Vàng tăng lên trên $2,264 trước thềm công bố dữ liệu JOLTS
Vàng có lúc giảm xuống $2,055 đầu phiên Mỹ trước khi tăng trở lại gần $2,065 ở thời điểm hiện tại.
Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào công bố dữ liệu cơ hội việc làm JOLTS lúc 21:00 tối nay
Vàng có lúc giảm xuống $2,055 đầu phiên Mỹ trước khi tăng trở lại gần $2,065 ở thời điểm hiện tại.
Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào công bố dữ liệu cơ hội việc làm JOLTS lúc 21:00 tối nay
Đối với EUR/USD, mức đáo hạn lớn tại 1.1700 và 1.1714-31 có thể hạn chế bất kỳ áp lực giảm giá nào mặc dù hành động giá vẫn khá trầm lắng khi chúng ta bước vào phiên Âu.
Trong khi đó, USD/JPY có lượng lớn quyền chọn đáo hạn tại 110.00.
Nhà ga Meishan tại cảng đông đúc thứ hai của Trung Quốc đã mở cửa trở lại vào thứ Tư sau hai tuần ngừng hoạt động khiến các tuyến vận tải vốn đã căng thẳng ở châu Á trở nên khó khăn hơn.
Một quan chức cảng cho biết tại một cuộc họp báo ở thành phố Ninh Ba, nhà ga sẽ bắt đầu hoạt động trở lại vào thứ Tư. Nhà ga này chiếm khoảng 1/4 công suất của cảng Ningbo-Zhoushan và đã bị đóng cửa từ ngày 11 tháng 8 sau khi một công nhân bị phát hiện nhiễm Covid-19.
Vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự chấp thuận ra mắt ETF ở Hoa Kỳ. Trái ngược lại, hợp đồng tương lai Bitcoin (BTC) đầu tiên của châu Âu sẽ ra mắt vào tháng tới, mở ra cơ hội tiếp xúc rất lớn trên thị trường đầy tiềm năng này.
Mặc dù hợp đồng tương lai mới sẽ được giao dịch bằng Euro, nhưng chúng sẽ được chuyển đổi thực tế bằng BTCE. Điều này có nghĩa là hợp đồng được hỗ trợ 100% bởi Bitcoin và có thể dễ dàng được mua lại bởi bất kỳ nhà đầu tư nào để lấy Bitcoin cơ bản.
Các động thái này diễn ra trong bối cảnh nhu cầu của nhà đầu tư tăng lên đối với các sản phẩm gắn liền với Bitcoin và altcoin, với “truyền thống” vốn có khi châu Âu là thị trường cung cấp một môi trường thân thiện hơn Hoa Kỳ, đang thực hiện mọi nỗ lực cho sự chấp thuận của quỹ giao dịch trao đổi Bitcoin (ETF).
Sau khi giảm mạnh vào tuần trước, giá dầu đã phục hồi tốt trong hai ngày đầu tuần này do tâm lý rủi ro được cải thiện và đồng Dollar dần ổn định.
Dầu đã thoát khỏi mức thấp nhất trong tháng 5 để tăng trở lại trên 67 đô la nhưng vẫn nằm dưới đường MA-100 ngày của monhf. Đây sẽ là mức kỹ thuật quan trọng cần theo dõi trong các phiên tới để xem liệu dầu có phá vỡ được với mức kháng cự gần 70 đô la hay không.
Sau một khởi đầu chậm chạp, Úc đang tăng cường triển khai kế hoạch tiêm chủng Covid-19. Nhưng sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 mới ở bang đông dân nhất của nó cho thấy đất nước này vẫn ở mức đáng báo động ngay cả khi hàng trăm nghìn người xếp hàng để được tiêm phòng mỗi ngày.
Úc đang rơi vào tình trạng bế tắc trong hơn hai tháng không có dấu hiệu chậm lại, với kỷ lục số ca nhiễm hàng ngày mới đạt 919 trường hợp ở New South Wales vào thứ Tư - nhiều hơn mức cao trước đó là 830 trường hợp vào Chủ nhật.
Theo một nguồn tin tiết lộ rằng Citigroup đang làm việc để nhận được “đèn xanh” theo quy định để bắt đầu giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin trên Chicago Mercantile Exchange (CME).
Ngoài việc muốn giao dịch hợp đồng tương lai BTC, Citigroup hiện đang thuê người để trở thành một phần của nhóm tiền mã hóa có trụ sở tại London. Ngoài ra, nguồn tin giấu tên còn lạc quan rằng các cơ quan quản lý sẽ cấp phép cho giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin cho ngân hàng và sau đó sẽ nhận được sự chấp thuận của pháp luật đối với các ghi chú giao dịch trao đổi Bitcoin (ETN).
GBP/USD tiếp tục giảm trong phiên giao dịch châu Á hôm thứ Tư và đang giao dịch ở mức 1.3715 sau khi giảm 0.06% trong ngày.
Chỉ số US Dollar Index (DXY), hiện đang được giao dịch ở mức 93.05 với mức tăng 0.08% trong bối cảnh tâm trạng rủi ro chung.
Các nhà đầu tư tiếp tục đặt cược vào đô la Mỹ sau dữ liệu kinh tế lạc quan và quá trình tiêm chủng vắc xin cũng như doanh số bán nhà mới tại Mỹ đã tăng lên 1% ở mức 708 nghìn trong tháng 7, phù hợp với kỳ vọng của thị trường là 700 nghìn.
Mặt khác, đồng bảng Anh vẫn giảm bất chấp dữ liệu kinh tế lạc quan và tâm lý rủi ro.
Thành viên ban thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Toyoaki Nakamura đã cảnh báo về sự không chắc chắn trong triển vọng kinh tế và lạm phát của đất nước. Ông cho biết, Nhật Bản có thể chứng kiến nhu cầu bị dồn nén thúc đẩy tiêu dùng trong thời gian tới. Ngoài ra, thị trường trái phiếu xanh của Nhật Bản, ở mức 1 nghìn tỷ yên vào năm 2020, vẫn còn nhỏ so với quy mô nền kinh tế của nước này và kỳ vọng tăng trưởng trung và dài hạn của các công ty Nhật Bản không giảm.
Các chỉ số chứng khoán châu Á sau khi tăng điểm vào đầu phiên đã bất ngờ quay đầu. Các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ.
Trên thị trường FX, đồng USD đã tăng trở lại, chỉ số DXY tăng 0.16% lên 93.03. Các đồng tiền khác đều giảm so với đồng bạc xanh, dẫn đầu là các đồng tiền hàng hóa như AUD, NZD và CAD giảm hơn 0.2%. EUR/USD cũng giảm 0.15% xuống 1.1736.
Vàng tiếp tục giảm và đánh mất mốc $1,800/oz, hiện đang ở mức $1,795/oz.
Các tỉnh Hokkaido, Miyagi, Gifu, Aichi, Mie, Shiga, Okayama và Hiroshima đã được ban bố tình trạng khẩn cấp COVID-19 cho đến ngày 12/09. Như vậy, tổng cộng 21 tỉnh thành đã được áp dụng trình trạng khẩn cấp này.
Joe Biden cho biết, thời hạn Mỹ rút quân khỏi Afghanistan vẫn là ngày 31/08. Tuy vậy, Tổng thống và Lầu Năm Góc cũng như Bộ Ngoại giao có kế hoạch dự phòng để điều chỉnh thời hạn "nếu cần thiết", đồng thời cảnh báo về mối đe dọa ngày càng tăng của các cuộc tấn công khủng bố. Biden trước đó đã từ chối lời đề nghị từ các đồng minh G-7 về việc kéo dài thời hạn rút lui, hiện tại chỉ còn hơn 1 tuần để đưa hàng chục nghìn người Mỹ rời khỏi Kabul.
New Zealand ghi nhận thêm 63 ca nhiễm mới trong ngày hôm nay, trong khi bang New South Wales của Úc lần đầu tiên ghi nhận 919 ca nhiễm mới.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng phiên thứ 4 liên tiếp, mặc dù đà tăng trong phiên vừa qua không quá mạnh. Dow Jones tăng 0.09%, S&P 500 tăng 0.15% còn Nasdaq tăng 0.52% lên mức đỉnh cao lỷ lục mới tại 15,020 điểm.
Những nỗi lo ngại về biến chủng Delta của COVID-19 đã qua đi, tâm lý risk-on quay trở lại trong tuần này. DXY giảm 0.10% xuống 92.88, kéo theo các đồng tiền G-7 khác tăng lên, EUR/USD tăng 0.09% lên 1.1754. Tăng mạnh nhất là NZD khi trợ lý Thống đốc RBNZ Christian Hawkesby cho biết RBNZ đã cân nhắc đến viếc tăng lãi suất lên 0.50%, quyết định giữ nguyên lãi suất vừa rồi không liên quan gì đến tình hình COVID-19 hiện tại, chỉ là các quan chức gặp khó khăn trong vấn đề thảo luận, NZD/USD tăng 0.87% lên 0.6949. Bên cạnh đó, giá hàng hóa tăng đã khiến AUD/USD tăng 0.73% lên 0.7258, USD/CAD giảm 0.45% xuống 1.2586.
Vàng đi ngang ở $1,803/oz sau khi tăng mạnh vào phiên thứ 2 trước đó, giá dầu hồi phục ấn tượng lên $67.54/thùng.
Các chỉ số châu Âu ghi nhận kết quả trái chiều phiên hôm nay, nhưng nhìn chung các thay đổi tương đối thấp:
Ngân hàng này cho biết vấn đề dịch bệnh và Trung Quốc đang kìm hãm lại giá dầu trong ngắn hạn, nhưng đến mùa thu năm nay, dầu cùng với những hàng hóa khác như kim loại sẽ tăng mạnh. Goldman Sachs cũng cho rằng tốc độ tăng trưởng có thể đã đạt đỉnh, nhưng nhu cầu dầu mới là điều quan trọng. Ngân hàng này tiếp tục đặt mục tiêu giá $80/thùng cho dầu Brent.
Hiện tại cả dầu Brent và WTI đều tăng hơn 2.6%, sau phiên thứ Hai tăng gần 6%.
Cặp tiền này đang là cặp tiền tăng mạnh nhất ngày hôm nay khi đã tăng hơn 1% lên 0.6963. Trước đó, NZDUSD chạm đỉnh ngày tại 0.6966, mức cao nhất kể từ ngày 17/8. Sau một số dữ liệu kém khả quan, có vẻ USD đã suy yếu tương đối. Chỉ số DXY về mức 92.8 điểm.
Vàng tiếp tục tăng trong ngày hôm nay, lập đỉnh ngày tại 1,809, nhưng sau đó không thể giữ sự ổn định và giảm xuống mức hiện tại 1,806. Phe mua sẽ chờ đợi thêm động thái tại cùng giá 1,811-1,812, trùng với hai đường MA 100 ngày (màu đỏ) và 200 ngày (màu xanh). Phá vỡ kháng cự này sẽ giúp vàng có thêm động lực tăng lên lại vùng 1,834.
Trong tháng Bảy, Mỹ ghi nhận 708 nghìn ngôi nhà mới được bán, cao hơn kỳ vọng ban đầu là 690 nghìn. Con số này nối tiếp 676 nghìn ngôi nhà được bán trong tháng Sáu.
Trong tháng Tám, chỉ số sản xuất của Fed Richmond chỉ đạt 9 điểm, kém xa kỳ vọng ban đầu là 25 điểm. Đây cũng là mức giảm tương đối lớn so với tháng trước là 27 điểm.
Chứng khoán Mỹ đang tiếp tục kéo dài đà tăng sau một phiên đầy hứng khởi ngày hôm qua. Chỉ số Nasdaq tiếp tục tăng mạnh nhất (+0.32%). Hai chỉ số còn lại là Dow Jones và S&P 500 đều tăng 0.15%. Tại châu Âu, các chỉ số đa phần đang giảm sâu: chỉ số CAC giảm 0.64%, FTSE 100 giảm 0.4%, FTSE MIB giảm 0.44%, Stoxx 600 giảm 0.34%. Duy nhất có chỉ số DAX đang tăng nhẹ 0.07%.
Đồng bạc xanh đang tiếp tục suy yếu nhẹ trong phiên hôm nay khi chỉ số DXY xuống dưới mức 93 điểm. Hai đại diện châu Đại Dương là NZD và AUD đang là hai đồng tiền mạnh nhất so với USD, tăng lần lượt 0.83% và 0.61%. Hai đồng tiền risk-off là JPY và CHF đang tăng nhẹ 0.1%. CAD tăng 0.12%. EUR và GBP hiện chưa có nhiều thay đổi.
Vàng tăng 0.15% lên 1,808. Dầu thô kéo dài đà tăng ngày hôm qua khi tiếp tục tăng 1.7% trong phiên hôm nay, lên $66.6/thùng.
Chỉ số sản xuất công nghiệp Philly Fed giảm xuống 39.1 trong tháng 8 từ mức 53.8 trong tháng 7.
Chỉ số DXY không biến động nhiều sau tin.
Goldman Sachs đã nâng dự báo tỷ lệ Fed ra thông báo taper vào tháng 11 lên 45% từ mức 25% trước đó.
Bác sĩ Anthony Fauci của Mỹ kỳ vọng vaccine Moderna và Johnson & Johnson sẽ nhận được sự chấp thuận hoàn toàn "tương đối sớm" từ FDA. Thông tin này đến sau khi FDA chính thức chấp thuận hoàn toàn vaccine Pfizer hôm qua.
Việc RBNZ không tăng lãi suất và thông báo phong tỏa toàn quốc không làm giảm giá trị của đồng dollar New Zealand chủ yếu là do các dự báo về lãi suất và sự ổn định trong tâm lý rủi ro. Các chuyên gia kinh tế tại HSBC hy vọng đà giảm của NZD so với USD là khiêm tốn so với các đồng tiền khác trong nhóm G7.
Các chuyên gia tại Credit Suisse cho rằng đồng Aussie dự kiến sẽ tiếp tục đà phục hồi lên 0.7266/91 nhưng đây được coi là sự điều chỉnh trước khi cặp tiền giảm xuống vùng 0.7085/43.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Hoa Kỳ tăng điểm khi các nhà đầu tư chờ đợi những công bố về đường lối chính sách của Cục Dự trữ Liên bang trong bối cảnh lo ngại kéo dài về mối đe dọa của Covid-19 đối với nền kinh tế toàn cầu.
Giá vàng ít thay đổi, giao dịch quanh mức $1,803/oz và lợi suất kỳ hạn 10 năm tại Mỹ tăng nhẹ lên 1,262%.
Dầu thô có ngày tăng giá thứ 2 liên tiếp, tiếp cận vùng kháng cự tại 66.8 USD/thùng nhưng tình hình Covid căng thẳng trên toàn cầu vẫn khiến triển vọng nhu cầu tương đối mịt mù.
Trên thị trường FX, hành động giá đang diễn ra ngược lại hoàn toàn so với tuần trước khi thị trường đều kỳ vọng rằng Powell sẽ chưa vội công bố kế hoạch “taper” tại cuộc họp Jackson Hole tuần này. NZD là đồng tiền mạnh nhất trong ngày, tăng 0.65% lên 0.6934 USD sau những phát biểu của trợ lý thống đốc RBNZ Hawkesby rằng ngân hàng dự trữ NZ cân nhắc tăng lãi suất OCR thêm 50 bps. Do thị trường đã “pricing” khả năng Fed vẫn kiên trì với chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, một bất ngờ từ Powell sẽ khiến đồng thị trường biến động rất mạnh và hỗ trợ đồng USD.
Commerzbank đang có quan điểm tương đối bearish đối với USD bất chấp khả năng Fed sẽ sớm công bố "taper".
Karen Jones, Trưởng nhóm Nghiên cứu Phân tích Kỹ thuật FICC tại Commerzbank, kỳ vọng nhịp giảm tiếp theo xuống 1.2475/20 và có khả năng là vùng đáy 1.20.
Tỷ giá GBP/USD đã đảo chiều ngay trước mục tiêu ban đầu của các nhà phân tích tại Commerzbank là 1.3592/71. Cặp tiền này đã lấy lại mức 1.37 và đà tăng có thể đạt đến mốc 1.4018.
“Đà tăng sẽ gặp phải ngưỡng kháng cự ban đầu tại đường ma 200 ngày tại 1.3795 trước khi trở lại vùng giảm mạnh trước đó tại 1.3816. Tiếp theo là đường MA 55 ngày ở mức 1.3857 và pivot trung hạn quan trọng hơn tại 1.3984/1.4018"
Nhận xét của trợ lý thống đốc RBNZ, Christian Hawkesby
Mức sàn lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang cho lãi suất qua đêm đang không đáp ứng được lượng tiền mặt khổng lồ trên thị trường. Thị trường tiền tệ, từ tín phiếu kho bạc đến các hợp đồng thỏa thuận mua lại tiếp tục giao dịch dưới 0.05% - lãi suất chào bán trên cơ sở "reverse repo" qua đêm, được coi như mức sàn lãi suất.
Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức tăng 0.2%
Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE tương lai của Anh tăng 0.2%
Hợp đồng tương lai chỉ số IBEX của Tây Ban Nha đi ngang
Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng nhờ sự lạc quan về động lực tiêm chủng của Hoa Kỳ và hỗ trợ kinh tế từ các ngân hàng trung ương. Sự phục hồi của cổ phiếu công nghệ Trung Quốc.và sự bảo đảm từ ngân hàng trung ương của Trung Quốc đã thúc đẩy tâm lý. Chỉ số Topix của Nhật Bản tăng 1.1% trong khi chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 1.3% và Hang Seng của Hồng Kông tăng 1.6%. Chỉ số tổng hợp Thượng Hải của Trung Quốc tăng 1%.
Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng lên khi các nhà giao dịch chờ đợi hội nghị Jackson Hole. Vàng đạt gần mức cao nhất trong hơn hai tuần trong bối cảnh thị trường suy đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể ngừng phát tín hiệu về mốc thời gian thực hiện quá trình thắt chặt, trong khi việc thúc đẩy tiêm chủng của Hoa Kỳ đã làm giảm bớt một số lo ngại về sự lây lan của chủng vi rút Delta. Hiện kim loại quý đang được giao dịch tại 1,801 USD/oz.
Dầu đang ổn định sau khi tăng hơn 5%, với rủi ro từ Covid-19 vẫn còn đe doạ. Dầu Brent hiện đang được giao dịch tại 68.99 USD/thùng trong khi WTI được giao dịch tại 65.82 USD/thùng.
Trên thị trường FX, sau một vài nhịp giảm hôm qua, đồng đô la đang giữ ổn định hơn cho đến ngày hôm nay trong khi các đồng tiền chính ít có biến động. EUR/USD đang nằm trên 2 đường MA chính lần lượt là 1.1705 và 1.1730. NZD vẫn giữ được mức tăng dẫn đầu nhóm G-7 hiện đang ở mức 0.6906 sau dữ liệu tích cực của NZ và bấp chấp bình luận hawkish của phó thống đốc NBNZ. Theo sau là mức tăng 0.21% của AUD hiện đang được giao dịch tại 0.7225.
Binance dường như đã đổ lỗi cho bất kỳ tuyên bố nào cáo buộc sàn đang thao túng thị trường tiền mã hoá. Theo Binance, đây chỉ là các ấn phẩm nhằm truyền bá nỗi sợ hãi, sự không chắc chắn và nghi ngờ.
Bên cạnh đó, sàn giao dịch còn cho biết rằng họ có quyền thực hiện hành động pháp lý để bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên, Binance cũng không phản đối việc “cảnh báo có trách nhiệm để bảo vệ lòng tin của cộng đồng”.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi một người dùng Twitter có tên là RealFulltimeApe đã cáo buộc Binance vào ngày 21/03. Cụ thể, tài khoản này đã cho rằng Binance đang “kiểm soát toàn bộ các mức thanh khoản lớn và cố tình bơm giá/hạ giá để người dùng không có được lợi nhuận”.
EUR/USD vẫn phải vật lộn để kéo dài đà phục hồi trong hai ngày từ mức đáy hàng năm sau khi giảm 0.06% xung quanh mức 1.1735 trước phiên giao dịch châu Âu hôm thứ Ba. Cặp tiền tệ chính đã tăng mạnh nhất trong một tuần vào ngày hôm trước nhờ tâm trạng rủi ro thúc đẩy. Tuy nhiên, các động thái trái chiều hợp gần lại như một cơn gió ngược cho cặp tiền. Tình hình vi-rút và những lo ngại về địa chính trị liên quan đến Afghanistan và Trung Quốc đang là những yếu tố chính. Hiện EUR/USD đang được giao dịch tại 1.1738 sau khi giảm 0.06% trong ngày.
Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) vẫn đang trên đà bắt đầu chu kỳ thắt chặt vào đầu tháng 10 này trong bối cảnh các lệnh hạn chế do COVID-19 và lạm phát giá nhà gia tăng - Phó thống đốc ngân hàng trung ương Geoff Bascand cho biết trong một cuộc phỏng vấn với MNI hôm thứ Ba. Cụ thể, ông cho biết “Ngân hàng trung ương đang“ theo dõi và chờ đợi ”các diễn biến nhưng ông ấy không tin rằng“ sự chậm trễ 6 tuần trong chu kỳ thắt chặt sẽ tạo ra nhiều khác biệt trong dài hạn ”.
Bất chấp những bình luận hawkish, NZD/USD vẫn chịu áp lực trong bối cảnh đồng đô la Mỹ phục hồi rộng, hiện giao dịch ở mức 0.6880 sau khi giảm 0.14% trong ngày. Đầu ngày, đồng Kiwi vẫn giao dịch quanh mức 0.6900 nhờ số liệu Thương mại Bán lẻ Quý 2 của New Zealand mạnh mẽ.
Goldman Sachs cho biết họ thấy giá vàng sẽ tiếp tục tăng với 2 lý do chính là:
Họ lưu ý rằng: "Tuy nhiên, để vàng tăng giá, cần phải có một sự kiện quan trọng kích hoạt nhu cầu đối với các tài sản phòng ngừa lạm phát, chẳng hạn như sự trở lại của lo ngại lạm phát".
New Zealand ghi nhận 41 ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày hôm nay.
Trong khi đó bang NSW của Úc ghi nhận 753 ca nhiễm mới, thấp hơn 3 ngày trước đó tuy nhiên vẫn ở mức khá cao.
Một tin tức khác đáng chú ý là người dân bang Victoria có thể tiêm vaccine Pfizer từ sáng ngày 25 tháng 8. Tuy nhiên, khả năng cung ứng đầy đủ vaccine sẽ là một vấn đề.
Giá Đồng tăng vọt khi số đơn đặt hàng tại các kho LME tăng mạnh nhất trong sáu năm - một dấu hiệu cho thấy tắc nghẽn nguồn cung ở Trung Quốc đang làm xói mòn dự trữ trong nước và thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu. Việc các nhà nhập khẩu Trung Quốc sẵn sàng trả một mức phí cao cũng cho thấy nước này đang trên đà mua vào, giúp củng cố dự báo tăng giá đối với kim loại này.