái phiếu ở nước ngoài, kích hoạt một cuộc tái cơ cấu để giải quyết khoản nợ hơn 300 tỷ USD của mình.
Tỷ giá USD/JPY trầm lặng chờ đợi động thái từ phố Wall
Bất chấp sức mạnh của USD được cải thiện, cặp USD/JPY đóng cửa không đổi vào thứ Sáu và bắt đầu tuần mới một cách bình tĩnh. Với dòng tiền trú ẩn an toàn thống trị thị trường tài chính vào thứ Hai, cặp tiền này đang gặp khó khăn để đưa ra xu hướng di chuyển mới.
Hiện tại cặp tiền đang dao động quanh 113.563 giảm nhẹ 0.12% so với ngày hôm qua.
Thêm nữa, Chỉ số chứng khoán toàn cầu lao dốc với chỉ số Nikkei 225 đã mất hơn 2%, S&P 500 Futures giảm 1.75% vào thứ Hai trước lo ngại lan rộng của Omicron.
Mặt khác, quốc hội Nhật Bản đã thông qua ngân sách trị giá 317 tỷ USD, sẽ bao gồm các khoản chi trả bằng tiền mặt cho các gia đình có trẻ em, để hỗ trợ nền kinh tế. Sự phát triển này dường như đang hạn chế mức tăng của đồng JPY mặc dù thực tế là trạng thái trú ẩn an toàn của đồng tiền này vẫn tạo ra hỗ trợ.
Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm hơn 1% và lợi suất giảm thêm có thể khiến cặp USDJPY chịu áp lực giảm giá mới trong phiên giao dịch Mỹ.
Nomura dự kiến lạm phát PCE tháng 11 sẽ tăng mạnh
Tập đoàn tài chính Nomura dự báo sẽ có một đợt tăng tốc mạnh hơn trong lạm phát PCE cốt lõi hàng tháng của tháng 11 trong khi hoạt động cơ bản cho Hoa Kỳ sẽ duy trì khả năng phục hồi, bao gồm cả NFP tháng 12.
Lịch kinh tế hôm nay sẽ không có gì nhiều, nhưng sẽ trở nên nhộn nhịp hơn cho đến giữa tuần này.
Các dữ liệu của Mỹ sẽ được công bố vào thứ 4 và thứ 5 tuần này: GDP quý 3, ước tính thứ 3, Niềm tin của người tiêu dùng, Doanh số bán nhà hiện tại, Yêu cầu thất nghiệp, Thu nhập và chi tiêu cá nhân, PCE giảm phát...
Dầu thô đang sụt giảm mặc cho các động thái của Libya.
Những lo ngại về thiếu hụt nhu cầu đối với dầu thô đang chiến thắng trong tâm lý của các nhà đầu tư, với giá dầu Brent và WTI đều giảm hơn 4%.
Ngay cả tin tức rằng Lực lượng Bảo vệ Cơ sở Dầu khí của Libya (PFG) đã chặn sản lượng dầu tại một số mỏ dầu bao gồm Sharara, Wafa và Hamada, cũng không thể tạo ra hỗ trợ cho tỷ giá.
OPEC+ tuân thủ sản xuất dưới mức mục tiêu vào tháng 11
OPEC + tuân thủ cắt giảm sản lượng dầu trong tháng 11 ở mức 117%, tăng từ 116% của tháng trước, hai nguồn tin từ tổ chức chia sẻ với Reuters, cho thấy mức sản xuất tiếp tục thấp hơn mục tiêu đã thống nhất.
Dữ liệu của Reuters cho thấy mức độ tuân thủ của 10 nước OPEC tham gia cắt giảm sản lượng đạt 122%, trong đó các nước ngoài OPEC tham gia đạt 107%.
ECB đang muốn thừa nhận rủi ro gia tăng của lạm phát– Reuters
Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) muốn thừa nhận rõ ràng về rủi ro tăng đối với lạm phát trong cuộc họp chính sách vào tuần trước. Tuy nhiên, điều này đã bị Nhà kinh tế trưởng Phillip Lane bác bỏ, theo báo cáo của Reuters.
Các thông tin được trích dẫn:
"Rất nhiều người muốn thừa nhận rủi ro tăng giá nhưng Philip Lane đã phủ nhận mạnh mẽ."
"Sau một cuộc tranh luận kéo dài, chúng tôi dường như đồng ý về một 'rủi ro tăng nhỏ', nhưng thậm chí điều này không được tìm thấy trong tuyên bố."
Chủ tịch ECB gần nhất Christine Lagarde đã thừa nhận như vậy khi bà nói rằng "có thể có rủi ro tăng" sau khi trả lời câu hỏi của phóng viên.
"Tuyên bố không hoàn toàn mang đầy đủ nội dung cuộc tranh luận của chúng tôi."
“Một số người đang đặt câu hỏi về chất lượng các dự báo của ECB, thứ mà vốn đã được điều chỉnh lớn trong nhiều năm.”
Gazprom không tổ chức bán khí đốt điện tử trong tuần này
Gazprom - tập đoàn năng lượng đa quốc gia thuộc sở hữu nhà nước của Nga vừa đưa ra thông báo cho biết họ không có kế hoạch tổ chức các phiên bán khí đốt giao ngay tại nền tảng bán hàng điện tử trong tuần này.
Lý do cho hành động này có thể bắt nguồn từ việc điện Kremlin đang quan tâm đến việc đảm bảo nguồn cung trong nước do cơn bão lạnh đang ập đến đối với nước Nga.
Ghế thống đốc Ngân hàng trung ương Đức đã có chủ mới!
Ông Joachim Nagel sẽ thay thế thống đốc Ngân hàng trung ương Đức đương nhiệm là ông Jens Weidmann kể từ năm sau.
Ông Weidmann sẽ từ chức vào cuối năm nay, sau khi bất ngờ từ chức khỏi ECB vào tháng Mười, vì lý do cá nhân
Thủ tướng Olaf Scholz đã đề cử ông Nagel cho vị trí này và nhận được sự chấp thuận từ bộ Tài chính.
Chứng khoán châu Âu đổ máu phiên giao dịch đầu tuần. Tâm lý risk-off tiếp tục bao trùm
Cùng cảnh ngộ với chứng khoán châu Á, thị trường chứng khoán châu Âu đang có một khởi đầu không mấy thuận lợi trước những nỗi lo từ chủng Omicron:
- Chỉ số DAX giảm 2.26%
- Chỉ số FTSE giảm 1.73%
- Chỉ số CAC giảm 2.07%
- Chỉ số MIB giảm 2.21%
- Chỉ số Stoxx 600 giảm 2%
Điểm sáng duy nhất trên thị trường tiền tệ lúc này là JPY và EUR, khi đây là 2 đồng tiền duy nhất tăng mạnh so với USD. Tất cả các đều hoặc bị đạp mạnh, hoặc đang chưa có nhiều thay đổi:
- Chỉ số DXY giảm 0.14% xuống 96.53 diểm
- EUR tăng 0.28%
- GBP giảm 0.2%
- AUD giảm 0.4%
- NZD giảm 0.26%
- JPY tăng 0.26%
- CHF tăng 0.1%
- CAD giảm 0.3%
Vàng tăng 0.18% lên 1,801. Dầu thô giảm mạnh hơn 4% xuống $67.4/thùng.
Dầu thô giảm hơn 3% trong ngày trước tình hình tâm lý xấu đi do dịch bệnh
Dầu WTI đã chạm mức thấp nhất trong 2 tuần tại $67.89/thùng trong phiên hôm nay. Nỗi lo chính của dầu, và rất nhiều tài sản rủi ro khác đó là dịch Covid, đặc biệt là diễn biến khó lường của chủng Omicron có thể đè nặng lên nhu cầu dầu. Ngoài ra, khả năng dự luật Build Back Better của tổng thống Biden nhiều khả năng sẽ không được thông qua trong năm nay cũng đang đè nặng lên tâm lý.
Cùng với dầu thô, USDCAD cũng đang tăng 0.18%.
Reuters: Ngân hàng trung ương Canada có thể thay đổi định hướng lãi suất
Theo Reuters, BoC có lựa chọn tăng lãi suất sớm hơn dự kiến dù chủng Omicron có thể gây nhiều vấn đề. Ngoài ra:
- Kể cả khi họ muốn cẩn trọng trước tình hình dịch bệnh, nếu BoC nghĩ lạm phát ngày càng khó kiểm soát, thì lạm phát sẽ là mối lo chính
- Cuộc họp tháng Một sẽ cho họ thêm lựa chọn cho tháng Ba
Phát ngôn viên Hạ viện Mỹ: hy vọng đạt được thỏa thuận về chương trình nghị sự của tổng thống Biden trong năm 2022
Theo bà Nancy Pelosi: "Dù khá buồn là ta sẽ không thể có quyết định gì vào cuối năm nay, chúng tôi hy vọng rằng sẽ sớm đạt được thỏa thuận để bộ luật quan trọng này có thể được thông qua càng sớm càng tốt vào năm tới."
Tổng thống Biden đang đề xuất dự luật Build Back Better trị giá 1.75 nghìn tỷ USD. Thượng nghị sĩ Manchin đã tuyên bố không hỗ trợ dự luật này. Với điều đó, Goldman Sachs cũng hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ năm 2022 xuống như sau:
- Quý I: 2% (trước đó là 3%)
- Quý II: 3% (trước đó là 3.5%)
- Quý III: 2.75% (trước đó là 3%)
Tâm lý risk-off tiếp tục bao trùm, thị trường chứng khoán và các HĐTL chỉ số chìm trong sắc đỏ
Có vẻ như những lo ngại về Covid-19 và Omicron vẫn chưa nguôi ngoai khi tâm lý risk-off tiếp tục lan qua từ tuần trước sang đến phiên hôm nay. Thị trường chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương đều đang chìm trong sắc đỏ:
- Chỉ số Nikkei giảm 1.72%
- Chỉ số SSE Composite giảm 0.83%
- Chỉ số HSI giảm 1.26%
- Chỉ số ASX 200 giảm 0.33%
- Chỉ số KOSPI giảm 1.48%
Các HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ cũng đang chịu tình cảnh tương tự:
- HĐTL Dow Jones giảm 0.82%
- HĐTL S&P 500 giảm 0.96%
- HĐTL Nasdaq giảm 1.08%
Thị trường tiền tệ vẫn chưa có nhiều biến động. DXY đi ngang tại 96.6. Đồng tiền đáng chú ý nhất lúc này là JPY cũng chỉ tăng 0.15% nhờ tâm lý risk-off bao trùm và lợi suất trái phiếu 10 năm tại Mỹ giảm xuống 1.37%.
Vàng tiếp tục giằng co quanh 1,800, tăng 0.2% trong ngày. Dầu thô giảm 2% ngay từ đầu phiên xuống $68.8/thùng.
Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng có thể chuyển biến xấu hơn nếu lòng tin giữa các nhà sản xuất và nhà cung cấp bị lung lay.
Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng có thể chuyển biến xấu hơn nếu lòng tin giữa các nhà sản xuất và nhà cung cấp bị lung lay. Nếu không có sự tin tưởng giữa hai bên, cam kết về việc nhận và giao sản phẩm, các bộ phận khác và thanh toán sẽ yếu đi. Khi các công ty càng sớm thừa nhận sự xa cách về lòng tin thì họ càng nhanh chóng tìm ra giải pháp. Nếu không chuỗi cung ứng sẽ vẫn sẽ duy trì trạng thái căng thẳng.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD chưa có xu hướng rõ ràng?
Đồng USD giảm nhẹ đầu tuần khi chỉ số DXY giảm 0.01% xuống 96.665.
- Tỷ giá EUR/USD tăng 0.03% lên 1.1239.
- Cặp GBP/USD giảm 0.07% xuống 1.3224.
- USD/JPY giảm 0.13% xuống 113.54.
- Hai đồng Antipodean giao động quanh ngưỡng mở cửa.
Các nhà giao dịch trái phiếu cho rằng Fed sẽ sớm nhận ra rằng họ đang quá tham vọng với lập trường hawkish mới của mình.
Các nhà giao dịch trái phiếu cho rằng Fed sẽ sớm nhận ra rằng họ đang quá tham vọng với lập trường hawkish mới của mình. FOMC dự báo lãi suất qua đêm sẽ tăng mạnh, từ 0% vào hiện tại lên 1.60% và 2.10% vào lần lượt cuối năm 2023 và 2024. Các nhà giao dịch lại nhìn nhận điều đó theo cách khác, khi các hợp đồng tương lai Eurodollar định giá mức lãi suất ngắn hạn ở mức 1.5% ở cả 2 thời điểm trên.
Báo cáo COT mới nhất đang chỉ ra xu hướng giảm của đồng NZD?
Đồng dollar New Zealand sẽ có một số thời điểm khó khăn phía trước. Nếu không thì đó có thể là "Bear Trap". Theo dữ liệu của CFTC, các vị thế Net trên thị trường Futures của nhóm Non-Commercial với đồng Kiwi chuyển sang mức âm lần đầu tiên kể từ tuần kết thúc vào ngày 31 tháng 8. Hiện tại đồng tiền này đã có xu hướng giảm trong khoảng 7 tuần.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 17/12: Thị trường biến động mạnh khi các loại hợp đồng đáo hạn!
Sự biến động đã bao trùm khắp thị trường tài chính, với giá cổ phiếu tăng lên khi các hợp đồng tùy chọn và hợp đồng tương lai đáo hạn. Trong tuần qua, ngân hàng trung ương ở Hoa Kỳ và Châu Âu đã thay đổi quan điểm, với tốc độ khác nhau - cùng hướng tới thắt chặt chính sách tiền tệ hơn. Giờ đây, họ coi việc kiểm soát giá là ưu tiên cao hơn việc khắc phục hậu quả sau đại dịch về sản lượng và việc làm.
- Chỉ số S&P 500 giảm 1%.
- Chỉ số Nasdaq 100 giảm 0.4%.
Giá vàng không có nhiều biến động.
Giá dầu thô WTI giảm 2.7% xuống $70.45 1 thùng.
Đồng USD tiếp tục suy yếu khi chỉ số DXY giảm 0.6%.
- EUR/USD giảm 0.8% xuống 1.1239.
- Tỷ giá GBP/USD giảm 0.7% xuống 1.3234.
- Cặp USD/JPY không có nhiều biến động, xoay quanh mức 113.74.
Tâm lý risk-off tiếp tục bao trùm, DXY lập đỉnh ngày mới
Dù phiên hôm nay không có quá nhiều xúc tác, những nỗi lo thường trực như lạm phát hay Omicron cũng là đủ để đưa thị trường vào tâm lý risk-off. Chỉ số DXY lập đỉnh ngày mới tại 96.3 điểm, tăng 0.33%. Các đồng tiền khác, trừ JPY đều đang giảm so với Usd, tiêu biểu như EUR, GBP giảm 0.4%, AUD giảm 0.5% và NZD giảm 0.6%.
Dầu thô cũng giảm hơn 2% và đang mấp mé quanh $70/thùng. Vàng tăng 0.47%, tuy nhiên đã có phần suy yếu từ đỉnh ngày.
Chứng khoán Mỹ cũng đang chìm trong sắc đỏ: chỉ số Dow Jones giảm tới hơn 1%, chỉ số S&P 500 giảm 0.%.
Vàng tăng phiên thứ ba liên tiếp, kết thúc chuỗi 4 tuần giảm
Vàng đang tăng 0.55% trong phiên hôm nay lên 1,808. Kim loại quý này đang hưởng lợi từ làn sóng risk-off cộng với sự suy yếu của USD trong vài phiên gần đây và đã vượt thành công 1,800, cùng với đường MA 100 và MA 200 ngày. Mức đỉnh hôm nay tại 1,814 cũng là mức cao nhất trong gần một tháng. Ngoài ra, vàng cũng đã kết thúc chuỗi 4 tuần liền giảm kể từ khi chạm đỉnh 5 tháng tại 1,880. Nhìn chung, triển vọng của vàng đã tốt hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, vàng vẫn sẽ cần vượt các kháng cự 1,815 và 1,833 để có thể tiếp tục kéo dài đà tăng.
Dịch bệnh, lạm phát tiếp tục gây lo ngại, chứng khoán Mỹ mở cửa phiên cuối tuần trong sắc đỏ
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm nay đều đang chìm trong sắc đỏ khi thị trường tiếp tục những nỗi lo về lạm phát, dịch bệnh và triển vọng thắt chặt của Fed. Chỉ số Dow Jones giảm 0.66%, chỉ số Nasdaq giảm 0.6% và chỉ số S&P 500 giảm 0.54%.
Sau một phiên biến động khá mạnh trước quyết định của các NHTW, thị trường tiền tệ hôm nay đã có phần trầm lắng trở lại. Đồng đô la sau hai phiên giảm liên tiếp hôm nay cũng đã tìm lại được đà tăng. Chỉ số DXY tiến sát mức 96.2 điểm. Đa phần các đồng tiền khác đều đang giảm so với USD:
- EUR giảm 0.22%
- GBP giảm 0.26%
- AUD giảm 0.34%
- NZD giảm 0.54%
- JPY tăng 0.2%
- CHF giảm 0.2%
- CAD giảm 0.5%
Vàng tăng 0.43% lên 1,807. Triển vọng của vàng lúc này đã tốt hơn trước rất nhiều khi vượt cả 2 đường MA 100 và 200 ngày. Dầu thô giảm 1.15% xuống $71.1/thùng. Bitcoin giảm 3.5% xuống 46,000, lại một lần nữa phá đường MA 200 ngày.
Chủ tịch Fed New York: Quyết định tăng tốc thắt chặt là hoàn toàn hợp lý
Ông John Williams đang có buổi phỏng vấn cùng CNBC:
- Lạm phát đang rất cao, quyết định tăng tốc thắt chặt là hoàn toàn hợp lý
- Tăng tốc thắt chặt sẽ cho Fed thêm lựa chọn trong năm tới
- Quyết định về lãi suất sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế
- Triển vọng cơ bản cho năm tới đang rất tốt
- Thất nghiệp sẽ ở mức 3.5%
- Tin rằng có thể giảm lạm phát mà không gây suy thoái
Sau những bình luận này, đồng đô la chưa có nhiều thay đổi, chỉ số DXY ở gần vùng 96.1 điểm, tăng 0.1%.
Bộ trưởng Kinh tế Đức: Không có khí đốt nào được cung cấp vào tháng Một
Đầu ngày hôm nay, nhà lập pháp Nga Zavalny cho biết dòng khí đốt đầu tiên chảy qua Nord Stream 2 có thể bắt đầu vào tháng 1.
Tuy nhiên, theo một số chính khách Đức: “Không có quyết định nào về Nord Stream 2 trong Quý 1 2022 được đưa ra."
Nga là bên xuất khẩu khí đốt lớn nhất với châu Âu, và nếu châu Âu không đón được dòng khí đốt này từ người hàng xóm phía Đông, mùa đông năm nay sẽ vô cùng khắc nghiệt.
Ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất chính sách theo dự kiến
Ngân hàng Trung ương Nga hôm thứ Sáu thông báo đã tăng lãi suất chính sách thêm 100 điểm cơ bản từ 7.5% lên 8.5%. Quyết định này phù hợp với kỳ vọng của thị trường.
Những điều quan trọng trong tuyên bố chính sách
"Nếu tình hình phát triển phù hợp với dự báo cơ bản, Ngân hàng Trung ương Nga sẽ mở ra triển vọng tăng lãi suất hơn nữa tại các cuộc họp sắp tới."
"Các quyết định chính về lãi suất sẽ tính đến diễn biến lạm phát thực tế và dự kiến so với mục tiêu và tình hình kinh tế."
"Dựa trên dự báo của Ngân hàng Trung ương Nga, dựa trên lập trường chính sách tiền tệ, lạm phát hàng năm sẽ giảm xuống 4.0–4.5% vào cuối năm 2022 và giữ nguyên trong tương lai."
"Lạm phát đang phát triển trên mức dự báo trong tháng 10 của Ngân hàng Trung ương Nga."
"Lạm phát vẫn đáng kể do nhu cầu tăng nhanh hơn so với khả năng mở rộng sản lượng"
Phản ứng thị trường
Cặp USD/RUB không có phản ứng ngay lập tức với quyết định tỷ giá và hiện đang giao dịch ở mức 73.757, hầu như không thay đổi trong ngày.
CBRT can thiệp vào thị trường ngoại hối
• USD/TRY đang được “kéo” trở lại
• Trong nỗ lực ngăn chặn sự sụp đổ của đồng Lira, CBRT can thiệp và USDTRY giảm xuống 16.50
Sự biện minh cho sự can thiệp của CBRT là 'sự hình thành giá cả không lành mạnh'.
Tuy nhiên, điều quan trọng trong 15 năm qua thì đó là các can thiệp ngoại hối hầu như luôn là một ý tưởng tồi. Ngay cả SNB hùng mạnh cuối cùng cũng phải đầu hàng trước thị trường.
USD/TRY tiếp tục lập kỷ lục mới!
Tỷ giá USD/TRY đã bứt phá đỉnh gần nhất, tăng lên vùng xung quanh 17.00 vào 17/12. Hiện tại, cặp này đang giao dịch tại mức 16.51, tăng 5.48% so với ngày hôm qua.
Động thái tăng mạnh trong hai ngày qua diễn ra sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan hôm thứ Năm tuyên bố tăng 50% lương tối thiểu bắt đầu từ năm tới. Erdogan cũng nói rằng chính phủ sẽ bãi bỏ thu nhập và đóng thuế đối với mức lương tối thiểu. Tiếp theo là việc Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (CBRT) cắt giảm lãi suất 100 điểm cơ bản.
Tỷ lệ lạm phát chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ đạt mức 21% trong tháng 11 - gấp hơn 4 lần so với mục tiêu CBRT đặt ra. Với lần giảm giá gần đây nhất, đồng lira đã mất hơn 50% giá trị so với USD tính đến thời điểm hiện tại.
Kháng cự hiện tại là ở mốc 17.00 nhờ vào chỉ báo kỹ thuật quá mức mua.
Lira suy yếu hơn nữa sau hành động CBRT
Trong khi các ngân hàng trung ương cân nhắc việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, Thổ Nhĩ Kỳ đã cắt giảm 1% lãi suất vào ngày hôm qua. Tại sao?
Vì niềm tin ”không chính thức” của Tổng thống Erdogan rằng lãi suất cao gây ra lạm phát.
Điều này đã khiến đồng Lira suy yếu hơn nữa. Lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ đã chạm mốc trên 20%.
Đây nên là một ví dụ điển hình về lý do tại sao các ngân hàng trung ương thiết lập chính sách tiền tệ nên tách biệt với việc thiết lập chính sách tiền tệ của Chính phủ. Tổng thống Erdogan hôm qua đã sa thải hai bộ trưởng tài chính. Họ phải cố gắng ổn định tình hình trước khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.
Chỉ số hài hòa của giá tiêu dùng Eurozone tăng nhẹ so với tháng trước
Dữ liệu của Eurostat - ngày 17/12
• Chỉ số hài hòa (HICP) cuối cùng đạt 4.9% trong tháng 11.
• HICP không bao gồm năng lượng, thực phẩm, rượu và thuốc lá không thay đổi, + 0.1% vào tháng trước.
• HICP không bao gồm năng lượng, thực phẩm, rượu và thuốc lá đạt 2.6% so với cùng kỳ năm trước + 2.6%.
Lạm phát ở mức 4.9%. ECB kỳ vọng chỉ số cơ bản sẽ tăng lên 3.2% trong năm tới trước khi giảm trở lại.
Pill của BoE: Sẽ có những đợt gia tăng khác
Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC hôm thứ Sáu, Nhà kinh tế trưởng Huw Pill của Ngân hàng Trung ương Anh cho biết áp lực lạm phát tạo ra trong nước có khả năng sẽ dai dẳng hơn. Khi được hỏi về những đợt tăng lãi suất sắp tới, "Tôi nghĩ điều đó đúng", Pill trả lời.
• BoE cảm thấy đã đến lúc phải hành động.
• Vào tháng 11, Anh đã thông báo sẽ hướng tới việc tăng lãi suất do thị trường lao động thắt chặt.
• Những lý do kỳ vọng thị trường lao động sẽ thắt chặt hơn nữa.
• Lo ngại về số liệu lạm phát, nhưng cần tập trung xem xét tương lai dài hạn.
Ngân hàng Trung ương Anh lo ngại về lạm phát hơn là dịch bệnh Omicron, điều đã được chứng minh bằng việc tăng lãi suất ngày hôm qua. Thêm nữa, căng thẳng diễn ra trên thị trường lao động.
Các dịch vụ hướng đến người tiêu dùng Đức suy giảm rõ rệt.
Sau khi công bố Khảo sát Kinh doanh IFO của Đức, nhà kinh tế K.Wohlrabe của viện nói rằng “các dịch vụ hướng đến người tiêu dùng như khách sạn và du lịch đã giảm sút”.
Các ý kiến đánh giá cho rằng:
"Lễ Giáng sinh năm nay sẽ có ít "quà" hơn với nền kinh tế Đức, nguyên nhân là bởi không phải mọi thứ đều có thể được giao"
"Bán lẻ đang chứng kiến tác động từ coronavirus, khiến ít người mua sắm hơn"
"Ngành xuất khẩu kỳ vọng giảm nhẹ".
Chủ tịch ECB: ECB sẽ không do dự trong việc thắt chặt chính sách
Chủ tịch ECB bà E.Muller tuyên bố rằng ECB sẽ sẵn sàng thắt chặt nhanh hơn nếu lạm phát vượt 2%. Không có bình luận gì mới từ bà Muller, nhưng lạm phát vẫn đang là chủ đề nóng.
Hiện tại, các dự báo sẽ chỉ mang tính tạm thời vì lạm phát sẽ quay trở lại mức dưới 2% vào năm 2023. Do đó, Villeroy đã bình luận trước đó việc "lạm phát đang tạo đỉnh"
Villeroy của ECB: Lạm phát đang hướng tới vùng đỉnh.
ECB mới đây điều chỉnh tăng trong dự báo lạm phát của họ, và điều chỉnh giảm tăng trưởng kinh tế. Dữ liệu PPI của Đức cho thấy mức tăng cao nhất kể từ năm 1951, nguyên nhân chính tới từ giá năng lượng.
Ngoài ra, ECB nhấn mạnh, lạm phát sẽ tăng một cách hệ thống bất kể nguyên nhân là gì, và nó có lẽ đang tiệm cận vùng đỉnh.
Doanh số bán lẻ tháng 11 của Anh có chuyển biến tích cực
Theo đó, doanh số bán lẻ của Anh trong tháng 11 tăng +1.4%, so với tháng trước chỉ là +0.8%.
Trên cơ sở hàng năm, doanh số bán lẻ của Vương quốc Anh đã tăng 4,7% trong tháng 11, trong khi đó doanh số bán lẻ cốt lõi tăng 2.7%
BoE: Thị trường lao động là điều khiến chúng tôi phải lo ngại
Các điểm chính từ cuộc họp của BoE ngày hôm qua:
- BoE tin rằng Omicron có thể sẽ được kiểm soát tốt, và số ca nhiễm dự kiến sẽ giảm vào quý 1 năm sau.
- Lạm phát hiện được dự báo sẽ đạt đỉnh 6% vào tháng 4 năm 2022.
- Cần tăng lãi suất Ngân hàng để đưa CPI trở lại mục tiêu 2%
BoE đánh giá thị trường lao động là lý do chính tác động tới yếu tố lạm phát, và nhấn mạnh rằng cần theo dõi độ nhạy cảm của GBP với thị trường lao động. Nếu tiền lương tăng, kéo theo chi phí tăng, thì lạm phát sẽ tăng theo, và BoE sẽ không để điều đó xảy ra.