Vàng tăng lên trên $2,270 sau tin JOLTS
Vàng tăng lên trên $2,270 khi USD suy yếu nhẹ sau công bố dữ liệu cơ hội việc làm JOLTS tháng 2 đúng như dự kiến
Vàng tăng lên trên $2,270 khi USD suy yếu nhẹ sau công bố dữ liệu cơ hội việc làm JOLTS tháng 2 đúng như dự kiến
Thị trường chứng khoán Mỹ khép lại phiên giao dịch đầu tuần với diễn biến trái chiều. Chỉ số Dow Jones giảm 55.39 điểm (-0.13%) xuống 43,389.60 điểm, đánh dấu chuỗi giảm điểm 3 phiên liên tiếp. S&P 500 tăng gần 23.00 điểm (+0.39%) lên 5,893.62 điểm và Nasdaq Composite tăng 111.69 điểm (+0.60%) lên 18,791.81 điểm, chấm dứt chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp. Cổ phiếu Nvidia giảm 1.29% sau thông tin chip Blackwell của hãng gặp hiện trạng quá nhiệt. Hiện tại, giới đầu tư đang chờ đợi thông tin về nhu cầu đối với chip AI Blackwell của công ty. Cổ phiếu Trump Media & Technology Group giảm khoảng 4% trong phiên giao dịch sau giờ, đảo chiều từ đà tăng trước đó sau tin tức về việc công ty đang đàm phán mua lại sàn giao dịch tiền điện tử Bakkt. Cổ phiếu Walmart tăng 0.8% trước thềm công bố báo cáo tài chính vào sáng thứ Ba. Theo số liệu từ FactSet, khoảng 93% công ty trong S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh quý, trong đó 75% vượt kỳ vọng về lợi nhuận và hơn 60% vượt dự báo về doanh thu.
Về thị trường FX, chỉ số DXY giảm 0.41% khi đồng USD suy yếu khi lợi suất trái phiếu đảo chiều giảm trong phiên. Đà tăng mạnh của USD trong tuần qua cuối cùng đã dẫn đến điều chỉnh giảm. Cặp tiền tệ có biến động mạnh nhất là AUD/USD với mức tăng 0.70%. USD/JPY giảm 0.18% trong phiên, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp vào thứ Sáu, sau khi Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato cảnh báo sẽ có hành động đối phó với biến động tỷ giá quá mức. Thị trường đang định giá khả năng 54% BoJ sẽ tăng lãi suất 0.25 điểm phần trăm tại cuộc họp ngày 19/12.
Trong phiên giao dịch đầu tuần, lợi suất TPCP giảm trên diện rộng. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10y giảm 2.5 bps xuống 4.416%. Đồng thời, lợi suất TPCP kỳ hạn 2y cũng giảm 2.5 bps, chạm mức 4.282%. Giá dầu thô WTI tăng 3.2% lên trên 69 USD/thùng sau khi Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa trong lãnh thổ Nga, làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước đang trong tình trạng chiến tranh. Giá vàng ghi nhận mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 8, tăng 1.91% lên mức trên 2,600 USD/oz, sau khi Goldman Sachs duy trì dự báo kim loại quý có thể đạt mốc 3.000 USD/oz trong năm tới. Các chuyên gia phân tích khuyến nghị nhà đầu tư nên "lựa chọn vàng". Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin giảm 1.82% xuống 90,114.00 USD.
Chứng khoán Hoa Kỳ ít biến động vào đầu phiên thứ Hai, trong khi lợi suất và USD ổn định ở mức cao nhất trong nhiều tháng, khi các nhà đầu tư bước vào tuần mới với tâm lý thận trọng trước rủi ro lạm phát và bất ổn chính trị.
Tuần trước, các chỉ số chính đều giảm:
Đối với thị trường trái phiếu Mỹ, lợi suất đang tăng với đường cong lợi suất dốc hơn:
Thành viên BoE MPC, ông Greene, dự kiến có bài phát biểu về triển vọng của lạm phát vào cuối ngày hôm nay. Thị trường Anh cũng đang dồn sự chú ý vào dữ liệu CPI công bố vào thứ Tư để tìm thêm manh mối về chính sách tiền tệ trong ngắn hạn. Các hợp đồng hoán đổi lãi suất hiện tại chỉ phản ánh một mức cắt giảm lãi suất rất thấp, khoảng 3-4 điểm cơ bản vào cuộc họp ngày 19/12.
GBP/USD đi ngang trong phiên hôm nay. Tuy nhiên, xu hướng giảm trong ngắn hạn sẽ tăng tốc nếu cặp tiền break xuống dưới hỗ trợ 1.2575. Trái lại, kháng cự trước mắt là 1.2700.
Quan chức ECB Stournaras cho rằng:
Liên quan đến các phát biểu khác từ ECB, ông Philip Lane, chuyên gia kinh tế tại ECB, cho biết:
CEO Robinhood, Vlad Tenev chỉ trích các nhà hoạch định chính sách của Anh, gọi cách họ nhìn nhận với các giao dịch crypto là "lạc hậu".
Trong một cuộc phỏng vấn với The Times được công bố vào Chủ nhật, Tenev bày tỏ ủng hộ quyền tự do cá nhân trong các quyết định giao dịch và bác bỏ những lo ngại về khả năng gây nghiện của giao dịch crypto đối với giới trẻ. “Tôi nghĩ mọi người nên được quyền làm những gì họ muốn. Nhưng xét về mặt quy định chính sách, tôi thấy kỳ lạ khi những giao dịnh "đỏ đen" vẫn được cho phép, nhưng crypto thì lại bị xem là giao địch có vấn đề. Điều đó thật sự lạc hậu” Tenev nhận định.
Ông cũng bày tỏ ngạc nhiên trước quy mô hoạt động của các sòng bạc tại Anh lớn hơn nhiều so với ở Mỹ. Những phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều quan điểm kêu gọi tăng cường các quy định đối với các nền tảng giao dịch crypto. Trước đó, Giám đốc Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), bà Amanda Pritchard, cho biết số lượng nam thanh niên tìm kiếm hỗ trợ vì chứng nghiện giao dịch tiền điện tử đang có xu hướng gia tăng. Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng các biện pháp quản lý mạnh mẽ hơn để hạn chế rủi ro từ các khoản đầu tư crypto.
USD/JPY là cặp tỷ giá đáng chú ý nhất trong phiên này, tăng từ mức 154.50 lên 155.30. Cặp tiền vẫn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ thị trường trái phiếu và đang được hỗ trợ bởi lợi suất trái phiếu tăng cao hơn. EUR/USD kiểm tra lại đường MA 100 giờ, tăng lên mức 1.0571 trước khi đảo chiều giảm về 1.0546. Trong khi đó, các cặp GBP/USD, USD/CHF, và USD/CAD đều không biến động đáng kể và đi ngang trong ngày. Các đồng tiền của khu vực Nam bán cầu không chịu nhiều áp lực do đồng nhân dân tệ tiếp tục suy yếu. AUD/USD giảm khoảng 20 pip xuống 0.6450 và NZD/USD giảm khoảng 40 pip xuống 0.5840.
Trên thị trường chứng khoán, HĐTL S&P 500 tăng nhẹ, trong khi các chỉ số chứng khoán châu Âu giảm điểm sau khi mở cửa trong sắc xanh. Tâm điểm chú ý trong tuần này sẽ là báo cáo lợi nhuận quý III của Nvidia được công bố vào thứ Tư. Dữ liệu này được kỳ vọng sẽ tác động đáng kể đến khẩu vị rủi ro.
Ở các thị trường khác, vàng hồi nhẹ lên gần 2,595 USD/oz sau khi kiểm tra đường MA 100 ngày vào tuần trước. Bitcoin duy trì đà tăng trên $90,000 sau nhiều tín hiệu cho thấy động lực tăng dần suy yếu.
Theo chiến lược gia trưởng về ngoại hối của DBS:
Thành viên hội đồng Thống đốc Fed Michelle Bowman dự kiến có bài phát biểu vào ngày 21/11. Hãy cũng chờ xem liệu bà Bowman có cùng qua điểm lạc quan với những thành viên khác, rằng lạm phát sẽ giảm về mục tiêu 2% và lãi suất tiếp tục tiến gần đến mức trung lập vào năm 2025 hay không. Trước đó, bà Bowman đã phản đổi việc hạ lãi suất 50bps vào tháng 9, nhưng lại ủng hộ cắt giảm lãi suất 25bp vào tháng 11.
Theo chuyên viên phân tích cấp cao của DBS, Philip Wee, GBP/USD hiện đang được hỗ trợ bởi mức 1.2570 đến từ đường xu hướng:
Một lần nữa, điều này củng cố quan điểm rằng ECB sẽ cắt giảm lãi suất một lần nữa vào tháng 12, trừ khi có bất kỳ bất ngờ lớn nào. Về mức độ cắt giảm, ít nhất là vào lúc này, họ có thể đang nghiêng nhiều hơn về việc cắt giảm 25 điểm cơ bản.
Không cần vội vàng nhưng các dấu hiệu đang dự báo khả năng tăng tí nhất 25 điểm cơ bản vào tháng 12. Tuy nhiên, các nhà giao dịch vẫn đang định giá với xác suất ~26% cho việc tăng 50 điểm cơ bản vào thời điểm hiện tại.
Giá vàng đã tăng hơn 1% trong ngày và bắt đầu tiến gần đến việc kiểm tra lại mốc $2,600. Sự phục hồi diễn ra khi kim loại quý này tìm cách chấm dứt chuỗi 6 ngày giảm giá liên tiếp, sau khi tiếp cận đường MA 100 ngày (đường màu đỏ) vào tuần trước
Để dễ hình dung, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 2, kim loại quý này chạm đến mức quan trọng này. Và ngay cả khi xét đến mức giảm ~9% so với mức đỉnh cuối tháng 10, thì nhịp này cũng chỉ là một nhịp điều chỉnh nhẹ đối với đà tăng không ngừng của vàng trong năm nay.
Đà phục hồi cho đến nay là khá tốt nhưng không hoàn toàn thuyết phục. Tỷ giá vẫn đang gặp phải một số kháng cự tiềm năng ở mức Fibonacci thoái lui 23.6% của đà giảm trong tháng này, ở mức $2,596.63. Thêm vào đó, áp lực bán quanh mốc $2,600 tạo thêm một số kháng cự ngắn hạn quanh khu vực hiện tại.
Vì vậy, người mua vẫn còn một số việc phải làm. Nhưng một vài dấu hiệu tạo đáy có vẻ như đang dần hình thành
Cặp tỷ giá này hiện đang kiểm tra lại đường MA100 giờ (đường màu đỏ). Mức quan trọng trong ngắn hạn hiện đang ở 1.0571. Nếu giữ dưới mức này, phe bán sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm. Nhưng nếu vượt lên trên, xu hướng giảm trong ngắn hạn sẽ suy yếu
Đây là mức quan trọng cần theo dõi trong cặp tiền này trong tuần mới. Mức hỗ trợ quan trọng là 1.0500 vẫn chưa bị phá vỡ
Vài ngày tới sẽ không có nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng cho cả Mỹ và Eurozone. Chỉ đến thứ Sáu, lịch kinh tế mới bắt đầu trở nên thú vị hơn với dữ liệu PMI là tâm điểm. Do đó, các bài phát biểu của quan chức NHTW có thể là sự kiện cần theo dõi cho đến cuois tuần. Ngoài ra, xu hướng còn phụ thuộc vào việc liệu đà tăng sau bầu cử có thể tiếp tục được duy trì hay không. Hay chúng ta sẽ thấy sự điều chỉnh giảm trong tuần này?
Các dữ liệu trên sẽ cung cấp manh mối trong việc xác định tâm lý thị trường.
Cắt giảm lãi suất cho đến cuối năm:
Fed: 15 điểm cơ bản (xác suất 63% cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới). Năm 2025: 75 điểm cơ bản
ECB: 32 điểm cơ bản (xác suất 74% cắt giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới). Năm 2025: 141 điểm cơ bản
BoE: 5 điểm cơ bản (xác suất 80% giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp sắp tới). Năm 2025: 62 điểm cơ bản
BoC: 33 điểm cơ bản (xác suất 65% cắt giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới). Năm 2025: 97 điểm cơ bản
RBA: 2 điểm cơ bản (xác suất 91% giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp sắp tới). Năm 2025: 48 điểm cơ bản
RBNZ: 50 điểm cơ bản (xác suất 97% cắt giảm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới/3% cắt giảm 75 điểm cơ bản). Năm 2025: 123 điểm cơ bản
SNB: 32 điểm cơ bản (xác suất 72% cắt giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới). Năm 2025: 70 điểm cơ bản
Tăng lãi suất cho đến cuối năm:
BoJ: 13 điểm cơ bản (xác suất 53% tăng lãi suất tại cuộc họp sắp tới). Năm 2025: 45 điểm cơ bản
Thị trường chứng khoán châu Âu chứng kiến phiên giao dịch trầm lắng trong ngày thứ Hai, sau đợt điều chỉnh mạnh tuần trước đã xóa sạch phần lớn đà tăng từ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Các nhà đầu tư đang tập trung theo dõi các chỉ báo mới về tăng trưởng kinh tế và triển vọng lãi suất.
Tại châu Âu, chỉ số Eurostoxx 600 giảm nhẹ 0.16% vào đầu phiên giao dịch, với nhóm cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà suy giảm khi mất 0.65%. Ngược lại, nhóm cổ phiếu khai khoáng ghi nhận mức tăng khiêm tốn 0.3%. Đây là tuần giảm điểm thứ tư liên tiếp của thị trường chứng khoán châu Âu.
Nhà đầu tư đang chờ đợi nhiều số liệu kinh tế quan trọng trong tuần này, bao gồm báo cáo lạm phát của Anh vào thứ Tư và chỉ số PMI toàn khu vực châu Âu vào thứ Sáu. Đặc biệt, thị trường sẽ theo dõi sát phát biểu của Chủ tịch ECB Christine Lagarde để tìm kiếm dấu hiệu về khả năng cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 12.
Trên thị trường FX, chỉ số đứng ở 106.543 điểm sau khi chạm đỉnh một năm ở mức 107.07 vào thứ Sáu tuần trước. Cặp EUR/USD dao động quanh mức 1.0564, không cách xa mức đáy một năm là 1.0496. Chỉ số USD đứng ở 106,730 điểm sau khi chạm đỉnh một năm ở mức 107,07 vào thứ Sáu tuần trước.
Thị trường dầu mỏ hưởng lợi căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang trong cuối tuần qua. HĐTL dầu Brent tăng 0.08% lên 71.06 USD/thùng. Tuy nhiên, HĐTL dầu WTI lại giảm 2.43% lên 66.90 USD/thùng. Hiện tại, những lo ngại về nhu cầu từ Trung Quốc - nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới - cùng với dự báo dư cung toàn cầu vẫn đang gây áp lực lên thị trường.
Tổng tiền gửi không kỳ hạn tại Thụy Sĩ không có nhiều thay đổi so với tuần vừa rồi, tiếp tục theo xu hướng vài tháng qua.
Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos vừa đưa ra những nhận định quan trọng về tình hình kinh tế Eurozone:
Xu hướng này đã diễn ra trong những tháng gần đây tại ECB và càng trở nên rõ rệt sau chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Mỹ, khi các biện pháp thuế quan mới được dự báo sẽ tác động đến nền kinh tế khu vực châu Âu trong năm tới.
Các chỉ số chứng khoán chính tại châu Âu ghi nhận biến động nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần:
Diễn biến này phản ánh tâm lý thị trường đang trở nên vô cùng thận trọng. Tương tự với diễn biến này, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ, với cụ thể HĐTL S&P 500 cũng tăng nhẹ 0.1% trong phiên.
Ở thị trường FX, các đồng tiền chính tiếp tục giao dịch trong biên độ hẹp, đồng USD giữ ổn định và không có sự thay đổi đáng kể trong ngắn hạn.
Thị trường dự kiến sẽ khá trầm lắng với chỉ một vài chỉ số kinh tế thứ yếu được công bố. Về kỳ vọng lãi suất, nhà đầu tư đang trong trạng thái chờ đợi khi dù có một vài tín hiệu lạm phát và Thống đốc Fed Jerome Powell không còn thiên về chính sách dovish, song thị trường vẫn dự báo sẽ có ba đợt cắt giảm lãi suất từ nay đến cuối năm 2025.
Các nhà đầu tư có vẻ chấp nhận được mức định giá này, do đó cần có những lý do thuyết phục hơn để loại bỏ kỳ vọng về các đợt cắt giảm lãi suất còn lại. Trong thời gian này, đồng USD có thể chứng kiến đợt điều chỉnh giảm sâu hơn (nếu các yếu tố khác không đổi).
Lịch phát biểu của các quan chức (Giờ Việt Nam):
15:15 - Phó Chủ tịch ECB de Guindos (trung lập - có quyền bỏ phiếu)
20:00 - Ủy viên ECB Lane (trung lập - có quyền bỏ phiếu)
22:00 - Thành viên Fed Goolsbee (thiên về nới lỏng - có quyền bỏ phiếu)
00:30 (ngày hôm sau) - Chủ tịch ECB Lagarde (trung lập - có quyền bỏ phiếu)
01:30 (ngày hôm sau) - Chủ tịch ECB Lagarde (trung lập - có quyền bỏ phiếu)
Thủ tướng Olaf Scholz vừa nhận được sự ủng hộ từ một số thành viên cấp cao trong đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của ông, sau khi có những ý kiến hoài nghi về việc ông có nên tiếp tục là ứng viên hàng đầu trong cuộc bầu cử sắp tới hay không, do tỷ lệ ủng hộ đang ở mức thấp.
Chủ tịch đảng SPD Lars Klingbeil đã bày tỏ sự ủng hộ với ông Scholz trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình công khai ARD tối Chủ nhật. Điều này diễn ra sau khi nhiều nghị sĩ kêu gọi cần có quyết định nhanh chóng về việc tiếp tục ủng hộ đương kim Thủ tướng, từ đó chấm dứt cuộc tranh luận có thể gây tổn hại cho đảng. Hiện tại, đảng SPD đang tụt hậu so với khối Bảo thủ của Friedrich Merz và đảng cực hữu Alternative for Đức.
Đảng SPD không thể để xảy ra cuộc đấu đá nội bộ trong bối cảnh sự ủng độ dành cho ông Scholz đang suy giảm. Tuy nhiên, một số quan chức đảng lại mong muốn Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius dẫn dắt chiến dịch tranh cử, khi ông hiện đang là chính trị gia được yêu thích nhất tại Đức theo các cuộc thăm dò
Dù vậy, ông Scholz vẫn kiên định với nguyện vọng tiếp tục ra tranh cử.
Doanh thu của các công ty châu Âu không đạt kỳ vọng trong quý III, khiến dự báo lợi nhuận cho năm tới tiếp tục bị cắt giảm.
Theo dữ liệu từ Bloomberg Intelligence, chỉ 30% các công ty thuộc chỉ số MSCI Europe (bao gồm 414 thành viên) vượt dự báo doanh thu, mức thấp nhất trong gần 5 năm qua. Tổng doanh thu của các công ty này giảm 0.3% trong kỳ kết thúc ngày 30/9, trái ngược với kỳ vọng tăng trưởng 0.4% trước mùa báo cáo.
Dù cuối mùa báo cáo ghi nhận tín hiệu tích cực từ hai tập đoàn lớn của châu Âu là ASML Holding NV (ngành bán dẫn) và Siemens AG (công nghiệp nặng), bức tranh tổng thể vẫn ảm đạm. Theo các chiến lược gia Laurent Douillet và Kaidi Meng của Bloomberg Intelligence, hơn một nửa số công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp, vật liệu và tiêu dùng không đạt kỳ vọng doanh thu do nhu cầu yếu và biến động tỷ giá gây bất lợi.
Dù dự báo lợi nhuận có thể tiếp tục yếu đi, tốc độ giảm dự kiến sẽ chậm lại, khi các chỉ số kinh tế quan trọng như PMI cho thấy triển vọng tăng trưởng lợi nhuận từ trung bình đến cao vào năm 2025, theo ông Chandrasekaran từ Barclays.
Tuy nhiên, kịch bản tiêu cực vẫn bao trùm các công ty châu Âu, kể cả những ngành đã hoạt động tốt trong quý vừa qua, khi Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ.
Theo các chiến lược gia Gina Martin Adams và Gillian Wolff từ Bloomberg Intelligence, các chính sách thuế quan mới dưới thời Trump "có thể gây tổn thương nghiêm trọng hơn" vì phần lớn doanh thu của các công ty châu Âu đến từ thị trường Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Họ chỉ ra rằng 55% doanh thu của Novo Nordisk trong năm ngoái đến từ Mỹ.
Cổ phiếu châu Âu được dự báo tăng điểm khi mở cửa phiên giao dịch thứ Hai. Cụ thể:
Xuất khẩu xăng dầu từ Trung Quốc đã giảm xuống mức đáy kể từ tháng 4, khi các nhà máy lọc dầu thu hẹp hoạt động và nhu cầu trong nước tăng mạnh nhờ kỳ nghỉ lễ.
Theo dữ liệu hải quan công bố hôm thứ Hai, lượng xuất khẩu giảm 8.2% so với tháng 9 và thấp hơn 13% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu dầu diesel thậm chí giảm tới 57% so với năm ngoái.
Sự sụt giảm này diễn ra trong bối cảnh các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc cắt giảm sản lượng do nhu cầu nhiên liệu, năng lượng sạch gia tăng. Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, nhu cầu dầu thực tế trong tháng 10 giảm 5.4% mỗi ngày.
Li Chunyan, nhà phân tích tại Mysteel OilChem, cho biết các nhà máy lọc dầu cũng thận trọng trong việc xuất khẩu dư thừa nhiên liệu, tập trung đảm bảo nguồn cung nội địa, đặc biệt khi nhu cầu tăng mạnh vào đầu tháng do kỳ nghỉ lễ. Dự kiến trong tháng này, các nhà máy sẽ tăng nhẹ xuất khẩu xăng nhưng tiếp tục cắt giảm xuất khẩu dầu diesel, theo Mysteel OilChem.
Phó Thống đốc RBA Christopher Kent cho biết:
Thiếu dẫn chứng cho thấy chính sách tiền tệ tại Úc hiệu quả hơn so với các quốc gia khác.
Việc xem xét lại xuyên suốt cách tiếp cận của RBA đối với định hướng thị trường tiền tệ là cần thiết.
Động thái này bao gồm cả việc tìm kiếm các biện pháp khác để làm rõ bản chất phản ứng của ngân hàng.
Những nhận định này được đưa ra trong bối cảnh RBA vẫn chưa ở vị thế để giảm lãi suất, cho thấy các biện pháp nới lỏng chính sách sẽ cần thêm thời gian để cân nhắc.
Có hai hợp quyền chọn EUR/USD ở mức 1.0500 và 1.0520. Mức 1.0500 nằm ngay cạnh vùng hỗ trợ kỹ thuật quan trọng cho cặp tiền này. Đường MA 100 giờ của tỉ giá này hiện đang ở 1.0575.
Thống đốc BoJ Ueda không tiết lộ quá nhiều về khả năng tăng lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào ngày 18 và 19 tháng 12. Ueda cho biết BoJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất chính sách nếu nền kinh tế và lạm phát diễn biến theo đúng dự báo của họ. Tuy nhiên, trong những bình luận tiếp theo của mình, ông cho rằng hiện tại, động lực thúc đẩy lạm phát của Nhật Bản đang chuyển từ các yếu tố chi phí sang tăng tiền lương trong nước. USD/JPY tăng vọt lên trên 155.00 ngay sau tin.
XAUUSD tăng vọt lên 2,595 USD/oz. Nguyên nhân chính của điều này có thể là do:
Trung Quốc đã tung ra một số biện pháp hỗ trợ thị trường bất động sản. Cổ phiếu Trung Quốc có xu hướng tăng. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đang tăng,
Goldman Sachs dự báo vàng sẽ tăng do những yếu tố sau:
Thị trường hiện đang tập trung vào diễn biến của Ukraine / Nga / Hoa Kỳ:
Trung Quốc có vẻ như lại tham gia vào thị trường vàng sau khi tạm dừng.
Giá vàng nhảy vọt:
USD/JPY tăng cao, đạt khoảng 154.98:
Hoạt động kinh tế
Diễn biến lạm phát
Chính sách tiền tệ
PMI dịch vụ của New Zealand trong tháng 10 ở mức 46.0, trước đó: 45.7.
PMI của ngành dịch vụ New Zealand vẫn đang trong tình trạng thu hẹp và thấp hơn nhiều so với mức trung bình 53.1 trong lịch sử khảo sát
Bình luận của Chuyên gia kinh tế cấp cao Doug Steel của BNZ:
“Mặc dù đang thu hẹp với tốc độ chậm hơn nhiều so với tháng 6 (khi PSI ở mức 41.1), PSI đã dao động trong khoảng từ 45 đến 46 trong bốn tháng qua. Triển vọng hoạt động của ngành đã được cải thiện trong các cuộc khảo sát kinh doanh gần đây, nhưng tình hình hiện tại vẫn cực kỳ khó khăn”.
Cổ phiếu lao dốc vào thứ Sáu khi đợt phục hồi sau bầu cử bị xoá bỏ và các nhà đầu tư lo lắng về lộ trình lãi suất của Fed. Chỉ số Dow Jones giảm 305.87 điểm, đóng cửa ở mức 43,444.99. Chỉ số S&P 500 giảm 1.32% và đóng cửa ở mức 5,870.62, trong khi Nasdaq Composite giảm 2.24% xuống còn 18,680.12. Sự sụt giảm của cổ phiếu dược phẩm đã gây áp lực lên Dow Jones và S&P 500. Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết hôm thứ Năm rằng ông có kế hoạch đề cử người có "định kiến" với vắc-xin Robert F. Kennedy Jr. làm người đứng đầu Bộ Y tế. SPDR S&P Biotech ETF (XBI) đã giảm hơn 5% và ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ năm 2020. Ngành công nghệ của S&P 500 là lĩnh vực có hiệu suất kém nhất, giảm hơn 2%, khi Nvidia, Meta Platforms, Alphabet và Microsoft đều giảm. Tesla là một ngoại lệ hiếm hoi trong số Mag 7, khi cổ phiếu của gã khổng lồ xe điện tăng 3%. Các nhà giao dịch cũng lo ngại về những bình luận gần đây từ Chủ tịch Fed Jerome Powell, người đã phát biểu vào thứ Năm rằng NHTW không vội vàng cắt giảm lãi suất. Ông lưu ý rằng sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế sẽ cho phép các nhà hoạch định chính sách có thời gian để quyết định mức độ cắt giảm lãi suất. Chủ tịch Fed Boston Susan Collins đã đưa ra quan điểm thận trọng hơn nữa khi nói với The Wall Street Journal rằng việc cắt giảm lãi suất vào tháng tới không phải là điều chắc chắn. Dữ liệu bán lẻ tháng 10 vào thứ Sáu cho thấy mức tăng 0.4%, tốt hơn một chút so với dự báo 0.3% từ các nhà kinh tế được Dow Jones thăm dò. Phát hiện đó diễn ra sau báo cáo CPI 10 phù hợp với dự đoán của các nhà kinh tế. Các chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ đã tăng trưởng sau chiến thắng của Trump - ba chỉ số chính đã đạt mức đỉnh mới vào đầu tuần - nhưng đà tăng đã chậm lại. Tính đến hết ngày cuối tuần, S&P 500 đã ghi nhận mức giảm 2.1%, trong khi Nasdaq Composite giảm khoảng 3.2%. Chỉ số Dow Jones đã giảm 1.2% trong tuần này.
Trên thị trường FX, JPY mạnh nhất, GBP yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. USD/JPY đã xoá bỏ một số mức tăng trong tuần, cặp tiền này đã lao dốc xuống 154.3 từ mức 156.3. JPY đã bù đắp được đợt lao dốc trong tuần khi chính phủ Nhật Bản đã có một số can thiệp bằng ngôn từ nhằm hỗ trợ đồng tiền. GBP đang trên đà giảm mạnh nhất trong tuần kể từ tháng 1 năm 2023, ở mức khoảng 2.4%. GBP phản ứng rất ít với dữ liệu cho thấy nền kinh tế Anh bất ngờ suy giảm vào tháng 9 và tăng trưởng chậm lại trong quý thứ ba. Chỉ số DXY chạm đỉnh trong một năm ở mức 107.07, tăng gần 1.65% trong tuần này, đạt hiệu suất tốt nhất kể từ tháng 9. Việc Fed hawkish hơn đã thúc đẩy sức mạnh của USD.
Giá Vàng vào thứ Sáu đang trên đà giảm mạnh nhất trong hơn ba năm qua do kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất ít chậm hơn đã thúc đẩy USD, làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý đối với các nhà đầu tư. Vàng giảm 0.1% xuống còn 2,562.59 USD/ounce. Giá đã giảm hơn 4% trong tuần này, chạm mức thấp nhất kể từ ngày 12 tháng 9 vào thứ Năm. USD đã thiết lập mức tăng trong tuần lớn nhất trong hơn một tháng, khiến vàng trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác. Lợi suất TPCP tăng nhẹ vào thứ Sáu, khép lại một tuần đầy biến động. Lợi suất 10y tăng khoảng 2 bps lên mức 4.439%. Lợi suất 2y được giao dịch lần cuối ở mức khoảng 4.307%, tăng khoảng 1 bps. Tuần trước, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 2 năm lần lượt kết thúc ở mức 4.31% và khoảng 4.25%. Giá dầu lao dốc vào thứ Sáu đã do tình trạng dư cung đang nổi lên và USD mạnh làm thị trường suy yếu. Giá dầu WTI giảm 2.43% xuống 66.90 USD/thùng. Dầu thô WTI đã giảm gần 5% trong tuần này, trong khi dầu Brent đã giảm gần 4%.