Vàng tăng lên trên $2,264 trước thềm công bố dữ liệu JOLTS
Vàng có lúc giảm xuống $2,055 đầu phiên Mỹ trước khi tăng trở lại gần $2,065 ở thời điểm hiện tại.
Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào công bố dữ liệu cơ hội việc làm JOLTS lúc 21:00 tối nay
Vàng có lúc giảm xuống $2,055 đầu phiên Mỹ trước khi tăng trở lại gần $2,065 ở thời điểm hiện tại.
Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào công bố dữ liệu cơ hội việc làm JOLTS lúc 21:00 tối nay
Tác động của gói kích thích của Hoa Kỳ và chi tiêu của IRA tiếp tục thúc đẩy chi tiêu và giúp giữ cho nền kinh tế luôn nóng.
Nhìn chung, sự sụt giảm trong cơ hội việc làm cho thấy thị trường việc làm yếu hơn.
Các chỉ số giảm nhẹ nhưng phản ứng của thị trường sẽ được xoa dịu bởi giá phải trả nóng hơn.
Bình luận trong báo cáo:
Chris Williamson, Chuyên gia kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence, cho biết:
Số lượng đơn đặt hàng mới giảm tháng thứ 14 liên tiếp. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 1 trong bối cảnh có báo cáo cho rằng giá cao và nhu cầu thị trường yếu đang ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.
Các công ty tuyển thêm nhân viên tháng thứ ba liên tiếp
Các nhà cung cấp cũng được cho là đã tăng giá và điều này giúp giải thích một đợt lạm phát chi phí đầu vào khác trong tháng 4.
Đồng đô la Mỹ ngày hôm qua đã bị cuốn vào ý tưởng về một Fed diều hâu nhưng hôm nay điều đó đã giảm bớt khi cuộc họp FOMC sẽ diễn ra lúc 1h sáng mai.
EUR/USD đã tăng trong vài giờ qua, từ 1.0650 lên 1.0684.
Dầu thô đã có xu hướng giảm ổn định khi căng thẳng Israel-Iran kết thúc mà không có sự leo thang lớn. Giá đã tiến đến vùng hỗ trợ quan trọng xung quanh mức $80.
Vùng này sẽ rất quan trọng vì phe mua có thể sẽ vào vị thế khiến giá tăng lên mức 90 USD trong khi phe bán sẽ mở ra cơ hội giá giảm trở lại khu vực 60 USD.
Về mặt cơ bản, không có nhiều biến động ngoại trừ việc định giá phần bù rủi ro địa chính trị.
Thay đổi việc làm phi nông nghiệp tăng 192,000 trong tháng 4 (Dự báo: 175,000. Trước đó: 184.000 (điều chỉnh lên 208,000)
Trong đó:
"Việc tuyển dụng diễn ra mạnh mẽ trong tháng 4", bà Nela Richardson, kinh tế trưởng của ADP, cho biết. "Chỉ có lĩnh vực Công nghệ thông tin cho thấy sự suy yếu, ghi nhận số lượng việc làm giảm và mức tăng lương chậm nhất kể từ tháng 8 năm 2021."
Giá Bitcoin đã giảm mạnh đã giảm 11% kể từ đợt halving lần thứ tư diễn ra vào ngày 20/4 và hiện được giao dịch ở mức $57,712 đô la vào ngày 1 tháng 5. Đà giảm mạnh của giá Bitcoin sau halving có thể khiến những người kỳ vọng BTC sẽ bắt đầu tăng giá sau halving theo chu kỳ trước đó cảm thấy bất ngờ.
Như đã đề cập trước đây, các lần halving Bitcoin trước đây thường đi kèm với các đợt tăng giá mạnh, thường diễn ra trong khoảng hơn một năm. Trước đó, Bitcoin đã tăng khoảng 3,000% trong 17 tháng sau đợt halving vào năm 2016, đạt mức đỉnh $20,000 đô la vào tháng 12 năm 2017.
Tuy nhiên, chu kỳ hiện tại rất khác so với các chu kỳ trước đó. Một điểm khác biệt nữa là Bitcoin đã trải qua một đợt tăng phi mã trước halving lần thứ tư và đạt mức đỉnh mọi thời đại ngay trước sự kiện halving, điều chưa từng được thấy trong lịch sử của đồng tiền này
"Điều đặc biệt về halving Bitcoin lần này là đà tăng giá và biến động giá đáng kinh ngạc dẫn đến sự kiện này. Ngay cả khi tính tới đà sụt giảm gần đây, Bitcoin vẫn tăng 35% kể từ đầu năm", nhà sáng lập Mati Greenspan của Quantum Economics nói với Cointelegraph.
Greenspan lưu ý rằng sự suy yếu của BTC là điều có thể dự đoán được trong bối cảnh thị trường chứng khoán và tình hình kinh tế suy yếu: "Xét đến việc thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ thay đổi chính sách một lần nữa và những gì đang diễn ra trên thị trường chứng khoán, thì biến động giá hiện tại của Bitcoin không hề bất ngờ. Tuy nhiên, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về điều đó trong hôm nay."
Một số nhà phân tích tiền điện tử đã dự đoán rằng Bitcoin sẽ giảm sau halving lần thứ tư. Theo Markus Thielen, Giám đốc điều hành và nhà phân tích hàng đầu của 10x Research, Bitcoin có thể giảm xuống 52,000 đô la sau halving do động lực chính cho đợt tăng giá của Bitcoin là dòng tiền đổ vào các quỹ ETF tiền điện tử đã suy yếu trong thời gian qua
Lượng đơn đăng ký tiếp tục giảm trong tuần qua cùng với hoạt động mua nhà và tái cấp vốn đều giảm. Điều này xảy ra khi lãi suất trung bình của các khoản vay thế chấp nhà phổ biến nhất của Mỹ tiếp tục tăng lên 7.29% - mức cao nhất kể từ cuối tháng 11 năm ngoái.
Cùng điểm qua những dự đoán của các nhà phân tích trước thềm cuộc họp của FOMC diễn ra vào rạng sáng ngày mai:
Barclays:
Citi:
Deutsche:
Bank of New York Mellon:
Morgan Stanley:
JP Morgan:
Goldman Sachs:
Phiên Châu Âu hôm nay khá trầm lắng bởi kỳ nghỉ Lễ Lao động. Phiên Mỹ sắp tới sẽ sôi động hơn với những dữ liệu kinh tế quan trọng của Mỹ và kết thúc ngày với quyết định lãi suất của Fed. Hãy cùng phân tích các dữ liệu sắp tới và xem xét tác động của chúng lên thị trường:
1. 19h15: Dữ liệu thay đổi việc làm phi nông nghiệp của ADP
2. 21h00: PMI sản xuất của ISM
3. 21h00: Cơ hội việc làm JOLTS
HĐTL S&P 500 hiện đang giảm 0.4%.
Nhà đầu tư đang thận trọng trước thềm cuộc họp của Fed sẽ diễn ra vào rạng sáng ngày mai, cùng với dữ liệu kinh tế Mỹ được công bố trong ngày hôm nay, bao gồm dữ liệu thay đổi việc làm phi nông nghiệp, Chỉ số PMI Sản xuất. Những dữ liệu này cũng sẽ đóng vai trò định hướng tâm lý thị trường trong thời điểm đầu phiên Mỹ
Trong trường hợp Fed đưa ra quan điểm "hawkish" hơn trong cuộc họp FOMC thì tâm lý rủi ro có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Đối với S&P 500, đường MA 100 ngày (đường màu đỏ) là mức hỗ trợ quan trọng cần lưu ý nếu trường hợp trên xảy ra
Bộ Tài chính Nhật Bản có vẻ như đã can thiệp vào thị trường ngoại hối vào thứ Hai khi tỷ giá USDJPY vượt qua mốc 160.00, khiến cặp tiền này đã có lúc giảm tới 500 pip trong ngày hôm qua. Vấn đề ở đây là hành động can thiệp của NHTW thường không hiệu quả trừ khi các yếu tố cơ bản cũng có thay đổi. Vì thế, tác động của các đợt can thiệp thường chỉ diễn ra trong ngắn hạn.
Một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng mạnh đến sức mạnh của đồng JPY là việc BOJ quyết định tăng lãi suất điều hành. Tuy nhiên, điều này có thể gây nguy hiểm đến tiến trình tăng trưởng lương và lạm phát, trong khi lợi ích thu lại được lại vô cùng hạn chết. Xét theo góc độ quản lý rủi ro, đây không phải là một chiến lược tốt.
Vì vậy, các yếu tố có thể đảo ngược đà tăng của USD/JPY lại đến từ Mỹ, trong trường hợp dữ liệu kinh tế của nước này suy yếu và thị trường tin rằng Fed sẽ có nhiều đợt cắt giảm lãi suất hơn con số 3. Mặc dù có những dấu hiệu suy yếu trong một số dữ liệu định tính, nhưng dữ liệu định lượng vẫn tiếp tục mang đến những kết quả tích cực một cách bất ngờ. Thị trường sẽ cần nhìn thấy sự xác nhận từ dữ liệu định tính hoặc sự suy yếu mạnh trong các chỉ số như PMI để có thể đảo chiều xu hướng hiện tại.
Lịch trình kinh tế nhạt nhòa và các ngân hàng châu Âu nghỉ lễ khiến thị trường giao dịch ảm đạm. FTSE 100 của Luân Đôn mở cửa tăng nhẹ, trong khi hầu hết các thị trường châu Âu đóng cửa nghỉ lễ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn còn nhiều điều để suy ngẫm, trước thềm cuộc họp FOMC đêm nay.
Bitcoin phá xuống dưới hỗ trợ 60,000 USD trong bối cảnh khẩu vị rủi ro xấu đi trước thềm quyết định chính sách Fed. Giọng điệu hawkish của các quan chức Fed gần đây, cùng với dữ liệu Hoa Kỳ bùng nổ, lợi suất TPCP Hoa Kỳ tăng và kỳ vọng hạ lãi suất bị đẩy lùi đã làm suy yếu đà tăng của BTC.
Trên thị trường FX, các đồng tiền chính gần như đi ngang, với CHF dẫn đầu đa giảm. Vàng giao dịch trong biên độ từ $2280-$2290/oz. Dầu thô giảm hơn 1.5% xuống $80.60/thùng.
Bitcoin phá xuống dưới hỗ trợ 60,000 USD trong bối cảnh khẩu vị rủi ro xấu đi trước thềm quyết định chính sách Fed. Về mặt kỹ thuật, hỗ trợ tiếp theo là 52,000 USD, với đường xu hướng tăng từ giữa tháng 10 năm ngoái đến nay. Giọng điệu hawkish của các quan chức Fed gần đây, cùng với dữ liệu Hoa Kỳ bùng nổ, lợi suất TPCP Hoa Kỳ tăng và kỳ vọng hạ lãi suất bị đẩy lùi đã làm suy yếu đà tăng của Bitcoin. Báo cáo ECI (chỉ số giá lao động) của Hoa Kỳ tối qua cao hơn kỳ vọng cho thấy Fed cần hawkish hơn nếu muốn đạt được mục tiêu lạm phát 2% trong khung thời gian hợp lý.
Dữ liệu Hoa Kỳ hôm qua đã hỗ trợ USDJPY vượt qua mốc 157, và hiện đang áp sát mốc 158. Phe mua đang tập trung tại khu vực này để đẩy giá lên cao hơn, nhưng vẫn còn cảm giác thận trọng và lực mua cũng chưa đủ mạnh để Nhật Bản phải can thiệp trở lại.
Tuy nhiên, hôm nay chúng ta sẽ có loạt dữ liệu quan trọng (Cơ hội việc làm JOLTS, PMI sản xuất ISM, bảng lương ADP) trước thềm cuộc họp FOMC và buổi họp báo của Chủ tịch Fed Powell. Các quan chức Nhật Bản được cho là cũng đang theo dõi chặt chẽ biến động tỷ giá trước khi có thể phải cân nhắc can thiệp.
Do cuộc họp này không công bố Bản tóm tắt các dự báo kinh tế (SEP), thị trường sẽ tập trung vào buổi họp báo của Chủ tịch Fed Powell. Trong lần gất nhất các nhà đầu tư nghe tin từ Powell, ông đã có sự thay đổi giọng điệu sau báo cáo CPI vượt kỳ vọng lần thứ 3 liên tiếp, đòng thời tuyên bố rằng "dữ liệu gần đây rõ ràng không củng cố nhiều niềm tin hơn vào công cuộc giảm lạm phát, thay vào đó nó cho thấy chúng ta có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến để đạt được niềm tin".
Ông cũng nói thêm rằng "Nếu lạm phát tiếp tục ở mức cao, chúng tôi có thể duy trì mức độ thắt chặt chính sách hiện tại trong thời gian cần thiết." Điều này phản ánh lập trường chính sách hiện tại của Fed là muốn giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Như vậy, nếu ông Powell chấp nhận khả năng tăng lãi suất, chúng ta sẽ lại nhận thêm một bất ngờ hawkish khác.
Chủ tịch Fed Goolsbee - thành viên dosvish nhất FOMC đã tuyên bố trong tháng 3 rằng ông chỉ còn kỳ vọng 2 lần hạ lãi suất trong năm nay, và nếu lạm phát tiếp tục đi ngang, điều này khiến ông tự hỏi rằng liệu họ có nên cắt giảm lãi suất trong năm nay không?
Ngoài ra, Chủ tịch Fed New York William (1 trong 3 thành viên cốt cán của FOMC - bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Chủ tịch Fed New York) đã đưa ra kế hoạch tăng lãi suất "nếu dữ liệu yêu cầu một động thái như vậy", mặc dù cũng tuyên bố thêm rằng đây không phải kịch bản cơ sơ của ông.
Sự thay đổi trong lập trường của Fed gần đây không chỉ đẩy lùi kỳ vọng hạ lãi suất của thị trường, mà còn khiến các nhà đầu tư bắt đầu định giá cho việc tăng lãi suất trở lại.
Tuyên bố chính sách dự kiến sẽ không đổi. Những gì thị trường nên tìm kiếm là dòng nói rằng “lạm phát đã giảm bớt trong năm qua nhưng vẫn ở mức cao” ở đoạn mở đầu. FOMC đã giữ nguyên đánh giá này trong 3 cuộc họp liên tiếp, trong khi trước đó chỉ thông báo rằng "lạm phát vẫn ở mức cao". Cách định hướng này đã được điều chỉnh trong tháng 12 khi Fed muốn ra tín hiệu rằng rủi ro lạm phát đang trở nên cân bằng hơn. Mặc dù trong kỳ họp này họ có thể muốn "giữ nguyên thế trận" để linh hoạt hơn trong việc điều tiết chính sách, nhưng giọng điệu hawkish bất ngờ và đầu tiên có thể xuất hiện ở đây.
AUD/USD phục hồi nhẹ, hiện giao dịch quanh mức 0.6479, do khẩu vị rủi ro được cải thiện trước quyết định của Fed.
Dữ liệu mới nhất về giá nhà tháng 4 tại Vương Quốc Anh do Hiệp hội Xây dựng Toàn quốc công bố:
Giá nhà trung bình ở Anh đã tăng lên 261,962 GBP vào tháng 4, từ mức 261,142 GBP vào tháng 3. Nhưng đây là trước khi tính đến các yếu tố mùa vụ. Sau khi tính đến yếu tố đó, giá nhà đã giảm 0.4%.
Đồng USD/CHF tiếp tục tăng lên mức 0.9210 vào đầu phiên Âu. Nhu cầu gia tăng của USD đã hỗ trợ đà tăng cho cặp tiền tệ này. Ngoài ra, Fed dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 5.25% - 5.50% và duy trì quan điểm hawkish, điều này cũng hỗ trợ đồng bạc xanh.
Về mặt kỹ thuật, biểu đồ H4 của USD/CHF vẫn duy trì xu hướng tăng. Tuy nhiên, chỉ số RSI đang ở vùng quá mua, cho thấy khả năng đồng USD sẽ đi ngang trước khi tiếp tục tăng giá.
Nếu vượt qua mức 0.9210, USD/CHF có thể tăng lên 0.9245 và sau đó là 0.9300. Mục tiêu tiếp theo là 0.9340.
Ngược lại, mức hỗ trợ ban đầu của cặp tiền này là 0.9155, tiếp theo là đường EMA 50 tuần tại 0.9134. Vùng hỗ trợ quan trọng là 0.9100 - 0.9110. Nếu thủng mức này, USD/CHF có thể giảm xuống 0.9075.
Đồng Yên đã suy yếu so với đồng USD và đảo ngược phần lớn đà tăng mạnh của phiên trước đó, USD/JPY hiện giao dịch quanh mức 157.84.
Nguyên nhân chính khiến JPY suy yếu là do chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, dự kiến mức chênh lệch này sẽ còn lớn trong thời gian tới. Điều này, cùng với nhu cầu gia tăng của USD, đã tạo thêm động lực nâng cho cặp USD/JPY tăng cao.
Mặt khác, sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán Mỹ và biển đỏ trên thị trường chứng khoán châu Á đã củng cố đồng JPY - đồng tiền trú ẩn an toàn - và giới hạn đà tăng của USD/JPY trước quyết định chính sách của FOMC.
EUR/USD tiếp tục giảm phiên thứ hai liên tiếp, dao động tiệm cận mức 1.0650 trong phiên Á, khi các thị trường châu Âu phần lớn đóng cửa nghỉ lễ, và nhà đầu tư đang chờ đợi quyết định chính sách mới nhất của Fed.
Đồng USD đã được hỗ trợ sau dữ liệu chỉ số chi phí nhân công cao hơn dự kiến. Ngoài ra, những nhận xét diều hâu từ các quan chức Fed, báo hiệu không cần phải hạ lãi suất ngay lập tức, đã làm suy yếu cặp EUR/USD.
Chứng khoán châu Á sụt giảm sau khi những lo ngại mới về lãi suất cao hơn trong thời gian dài tại Mỹ đã thúc đẩy làn sóng bán tháo trên Phố Wall,
Các thị trường nghỉ lễ: Trung Quốc, Hong Kong và Singapore nghỉ giao dịch ngày hôm nay, và sẽ tiếp tục nghỉ đến hết thứ Sáu.
Đồng USD tiếp tục tăng so với các đồng tiền chủ chốt khác, USD/JPY hiện đang giao dịch quanh mức 157.90. Nhà đầu tư đang thận trọng trước khả năng BOJ can thiệp thị trường một lần nữa.
Cuộc họp của FOMC sẽ diễn ra trong ngày hôm nay. Kỳ vọng thị trường đang hướng đến việc Fed sẽ bớt dovish hơn, điều này có thể hỗ trợ đồng Yên.
Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) cảnh báo trong Báo cáo Ổn định Tài chính rằng lãi suất toàn cầu có thể duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn dự kiến do những áp lực lạm phát mới. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp ở New Zealand đang gia tăng trong khi việc làm giảm. Các quan chức của RBNZ thừa nhận rằng lãi suất cao kéo dài đang làm thị trường việc làm nguội lạnh.
AUD, NZD và CAD ổn định so với USD. EUR, GBP và CHF giảm nhẹ so với USD.
Vàng ổn định sau khi kéo dài đà giảm từ mức đỉnh kỷ lục vào giữa tháng 4.
Dầu tiếp tục trượt dốc khi khả năng ngừng bắn ở Trung Đông làm dịu bớt căng thẳng.
DXY ổn định, hiện giao dịch quanh mức 106.42 do được củng cố vị thế trước thềm quyết định của Fed và thông điệp của Chủ tịch Powell.
Nhà báo WSJ Nick Timiraos đưa ra những bình luận trước thềm công bố quyết định chính sách của Fed hôm nay:
Sau khi giảm mạnh hơn $40, phá vỡ ngưỡng $2,300, vàng hiện giảm nhẹ xuống $2,288 trong phiên Á.
Chi phí lao động tăng vọt trong quý 1 làm dấy lên lo ngại Fed sẽ phải giữ lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn. Mọi sự chú ý hiện đổ dồn vào quyết định chính sách của Fed và bài phát biểu sau đó của chủ tịch Fed Powell
Chứng khoán Úc và Nhật Bản giảm điểm khi hầu hết các thị trường châu Á đóng cửa vào thứ Tư nghỉ lễ Ngày Lao động. Các nhà đầu tư chuẩn bị cho quyết định chính sách của Fed vào đầu ngày thứ Năm ở châu Á.
Phó Thống đốc RBNZ Hawkesby cho biết:
Reuters trích dẫn báo cáo của Sankei hôm thứ Ba:
Báo cáo chỉ ra rằng:
Sản xuất tăng vọt lên mức đỉnh trong 3 tháng, nhưng chưa chạm tới ngưỡng 50.
Việc làm giảm và thất nghiệp tăng. Chi phí lao động ổn định.
Nền kinh tế New Zealand đang phải vật lộn với lãi suất cao kéo dài và lạm phát vẫn ở mức cao. Chừng nào lạm phát vẫn ở mức cao thì RBNZ sẽ không có thời gian dừng lại.
Cựu chủ tịch Fed Dallas Kaplan cho biết:
Chứng khoán Mỹ kết thúc tháng 4 trong sắc đỏ sau khi dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) cho thấy chỉ số Chi phí lao động (ECI) tăng vọt trong tháng 4, làm dấy lên lo ngại rằng Fed sẽ giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn. Dow Jones và S&P 500 đều giảm hơn 1%. Nasdaq Composite giảm 2%. S&P 500 và Nasdaq giảm 4% trong tháng 4. Dow Jones giảm 5%, ghi nhận tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 9 năm 2022. Mọi sự chú ý hiện đổ dồn vào quyết định chính sách của Fed. Fed được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất. Phố Wall sẽ tìm kiếm manh mối từ các phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell về những gì cần phải xảy ra trước khi lãi suất có thể giảm.
Trên thị trường FX, USD mạnh nhất, NZD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. DXY tăng vọt sau công bố chỉ số lao động, được hỗ trợ bởi đà bán tháo trái phiếu và cổ phiếu. DXY tăng 0.64% lên 106.30. USD/JPY phá vỡ mức đỉnh sau can thiệp, tăng gần 150 pip trong ngày, đóng cửa ở 157.70. NZDUSD tăng lên mức 0.6000 trước khi giảm mạnh xuống 0.5888 sau dữ liệu. EURUSD giảm 50 pips xuống 1.0666
Vàng giảm $42 xuống $2,291. Bitcoin giảm 5.5% xuống gần $60,700. Cựu CEO Binance Changpeng Zhao bị kết án 4 tháng tù khi đã nhận tội rửa tiền. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt tăng mạnh. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 7 bps lên 4.68%. Dầu thô WTI giảm 99-cents xuống $81.64/ thùng.
Tháng 4 đã kết thúc với đầy biến động:
Các giao dịch liên quan đến Trung Quốc đã hoạt động tốt, đồng Yên sụt giảm. Giao dịch đồng đô la và các tài sản rủi ro đã bị tổn thương bởi lạm phát cao một cách dai dẳng và thị trường có thể sẽ dự đoán được lộ trình các chính sách vào tháng Năm. Các yếu tố mùa vụ gần như tích cực trong tháng tới.
Những con số trong tháng 5 kể từ năm 2000: