Vàng tăng lên trên $1,978
Vàng có lúc giảm xuống gần $1,976 từ $1,981 đầu phiên Âu trước khi tăng trở lại lên trên $1,978:
Vàng có lúc giảm xuống gần $1,976 từ $1,981 đầu phiên Âu trước khi tăng trở lại lên trên $1,978:
Nhà giao dịch và phân tích Peter Brandt cho biết: "Cần lưu ý rằng mô hình giá BTC vẫn đang cho thấy đỉnh sau thấp hơn, đáy sau thấp hơn vẫn tiếp tục bất chấp sự kiện halving, bất chấp ETF", nhà giao dịch và nhà phân tích Peter Brandt cho biết.
Tuy vậy, Michael van de Poppe, người sáng lập MN Capital dự báo rằng đà tăng tiếp theo sẽ đưa Bitcoin chạm mốc 110,000 USD. Ông cho rằng biến động giá của Bitcoin trong thời gian gần đây liên quan đến những khó khăn mà các thợ đào Bitcoin phải đối mặt do chi phí vận hành tăng cao và phần thưởng khai thác giảm sau sự kiện halving vào tháng Tư.
Ngoài ra, "Chỉ số hashrate drawdown đã chạm đáy vào ngày 1 tháng 7, ngang bằng với thời điểm FTX sụp đổ", Van de Poppe tuyên bố.
Kể từ khi Bitcoin đạt mức đỉnh mọi thời đại là $73,679, đồng tiền này đã trải qua quãng thời gian khó khăn, khi mà thậm chí đã chạm mức $54,274 USD, mức giá thấp nhất mà tài sản này phải đối mặt trong bốn tháng, theo CoinMarketCap.
Nhiều nhà phân tích, bao gồm cả Van de Poppe cũng đưa ra dự đoán tích cực và cho rằng Bitcoin sẽ chạm mốc $100,000 USD trong thời gian tới.
Pierre Rochard, phó chủ tịch nghiên cứu của Riot Platforms, tin rằng Bitcoin có thể đạt 100,000 USD trong vòng 12 tháng tới. Trong khi Marco Johanning, nhà giao dịch và nhà đầu tư tiền điện tử, cho rằng Bitcoin sẽ đạt mức $81,000 - $94,000 do BTC đã giảm về $54,000.
Đây sẽ là một cuộc họp mang tính hình thức bởi ECB đã nói rõ rằng họ sẽ không cắt giảm lãi suất trong hôm nay. Các nhà hoạch định chính sách đã gợi ý rằng động thái tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 9. Do đó, sẽ có rất ít thứ để xem xét trong quyết định lãi suất.
Quan điểm hiện tại của ECB là tiếp tục khẳng định chính sách hiện tại là đủ thắt chặt sau lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Bên cạnh đó, họ đang chờ đợi để có thêm niềm tin về triển vọng lạm phát trong thời gian tới. Trên thực tế, quan điểm thứ hai thậm chí đã được xem xét vào tháng 6. Mặc dù ECB cuối cùng đã ủng hộ việc cắt giảm lãi suất nhưng có khá nhiều lo ngại được đưa ra liên quan đến triển vọng lạm phát. Vì vậy, những lo ngại liên quan đến lạm phát dịch vụ mạnh hơn và áp lực tăng lương, sẽ được sử dụng như lý do để họ giữ nguyên lãi suất trong hôm nay.
Chủ tịch Lagarde nhiều khả năng sẽ không đưa ra cam kết trước về một động thái "nào đó" vào tháng Chín. Dù trước đây bà ấy đã có một số bài phát biểu kém hiệu quả, nhưng lần này bà ấy chắc chắn sẽ không đưa ra thông điệp sai lệch như vậy.
ECB sẽ chỉ cần đảm bảo rằng tháng 9 vẫn là thời điểm có khả năng cao để họ cắt giảm lãi suất một lần nữa nếu mọi thứ tiếp tục diễn biến phù hợp. Nhưng đồng thời, họ cũng sẽ tái khẳng định rằng họ có đủ linh hoạt để phản ứng với bất kỳ tình huống bất ngờ nào trong dữ liệu.
Cách tốt nhất để nhận xét rằng họ đã làm tốt công việc ngày hôm nay hay chưa là quan sát phản ứng từ chính đồng Euro.
Khi giá đồng hợp đồng tương lai nhắm tới mốc 5 USD/pound vào tháng 5, có vẻ như thị trường sẽ được chứng kiến đà tăng mạnh mẽ nhất trong thập kỉ qua. Tuy nhiên, đồng đã gây thất vọng khi giá giảm mạnh vào cuối tháng 5 và dẫn đến việc giảm thêm 5% trong tháng 6. Nhịp phục hồi nhẹ vào đầu tháng này cũng không thể "cứu" kim loại này và giá đồng lại giảm gần 5% trong bốn ngày qua:
Điều cần lưu ý trong nhịp giảm tuần này là giá đang phá vỡ đường MA 100 ngày (đường màu đỏ) lần đầu tiên kể từ tháng Hai. Giờ đây, đáy của tháng 6 ở mức 4.31 USD sẽ là mức hỗ trợ tiếp tueho
Về cơ bản, các yếu hỗ trợ đà tăng của giá đồng không thay đổi quá nhiều, với động lực chính đến từ quá trình chuyển đổi xanh và lo ngại về nguồn cung. Nhưng đồng thời, đồng cũng bị ảnh hưởng bởi sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu. Và triển vọng cho nguồn cung đã gặp khó khăn, đặc biệt là với sự đình trệ ở Trung Quốc kể từ năm ngoái. Bởi, trong quá khứ, nhu cầu từ Trung Quốc chiếm khoảng 40% - 50% lượng đồng khai thác mới mỗi năm.
Mặc dù vậy, đồng vẫn có một số yếu tố cơ bản hỗ trợ, những có thể phải đợi đến sau mùa hè để điều đó thể hiện trên giá cả. Nếu nhìn vào quá khứ, tháng 8 là tháng đồng có hiệu suất tồi tệ nhất trong vòng 20 năm qua. Vì vậy, đó là một lý do để nhà đầu tư thận trọng trong ít nhất là vài tuần tới.
Số lượng địa chỉ ví Bitcoin nắm giữ BTC đã giảm đi 672,510 tài khảon trong tháng qua. Tuy nhiên, theo Santiment, đây có thể là tin tốt cho các nhà đầu tư:
“Khi sự thanh lý hàng loạt như thế này xảy ra, xác suất tiếp tục phục hồi sẽ tăng lên.”
Lượng ví nắm giữ Bitcoin. Nguồn: Santiment
Ngoài ra, ở mức giá hiện tại, tỷ lệ nguồn cung Bitcoin có lãi đã giảm xuống còn 89.43%, theo dữ liệu từ Glassnode. Chỉ số này đã giảm 6.5% kể từ giữa tháng 6 khi giá BTC ở mức khoảng $70,000.
Các số liệu khác cho thấy một bức tranh lạc quan hơn. Theo quan sát của Ki Young Ju, người sáng lập CryptoQuant, thị trường OTC đang vượt mặt các thị trường giao dịch tập trung, đây là dấu hiệu cho thấy hành động tích lũy của các tổ chức.Ông cho biết các ví cá voi nắm giữ hơn 1,000 BTC, bao gồm cả ETF giao ngay, đã mua vào hơn 1.45 triệu BTC trong năm nay, nâng tổng số lên 1.8 triệu BTC, tương đương khoảng 9% nguồn cung lưu hành.
Lượng ví mới nắm giữ trên 1,000 BTC. Nguồn: CryptoQuant
Khối lượng giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử tập trung đã giảm 21.8% trong tháng 6, đánh dấu tháng giảm thứ ba liên tiếp. Tuy nhiên, thị trường giao ngay Bitcoin đã phục hồi, tăng 12% trong bảy ngày qua. Giá đang dao động quanh mốc $64,800 USD tại thời điểm viết bài.
Như đã đề cập trước đó, biến động giá ngày hôm qua không rõ ràng như những gì đã xảy ra vào tuần trước. Và các báo cáo của BOJ dưới đây đang tiếp tục khẳng định Bộ Tài chính Nhật Bản có thể đã không đóng vai trò chính trong đà giảm của USD/JPY vào ngày hôm qua.
Lịch trình kinh tế đầu phiên Âu ảm đạm và thị trường FX không quá biến động khi thiếu đi xúc tác từ các dữ liệu kinh tế quan trọng. USD tăng trở lại sau phiên thứ Tu bị bán tháo. Các cặp tiền chính chủ yếu chỉ biến động trong khoảng từ 0.1-0.2% trong ngày, với NZD dẫn đầu đà giảm.
Về mặt dữ liệu, tỷ lệ thất nghiệp của ILO tại Vương quốc Anh giữ nguyên ở mức 4.4% trong ba tháng tính đến tháng 5, với tốc độ tăng lương tring bình (bao gồm tiền thưởng) giảm từ 6% xuống 5.7%. Sau khi tạo đỉnh mới vào năm 2024 tại 1.3045 vào thứ Tư, GBP/USD hiện vẫn trong giai đoạn tích lũy và dao động quanh 1.3000 đầu phiên Âu.
Tại các thị trường khác:
ECB sẽ công bố các quyết định chính sách tiền tệ và Chủ tịch Christine Lagarde sẽ có bài phát biểu về triển vọng chính sách trong cuộc họp báo sau đó. Bước sang phiên Mỹ, các nhà đầu tư chuyển trọng tâm sang Khảo sát về sản xuất của Fed Philadelphia và báo cáo thất nghiệp hàng tuần tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, thị trường cũng sẽ chú ý đến bình luận từ các quan chức Fed vào tối và đêm nay.
Tóm lại, việc bán tháo cổ phiếu công nghệ không ảnh hưởng lớn đến thị trường châu Âu do ít tập trung vào công nghệ. Sự chuyển hướng sang chỉ số Dow Jones có thể là tín hiệu tích cực cho cổ phiếu châu Âu. Thị trường tương lai của Mỹ cũng cho thấy tâm lý ổn định hơn, và cổ phiếu Pháp đang trong giai đoạn tích lũy sau khi giảm mạnh vào tháng 6.
Các cặp tiền chính ít biến động trong ngày, ngoại trừ USD/JPY. Dù vậy, cặp tiền cũng đã quay trở lại trạng thái đi ngang sau khi có nhịp hồi từ 155.37 lên 155.50, và hiện đi ngang quanh 156.20.
Thị trường FX giao dịch nhạt nhòa khi tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thận trọng hơn để quan sát xem liệu đợt bán tháo trong lĩnh vực công nghệ có tiếp tục diễn ra trong phiên Mỹ hôm nay hay không. HĐTL chỉ số Hoa Kỳ thu hẹp một phần đà tăng được ghi nhận vào giờ mở cửa phiên Âu, với S&P 500 hiện tăng 0.1%.
Nhưng hiện tại, các nhà đầu tư có thể phải tiếp tục chờ đợi đến khi có quyết định chính sách ECB, sau đó là báo cáo thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ để có thêm xúc tác mới.
Một số bình luận từ Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi:
Các quan chức Nhật Bản có thể nhẹ nhõm hơn đôi chút khi thấy USD/JPY hiện giảm trở lại mức 156.
Báo cáo Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ tiếp tục là một trong những dữ liệu việc làm quan trọng nhất được theo dõi hàng tuần vì đây là chỉ báo kịp thời phản ánh tình trạng của thị trường lao động.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu vẫn khá ổn định khi dao động quanh mức thấp của chu kỳ, trong phạm vi từ 200,000 - 260,000 đơn kể từ năm 2022. Trái lại, Số lượng đơn xin tiếp tục trợ cấp đã tăng liên tục trong thời gian gần đây, với dữ liệu tiếp tục lập đỉnh mới trong chu kỳ hàng tuần (mặc dù số liệu giảm nhẹ vào tuần trước).
Điều này cho thấy tình trạng sa thải lao động không tăng tốc và vẫn ở mức thấp, trong khi hoạt động tuyển dụng diễn ra chậm hơn. Trong tuần này, mức tăng trong Số đơn xin trợ cấp lần đầu dự kiến sẽ giảm nhẹ từ 230,000 xuống 222,000, cùng với Số đơn xin tiếp tục trợ cấp ước tính cũng giảm nhẹ từ 1,855,000 xuống 1,852,000.
ECB dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 3.75%. Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng đều nhất trí rằng họ muốn chờ thêm dữ liệu và cuộc họp lần này không có nhiều điều đáng nói cho đến khi bước sang tháng 9. Hiện thị trường đang định giá thêm 46bp lãi suất nữa được cắt giảm cho đến cuối năm.
Quyết định chính sách ECB sẽ được công bố vào 19:15 tối nay (theo giờ Việt Nam).
Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) đang gặp phải các vấn đề và khó khăn trong quá trình chuyển đổi hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu thị trường lao động. Các vấn đề này đang cản trở việc nâng cao chất lượng và độ tin cậy của dữ liệu thị trường lao động mà họ mong muốn đạt được thông qua Khảo sát Lực lượng Lao động Chuyển đổi (TLFS).
Báo cáo việc làm ILO của Vương quốc Anh đã được công bố, do đó sự kiện trọng tâm duy nhất trên lịch kinh tế châu Âu hôm nay là quyết định chính sách ECB. Bước sang phiên Mỹ, báo cáo Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần sẽ là dữ liệu quan trọng nhất trong ngày.
Chỉ số FTSE 100 của Vương quốc Anh dự kiến tăng 40 điểm lên mức 8,231, chỉ số DAX của Đức tiến 15 điểm lên 18.464, chỉ số CAC của Pháp nhích 7 điểm lên 7,590, chỉ số MIB của Ý được dự đoán tăng 17 điểm lên 34,556.
Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến sẽ công bố quyết định lãi suất mới nhất vào thứ năm. Thị trường đang kỳ vọng rằng ngân hàng trung ương sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp này.
Hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ cũng có vẻ ổn định hơn hôm nay, với hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.2% và hợp đồng tương lai Nasdaq tăng 0.5%.
Dữ liệu mới nhất do ONS công bố ngày 18 tháng 7 năm 2024:
USD/JPY quay đầu giảm sau khi phục hồi từ mức thấp đầu phiên. Đồng JPY đã mạnh lên so với đồng USD sau khi chính quyền Nhật Bản bị nghi ngờ đã can thiệp thị trường tiền tệ, kéo cặp USD/JPY xuống mức đáy trong một tháng tại 155.36 đầu phiên Á hôm nay. Các nhà giao dịch vẫn cảnh giác với khả năng Nhật Bản tiếp tục can thiệp.
Các đợi đáo hạn tập trung vào cặp EUR/USD nằm gần mức 1.0900. Điều này sẽ giúp hạn chế bất kỳ đà giảm nào trong phiên giao dịch sắp tới, ít nhất là trước khi quyết định chính sách của ECB được đưa ra.
Cuộc họp của ECB sẽ là điểm nhấn chính nhưng có thể sẽ không tạo ra nhiều tác động đến thị trường. Do các nhà hoạch định chính sách cho biết sẽ không hành động trong tháng này và sẽ đợi đến tháng 9 để cắt giảm lãi suất.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm gần như không thay đổi ở mức 4.17%. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm ổn định quanh mức 4.44%.
Nhà đầu tư đang theo dõi dữ liệu kinh tế và bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang trong tuần, sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell đầu tuần này cho biết lãi suất có thể sẽ được cắt giảm trước khi lạm phát đạt 2%.
Ông cho biết, việc chờ đến khi đạt mục tiêu lạm phát 2% của Fed có thể là quá muộn và có thể khiến lạm phát giảm xuống dưới mức này. Nhưng ông Powell cũng lưu ý rằng Fed vẫn đang tìm kiếm thêm bằng chứng để tin tưởng rằng lạm phát đang hướng về mục tiêu của ngân hàng trung ương.
Cặp tiền này hiện tăng 0.2% lên 156.45 sau khi lao dốc xuống 155.36 trong phiên Á. Có thể thấy, cặp tiền này đã sụt giảm khoảng 1.3% vào phiên hôm qua, đây là con số lớn nhất kể từ khi Nhật Bản can thiệp vào thứ năm tuần trước.
Tuy nhiên, những dấu hiệu về sự can thiệp của Nhật Bản vẫn chưa rõ ràng như vào thứ năm và thứ sáu tuần trước.
Về mặt phân tích kỹ thuật, USD/JPY đã phá vỡ xuống dưới đường xu hướng chính trong năm (đường màu trắng). Hiện cặp tiền này vẫn chịu áp lực ngay cả khi đã phục hồi nhẹ so với mức mở cửa của phiên hôm qua.
Việc phá vỡ đường xu hướng chính đang giúp phe bán có vị thế tốt, với đường MA100 ngày (đường màu đỏ) ở mức 155.10 đang được chú ý. Hiện tại, phe bán đang kiểm soát trong ngắn hạn.
Theo Goldman Sachs, nếu Donald Trump thắng cử tổng thống Hoa Kỳ, kế hoạch áp thuế 60% đối với hàng hóa Trung Quốc có thể là “rủi ro tăng trưởng lớn” đối với Trung Quốc.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 4.7% trong quý 2 so với cùng kỳ năm ngoái, không đạt kỳ vọng của các nhà kinh tế và đưa mức tăng trưởng trong nửa đầu năm lên 5%. Shan của Goldman vào thứ Ba cho rằng: “Các nhà hoạch định chính sách cần phải suy nghĩ về nhu cầu trong nước và tập trung vào điều gì đó bền vững và lâu dài hơn cho triển vọng tăng trưởng”. Bà nói thêm rằng nếu áp dụng thuế 60% thì “mức thuế này khá cao và tác động của nó đối với nền kinh tế vĩ mô là khá đáng kể”.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích tin rằng Trung Quốc có nhiều khả năng đạt được kết quả thương mại “tích cực” hơn dưới thời tổng thống Trump, khi xét đến “bản chất giao dịch” của ông.
USD/JPY lao dốc xuống dưới 155.40 đầu phiên Á, hiện đã phục hồi phần nào và giao dịch quanh mức 156.5. Sự sụt giảm này có thể là do lo ngại về nguy cơ can thiệp sâu hơn của Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản, khả năng tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 7 hoặc ít nhất là cắt giảm lượng mua trái phiếu nhiều hơn dự kiến. Tuy nhiên vẫn chưa rõ lý do chính xác cho động thái này.
Báo cáo từ Úc hôm nay đưa ra tín hiệu tích cực, số việc làm tăng gấp đôi so với ước tính trung bình. Tỷ lệ thất nghiệp tăng 0.1%, do sự gia tăng về tỷ lệ tham gia thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn tiệm cận mức đáy trong năm thập kỷ. AUD/USD tăng vài điểm sau khi dữ liệu được công bố và vẫn duy trì được đà tăng này trong phiên.
Giá dầu tăng vào thứ Năm, do tồn kho dầu thô Mỹ hàng tuần giảm mạnh hơn dự kiến. Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ đã giảm 4.9 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn mức giảm 30,000 thùng được các nhà phân tích dự đoán trong cuộc thăm dò của Reuters và mức giảm 4.4 triệu thùng trong báo cáo từ tập đoàn thương mại Viện Dầu khí Hoa Kỳ.
Giá vàng tăng 0.34%, hiện giao dịch quanh mốc 2466 USD/oz.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á do các cổ phiếu liên quan đến các công ty chip giảm sau các báo cáo về lệnh hạn chế xuất khẩu nghiêm ngặt hơn từ Mỹ và những bình luận từ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump làm gia tăng căng thẳng địa chính trị.
Giá dầu tăng vào thứ Năm, do tồn kho dầu thô Mỹ hàng tuần giảm mạnh hơn dự kiến.
Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ đã giảm 4.9 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn mức giảm 30,000 thùng được các nhà phân tích dự đoán trong cuộc thăm dò của Reuters và mức giảm 4.4 triệu thùng trong báo cáo từ tập đoàn thương mại Viện Dầu khí Hoa Kỳ.
Về phía cầu, triển vọng cắt giảm lãi suất trong những tháng tới tại Mỹ và châu Âu đã hỗ trợ thị trường. Lãi suất thấp hơn thường thúc đẩy hoạt động mua và thúc đẩy nhu cầu dầu.
Các quan chức Fed cho biết hôm thứ Tư rằng ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đang tiến gần hơn đến việc cắt giảm lãi suất do lạm phát được cải thiện và thị trường lao động cân bằng tốt hơn, có thể tạo tiền đề cho việc hạ lãi suất vào tháng 9.
Ngoài ra, The Biege Book chỉ ra rằng hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ mở rộng với tốc độ từ nhẹ đến khiêm tốn từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7 với việc các công ty dự đoán tốc độ tăng trưởng sẽ chậm hơn trong thời gian tới.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu gần như chắc chắn sẽ giữ nguyên lãi suất vào thứ Năm, nhưng báo hiệu rằng động thái tiếp theo của họ có thể là cắt giảm.
Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi tin tức từ cuộc họp lãnh đạo chủ chốt ở Trung Quốc sẽ kết thúc vào thứ Năm.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á do các cổ phiếu liên quan đến các công ty chip giảm sau các báo cáo về lệnh hạn chế xuất khẩu nghiêm ngặt hơn từ Mỹ và những bình luận từ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump làm gia tăng căng thẳng địa chính trị.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tiến hành họp báo:
Nhận xét của NAB:
Bên cạnh đó:
The Beige Book:
Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều khi các quan chức hàng đầu của Fed bao gồm thành viên Hội đồng Thống đốc Waller, chủ tịch Fed New York William và chủ tịch Fed Richmond Barkin củng cố kịch bản ngân hàng trung ương hạ lãi suất lần đầu vào tháng 9. Nasdaq Composite giảm 2.77% trong ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 12 năm 2022, lần đầu tiên đóng cửa ở mức dưới 18,000 kể từ ngày 1 tháng 7. S&P 500 giảm 1.39%. Tuy nhiên, chỉ số Dow Jones tăng 243.6 điểm, tương đương 0.59%, lần đầu tiên đóng cửa trên 41,000. Russell 2000 giảm 1% vào thứ Tư, nhưng chỉ số vốn hóa nhỏ đã tăng hơn 9% trong năm ngày giao dịch vừa qua. Các nhà đầu tư đang mở rộng danh mục đầu tư trong bối cảnh lo ngại rằng đà phục hồi nhờ cổ phiếu công nghệ đang dần suy yếu.
Trên thị trường FX, USD lao dốc sau phát biểu dovish của các quan chức Fed. DXY giảm 0.48% xuống 103.75. JPY mạnh nhất, CAD và AUD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. USDJPY giảm 200 pip và kiểm tra mức 156.00 nhiều lần nhưng không thể phá vỡ ngưỡng đó cho đến khi đóng cửa. Đây có thể là hệ quả của một đợt can thiệp mới hoặc có thể phản ánh việc giảm đòn bẩy của các nhà đầu tư. USDCAD tăng 0.07% lên 1.3681. Thị trường kỳ vọng BoC sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 7. AUDUSD giảm 0.07%, đóng cửa ở 0.6729.
Vàng giảm $11 xuống $2,457 sau khi lập đỉnh kỷ lục ở $2,483. Lợi suất TPCP Mỹ đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 1.5 bps xuống 4.15%. Dầu thô WTI tăng khoảng 2.4%, tương đương $2.12 lên $82.88/ thùng vào thứ Tư do dự trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ giảm lớn hơn dự kiến và USD suy yếu làm lu mờ các dấu hiệu tăng trưởng kinh tế chậm hơn ở Trung Quốc.
Cổ phiếu Mỹ giảm từ mức cao nhất mọi thời đại do lo ngại về lệnh hạn chế thương mại chặt chẽ hơn của Mỹ đối với việc bán chip cho Trung Quốc.
Lợi suất TPCP Mỹ đang tăng ở tất cả các kỳ hạn:
Đây là một phiên không có nhiều biến động với USD, chỉ số DXY hiện đang giảm 0.41% xuống 103.819.
Giá vàng đang giảm 0.22% xuống mức 2,463 USD/oz.
Báo cáo cho thấy tồn kho dầu của Mỹ tiếp tục giảm mạnh hơn dự báo, hỗ trợ giá dầu. Hiện tại dầu WTI đang tăng 1.82% lên 82.28 USD/thùng.
Bitcoin không có nhiều biến động trong phiên, đang giao dịch ổn định quanh mức 65,000 USD.
Tồn kho dầu thô giảm 4.870 triệu thùng, đây là mức giảm lớn hơn nhiều so với kỳ vọng -0.033 triệu thùng.
Tồn kho xăng tăng 3.328 triệu thùng
Sản phẩm chưng cất tăng 3.454 triệu thùng
Lượng dự trữ tại trung tâm lưu trữ Cushing giảm 0.875 triệu thùng
Hiệu suất lọc dầu giảm 1.7%
Chỉ số NASDAQ giảm 435 điểm hoặc -2.37% xuống 18068.83. NASDAQ đang trên đà có ngày tồi tệ nhất năm 2024. Quay trở lại ngày 25/10/2023, chỉ số này đã giảm -2.43%.
Trong khi đó, chỉ số Dow Industrial Average tăng 0.22% lên mức 41043. Chỉ số này đang trên đà đạt mức đóng cửa cao kỷ lục khác.
Chỉ số S&P cũng giảm 1.17% xuống mức 5601.
Cuối cùng, chỉ số Russell 2000 giảm 0.34% xuống mức 1256.39
Mặc dù Waller cho biết kịch bản có khả năng xảy ra nhất là dữ liệu lạm phát không đồng đều sắp tới, nhưng điều đó đủ để khiến ông nghiêng về việc cắt giảm lãi suất.
Fed sẽ họp tiếp theo vào ngày 30-31/7. Dữ liệu PCE sẽ được công bố vào thứ Sáu, ngày 26/7. Cuộc họp vào tháng 9 sẽ diễn ra vào ngày 17-18/9. Vào thời điểm đó, sẽ có thêm hai báo cáo việc làm, hai báo cáo CPI và PPI và hai báo cáo PCE.
Cổ phiếu công nghệ của Mỹ đang khiến các chỉ số chứng khoán chính giảm, NASDAQ giảm hơn 1.6%.
Bức tranh tổng quan về thị trường ở thời điểm hiện tại:
Lợi suất TPCP Mỹ đang tăng nhẹ:
nhìn vào các thị trường khác:
Dầu WTI tăng 1.36% lên 81.86 USD/thùng
Vàng tăng 0.23% lên 2473.78 USD/oz. Mức giá cao nhất đạt được trong ngày hôm nay là 2482.35 USD/oz.
Bạc giảm 1.16% xuống mức 30.89 USD
Bitcoin đang giao dịch ổn định ở mức 64,669 USD
Báo cáo doanh số bán lẻ ngày hôm qua rất mạnh nhưng có một sự điều chỉnh theo mùa lớn.
Các bình luận khác từ Barkin:
Sản lượng công nghiệp và công suất sử dụng của Mỹ trong tháng 6/2024
Chi tiết: