Vàng tăng lên trên $2,264 trước thềm công bố dữ liệu JOLTS
Vàng có lúc giảm xuống $2,055 đầu phiên Mỹ trước khi tăng trở lại gần $2,065 ở thời điểm hiện tại.
Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào công bố dữ liệu cơ hội việc làm JOLTS lúc 21:00 tối nay
Vàng có lúc giảm xuống $2,055 đầu phiên Mỹ trước khi tăng trở lại gần $2,065 ở thời điểm hiện tại.
Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào công bố dữ liệu cơ hội việc làm JOLTS lúc 21:00 tối nay
Bang NSW của Úc có thể sẽ chỉ áp dụng lệnh cách ly 7 ngày đối với người nhập cảnh vào nước này, với điều kiện họ phải tiêm đủ vaccine. Trong ngày hôm nay, bang này cũng ghi nhận 1,284 ca nhiễm COVID-19 mới.
Tháng 8 vừa qua, doanh số bán lẻ của Mỹ ghi nhận mức tăng 1.8% so với tháng trước đó, vượt trội so với dự báo giảm 0.1%, điều này đã khiến USD tăng mạnh khi các nhà đầu tư kỳ vọng chi tiêu tăng trưởng sẽ giúp Fed gặp áp lực thắt chặt chính sách sớm. Cùng với đó, sự kiện triple witching (các hợp đồng options và futures đáo hạn) cũng đã phóng đại độ biến động của thị trường. DXY tăng 0.42% lên 92.87, mức cao nhất tháng vừa rồi. Điều này khiến các đồng tiền khác suy yếu so với USD, dẫn đầu là CHF giảm 0.86% xuống mức thấp nhất trong 5 tháng. EUR/USD giảm 0.42% xuống 1.1766, USD/JPY tăng 0.31% lên 109.71.
Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều: Dow Jones và S&P 500 lần lượt giảm 0.18% và 0.15% còn Nasdaq tăng 0.13%.
Giá vàng "rơi tự do" xuống mức $1,754/oz, giảm 2.24% khi đồng USD và lợi suất mạnh lên. Giá dầu đi ngang.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu đều đã đóng cửa tăng điểm trong phiên hôm nay:
Tại Mỹ, tình hình không phấn khởi như vậy:
Một khảo sát gần đây của một quản lý quỹ tại Bank of America cho thấy giới đầu tư ngày càng tự tin vào viễn cảnh lạm phát tạm thời, với 69% nhà đầu tư có nhận định như vậy. Có vẻ như báo cáo CPI tuần này đã khiến tâm lý về lạm phát thay đổi. Tuy nhiên, vấn đề trong giá năng lượng và khí tự nhiên vẫn đang hiện hữu.
USDCAD đang tăng mạnh trong phiên hôm nay sau báo cáo doanh số bán lẻ tại Mỹ vượt kỳ vọng ban đầu. Chỉ số DXY lên gần mức 93 điểm và lợi suất trái phiếu tăng lên 1.33% đang ủng hộ đà tăng cho USD. Ngoài ra, giá dầu suy yếu, giảm gần 1% trong phiên cũng đang gây nhiều sức ép cho CAD. Hiện tại, USDCAD đang tiếp tục kiểm tra vùng 1.27.
Có vẻ như hiện hữu trên thị trường chứng khoán Mỹ lúc này là nỗi lo sợ. Sau khoảng thời gian mở cửa có phần trái chiều và chưa xác định được phương hướng, các chỉ số tại đây lúc này đã tìm được hướng đi và hướng đi đó là giảm. Cả ba chỉ số chứng khoán đã xóa phần lớn đà tăng của phiên hôm trước. Ngoài ra, lợi suất trái phiếu tăng cao và đô la mạnh lên cũng làm đà bán thêm phần tồi tệ.
Tại châu Âu, tình hình vẫn rất khả quan khi các chỉ số đều tăng mạnh, dù đã giảm đôi chút so với đỉnh ngày.
Có vẻ như thị trường không hề mặn mà với vàng lắm khi sau nhiều tin tức tốt cho vàng như NFP hay CPI đều không thể đưa vàng bay cao và đà tăng bị dập tắt nhanh chóng. Nhưng đến doanh số bán lẻ lần này, hy vọng vàng quay trở lại 1,900 có vẻ như đang xa vời dần. Vàng chạm đáy ngày tại 1,745, thấp nhất kể từ ngày 12/8. Đô la mạnh lên, và lợi suất trái phiếu 10 năm lên mức 1.33% là tác nhân chính cho sự suy yếu mạnh này. Hiện tại, hỗ trợ gần nhất cho vàng là đáy tháng Bảy tại 1,750. Vàng sẽ chỉ mạnh trở lại vào tháng 11 theo thời vụ, tuy nhiên lúc này không có nhiều lý do để nắm giữ vị thế mua tới lúc đó.
Hiện tại vàng đang được giao dịch quanh mức 1,755, tương đương mức giảm 2.13%.
Các chỉ số chứng khoán tại Mỹ đang khởi đầu phiên hôm nay với ít biến động sau một ngày đóng cửa tăng toàn diện. Chỉ số Dow Jones tăng 0.23%, chỉ số S&P 500 chưa có nhiều thay đổi, và chỉ số Nasdaq giảm 0.18%. Trái với tình hình tại Mỹ, các chỉ số châu Âu đều đang rất phấn khởi: Hai chỉ số CAC và FTSE MIB tăng 1.13%. Chỉ số DAX tăng 0.74%. Chỉ số FTSE 100 tăng 0.54%.
Sau báo cáo doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, đồng bạc xanh đang tăng phi mã, chỉ số DXY tăng 0.5%, lên mức cao nhất trong 3 tuần và tiệp cận mức 93 điểm. Các đồng tiền lớn khác đều đang giảm trước USD: EUR giảm 0.55%, GBP giảm 0.38%, JPY giảm 0.4%, CHF giảm 0.8%. AUD giảm 0.47%, NZD giảm 0.27% và CAD giảm 0.27%.
Vàng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng, mức đáy ngày chạm 1,751, tương đương với mức giảm hơn 2% trong ngày. Dầu 0.58%, hiện ở mức $72.2/thùng.
Đồng bạc xanh đang mạnh lên rất nhiều khi doanh số bán lẻ tháng Tám tăng bất chấp dự báo ban đầu là giảm. Chỉ số DXY tăng lên 92.9 điểm, cao nhất trong vòng 3 tuần trở lại đây. USDCHF là cặp tiền tăng mạnh nhất phiên khi tăng lên đỉnh ngày tại 0.9270. Đây cũng là mức cao nhất kể từ ngày 12/7. Hiện tại USDCHF đang tiếp tục giao dịch quanh vùng này.
Đây là một báo cáo ấn tượng. Như dự đoán, doanh số bán xe là một lực cản lớn, giảm 3.6% trong khi thiết bị điện tử/gia dụng giảm 3.1%. Doanh số bán tại cửa hàng đồ nội thất, cửa hàng thực phẩm và đồ uống và các nhà bán lẻ ngoài cửa hàng (trực tuyến) tăng mạnh.
Covid đang giúp người lao động Hoa Kỳ tiến gần hơn đến mức lương tối thiểu $15/giờ, mục tiêu chính của các liên đoàn lao động. Theo Emsi Burning Glass, một công ty phân tích chuyên theo dõi các tin tuyển dụng, các công việc được đăng từ mùa xuân 2019 đến mùa xuân năm 2021 cho thấy nhiều ngành dịch vụ có mức lương khởi điểm trên 15 USD, thường là những ngành có biên lợi nhuận lớn.
Tỷ giá cặp chéo EUR/CHF một lần nữa đã không vượt qua được đường MA 200 ngày ở 1.0899. Karen Jones, chuyên gia PTKT tại Commerzbank, cho rằng cặp tiền này sẽ giảm xuống khu vực 1.0643/1.0629.
Dữ liệu mới nhất do Eurostat phát hành - ngày 16 tháng 9 năm 2021
Trước đó 12.4 tỷ €; sửa đổi thành € 11.9 tỷ
Số liệu được điều chỉnh theo mùa cho thấy thặng dư thương mại tăng nhẹ với xuất khẩu tăng 1.0% so với tháng trước và nhập khẩu tăng 0.3% so với tháng trước. Nhìn chung, nó cho thấy điều kiện thương mại ổn định hơn và cải thiện dần dần khi nền kinh tế tiếp tục phục hồi.
Mục tiêu mà JPM có cho S&P 500 là 4,700 điểm vào cuối năm 2021 và trên 5000 vào năm tới.
JPM:
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách ECB, Olli Rehn:
Trung Quốc đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn 1 tỷ người chống lại Covid-19 - chiếm hơn 70% tổng dân số - vượt trội so với Hoa Kỳ và châu Âu tuy nhiên hiện không có kế hoạch ngay lập tức giảm bớt một số biện pháp giãn cách nghiêm ngặt nhất trên thế giới.
Tổng cộng 2.16 tỷ liều đã được tiêm ở Trung Quốc tính đến ngày 15 tháng 9, Mi Feng, người phát ngôn của Ủy ban Y tế Quốc gia, nói với các phóng viên ở Bắc Kinh hôm thứ Năm, đã tiêm đầy đủ cho hơn 1.01 tỷ người. Điều này có thể giúp nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sớm mở cửa hoàn toàn và tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Nhật Bản cắt giảm triển vọng về nền kinh tế trong bối cảnh các trường hợp nhiễm COVID-19 gia tăng làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và đè nặng lên niềm tin của người tiêu dùng
Nhật Bản
Đây là lần hạ cấp đầu tiên trong vòng 4 tháng, với việc chính phủ chỉ ra rằng tình hình vi rút trong nước và nước ngoài là rủi ro đối với sự phục hồi.
Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức tăng 0.1%
Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh không đổi
Hợp đồng tương lai chỉ số IBEX của Tây Ban Nha tăng 0.2%
Tại châu Á, chỉ số Nikkei đóng cửa giảm 0.6% trong khi Hang Seng giảm 2.0% và Shanghai Composite giảm 1.0% khi đóng cửa trong ngày.
Sau khi nhận được sự chấp thuận từ Hiệp hội Hàng hoá Tương lai Quốc gia (NFA), Coinbase vẫn cần đăng ký với Uỷ ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa kỲ (CFTC) để được “bật đèn xanh” hoàn toàn.
Coinbase sẽ hy vọng việc chuyển sang hợp đồng tương lai và phái sinh sẽ suôn sẻ hơn nhiều so với kế hoạch cung cấp sản phẩm cho vay bằng USDC. Bởi gần đây, sàn giao dịch đã bị SEC doạ kiện nếu vẫn tiếp tục cung cấp sản phẩm này. Trong tuần này, Coinbase cũng đã bán trái phiếu rủi ro cao (junk bond) trị giá 2 tỷ USD trong một đợt chào bán.
NZD/USD tăng 0.5% theo dữ liệu GDP quý 2. Các nhà đầu tư đang long kiwi khi giá giảm xuống 0.7110 sau khi con số GDP đánh bại kỳ vọng. AUD/USD giảm sau khi Australia giảm việc làm nhiều trong tháng 8 so với dự báo của các nhà kinh tế. USD/JPY tăng cao sau khi giảm xuống mức thấp nhất ngày 16 tháng 8 là 109.11 vào thứ Tư. EUR/USD ít thay đổi và giữ trên 1.18, trong khi đó GBP/USD dao động quanh mức DMA-200 ngày.
Mục thuế của Dự luật mới “Điều chỉnh Ngân sách” trị giá 3.5 nghìn tỷ USD đã được ủy ban Hạ viện thông qua và chịu trách nhiệm đảm bảo doanh thu, với các quy định mới cho tiền mã hóa được đính kèm.
Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) ra mắt bản cập nhật kinh tế tháng 9, cung cấp thông tin chi tiết về nền kinh tế và hệ thống tài chính.
Điều kiện kinh tế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) được cải thiện trong nửa cuối năm 2020 và đầu năm 2021, mặc dù các biện pháp ngăn chặn sự bùng phát COVID-19 gần đây đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp ở phần lớn nước Úc.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các ngân hàng vì tác động của nó đến giá trị của tài sản được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay và thu nhập mà người đi vay sử dụng để trả nợ.
Những người lao động bị mất việc có xu hướng bị thiệt hại về thu nhập lớn và dai dẳng.
Ngoại trừ giai đoạn rối loạn trong những tháng đầu của đại dịch, thị trường trái phiếu chính phủ đã hoạt động tốt.
Thị trường lao động Trung Quốc đã nhanh chóng phục hồi sau cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 gây ra.
Phản ứng chính sách kinh tế của Trung Quốc đối với đại dịch COVID-19 ít mang tính kích thích hơn phản ứng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vì các nhà chức trách Trung Quốc đã tìm cách tránh gây rủi ro trong hệ thống tài chính.
Các quan chức EU có kế hoạch tài trợ cho các khoản đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực như blockchain, cơ sở hạ tầng dữ liệu, 5G và điện toán lượng tử, trong số những lĩnh vực khác.
Quỹ đầu tư 177 tỷ USD chiếm khoảng 20% trong gói kích thích 750 tỷ Euro (tương đương với 887 tỷ USD) được các nhà lãnh đạo EU nhất trí vào tháng 7 năm 2020 để khởi động sự phục hồi kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn ra.
Các nhà giao dịch chứng khoán châu Á đã bán tháo các cổ phiếu khi lo ngại rủi ro vỡ nợ đến từ tập đoàn Evergrande. Tập đoàn này đã cho ngừng giao dịch trái phiếu trong hôm nay. Bên cạnh đó, việc Bắc Kinh siết chặt các quy định liên quan đến casino đã khiến các cổ phiếu nhóm ngành này giảm mạnh mẽ.
Nikkei 225 giảm 0.59%, Hang Seng giảm 0.83%, Kospi giảm 0.49%, Shanghai Composite tăng nhẹ 0.15%.
Trong quý 2, GDP của New Zealand ghi nhận mức tăng trưởng 2.8%, vượt xa kỳ vọng của giới chuyên gia (1.1%) cho thấy nền kinh tế New Zealand phục hồi mạnh mẽ sau quãng thời gian chung sống với đại dịch. NZD/USD đã tăng 0.32% trong phiên hôm nay lên 0.7124.
Số lượng việc làm trong tháng 8 tại Úc giảm mạnh 146.3 nghìn lao động, gấp đôi so với con số dự báo 78.5 nghìn việc làm, cho thấy thị trường việc làm tại Úc bị thiệt hại nặng nề do các lệnh giãn cách COVID-19. AUD/USD suy yếu từ mức đỉnh 0.7347 sau tin và hiện ở mức 0.7336.
Pfizer và Moderna đang thúc đẩy nghiên cứu mũi tiêm thứ 3 sau khi phát hiện hiệu quả của vaccine COVID-19 của họ giảm dần theo thời gian. Pfizer sẽ lên kế hoạch thử nghiệm để kết luận rằng chúng an toàn và hiệu quả trong việc ngăn chặn virus và các biến thể mới. 2 mũi vaccine đầu tiên vẫn có tác dụng tốt, giúp người được tiêm tránh khỏi các tiệu chứng nặng và tử vong. Điều chưa rõ: liệu liều thứ 3 tăng cường có làm tăng nguy cơ viêm tim và niêm mạc tim hay không.
Nếu được FDA chấp thuận, Nhà Trắng triển khai tiêm chủng mũi 3 vào ngày 20/9.
Đường MA 50 đang đóng vai trò là một hỗ trợ vững chắc cho chỉ số này, khi giá thường xuyên hồi phục khi giảm xuống đường này. Hiện tại giá cũng đang có nhịp test đường MA 50, vì vậy các nhà giao dịch có thể xem như một tín hiệu mua.
Thị trường chứng khoán chứng kiến mức tăng mạnh nhất trong gần 3 tuần khi các nhà đầu tư kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi mạnh sau những lệnh mở cửa. Dow Jones tăng 0.68%, S&P 500 tăng 0.85% và Nasdaq tăng 0.82%.
Trên thị trường FX, đồng USD đã giảm trên diện rộng, chỉ số DXY giảm 0.20% xuống 92.47. Các đồng tiền khác tăng so với USD, dẫn đầu là CAD tăng 0.54% khi giá dầu tăng mạnh. USD/JPY giảm 0.29% xuống 109.37, mức thấp nhất trong 1 tháng. EUR/USD tăng 0.11% lên 1.1816.
Giá vàng giảm xuống $1,794/oz, giá vẫn chủ yếu đi ngang xung quanh $1,800/oz trong nhiều ngày gần đây. Giá dầu tăng mạnh lên mức $72.61/thùng khi cơn bảo Nicholas đổ bộ nước Mỹ làm gián đoạn nguồn cung, bên cạnh đó, tồn kho dầu của Mỹ giảm mạnh 6.4 triệu thùng trong tuần vừa rồi.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu đều đóng cửa giảm điểm trong phiên hôm nay:
Tại Mỹ, các chỉ số đã tạm thời phấn khởi hơn, tuy nhiên Nasdaq vẫn đang giảm điểm:
Theo Reuters, nguồn tin từ chính quyền thủ tưởng Boris Johnson cho biết ông Rishi Sunak sẽ tiếp tục giữ chức bộ trưởng tài chính Anh sau khi nội các cải tổ bộ máy. Ông Sunak đã giữ chức vụ này từ năm 2020.
Bảng Anh đang suy yếu sau tin này, xuống mức 1.3834 từ đỉnh ngày 1.3853, khi các trader đang đánh giá thêm ảnh hưởng.
Theo EIA, trữ dầu tại Mỹ trong tuần trước đã giảm 6.4 triệu thùng, cao gần gấp đôi dự báo ban đầu là 3.5 triệu thùng. Mức giảm này cũng gấp hơn 4 lần mức giảm của tuần trước đó
Dầu WTI tiến sát mức $73/thùng, với đỉnh ngày ở mức $72.95/thùng.
Trong tháng Tám, sản lượng công nghiệp tại Mỹ tăng 0.4%, thấp hơn kỳ vọng ban đầu 0.5% và giảm 0.4% so với tháng trước. Một trong những yếu tố khiến sản lượng công nghiệp tháng này không đạt kỳ vọng là ảnh hưởng của cơn bão Ida.
Các chỉ số chứng khoán tại Mỹ mở cửa khá trầm lắng trong phiên hôm nay, khi các nhà đầu tư có vẻ đang chờ đợi thêm xúc tác. Chỉ số Dow Jones giảm 0.09%. Chỉ số S&P 500 chưa có nhiều thay đổi và Nasdaq giảm 0.23%. Nếu thị trường tiếp tục diễn biến ảm đạm, đây sẽ là phiên thứ sáu liên tiếp Nasdaq giảm điểm. Tại châu Âu, ngoài hai chỉ số CAC và FTSE MIB giảm mạnh tới 0.8%, các chỉ số còn lại cũng chưa có biến động nhiều: FTSE 100 không đổi, DAX giảm 0.18%.
Đồng bạc xanh tiếp tục suy yếu trong phiên hôm nay. Chỉ số DXY giảm 0.16% xuống 92.5 điểm. Hai đồng tiền risk off là JPY và CHF đang mạnh nhất trong ngày với mức tăng lần lượt 0.41% và 0.2%. EUR và GBP cũng đang tăng lần lượt 0.12% và 0.2%. Hai đại diện từ châu Đại Dương chưa có nhiều thay đổi. CAD tăng 0.11%.
Vàng giảm 0.34% và quay trở lại xuống dưới 1,800, hiện ở mức 1,798. Dầu thô WTI tăng mạnh 2.4% lên $72.3/thùng trước nguồn cung suy giảm tại Mỹ.
Hợp đồng tương lai giá dầu Brent lần đầu vượt trở lại $75/thùng trước nguồn cung suy yếu tại Mỹ. Mức tăng hiện tại đã đạt 1.8% lên mức $75.26/thùng.
Giá dầu đã tăng ổn định từ cuối tháng Tám tới giờ, và được hỗ trợ bởi cơn bão Ida làm tê liệt hoạt động sản xuất dầu tại vùng vịnh. Đến giờ 40% hoạt động tại đây vẫn chưa thể quay lại. Ngoài ra, IEA cũng nói thêm rằng nguồn cung sẽ chỉ tăng thêm vào tháng Mười khi OPEC+ bắt đầu tăng sản lượng.
Theo Commerzbank, vàng đã giữ được hỗ trợ 1,779 sau nhiều lần kiểm tra. Đồng thời với việc giữ nguyên trên mức 1,750, xu hướng của vàng sẽ là trung lập hoặc bullish. Commerzbank dự báo vàng sẽ tiếp tục kiểm tra kháng cự 1,834, sau đó là 1,856, và 1,864. Dưới mức hỗ trợ 1,750 sẽ là 1679.80.
Hiện tại vàng đang được giao dịch quanh mức 1,797.
Goldman Sachs bình luận về đà tăng mới nhất của giá năng lượng
Ngân hàng này cho biết họ nhận thấy nguy cơ mất điện đối với các ngành công nghiệp ở châu Âu và với "mùa đông khắc nghiệt" đang đến gần, giá điện và khí đốt cần phải tăng lên để giảm nhu cầu.
Đây là điều đáng để theo dõi vào lúc này và trong những tuần tới, vì nó có thể là một trong những câu chuyện lớn hơn trên thị trường (nếu chưa phải là lớn nhất) vào mùa thu này.
Nền kinh tế Trung Quốc suy yếu hơn nữa trong tháng 8 khi các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt do Covid ảnh hưởng đến chi tiêu và du lịch của người tiêu dùng. Doanh số bán lẻ chậm lại và tăng trưởng sản lượng công nghiệp giảm tốc, cả hai chỉ số này đều thấp hơn kỳ vọng. Đầu tư tài sản cố định trong 8 tháng đầu năm không thay đổi nhiều so với dự báo.