Vàng tăng lên trên $2,264 trước thềm công bố dữ liệu JOLTS
Vàng có lúc giảm xuống $2,055 đầu phiên Mỹ trước khi tăng trở lại gần $2,065 ở thời điểm hiện tại.
Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào công bố dữ liệu cơ hội việc làm JOLTS lúc 21:00 tối nay
Vàng có lúc giảm xuống $2,055 đầu phiên Mỹ trước khi tăng trở lại gần $2,065 ở thời điểm hiện tại.
Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào công bố dữ liệu cơ hội việc làm JOLTS lúc 21:00 tối nay
Joe Biden sẽ ký một sắc lệnh được thiết kế để thúc đẩy cạnh tranh giữa các ngành công nghiệp của Mỹ, kêu gọi các nhà quản lý tăng cường giám sát các công ty công nghệ, giá thuốc, ngành vận chuyển và hơn thế nữa. Hành động này sẽ thúc đẩy chính phủ đưa ra các quy định mới từ phí hành lý hàng không đến các điều khoản không cạnh tranh. Ông sẽ ký sắc lệnh vào cuối ngày hôm nay sau khi đưa ra những nhận xét về nền kinh tế Mỹ.
Doanh thu cho vay của các ngân hàng Mỹ có thể vượt qua các ngân hàng châu Âu trong những quý tới do lạm phát làm tăng triển vọng tăng lãi suất. Thu nhập ròng từ lãi cho vay tại các ngân hàng khu vực đồng Euro đã tăng mạnh khi ECB trả tiền họ để cho vay vào đầu năm, nhưng lãi suất âm của NHTW này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu các NHTM.
Phòng phân tích của Credit Suisse cho rằng USD/CHF cần phải giữ trên vùng 0.9142/33 để tránh tạo thành đỉnh nhỏ và bật tăng để phá lên trên 0.9264/75.
Các nhà phân tích tại Credit Suisse cho rằng GBP/USD đang có xu hướng giảm và có thể hướng tới mức 1.3734, sau đó là vùng hỗ trợ quan trọng hơn ở 1.3669/48.
Sau 2 ngày biến động rất mạnh, các thị trường đã ổn định hơn với hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ lấy lại sắc xanh. S&P 500 tăng 0.42% lên 4,338 điểm và Nasdaq 100 tăng lên mức 14,743, tương đương 0.12%.
Giá vàng hầu như không thay đổi ở mức $1,802/oz bất chấp lợi suất TPCP Mỹ đã phục hồi lên 1.33% và đồng USD tăng giá.
Dầu hướng đến ngày tăng giá thứ 2 liên tiếp sau khi nhịp giảm rất mạnh trước đó, được hỗ trợ bởi tồn kho dầu thô Mỹ sụt giảm nhiều hơn dự báo. Hiện hợp đồng tương lai WTI giao tháng gần nhất ở mức 73.64 USD/thùng và dầu Brent giao dịch quanh 74.69 USD/thùng.
Những biến động “điên cuồng” trên thị trường FX cũng đã biến mất và các cặp tiền chủ yếu đảo chiều các diễn biến ngày hôm qua. AUD, NZD và CAD hồi phục trong khi JPY và CHF là 2 đồng tiền yếu nhất. Sự lo ngại về tăng trưởng kinh tế chững lại hay biến chủng virus mới cũng đã giảm bớt, thị trường hiện ở trạng thái trung lập hơn khá nhiều so với hôm qua.
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách ECB, Jens Weidmann
Điều này có nghĩa là ông không muốn ECB đi theo bước chân của Fed trong lạm phát mục tiêu trung bình.
Nhập khẩu vàng của người nước tiêu dùng lớn thứ hai trên thế giới tăng cao hơn trong tháng 6 khi làn sóng thứ hai gây chết người của đại dịch giảm bớt ở Ấn Độ và người mua quay trở lại các cửa hàng do giá giảm.
Các lô hàng ra nước ngoài đã tăng lên 15 tấn vào tháng trước từ 13.2 tấn một năm trước đó, theo một người quen thuộc với dữ liệu, người đề nghị giấu tên vì thông tin không được công khai. Điều đó sẽ đưa lượng nhập khẩu trong quý từ tháng 4 đến tháng 6 đạt khoảng 97 tấn, giảm một nửa so với quý trước.
Có một lượng quyền chọn tương đối lớn sắp đáo hạn với EUR/USD.
Điều đó có khả năng giúp giữ cho hành động giá được cố định hơn xung quanh mức giao ngay hiện tại, với bên trên cũng bị giới hạn bởi đường trung bình động 200 giờ tại 1.1853.
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách ECB, Olli Rehn
Lagarde ngày hôm qua nói rằng mục tiêu lạm phát mới loại bỏ "sự mơ hồ", vì vậy có vẻ họ cũng thừa nhận rằng mục tiêu trước đó "thấp hơn nhưng gần 2%" là khá mơ hồ.
Mặc dù số liệu không đạt được các ước tính, nhưng nó cho thấy tháng tăng trưởng thứ tư liên tiếp, mặc dù ít mạnh mẽ hơn so với dự đoán. GDP của Vương quốc Anh vẫn thấp hơn khoảng 3.1% so với mức được thấy vào tháng 2 năm 2020.
USD/JPY đã có nhịp phục hồi sau chuỗi 6 ngày giảm khi lợi suất TPCP Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm tăng 5bps lên 1.34%. Hiện cặp tỷ giá đang được giao dịch tại 110.006 sau khi tăng 0.22% trong ngày.
Mary Daly - chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco, nêu ra rủi ro đối với nền kinh tế Mỹ, cũng như sự phục hồi toàn cầu. Bà đã cảnh báo sự lây lan của biến thể Delta và tỷ lệ tiêm chủng thấp ở một số nơi trên thế giới là mối đe dọa đối với sự phục hồi toàn cầu. Đồng thơi, bà cũng kêu gọi thận trọng trong việc dần rút các hỗ trợ tiền tệ cho nền kinh tế Mỹ.
EUR / USD vẫn bị chịu áp lực, giá EUR / USD giảm trở lại 1.1835, giảm 0.08% trong ngày
Trong một email được gửi đến khách hàng, Santander thông báo rằng “từ ngày 8 tháng 7 năm 2021, chúng tôi sẽ ngừng thanh toán từ tài khoản Santander cho Binance bất cứ khi nào có thể"
Email tuyên bố rằng Binance Markets Limited “không được phép thực hiện bất kỳ hoạt động được quản lý nào ở Vương quốc Anh.” Phát biểu với báo giới, người phát ngôn của cơ quan quản lý nói rằng “rõ ràng chúng tôi có vấn đề” về cách tiếp cận của Binance đối với các thủ tục chống rửa tiền.
Hàn Quốc đã ghi nhận 1,275 ca nhiễm vi-rút mới trong ngày - mức cao kỷ lục hàng ngày
Các lệnh hạn chế sẽ được thắt chặt tại Seoul (từ ngày 12/7) lên mức cao nhất. Và Tổng thống của đất nước đã có khẩn cấp bản luận về vấn đề này
Chính quyền Biden sẽ sớm đưa thêm ít nhất 10 công ty Trung Quốc và các tổ chức khác vào danh sách đen kinh tế vì bị cáo buộc vi phạm nhân quyền và giám sát công nghệ cao ở Tân Cương.
Hành động của Bộ Thương mại Hoa Kỳ theo sau thông báo của họ vào tháng trước về việc thêm năm doanh nghệp khác của Trung Quốc vào danh sách đen vì các cáo buộc lao động cưỡng bức ở Tân Cương.
Những bổ sung mới vào Danh sách thực thể của Bộ Thương mại là một phần trong nỗ lực không ngừng của chính quyền Biden nhằm buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về vi phạm nhân quyền
Các quỹ đòn bẩy đã đóng các trạng thái Short AUD/NZD sau phát biểu của Thống đốc Lowe vào ngày hôm qua. Thị trường chưa tìm kiếm được chất xúc tác nào mới và có lẽ cuộc họp RBNZ sẽ là điều mà các trader hướng tới.
150 triệu AUD quyền chọn với giá thực hiện 1.07 sẽ đáo hạn vào ngày hôm nay.
Trên thị trường ngoại hối, các đồng AUD, NZD và CAD tiếp tục giảm trong phiên hôm nay, song song với đà bán tháo của TTCK châu Á. AUD/USD đã chạm 0.7410 là mức thấp nhất trong vòng 7 tháng qua.
Theo một nguồn tin thân tín, BoJ sẽ hạ triển vọng tăng trưởng GDP trong năm nay khi tình trạng khẩn cấp tại Tokyo sẽ khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề.
BoJ sẽ kiên định với quan điểm rằng nền kinh tế đang hướng tới một sự phục hồi vừa phải. Đối với lạm phát, ngân hàng trung ương có thể sẽ điều chỉnh lại dự báo lạm phát trong năm nay khi giá dầu tăng mạnh.
Dẫn đầu đà giảm là chỉ số NIkkei 225 của Nhật Bản giảm hơn 2%, theo sau là các chỉ số chứng khoán Hàn Quốc, Đài Loan với mức giảm hơn 1%.
Kể từ ngày 19/7 khi vaccine Pfizer được phân phối đến nước Úc, họ sẽ có khả năng phân phối 1 triệu liều vaccine mỗi tuần, gấp 3 lần so với con số hiện tại là 300-350 nghìn liều/tuần.
Lạm phát kỳ vọng 30 năm đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm nay tại 2.18%, sau khi đạt đỉnh 2.41% vào tháng 5. Biên bản cuộc họp Fed cho thấy các nhà làm luật đã nhìn thấy nền kinh tế phục hồi nhanh hơn dự báo, và các nhà phân tích cho rằng Fed sẽ thắt chặt sớm hơn dự kiến.
Các nhà phân tích tại BNZ cho rằng trong cuộc họp tuần tới hoặc trong cuộc họp tháng 8, RBNZ sẽ công bố thời điểm ngừng QE với quy mô 200 tỷ NZD. Đây là chính sách trước mắt họ sẽ làm trước khi nâng lãi suất vào tháng 11/2021.
Theo một khảo sát của Reuters với 21 chuyên gia, họ cho rằng:
Chứng khoán Mỹ sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, khi các nhà đầu tư lo ngại về những ảnh hưởng của biến chủng Delta của COVID-19. Các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq giảm lần lượt 0.75%, 0.86% và 0.72%. Dòng tiền đang dịch chuyển từ tài sản rủi ro sang tài sản trú ẩn, lợi suất TPCP Mỹ 10 năm đã chạm đáy 1.25% trước khi hồi phục lên 1.29% về cuối phiên. Bên cạnh đó, các vị thế đặt cược vào việc Fed tăng lãi suất đã bị Short squeeze, củng cố đà tăng của trái phiếu.
Đồng USD giảm 0.37% khi lợi suất thoái lui, cùng với đó là sự lên ngôi của các đồng tiền trú ẩn như JPY và CHF. EUR/USD tăng 0.44% lên 1.1842 khi USD giảm. Diễn biến của đồng Euro lại không phản ánh cách tiếp cận chính sách mới của ECB, khi họ cho phép lạm phát vượt 2% trong một vài thời điểm. Các đồng tiền hàng hóa dẫn đầu đà giảm, AUD/USD chạm mức thấp nhất trong 7 tháng tại 0.7424, NZD giảm gần 1%.
Vàng rung lắc mạnh hai chiều trong biên độ $1,794-1,818/oz và đóng cửa ở $1,802/oz. Giá dầu hồi phục vào cuối phiên sau khi bị bán mạnh vào đầu phiên, đóng cửa ở $72.94/thùng.
Tâm lý rủi ro bao trùm thị trường chứng khoán châu Âu, và tất cả chỉ số đều đang ghi nhận giảm sâu:
Theo bà Rochelle Walensky từ CDC Mỹ, nhiều ca Covid mới đang bùng lên từ các trại hè và hoạt động xã hội. Những vùng đáng lo ngại nhất hiện tại là các khu vực với tỷ lệ tiêm chủng thấp, khi 93% số ca mới đến từ các thành phố có tỷ lệ được tiêm vắc xin dưới 40%.
Vàng đã mất hết đà tăng trong ngày hôm nay khi các trader Mỹ bắt đầu ngày giao dịch. Từ mức tăng hơn 0.3% đầu phiên, hiện tại vàng đã quay đầu giảm 0.24% và xuống dưới mức 1,800 một lần nữa.
Tới thời điểm hiện tại, USDJPY đã giảm hơn 100 pip. Phe mua đã cố gắng giữ giá ổn định trong kênh giá lên đầu phiên hôm nay nhưng đã không thành công. Dù lợi suất trái phiếu đã tăng trở lại, nhưng cặp tiền vẫn tiếp tục giảm. Hiện tại lợi suất trái phiếu 10 năm đang ở mức 1.285%.
Triển vọng cho USDJPY đang không tốt khi kênh giá đã bị phá vỡ.
Thị trường chứng khoán đang diễn biến không mấy khả quan đầu phiên hôm nay. Cả ba chỉ số lớn tại Mỹ đều đang giảm mạnh ngay từ đầu phiên: Chỉ số S&P 500 giảm 1.23%, chỉ số Dow Jones giảm 1.11%, chỉ số Nasdaq giảm mạnh nhất 1.57%. Các chỉ số lớn của châu Âu cũng đang diễn biến tương tự.
Thị trường tiền tệ đang có một phiên biến động mạnh. Chỉ số DXY giảm 0.4%. Đồng tiền mạnh nhất hiện tại là CHF với mức tăng ấn tượng 1.12% so với USD. JPY tăng 0.87%. EUR tăng 0.58% nhờ việc ECB công bố mục tiêu lạm phát trung bình 2%. GBP giảm nhẹ 0.15%. Ba đồng tiền CAD, AUD và NZD đang giảm lần lượt 0.62%, 0.65% và 0.72%.
Vàng đen tiếp tục chuỗi ngày lao dốc khi dầu thô WTI tiếp tục giảm hơn 1% xuống dưới $72/thùng. Vàng sau một buổi sáng giảm sâu đến giờ đã tăng trở lại lên mức 0.32% trong ngày.
Báo cáo thất nghiệp mới nhất đã phá vỡ chuỗi giảm liên tiếp trong hai tuần, dù con số 373 nghìn đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu vẫn nằm trong mức kỳ vọng.
Không thể suy diễn quá nhiều chỉ bằng một con số như vậy, nhưng điều này không cho thấy Mỹ đang có những bước tiến triển mạnh mẽ, điều mà Fed muốn thấy trước khi loại bỏ một số chính sách.
Rất ít người nghĩ rằng lợi suất trái phiếu sẽ tăng trở lại sau báo cáo này, trong khi các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán tiếp tục giảm.
Cổ phiếu các ông lớn công nghệ và năng lượng đang trượt dốc trước giờ giao dịch, trong khi lợi suất trái phiếu 10 năm tiếp tục giảm, đang cho thấy lo ngại cả trong các cổ phiếu tăng trưởng và giao dịch theo kỳ vọng lạm phát.
Nhà đầu tư đang tìm hiểu lý do tại sao lợi suất trái phiếu liên tục giảm, và có thể giảm sâu tới mức nào. Một khảo sát của Deutsche Bank cho thấy yếu tố kỹ thuật cung-cầu là lý do chính.
Việc Trung Quốc mạnh tay với mảng công nghệ cũng đang hãm lại các chỉ số tại các thị trường mới nổi và các công ty công nghệ Trung Quốc niêm yết tại Mỹ. Baidu và Alibaba đang giảm 3%.
Cặp tiền này hồi phục mạnh mẽ sau hai ngày giảm sâu, trước việc ECB đưa ra chiến lược tiền tệ. Theo đó, ECB sẽ đặt mục tiêu lạm phát trung bình 2%, thay vì trần lạm phát ở mức này, đúng với kỳ vọng thị trường. Tuy vậy, ECB không nói đến sẵn sàng để lạm phát tăng lên bao nhiêu. Điều này có thể làm thất vọng một số nhà đầu tư kỳ vọng vào việc tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng.
Hiện tại EURUSD đang được giao dịch quanh mức 1.1846.
Chuyên gia Li Zhao của Bloomberg cho rằng chỉ số NASDAQ sẽ bước vào giai đoạn điều chỉnh. Tỷ lệ các mã đạt mức cao nhất trong 52 tuần giảm xuống dưới 3% - so với khoảng 16% vào tháng Hai. Các sự phân kỳ tương tự có thể báo hiệu tình trạng bán tháo mạnh trong một vài tháng tới .
Tỷ giá USD/CAD đã tiếp tục tăng cao hơn, vượt qua ngưỡng kháng cự 1.2495/2514. Phòng phân tích của Credit Suisse lưu ý rằng ngưỡng kháng cự quan trọng tiếp theo là 1.2635/53, nơi có đường trung bình 200 ngày, mức thoái lui 23.6% của đà giảm từ năm 2020.
BOJ dự kiến sẽ cắt giảm dự báo tăng trưởng của năm tài khóa này trong tuần tới, vì tình trạng khẩn cấp tại Tokyo có nguy cơ ảnh hưởng đến tiêu dùng và hoạt động kinh tế nói chung.
Theo thông báo của thủ tướng Nhật Bản, Yoshihide Suga
Điều này xảy ra chỉ hai tuần trước Thế vận hội sau khi số ca nhiễm bệnh hàng ngày gia tăng ở thủ đô Nhật Bản. Tokyo đã ghi nhận 920 trường hợp mắc mới vào ngày hôm qua, nhiều nhất kể từ ngày 13/5, tiếp theo là 896 trường hợp mới trong ngày hôm nay.
Tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài đến ngày 22 tháng 8.
Chứng khoán châu Âu sụt giảm trong ngày hôm nay trong khi trái phiếu tiếp tục tăng, khi các nhà đầu tư đánh giá diễn biến của ngân hàng trung ương và dự đoán nền kinh tế sẽ hoạt động như thế nào trong năm tới nếu không có các biện pháp kích thích khổng lồ. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng chìm trong sắc đỏ, S&P500 và Nasdaq 100 đều mất tới hơn 1%.
Lợi suất TPCP Mỹ phá qua vùng 1.3% trong bối cảnh hàng loạt vị thế đặt cược lợi suất sẽ tăng lên từ đầu năm đến nay bị đóng lại. Tâm lý lo ngại rủi ro cũng đang khiến các tài sản trú ẩn như trái phiếu trở thành "miền đất hứa" và nhấn chìm các tài sản rủi ro.
Giá dầu WTI hiện giao dịch quanh mức 71 USD/thùng, bước vào ngày thứ 3 suy yếu liên tiếp. Bên cạnh đó, vàng lại đang nhận được nhu cầu khi tính chất trú ẩn truyền thống của kim loại này đã trở lại.
Trên thị trường FX, tất cả các đồng tiền hàng hóa đều bị bán tháo không ngừng trong khi các đồng lợi suất (có tính trú ẩn cao) tăng vọt. AUD, NZD và CAD đều giảm hơn 0.6%, ở chiều ngược lại CHF có mức tăng lên tới 0.84%. Thông điệp chính mà thị trường đang gửi đi là các nhà đầu tư tin rằng lạm phát trong tương lai có khả năng trở nên trầm lắng hơn và tăng trưởng trong tương lai sẽ chậm lại, có nghĩa là chính sách tiền tệ sẽ không phải thắt chặt nhiều để kiềm chế lạm phát. Ngân hàng Trung ương châu Âu trong khi đó sẽ công bố kết quả xem xét chiến lược của mình, trong đó ngân hàng trung ương dự kiến sẽ chuyển từ lạm phát mục tiêu xuống dưới nhưng gần 2% sang mức cụ thể là 2%, tương đồng với các NHTW lớn khác.