Vàng tăng lên trên $2,264 trước thềm công bố dữ liệu JOLTS
Vàng có lúc giảm xuống $2,055 đầu phiên Mỹ trước khi tăng trở lại gần $2,065 ở thời điểm hiện tại.
Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào công bố dữ liệu cơ hội việc làm JOLTS lúc 21:00 tối nay
Vàng có lúc giảm xuống $2,055 đầu phiên Mỹ trước khi tăng trở lại gần $2,065 ở thời điểm hiện tại.
Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào công bố dữ liệu cơ hội việc làm JOLTS lúc 21:00 tối nay
Sau khi hồi cú sốc từ Tesla và Elon Musk sáng nay, BTC đã lại rơi xuống vùng $50,000. Mốc quan trọng tiếp theo sẽ là 47,000, và nếu hỗ trợ này mất, điểm hỗ trợ quan trọng tiếp theo sẽ là 44,000.
Hiện tại, BTC đang được giao dịch quanh mức $49,440.
Giá palladium đã giảm xuống dưới $2,900 trước áp lực mạnh lên từ USD. Kim loại này đạt đỉnh tại $3,017 trong tuần đầu tháng Năm khi nguồn cung được dự báo giảm năm thứ 10 liên tiếp. Nhu cầu palladium tăng mạnh do kiểm soát khí thải phương tiện nghiêm ngặt hơn của châu Âu và Trung Quốc.
Hiện tại palladium đang được giao dịch quanh mức $2844.
Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của quốc gia này tăng lên 1.61%. Đây là động thái sau việc đồng CAD mạnh lên, khi CADUSD tăng lên cao nhất trong 6 năm.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Pablo Hernandez de Cos cho biết trong một báo cáo thường niên được công bố hôm thứ Năm.
Những điểm quan trọng
“Nền kinh tế có thể phục hồi trong nửa cuối năm 2021 mặc dù ảnh hưởng từ COVID-19 sẽ kéo dài trong nhiều năm”.
"Sự phục hồi của Tây Ban Nha phụ thuộc vào tốc độ tiêm chủng, việc thực hiện các quỹ phục hồi và cải cách của EU."
“Sự phục hồi của du lịch, tiêu dùng tư nhân và các kế hoạch phát triển hiệu quả là chìa khóa cho nền kinh tế vẫn còn khá mong manh. “
"Tây Ban Nha có thể tăng trưởng nhiều hơn vào năm 2022 so với dự kiến do sự thúc đẩy chậm trễ từ các quỹ phục hồi của EU."
"Việc tiến hành mua PEPP nên được điều chỉnh nếu việc tăng lãi suất không đi kèm với sự quay trở lại của lạm phát trung hạn."
"Cơ quan quốc gia nên tập trung vào tính bền vững của nợ trong khi cơ quan của EU nên phản ứng với các sự kiện sau."
Phản ứng thị trường
Tỷ giá EUR/USD duy trì mức tăng trên 1.2050 và giao dịch khá ổn định trong ngày.
Đồng Dollar đang giữ ổn định hơn sau khi tăng vào ngày hôm qua với các đồng tiền chính không cho thấy nhiều khả năng mặc dù các chỉ số châu Âu hiện đang bị bán tháo.
Điểm quan trọng cần theo dõi là thị trường trái phiếu và lợi suất kho bạc cũng ít thay đổi trong khi chờ đợi dữ liệu PPI của Hoa Kỳ được công bố vào cuối ngày.
EUR/USD đã tăng lên 1.2100 trước đó nhưng hiện đang theo dõi trở lại mức trung bình động 200 giờ tại 1.2080.
Ở những nơi khác, đồng dollar ít thay đổi so với đồng bảng Anh, Úc và Loonie. USD/CAD hiện ở mức 1.2146, giữ trên mức trung bình động 100 giờ tại 1.2115.
Đà tăng tích cực hôm qua dường như đã sụp đổ!
Các hợp đồng tương lai chỉ số châu Âu đã cho thấy một số khả năng phục hồi trong ngày hôm qua khi đóng cửa với mức giá tăng nhẹ. Tuy nhiên, dường như nó đã có một khởi đầu phiên không mấy tích cực. Hợp đồng tương lai chỉ số của Mỹ hiện tại cũng có vẻ trầm lắng hơn có những nhịp tăng nhẹ để "bù đắp" cho đà giảm trước đó và có mức không đổi hiện tại để bắt đầu phiên giao dịch mới.
Thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đồng loạt giảm do việc điều chỉnh do lo ngại lạm phát của các nhà đầu tư bất chấp kỳ nghỉ lễ ở nhiều sàn. Mối lo ngại địa chính trị từ Trung Đông và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đi xuống ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Trong bối cảnh đó, chỉ số MSCI của cổ phiếu Châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản giảm 0.80% trong khi Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2.49% do dữ liệu hỗn hợp từ Nhật Bản, những lo lắng về vi-rút và nhận xét từ Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), Haruhiko Kuroda. Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 đảo ngược mức tăng đầu ngày, do đồng bạc xanh tiếp tục được hưởng lợi từ các dòng rủi ro. Tuy nhiên, nhịp tăng của lợi suất TP Kho bạc Hoa Kỳ đã giữ cho đồng dollar tăng giá
Đà tăng giá quặng sắt và đồng đã bị đình trệ trong bối cảnh lo ngại về tác động của lạm phát đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Giá Dầu giảm trở lại mức 65 USD/thùng khi đường ống dẫn xăng lớn nhất của Mỹ mở lại sau một cuộc tấn công mạng gây ra tình trạng thiếu hụt nhiên liệu. Vàng đang cố gắng phục hồi quanh mức $1,820/oz, sau giảm 1% vào thứ Tư.
Các đồng tiền G10 đã có những nhịp hồi phục nhất định trong bối cảnh lo ngại lạm phát gia tăng. Bước vào phiên giao dịch châu Âu, tỷ giá EUR/USD tĩnh luỹ trong một biên độ hẹp quanh mức 1.2075, do các nhà giao dịch đồng euro vẫn không mấy ấn tượng về việc Ủy ban châu Âu nâng cấp lên dự báo kinh tế năm 2021. Trong khi đó, GBP/USD dao động ở mức thấp hàng tuần gần 1.4050 do đà tăng của đồng dollar và bất đồng Brexit về vấn đề biên giới NI.
Bitcoin hồi phục mức giá trên 50,000 USD sau đợt bán tháo lớn do những lo ngại của người sáng lập Tesla Inc, Elon Musk. Musk cho biết công ty đang tạm ngừng cho phép giao dịch bằng Bitcoin, với lý do lo ngại về việc sử dụng năng lượng khai thác tiền điện tử.
Đồng dollar Mỹ đang phục hồi trong ngắn hạn. Sau đó, cặp USD/JPY đã có một sự phục hồi khá tốt khỏi mức 108.37 - Karen Jones, Trưởng nhóm Nghiên cứu Phân tích Kỹ thuật FICC tại ngân hàng Commerzbank. Traders nên theo dõi chặt chẽ mức cao nhất 109.96 của ngày ngày 9 tháng 4 do sự bứt phá trên đây khiến cặp tiền hướng tới mức cao 110.97 của tháng 3.
“Việc USD/JPP giảm xuống dưới mức 108.37 sẽ làm suy yếu lực tăng ngay lập tức đối với quay trở lại mức đáy tháng 4 là 107.48.”
“Mục tiêu trung hạn của chúng tôi là 112.23/50 - đại diện cho mức đỉnh của tháng 4 năm 2019, mức cao nhất năm 2020 và mức thoái lui Fibonacci trong dài hạn”.
Trong khi dollar Mỹ đã giữ vững hoặc tăng nhẹ so với hầu hết các đồng tiền chính trong vài ngày qua nhưng bức tranh toàn cảnh vẫn là xu hướng tăng của nó trong vài ngày qua. Kể từ cuối tháng 3, đồng bạc Xanh đã giảm giá so với tất cả các loại tiền tệ trong nhóm G10 khác. Các nhà kinh tế tại Capital Economics mong đợi nhịp giảm của đồng dollar Mỹ sẽ bị suy yếu. Ngược lại, đồng bạc Xanh sẽ mạnh lên so với hầu hết các đồng tiền chính.
“Chúng tôi kỳ vọng răng lợi suất tương đối sẽ tiếp tục là động lực chính của đồng dollar Mỹ trong vài năm tới. Nhưng ngược lại với vài tuần qua, chúng tôi cho rằng cuối cùng lợi suất sẽ thúc đẩy đồng bạc Xanh".
“Về mức độ ưa thích rủi ro, chúng tôi không nghĩ rằng tâm lý sẽ suy giảm hơn nữa, dựa trên triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan. Tuy nhiên, hầu hết các thước đo về phần bù rủi ro toàn cầu (chẳng hạn như lợi suất thu nhập trên thị trường chứng khoán, chênh lệch trái phiếu doanh nghiệp và sự biến động) hiện đang ở hoặc thấp hơn mức trước đại dịch, vì vậy chúng tôi không nghĩ rằng tâm lý risk-on sẽ hồi phục nhiều. ”
“Ở Mỹ, quá trình tiêm chủng vắc-xin diễn ra đặc biệt nhanh chóng và với các hỗ trợ tài chính đặc biệt lớn, chúng tôi nghi ngờ triển vọng tăng trưởng và lạm phát sẽ là một chủ đề đáng quan tâm và sẽ khiến lợi suất của Hoa Kỳ bắt đầu tăng trở lại và với tốc độ nhanh hơn so với hầu hết các nước khác. Do đó, chúng tôi kỳ vọng đồng Dollar Mỹ sẽ tăng lên trong dài hạn.
Tỷ giá USD/CHF dao động quanh mức 0.9088, sau khi đồng dollar Mỹ lấy lại xu hướng tăng trước phiên giao dịch châu Âu. Cặp tiền này đã có đà tăng mạnh nhất kể từ cuối tháng 3 vào ngày hôm qua, sau khi số liệu CPI của Hoa Kỳ được công bố.
Theo dữ liệu từ CME Group, số hợp đồng mở (Open Interest) đã tăng khoảng 18.7 nghìn hợp đồng vào thứ Tư. Khối lượng giao dịch tăng phiên thứ tư liên tiếp, đạt khoảng 105.8 nghìn hợp đồng.
Giá dầu WTI tăng cao hơn trong nửa đầu tuần. Phiên giao dịch bất phân thắng bại giữa hai phe hôm thứ Tư diễn ra trong bối cảnh khối lượng và số hợp đồng mở tăng, cho thấy triển vọng dao động tích lũy trong ngắn hạn.
Thống đốc BOJ, Haruhiko Kuroda, phát biểu trước quốc hội
Đức ghi nhận 17,419 trường hợp nhiễm COVID mới, 278 ca tử vong trong bản cập nhật mới nhất hôm nay.
Tỷ lệ lây nhiễm giảm cho thấy tình hình đang có chiều hướng tích cực lên ở Đức và dần dần số ca mắc và tử vong hàng ngày cũng sẽ bắt đầu phản ánh điều đó.
Tổng số người đang nhiễm COVID đã giảm một chút xuống còn gần 239,700 người.
Có 4,376 bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt tính đến ngày hôm qua với 2,764 (12%) giường chăm sóc đặc biệt vẫn còn trống.
Người đứng đầu bộ phận triển khai vaccine COVID của Nhật Bản, Taro Kono, đã gặp Phó Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren, liên đoàn doanh nghiệp lớn nhất của đất nước)
Cuộc họp nhằm yêu cầu sự hỗ trợ từ các công ty để quá trình tiêm chủng cho công nhân được diễn ra thuận lợi.
Báo cáo từ Kyodo News cho biết thêm rằng Phó Chủ tịch Tetsuro Tomita đã cam kết hỗ trợ để đáp ứng yêu cầu của chính phủ Nhật.
Chứng khoán châu Á tiếp tục đà bán tháo từ chứng khoán Mỹ tối qua sau khi lạm phát tại Hoa Kỳ tăng mạnh khiến chỉ số S&P 500 lao dốc và lợi suất trái phiếu chính phủ tăng cao do lo ngại rằng áp lực giá có thể kìm hãm đà phục hồi kinh tế.
Dữ liệu CPI mới nhất của Hoa Kỳ cho thấy mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ năm 2009, khiến cuộc tranh luận về việc liệu lạm phát có đủ cao để buộc Cục Dự trữ Liên bang thắt chặt chính sách sớm hơn dự kiến hay không trở nên nóng hổi.
Phó Chủ tịch Fed Richard Clarida cho biết ông rất ngạc nhiên trước sự nhảy vọt này, nhưng chỉ cho rằng đà tăng này là tạm thời.
Trong một diễn biến khác, Bitcoin đã giảm mạnh sau khi Elon Musk đăng tweet rằng Tesla đã dừng việc cho thanh toán bằng tiền kỹ thuật số vì những lo ngại về môi trường.
SoftBank Group Corp. đã giảm tới 6.7% vào thứ Năm sau khi lợi nhuận hàng quý cao kỷ lục không gây được ấn tượng với thị trường. Cổ phiếu đang hướng tới mức thấp nhất kể từ đầu tháng 2. Tập đoàn đầu tư và công nghệ Nhật Bản đã công bố thu nhập ròng 1.93 nghìn tỷ yên (17.7 tỷ USD) trong ba tháng kết thúc vào tháng 3, mức lợi nhuận lớn nhất từ trước đến nay đối với một công ty Nhật Bản, với phần lớn đến từ khoản đầu tư vào Coupang Inc.
Mặc dù dự báo sản lượng và tồn kho cho các loại cây trồng chủ chốt trong mùa giải tới sẽ tăng lên, nhưng nó sẽ không đủ để giảm bớt tình trạng suy giảm nguồn cung toàn cầu khiến giá ngũ cốc tăng lên mức cao nhất trong 8 năm. Đậu nành được giao dịch ở mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 2012 sau khi Bộ Nông nghiệp dự báo sản lượng nội địa thấp hơn ước tính 4.405 tỷ giạ cho vụ tới. Dự trữ ngô cuối kỳ tăng hơn dự kiến, một phần là do lượng ngô xuất khẩu của Mỹ bị cắt giảm.
Richard Clarida thừa nhận rằng ông đã rất ngạc nhiên trước báo cáo CPI, nhưng gọi đó là "chỉ một loại dữ liệu" và giữ nguyên thông điệp rằng bất kỳ sự tăng vọt nào của lạm phát chỉ mang tính tạm thời. Phó chủ tịch liên tục cho biết ngân hàng trung ương đã sẵn sàng hành động để đối đầu với bất kỳ "sự tăng giá dai dẳng nào", đồng thời báo hiệu bất kỳ sự cắt giảm QE nào vẫn còn lâu mới xảy ra.
Sau quý đầu tiên tăng kỷ lục, tăng trưởng tín dụng đã chậm lại do PBOC từ từ rút bớt các biện pháp kích thích. Tổng vay nợ mới giảm xuống 1.85 nghìn tỷ nhân dân tệ (287 tỷ USD) từ 3.3 nghìn tỷ trong tháng 3. Lượng cho vay của ngân hàng cũng không đạt dự báo. Theo Ken Cheung tại Mizuho Financial, tăng trưởng cung tiền M2 giảm tốc còn 8.1% - dự báo là 9.2% - một phần phản ánh hoạt động giảm thanh khoản của ngân hàng trung ương.
Bitcoin đã bị bán tháo mạnh mẽ sau khi Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk, trong một bài đăng trên Twitter hôm thứ Tư, cho biết công ty đang tạm ngừng chấp nhận tiền kỹ thuật số để mua xe do “việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để khai thác và giao dịch Bitcoin ngày càng tăng nhanh chóng, đặc biệt là than, loại nhiên liệu có lượng phát thải kém nhất so với các loại nhiên liệu khác”. Theo một báo cáo gần đây của Citigroup, hoạt động khai thác Bitcoin đang tiêu thụ lượng điện nhiều hơn 66 lần so với hồi cuối năm 2015 và lượng khí thải carbon liên quan đến Bitcoin có thể sẽ phải đối mặt với sự giám sát ngày càng nhiều.
Trong vòng 12 tiếng trở lại đây, Bitcoin đã giảm từ mức $58,000 về thấp nhất trên vùng $46,000, biên độ giảm lên tới 25%, sau đó phục hồi lại vùng $49,000
Thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt bị bán tháo trong ngày hôm qua khi chỉ số CPI bật ngờ đánh bại dự báo, tăng 4.2% YoY so với ước tính 3.6%. S&P 500 giảm 2.14% xuống 4,063.05, Nasdaq giảm 2.67% còn 13,031.68 và Dow Jones mất 1.99%, giao dịch tại 33,587.67.
Vàng cũng sụt giảm rất mạnh xuống $1,815/oz, mặc dù phản ứng ban đầu với báo cáo lạm phát khá khó hiểu. Vàng nhanh chóng giảm xuống $1,821/oz ngay sau khi CPI được công bố nhưng lại đảo chiều ngay lập tức lên tới $1,843/oz trước khi trở lại xu hướng giảm. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện đã leo lên mức 1.695% và sẽ tiếp tục đè nặng lên kim loại quý.
Dầu thô ít nhiều vẫn chịu tác động từ đồng USD mạnh lên, giảm nhẹ từ mức đỉnh trong ngày tại 66.5 USD/thùng xuống 65.72 USD/thùng. Lượng tồn kho dầu thô tại Mỹ tuần trước cũng không mấy khả quan, giảm 0.427 triệu thùng so với ước tính giảm 2.817 triệu thùng.
Trên thị trường FX, USD cuối cùng đã chấm dứt đà giảm nhờ dữ liệu CPI vô cùng mạnh mẽ tại Mỹ ngày hôm qua. Sau khi báo cáo được công bố ngày hôm qua, thị trường đã biến động giật 2 chiều rất mạnh nhưng cuối cùng đã tìm ra hướng đi chính. Mặc dù Cục dự trữ liên bang vẫn liên tục lặp lại rằng còn quá sớm để nói về cắt giảm chính sách hỗ trợ tiền tệ, thị trường có vẻ như không mấy tin vào điều đó khi các dấu hiệu về lạm phát đã hiển hiện ngay trước mắt. EUR/USD giảm gần 80 pips xuống 1.2067 và GBP/USD giảm 90 pips xuống 1.4095. Các đồng beta cao dẫn đầu đà giảm với AUD và NZD đều mất trên 100 pips, xuống lần lượt tại 0.7725 và 0.7157. USD/JPY và USD/CHF cũng tăng lên nhờ mức chênh lệch lợi suất được nới rộng giữa Mỹ và các nước này, lên 109.6 và 0.9092
Tỷ giá NZD/USD đã giảm tới 1.40% trong phiên hôm nay, khi thị trường chứng khoán chịu áp lực nặng nề. Tỷ giá đã chạm đường MA 100 ngày tại 0.71695, nếu mức này bị xuyên thủng, tỷ giá hoàn toàn có thể nới rộng đà giảm.
EUR/USD đang giảm 0.56% trong phiên hôm nay xuống 1.2077. Trên đồ thị H1, cặp tiền đang kiểm tra hỗ trợ quan trọng 1.2075/80, là hợp lưu của đường MA 200 và Fibonacci 50%. Nếu tỷ giá vượt qua mức này, mục tiêu tiếp theo là các mức FIbonacci 61.8% tại 1.2059 và đường MA 100 ngày tại 1.2045.
Báo cáo của EIA tuần vừa rồi cho thấy tồn kho dầu tại Mỹ giảm đi 427 nghìn thùng, thấp hơn dự kiến giảm 2.1 triệu thùng. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ chưa được cải thiện, đó cũng là một vấn đề còn tồn đọng trong nền kinh tế Mỹ, bên cạnh thị trường lao động.
Chỉ số DXY đã có những biến động giật hai chiều trong vòng khoảng 1 tiếng sau khi chỉ số CPI tháng 4 được công bố. Hiện tại chỉ số này đang tăng 0.48% lên 90.60. '
Áp lực vẫn đè nặng lên các tài sản rủi ro. Chứng khoán nới rộng đà giảm, hai đồng AUD và NZD đã giảm hơn 1%.
Tỷ giá USD/CAD đã chính thức phá vỡ mức đáy của năm 2017 để giảm xuống 1.2046, đây là mức thấp nhất trong 6 năm. Mặc dù số liệu CPI của Mỹ cao hơn dự kiến đã khiến USD vọt tăng ngay sau tin, nhưng điều này càng cho chúng ta thấy, không gì cản được sức mạnh của CAD vào lúc này. Kể từ sau cuộc họp của BoC, cặp tiền đã giảm 4.5%.
Chỉ số lạm phát cơ bản tại Mỹ tháng 4 đạt 3.0%, vượt xa dự kiến 2.3% đã khiến đồng USD bật tăng ngay sau tin, nhưng động thái này không diễn ra lâu, chỉ mất gần 1 tiếng, đà tăng vừa rồi gần như đã bị xóa sạch hoàn toàn. Chỉ số DXY đang ở mức 90.26. Tuy vậy, những nỗi lo ngại về lạm phát cao vẫn được thể hiện trên các tài sản rủi ro. Các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm, Dow Jones giảm 0.45%, S&P 500 giảm 0.61% còn Nasdaq giảm 1.08%. Cùng với đó, hai đồng AUD và NZD giảm hơn 0.8% và dẫn đầu đà giảm của nhóm G-7. Lợi suất 10 năm tại Mỹ chạm mức cao 1.67% đã khiến USD/JPY tăng 0.49% lên 109.14. EUR/USD giảm mất mốc 1.21, GBP/USD cũng giảm nhưng vẫn nằm trên ngưỡng tâm lý 1.41.
Giá vàng vẫn vậy, luôn biến động rất mạnh sau khi những số liệu kinh tế quan trọng được công bố. Vàng giảm xuống $1,821/oz, rồi lại tăng lên $1,843/oz, rồi lại giảm xuống mức hiện tại $1,830/oz.
Sau khi giảm xuống dưới vùng $1824/oz ngay sau khi CPI vượt dự báo, vàng đã nhanh chóng hồi phục, lập đỉnh mới trong ngày khi quay đầu tăng lên gần 1840/oz chỉ sau vài phút.
Hiện tại vàng đang được giao dịch quanh mức $1839/oz.
Báo cáo CPI ghi nhận lạm phát tăng lên 4.2%. Cùng lúc đó, lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm đã tăng vọt lên 1.64%, chỉ số DXY đã bứt phá mạnh, hiện đã vượt 90.5 điểm. Trái lại, các hợp đồng tương lai của các chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất trong ngày, khi HDDTL của S&P 500 xuống mức tại 4,120 điểm, và HĐTL của NASDAQ 100 giảm tới 1.3%.
CPI tháng Tư của Hoa Kỳ vượt dự báo của giới chuyên gia khi đạt 0.8% so với tháng trước và tăng 4.2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, CPI lõi tháng tư tăng 0.9% so với tháng trước và tăng 3.0% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi các chuyên gia dự báo với mức tăng tương ứng 0.3% MoM và 2.3% YoY
Phản ứng thị trường:
Mỹ đã nhấn mạnh lại trong hôm nay rằng vắc xin Covid của J&J mang nhiều lợi ích hơn rủi ro. Ngoài ra Anh cũng đang lên kế hoạch mua 1 triệu liều kháng thể của AstraZeneca, còn vắc xin của Sinovac đã bảo vệ 100% đối tượng thử nghiệm tại Indonesia. Ấn Độ nghi nhận số người chết kỷ lục, và chủng virus từ quốc gia này đang hiện diện tại 44 quốc gia.
Một bản đánh giá về phản ứng dịch bệnh cho biết WHO nên được cải cách lại và có thêm quyền điều tra nguy cơ đại dịch, sau khi một loạt sai phạm, lỗ hổng và trì trệ đã dẫn đến hậu quả bây giờ.
Israel đẩy mạnh các cuộc tấn công ở dải Gaza khi xung đột tại đây có thể bùng nổ thành chiến tranh toàn cục. Phong trào Hamas đã khai hỏa loạt tên lửa mới vào trung tâm Israel cùng lúc nước này liên tục tổ chức không kích sang Gaza. Con số tử vong tại đây đã lên 43, trong đó có 13 trẻ em, còn ở Israel là 6. Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc sẽ họp khẩn cấp về vấn đề này hôm nay.
Một loạt hàng hóa, từ đậu tương, đường cho đến kim loại như quặng sắt, nhôm và cả gỗ đã tăng rất mạnh khi chờ đợi thông tin CPI từ Mỹ. Đợt tăng này có lẽ vẫn sẽ tiếp tục khi hạn hán tiếp tục hoành hành và phía mua từ Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy cầu lên cao, trong khi kinh tế mở cửa lại tiếp sức cho đà tăng của nguyên liệu thô và kim loại.
Sau 2 tuần giảm liên tiếp và 7/8 tuần gần đây không tăng, tỷ lệ đăng ký vay thế chấp tại Mỹ đã tăng lên 2.1% trong tuần trước, theo Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp. Đăng ký tái cấp vốn cũng đã tăng 2.9% và đăng ký mua nhà tăng 0.8%. Lãi suất thế chấp 30 năm đã giảm xuống 3.11% từ con số 3.18% tuần trước đó.
Đây là nhận định của UOB, khi GDP quốc đảo này giảm 4.2% trong quý I, cao hơn dự báo -2.5% từ UOB và -3.2% từ Bloomberg. Đây vẫn là mức cải thiện đáng kể từ mức giảm 8.3% của quý IV/2020. Các chính sách hỗ trợ của chính phủ, sản xuất được hồi phục, tốc độ số hóa nhanh và nhu cầu dịch vụ sức khỏe tăng mạnh đã bổ trợ rất nhiều cho nền kinh tế quý này.
Cặp tiền tệ này hôm nay đã giảm xuống đáy ngày tại 0.7221, khi việc thiếu dữ liệu vĩ mô từ phía New Zealand khiến tâm lý phòng tránh rủi ro của thị trường tiếp tục đè nặng áp lực lên đồng kiwi. Tiếp theo mọi con mắt sẽ đổ dồn vào USD, khi Mỹ sắp công bố báo cáo CPI tháng Tư.
Hiện tại NZDUSD đang được giao dịch quanh mức 0.7233.
Sau phiên tệ nhất kể từ tháng Hai của Dow Jones vào thứ Ba, hợp đồng tương lai cho chỉ số này cũng đã mất hơn 80 điểm hôm nay. Ngoài ra, Nasdaq cũng đã giảm hơn 0.4%, còn S&P 500 giảm gần 0.3%. Các cổ phiếu công nghệ đã dẫn đầu đợt giảm này của các chỉ số.
Sản lượng công nghiệp vùng Eurozone tháng Ba đã tăng 0.1%, tín hiệu tích cực sau mức giảm 1.2% trong tháng Hai, tuy nhiên vẫn chưa thể đạt được kỳ vọng 0.7%. Tăng trưởng mạnh trong các ngành sản xuất hàng tiêu dùng không bền (1.9%), năng lượng (1.2%) và hàng hóa trung gian (0.6%) vẫn chưa thể bù đắp cho thụt giảm năng suất vốn (giảm 1%) và hàng tiêu dùng lâu bền (giảm 1.2%), khiến con số cuối cùng chưa đáp ứng được kỳ vọng thị trường.
EU kỳ vọng nền kinh tế khu vực đồng euro sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn