Vàng tăng lên trên $2,264 trước thềm công bố dữ liệu JOLTS
Vàng có lúc giảm xuống $2,055 đầu phiên Mỹ trước khi tăng trở lại gần $2,065 ở thời điểm hiện tại.
Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào công bố dữ liệu cơ hội việc làm JOLTS lúc 21:00 tối nay
Vàng có lúc giảm xuống $2,055 đầu phiên Mỹ trước khi tăng trở lại gần $2,065 ở thời điểm hiện tại.
Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào công bố dữ liệu cơ hội việc làm JOLTS lúc 21:00 tối nay
Thị trường HĐTL Eurodollar định giá 1 lần Fed hạ lãi suất 25bp trong quý I/2023 sau báo cáo PMI thảm hại tại Mỹ. PMI dịch vụ Flash tại Mỹ chỉ đạt 47 điểm (dưới 50 điểm là hoạt động dịch vụ đang suy yếu) so với kỳ vọng ban đầu 52.6 điểm.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hiện diễn biến trái chiều ngay từ lúc mở cửa, nhưng lại chịu cú sốc báo cáo PMI không thể ảm đạm hơn (PMI dịch vụ flash 47 điểm, kỳ vọng 52.5, dưới 50 điểm là hoạt động đang suy yếu). Như vậy, khả năng suy thoái đang thực sự hiện hữu ngay trên đất Mỹ, và công việc của Fed sắp tới sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Thị trường định giá 86% khả năng Fed tăng 75bp trong cuộc họp thứ Tư tuần tới sau báo cáo PMI Flash, tăng từ khoảng 66% đầu ngày hôm nay, và HĐTL Eurodollar cũng đang định giá một lần hạ lãi suất trong quý I/2023. Giới đầu tư sẽ tiếp tục đánh giá rủi ro lạm phát và báo cáo quý II từ các doanh nghiệp để xác định hướng đi tiếp theo của chứng khoán.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
Báo cáo PMI cũng đã khiến USD suy yếu cục bộ. Hiện tại, JPY là đồng tiền mạnh nhất, với USDJPY giảm gần 150 pip ở thời điểm hiện tại. EUR không thể tăng dù USD gặp khó sau báo cáo PMI, khi triển vọng tại châu Âu cũng đang ảm đạm không kém, với chiến tranh Ukraine, khủng hoảng chính trị Ý, vấn đề phân mảnh trái phiếu ngoài câu chuyện lạm phát đình trệ.
Cập nhật các cặp tiền chính:
Vàng cũng đang nhận được hỗ trợ khi USD suy yếu, hiện tăng gần 14 USD/oz (+0.8%) lên $1,731/oz. Dầu WTI hiện chưa có nhiều biến động, giữ nguyên quanh mức $96.26/thùng. Trước đó, dầu WTI có suy yếu sau báo cáo PMI, do lo ngại suy thoái có thể khiến nhu cầu dầu giảm mạnh, nhưng hiện đã hồi phục lại.
Chỉ số DXY hiện đã về vùng 106.3 điểm, giảm 0.25% trong ngày. JPY đang là đồng tiền mạnh nhất, USDJPY giảm gần 150 pip (-1.04%).
COVID-19 đã khiến giá nhà ở Canada tăng hơn 50% chỉ trong 2 năm và nhanh chóng sụt giảm mạnh.
Sự cạnh tranh đã chuyển sang giá thuê nhà khi chủ nhà yêu cầu trả trước hằng tháng và đôi khi, người thuê nhà thậm chí còn cố trả nhiều hơn so với những người thuê còn lại.
Giá thuê căn hộ 1 phòng ngủ ở Canada tăng 13.7% so với đầu năm. So với năm ngoái, giá thuê căn hộ ở Toronto tăng 18.5% và ở Vancouver tăng 19.2%
Khảo sát của các nhà quản trị vốn cho thấy tâm lý tiêu cực của thị trường đã chạm đỉnh.
Các nhà đầu tư đã rút tiền mặt từ các quỹ tương hỗ tập trung vào cổ phần toàn cầu trong ít nhất năm tuần, thu về 4.5 tỷ USD gần đây.
Theo BofA:
Hôm nay, thành viên Hội đồng Thống đốc ECB Olli Rehn phát biểu rằng hiện tại không có bất kỳ dấu hiệu nào của vòng xoáy tiền lương - giá cả. Ông cũng nhắc lại rằng việc tăng lãi suất trong tháng 9 sẽ được quyết định bởi các dữ liệu sắp tới.
Trước thông tin này, Euro gặp khó khăn trong việc thu hút lực mua. EUR/USD hiện giao dịch ở mức 1.0177, giảm 0.66% so với hôm qua trong khi DXY vừa quay trở lại dưới 107.00.
Hôm nay là ngày thứ hai dòng vốn lớn đổ vào thị trường trái phiếu.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức giảm khoảng 19bp trong ngày xuống 1.03% - mức thấp nhất kể từ 31/5.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm cũng giảm hơn 11bp xuống 2.794% - mức thấp nhất trong hơn hai tuần.
Ngân hàng Trung ương Nga hạ lãi suất xuống dưới mức từng có trước khi xâm lược Ukraine, nới lỏng chính sách tiền tệ để điều hướng rủi ro lạm phát và nền kinh tế khỏi các lệnh trừng phạt.
Các nhà hoạch định chính sách đã hạ lãi suất từ 9.5% xuống 8% hôm nay, báo hiệu rằng họ sẽ cân nhắc mức giảm lớn hơn nữa vào nửa cuối năm.
Trên khung H1, USD/CAD cho thấy sự suy yếu trong vài tiếng trở lại đây.
Cặp tiền hiện đang giao dịch ở mức 1.2864.
Trong mọi trường hợp, người tiêu dùng sẽ đau đầu hơn khi phải đối mặt với việc chi phí tăng hằng ngày.
Theo nhà kinh tế Lee Sue Ann của UOB:
Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) đã cho ra báo cáo hàng tháng, nhận định nền kinh tế có thể sẽ tăng trưởng ít hơn dự đoán trong Quý 3 và có thể đối mặt với một đợt lạm phát mới vào tháng 9 khi các khoản trợ cấp của chính phủ hết hạn.
Trợ cấp của chính phủ Đức đối với nhiên liệu và vé đường sắt sẽ hết hạn vào ngày 31/8.
Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng năng lượng đang làm xấu đi triển vọng và khiến tình hình kinh tế trở nên khó khăn.
Bundesbank cho biết "sự phát triển trong tương lai của thị trường năng lượng là không chắc chắn, đặc biệt khi xét đến nguồn cung khí đốt tự nhiên từ Nga" và "rủi ro về triển vọng giá cả đang tăng lên rõ ràng".
Gián đoạn chuỗi cung ứng trở nên nghiêm trọng do Biển Đen bị phong tỏa cùng lệnh trừng phạt phương Tây áp đặt lên Moscow đã khiến giá lương thực và năng lượng tăng mạnh kể từ khi Nga tràn vào Ukraine hôm 24/2.
Hôm nay, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Nga và Ukraine sẽ ký thỏa thuận mở lại cảng Biển Đen của Ukraine để vận chuyện ngũ cốc, với hy vọng cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế, vốn đã trầm trọng hơn nhờ sự xâm lược của Nga, sẽ được xoa dịu.
Chỉ một ngày sau khi bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất, chúng ta đã thấy các chỉ báo suy thoái mới từ PMI hôm nay. Nó cho thấy ECB đã thực sự phạm sai lầm như thế nào.
Nhà hoạch định chính sách của ECB, Peter Kazimir cho biết vào hôm thứ Sáu:
Các chỉ số này tốt hơn một chút so với kỳ vọng nhưng vẫn thấp hơn so với tháng 6, một lần nữa khẳng định sự suy giảm tiếp tục diễn ra tại nền kinh tế Vương quốc Anh. Các chỉ số dịch vụ và tổng hợp đang ở mức thấp nhất trong 17 tháng trong khi chỉ số sản xuất ở mức thấp nhất trong 25 tháng.
Nhìn vào chi tiết, tăng trưởng sản lượng chậm lại do nhu cầu thấp hơn và năng lực sản xuất bị hạn chế do thiếu nguyên liệu và nhân viên. Hiện GBP/USD đang tăng mạnh lên gần 1.2000, lấy lại một phần đà giảm trước đó
Hiện chỉ số DXY đang lấy lại sức mạnh ngay khi thông tin về PMI của khu vực châu Âu được công bố. Chỉ số đang vượt mốc 107 điểm.
Như đã được dự đoán trước bởi số liệu của Pháp và Đức, các số liệu của cả khu vực không tốt hơn chút nào. Đáng chú ý, cả sản lượng và đơn đặt hàng mới đều giảm lần đầu tiên kể từ đầu năm 2021 và lạm phát tăng cao đã đè nặng lên nhu cầu.
Một chi tiết đáng lo ngại là sự sụt giảm mạnh nhất trong hoạt động kinh doanh được ghi nhận ở Đức, quốc gia được coi là xương sống của nền kinh tế khu vực châu Âu, với chỉ số tổng hợp giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2020.
Thị trường đang có tâm lý risk-off hơn khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức đã giảm 13 bps xuống 1.09% và có nguy cơ giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 5.
Đó là những con số khá tồi tệ với cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ cho thấy hoạt động kinh doanh đang bị thu hẹp. Sự suy thoái của nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang ngày càng rõ rệt hơn. Điều đó không mang lại dấu hiệu tốt cho triển vọng khi áp lực lạm phát tiếp tục đè nặng lên nhu cầu và một cuộc khủng hoảng khí đốt đang cận kề trước những tháng mùa đông. Chỉ số PMI tổng hợp thấp nhất trong hơn hai năm, kể từ khi đại dịch lần đầu tiên tấn công châu Âu.
EUR/USD đã sập mạnh khi rơi gần tới mốc 1.0100.
Hiện EUR/USD đang sụt giảm rất mạnh rơi xuống gần 1.0144
Lĩnh vực dịch vụ giảm tháng thứ ba liên tiếp khi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Pháp. Nó chỉ là một dấu hiệu khác cho thấy nền kinh tế đang nghiêng về suy thoái. Đáng chú ý, dữ liệu cũng cho thấy hoạt động kinh doanh mới giảm đầu tiên kể từ tháng 2 năm 2021 do lạm phát gia tăng đè nặng lên sức mua của người tiêu dùng. EUR/USD đã giảm 0.4% sau khi thông tin được công bố
Thị trường chứng khoán Châu Âu giao dịch tiêu cực trong bối cảnh ECB ra quyết định tăng lãi suất 50bps, dẫn đầu là chỉ số Euro 50 -0.42%
Trên thị trường tiền tệ, USD đang dao động quanh mức 107 điểm, chiếm ưu thế với đa số các đồng tiền khác.
Giá vàng sụt giảm nhẹ 0.05% hiện giao dịch ở mức $1,717/oz. Dầu thô hạ nhiệt khi xuống mức $103/thùng
Theo như dữ liệu từ CME Group, trên thị trường HĐTL khí tự nhiên, số vị thế mở của nhà đầu tư giảm khoảng 3.2 nghìn hợp đồng trong ngày thứ Năm. Cùng chiều hướng, khối lượng giảm sau 3 phiên tăng liên tục và giảm khoảng 10 nghìn hợp đồng.
Sự tăng giá nhanh qua mốc $8.00/MMBtu diễn ra trong bối cảnh OI và khối lượng giao dịch đều giảm cho thấy đà tăng không được bền vững. Giá khí tự nhiên có thể sẽ chạy xung quanh mốc $8.00/MMBtu (đỉnh từ ngày 16 tháng 6) trong thời gian tới.
Dữ liệu của CME Group cho HĐTL dầu thô cho thấy các nhà giao dịch đã tăng các vị thế mở của họ khoảng 11 nghìn hợp đồng vào thứ Năm. Trong khi đó, khối lượng vẫn tiếp tục giảm, con số rơi vào khoảng 27.9 nghìn hợp đồng.
Sự sụt giảm của giá WTI đánh dấu 2 phiên liên tiếp giảm dựa trên tình hình OI tăng. Trong khi đó, giá dầu thô có thể tiếp tục đà giảm và chuẩn bị test ngưỡng $96.5/thùng
Doanh số bán lẻ giảm một lần nữa trong tháng 6 nhưng ít hơn dự kiến với các chi tiết cho thấy lượng bán lẻ ngoài cửa hàng giảm 3.7%, doanh số bán nhiên liệu ô tô giảm 4.3% và lượng bán hàng phi thực phẩm giảm 0.7% trên tháng. Điều này được bù đắp bởi sự gia tăng doanh số bán hàng thực phẩm lên 3.1%, các nhà bán lẻ lưu ý rằng doanh số bán hàng tăng là do lễ kỷ niệm Năm Thánh của Nữ hoàng.
Mặc dù có xu hướng tiêu cực, doanh số bán lẻ vẫn cao hơn 2.2% so với mức trước đại dịch, tức là vào tháng 2 năm 2020 nhưng giảm trên cơ sở hàng năm như được ghi nhận trong các số liệu trên.