• Các biện pháp trừng phạt năng lượng vẫn nằm trong tầm ngắm.
• Dường như rất nhiều nước cũng đang hướng đến các lệnh trừng phạt này.
Cho đến nay, hành trình này là một chặng đường khó khăn vì việc áp đặt các lệnh trừng phạt có thể sẽ dẫn đến việc leo thang giá, cho phép Nga bán dầu cho những nơi như Trung Quốc và Ấn Độ với giá cao hơn. Điều này cũng dẫn đến chi phí cao hơn cho người tiêu dùng ở Anh, Châu Âu và Mỹ.
Phải có các nguồn năng lượng khác. Xuất xứ từ Ả Rập Xê Út? Có phải là kết quả của một thỏa thuận hạt nhân Iran hay Venezuela? Có phải khai thác nhiều hơn không?
Các nước thành viên EU đang chia rẽ về việc có nên thực hiện lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga hay không, các quan chức nói với Bloomberg hôm thứ Hai. Các quan chức nói thêm rằng Ba Lan và các quốc gia EU khác được cho là đang thúc đẩy lệnh cấm và Đức đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng.
• Đang công bố khoản viện trợ 175 triệu bảng Anh cho Ukraine.
• Chúng ta không thể đơn giản dừng việc sử dụng dầu và khí đốt trong một sớm một chiều, kể cả từ Nga.
• Chúng ta cần đẩy nhanh kế hoạch.
• Chúng tôi sẽ cần tìm nguồn cung cấp thay thế từ nơi khác.
• Sẽ có những tác động đối với người tiêu dùng Anh từ lệnh trừng phạt của Anh đối với Nga.
• Sẽ đề ra chiến lược cung cấp năng lượng cho đất nước trong những ngày tới.
• Thủ tướng Hà Lan Rutte cũng chia sẻ tương tự
• Sẽ mất thời gian để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt và dầu mỏ của Nga.
Cặp tiền đã giảm xuống mức đáy kể từ ngày 11 tháng 12, đạt 1.3140. Giá đóng cửa vào thứ Sáu ở mức 1.3230.
Tỷ giá GBP/USD giảm xuống vùng cản quan trọng 1.3133 - 1.31868 hình thành từ tháng 7/2020. Giữa khu vực dao động này, mức thoái lui 38.2% của xu hướng tăng giá từ mức đáy vào ngày 20 tháng 3 năm 2020 (đạt mốc 1.3164).
Nếu tỷ giá xuyên thủng mốc này sẽ mở ra các xu hướng giảm giá dài hơn.
Ngược lại, nếu tỷ giá giữ được hỗ trợ này và di chuyển trở lại trên 1.3186, dự kiến sẽ có nhiều khả năng điều chỉnh tăng.
Chứng khoán Hoa Kỳ mở đầu tuần mới bằng sắc đỏ bao trùm thị trường khi giới đầu tư có những đánh giá mới về căng thẳng tại Ukraine. Theo đó, các chỉ số chính như Dow Jones, Nasdaq và S&P500 giảm lần lượt là 0.3% và 0.2%.
Bất chấp động thái né tránh rủi ro, lợi suất trái phiếu chính phủ Kho bạc vẫn tăng, cho thấy nhu cầu về tài sản trú ẩn ít hơn. Lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm ở mức 1.76%, tăng gần 4 bps trong phiên, thúc đẩy bởi lo ngại về lạm phát tăng cao.
Thị trường tiền tệ cũng không khá hơn là bao khi đồng USD tiếp tục tăng mạnh, tạo áp lực lớn lên các đồng tiền chính. AUD và NZD giảm 0.22% và 0.15%, theo sau là các đồng CAD, EUR, JPY và GBP khi giảm lần lượt là -0.34%, -0.34%, -0.35%, -0.52%.
Dầu WTI giao dịch tăng 6.3% lên 122.96 USD/thùng, trước đó có thời điểm chạm 130 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 6.24% lên 125.51 USD/thùng sau khi tăng vọt trước đó lên mốc 139.13 USD/thùng - mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2008.
Giá vàng trước đó đã giảm xuống mốc $1,968/oz và ngay lập tức bật tăng mạnh lên mốc $1,982/oz tương đương tăng 0.73% trong phiên. Bitcoin tăng 1.59% lên mốc $39,061
Vàng đã giảm $40 so với mức cao trước đó, giá dầu cũng giảm $10 (tương đương gần 1%), thị trường chứng khoán Âu Mỹ tăng mạnh trở lại sau khi Đức cho biết họ không có kế hoạch ngừng nhập khẩu năng lượng của Nga. Ngoài ra, Đức cho biết họ phản đối việc tham gia vòng trừng phạt tiếp theo chống lại Nga.
Theo Eurostat, châu Âu nhập khẩu khoảng 4 triệu thùng mỗi ngày các sản phẩm thô và tinh chế của Nga; cho đến nay Nga là nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất vào EU, chiếm 27% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU trong năm 2019. Goldman Sachs chỉ ra rằng việc châu Âu phụ thuộc vào nhập khẩu dầu của Nga cho thấy có thể cần thời gian để phối hợp các biện pháp trừng phạt đối với dầu Nga, vì vậy trong ngắn hạn chỉ có Hoa Kỳ có khả năng áp đặt lệnh cấm.
AUD và NZD là 2 đồng mạnh nhất và CHF là yếu nhất khi phiên Mỹ mở cửa. AUD và NZD tiếp tục nhận được sự thúc đẩy từ việc giá hàng hóa tăng cao hơn. CHF suy yếu sau khi SNB cho biết họ sẽ tìm cách can thiệp để làm suy yếu đồng nội tệ của họ. EUR/CHF đạt mức thấp 0.9971 nhưng đã bật lên và hiện giao dịch ở mức 1.0079.
Chiến sự bước sang ngày thứ 12, Nga tiếp tục pháo kích vào Ukraine, nhưng các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục vào ngày hôm nay giữa hai quốc gia. Nga liên tục nhấn mạnh rằng các cuộc pháo kích chỉ dừng lại nếu Ukraine chấp nhận một số thỏa thuận (và nước này đã từ chối). Có một sự thỏa hiệp ở đâu đó? Zelensky muốn NATO thiết lập khu vực cấm bay, nhưng Mỹ/NATO e ngại vì sợ leo thang hơn nữa.
Giá đầu đầu phiên Á hôm nay mở gap tăng mạnh, mặc dù hiện tại đà tăng đã thu hẹp. Lúa mì đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại và giới hạn ở mức 1,294. Vàng đã tăng cao hơn và trên $2000, và hiện đã thoái lui.
Tóm tắt nhanh về các thị trường đang cho thấy:
Vàng đang giao dịch ở mức $1983.15, tăng $12.79. Giá giao dịch lên đến $2,002.57 lần đầu tiên kể từ ngày 19 tháng 8 năm 2020 trước khi giảm điều chỉnh.
Dầu thô đang giao dịch ở mức 120.54 USD, tăng 4.80 USD trong ngày. Giá qua đêm đã tăng lên mức cao 130.50 USD trước khi giảm. Nó vẫn cao hơn nhưng giao dịch gần mức thấp nhất trong phiên. Các báo cáo về việc nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Venezuela là một khả năng. Liệu Mỹ có mở cửa sản xuất và mở thêm nguồn cung từ Canada?
Vào Chủ nhật, Bộ trưởng Năng lượng của Alberta Sonya Savage, "Alberta có một số đường ống và đường sắt dự phòng có thể vận chuyển nhiều dầu hơn đến Hoa Kỳ".
Bitcoin đang giao dịch ở mức $38,637. Giá thấp nhất hôm nay là $37,592.73. Mức cao nhất vào cuối tuần là $39,701. Vào thứ Sáu, giá đóng cửa gần $39,175
Trong thị trường chứng khoán Mỹ, các chỉ số chính đã giảm mức thấp nhất được thấy trước đó vào ngày hôm nay. Chỉ số Dow đã giảm khoảng -550 điểm ở mức thấp nhất trong phiên qua đêm:
Dow Jones -322 điểm sau khi giảm -179.86 điểm hôm thứ Sáu
S&P -25.5 điểm sau khi giảm -34.62 điểm hôm thứ Sáu
Nasdaq giảm -125 điểm sau khi giảm -224.50 điểm vào thứ Sáu
Trên thị trường trái phiếu Mỹ, lợi suất đã có 1 đợt phục hồi sau khi giảm mạnh vào tuần trước.
Ở giai đoạn này, có vẻ như các biện pháp trừng phạt sẽ không đủ. Câu hỏi đặt ra là họ sẽ sẵn sàng thúc đẩy chương trình nghị sự thêm bao nhiêu nữa?
Lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga sẽ là một bước tiến lớn nhưng ngược lại, lệnh cấm này sẽ gây khó khăn cho châu Âu, đặc biệt là nước Đức sẽ khó có thể làm được điều đó bởi vì ở thời điểm hiện tại, trên quan điểm của các chuyên gia kinh tế, thì họ đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
Trong bối cảnh hiện tại, giá năng lượng tăng là vấn đề chính phủ rất quan tâm.
Từ quan điểm về tính bền vững của các lệnh trừng phạt hiện tại chống lại Nga, một lệnh cấm vận năng lượng do Nga tự khởi xướng dường như là không thể chấp nhận được.
Tỷ giá EUR/JPY đã “sụp đổ” xuống mốc 124.4 vào đầu tuần trước khi phục hồi và hiện tại đang quay trở lại mốc 125.4.
Việc phá vỡ hỗ trợ tâm lý tại mốc 125.00 đã mở ra cánh cửa cho các đợt thoái lui tiếp theo trong thời gian tới, với mục tiêu tiếp theo được thấy ở mức 122.84 (mức thấp ngày 19 tháng 11). Nếu bị xuyên thủng thì tỷ giá EUR/JPY dự kiến sẽ hướng đến đáy của tháng 10 năm 2020 tại vị trí 121.61 (ngày 30 tháng 10).
Trong lúc nằm dưới đường SMA 200 ngày, hôm nay ở mức 130.16, triển vọng về giá được dự báo vẫn là tiêu cực.
Nga cho biết quân đội có thể ngừng hoạt động "bất cứ lúc nào"!
Nhưng tất nhiên đó chỉ là một lời báo trước. Đó là Ukraine phải sửa đổi hiến pháp của mình, bác bỏ tuyên bố gia nhập bất kỳ tổ chức nào (tất nhiên là bao gồm cả NATO), và nước này phải công nhận Crimea là của Nga cũng như Donetsk và Lugansk là các quốc gia độc lập.
Tỷ giá GBP/USD tiếp tục chịu áp lực bán lớn trong ngày thứ ba liên tiếp vào thứ Hai. Trong suốt phiên giao dịch châu Âu cặp tiền giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2020, xung quanh khu vực 1.3140. Hiện tại tỷ giá đã phục hồi nhẹ lên mốc 1.3156.
Các nhà đầu tư tiếp tục bán các tài sản rủi ro trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang hơn nữa. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu đối với các tài sản trú ẩn an toàn truyền thống và đẩy USD lên mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2020.
Trong một diễn biến mới nhất, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, chính quyền Biden đang thảo luận với các chính phủ châu Âu về việc cấm nhập khẩu dầu thô và khí đốt tự nhiên của Nga. Điều này đã khiến giá dầu thô tăng mạnh và làm dấy lên lo ngại về một cú sốc lạm phát lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Đây được coi là một yếu tố khác gây ảnh hưởng đến tâm lý risk-off trên toàn thị trường.
Truyền hình nhà nước Nga đưa tin, trích dẫn hãng tin Belta của Belarus
Hai vòng đàm phán đầu tiên đã không đạt được bất kỳ đột phá nào và có thể trong hôm nay, điều đó sẽ tiếp diễn. Có lẽ sự kiện này chỉ để “làm màu” bởi tình hình chiến sự vẫn không có gì thay đổi.
Pháp cảnh báo Nga không nên dùng đến hành vi tống tiền vì nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc thế giới, sau khi Nga yêu cầu Mỹ đảm bảo rằng các lệnh trừng phạt đối với Ukraine sẽ không làm tổn hại đến thương mại của họ với Tehran.
Một quan chức tổng thống Pháp nói với các phóng viên vào cuối ngày Chủ nhật rằng các nhà ngoại giao có xu hướng xử lý từng vấn đề dựa trên giá trị của nó chứ không phải coi thường chúng.
"Bởi vì nếu không, trên thực tế, đó chỉ là tống tiền chứ không phải ngoại giao", ông nói với các phóng viên.
Niềm tin nhà đầu tư Eurozone tháng 3 đạt mức 7.0 so với dự đoán chỉ là 5.3
Tinh thần các nhà đầu tư khu vực đồng Euro lao dốc trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine với kỳ vọng cũng giảm mạnh từ 14,0 trong tháng Hai xuống -20,8 vào tháng Ba, mức thấp nhất trong gần một thập kỷ. Điều đó nhấn mạnh triển vọng tồi tệ như thế nào đối với châu Âu vào lúc này khi tình hình chiến sự tiếp tục diễn ra.
Động thái này được cho là do sự gia tăng đột biến của các ca nhiễm omicron, làn sóng mới nhất dường như đã giáng một đòn mạnh hơn dự kiến vào hoạt động tiêu dùng. Ngân hàng trung ương Nhật Bản được cho là cũng có thể cảnh báo về những rủi ro kinh tế gia tăng liên quan đến cuộc chiến Nga-Ukraine, vốn đã khiến giá năng lượng tăng vọt.
Do đó, một số nguồn tin nói rằng BOJ sẽ xem xét đưa ra một quan điểm ảm đạm hơn về nền kinh tế và tiêu dùng so với đánh giá trước đó vào tháng Giêng.
Với sự sụt giảm mạnh vào cuối tuần qua, Bitcoin đã xóa bỏ toàn bộ mức tăng ban đầu, nhường vị trí cho phe gấu sau tuần tăng thứ ba liên tiếp. Đồng tiền này đã giảm xuống còn 38 nghìn đô la. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, BTC đã hồi phục lên 39,000 USD trong khi Ethereum mất 4.5%. Các Altcoin top 10 giảm từ 2% (XRP) tới 6.8% (LUNA).
Theo CoinMarketCap, tổng vốn hóa của thị trường tiền điện tử giảm 3.8%, xuống còn 1.71 nghìn tỷ USD. Chỉ số thống trị bitcoin đã giảm từ 42.9% vào thứ Sáu xuống 42.3% do làn sóng bán Bitcoin vào cuối tuần qua.
Chỉ số sợ hãi và tham lam tiền điện tử hiện đang ở mức 23 (sợ hãi tột độ). Nhìn lại những ngày giữa tuần, chỉ số có thời điểm đứng ở vị trí trung lập.
Nhóm FxPro Analyst đã đề cập rằng đà bán tháo bị "bóp cò" bởi các tin tức rằng BTC.com đã cấm đăng ký của người dùng Nga. Tiền điện tử không còn xa rời chính trị và chúng đang xác nhận một cách yếu ớt vai trò của một giải pháp thay thế cho hệ thống ngân hàng hiện nay, hỗ trợ các lệnh trừng phạt của EU và Hoa Kỳ đối với Nga và thể hiện sáng kiến của riêng họ. Đã xuất hiện tin tức rằng Thụy Sĩ sẽ đóng băng tài sản tiền điện tử của những người Nga bị trừng phạt.
Trong nửa cuối tuần, Bitcoin mất gần như toàn bộ đà tăng trong bối cảnh các chỉ số chứng khoán sụt giảm. Mặc dù, tuần trước BTC đã tăng gần 8.000 đô la (21%) kể từ thứ Hai trước đó, nhưng không thể vượt qua ngưỡng kháng cự mạnh mẽ 45.000 đô la, và đường trung bình động 100 ngày. Áp lực đối với tất cả các tài sản rủi ro sẽ tiếp tục được tạo ra bởi tình hình Ukraine, nơi các cuộc giao tranh đã diễn ra trong hai tuần.
Tuy nhiên, nhà đầu tư kiêm nhà viết sách nổi tiếng thế giới Robert Kiyosaki cho rằng Mỹ đang “phá hủy đồng đô la” và kêu gọi đầu tư vào vàng và Bitcoin.
Đồng thời, ông tự tin rằng Bitcoin sẽ đạt 100,000 USD vào năm 2024. Hiện tại, ông đã đầu tư khoảng 1 tỷ USD vào BTC. Một nhóm các thượng nghị sĩ Mỹ đang phát triển một dự luật mở ra quyền tiếp cận thị trường tiền điện tử cho các nhà đầu tư tổ chức.
Và một tin tức nữa cần xem xét: thành phố Lugano ở Thụy Sĩ đã công nhận tính hợp pháp của Bitcoin và Tether (USDT).
Franc hiện đang được săn lùng như một loại tiền tệ ẩn náu
Đồng Franc tăng giá cũng phản ánh chênh lệch lạm phát giữa Thụy Sĩ và các nước khác
Đồng France đang tiếp tục bị định giá cao
SNB sẽ xem xét tình hình tiền tệ tổng thể
SNB đã có một số can thiệp bằng ngôn từ, nhưng trong những trường hợp điển hình đối với đồng Franc, hành động có ý nghĩa lớn hơn lời nói. Đây có thể là điềm báo trước khi có “bàn tay vô hình” bước vào. Vì vậy, hãy cứ lưu tâm đến điều đó.
SNB chắc chắn đang ám chỉ đến EUR/CHF khi cặp tiền này chạm mức ngang giá 1:1 lần đầu tiên kể từ 2015.
Dự trữ của Thụy Sĩ đã giảm bớt một chút vào tháng trước nhưng nhìn chung vẫn tăng. Với việc tỷ giá EUR/CHF đạt mức 1:1, SNB sẽ có cần tính toán khi nào họ cần can thiệp để ngăn cặp tiền giảm sâu hơn.
Nga và Ukraine cùng chiếm khoảng 1/4 thương mại hàng hóa thiết yếu toàn cầu. Chiến tranh là một chuyện nhưng sự gián đoạn đối với hậu cần và chuỗi cung ứng cũng như các lệnh trừng phạt đang khiến mọi thứ trở nên lộn xộn hơn.
Những gì bắt đầu với giá dầu và giá lúa mì giờ đã tràn sang tất cả các mặt hàng khác từ năng lượng đến kim loại và nó đang tàn phá khắp các thị trường, đặc biệt là đối với triển vọng kinh tế nói chung.
Dầu đã đứng đầu $ 130 trước đó và đang giữ ở mức cao nhất hiện nay là khoảng $ 125 nhưng nó không phải là thứ duy nhất nổi bật ngày hôm nay.
Niken tăng hơn 30%:
Trong khi đó, palladium tăng hơn 10% để đẩy lên mức cao kỷ lục mới:
Thêm vào đó, đồng cũng đạt mức cao kỷ lục mới trong ngày:
Hợp đồng lúa mì CBOT cũng tăng hơn 5% trên 12 đô la - mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2008.
Khi mà câu chuyện Ukraine vẫn còn là chủ đạo, chứng khoán châu Âu sẽ không thể nào tăng. Hôm nay cũng không phải ngoại lệ khi các chỉ số chứng khoán tại đây, đặc biệt là các quốc gia sử dụng đồng Euro, đều đang suy yếu rất mạnh:
Chỉ số DAX -3.4%
Chỉ số CAC -3%
Chỉ số FTSE -0.8%
Chỉ số IBEX -2.6%
Chỉ số Euro 50 -2.9%
Chỉ số Stoxx 600 -2%
Và cũng không bẩt ngờ gì khi EUR đang là đồng tiền yếu nhất phiên. Mặc dù khẩu vị rủi ro xấu đi, hai đồng tiền hưởng lợi từ giá hàng hóa là AUD và NZD đều đang tăng mạnh:
Chỉ số DXY +0.4% lên gần 98.9 điểm
EUR -0.5%
GBP -0.26%
AUD +0.5%
NZD +0.5%
JPY -0.22%
CHF -0.5%
CAD +0.2%
Vàng tăng 1.08% lên 1,992, trước phiên Âu đã chạm mức 2,000. Cả dầu WTI và Brent đều tăng hơn 8%, hiện giao dịch tại mức $124 và $127/thùng.
Châu Âu phụ thuộc khoảng 30% nguồn cung cấp dầu và 39% khí đốt từ Nga. Kịch bản nguồn cung đó bị đóng cửa hoàn toàn chưa được đánh giá hết. Sẽ không có giải pháp nhanh chóng và giá năng lượng châu Âu sẽ tăng vọt thậm chí nhiều hơn mức họ chứng kiến trong tuần qua hoặc lâu hơn. Khi đó, ECB sẽ đau đầu trong việc đối phó với áp lực lạm phát và người tiêu dùng sẽ phải chịu đựng nỗi đau do chi phí điện năng tăng cao.
Sự kết hợp giữa giá dầu tăng cao, khả năng gây hấn của Nga, và các biện pháp trừng phạt chống lại Nga phần lớn đang đè nặng lên tâm lý thị trường khi chúng ta bắt đầu tuần mới.
Các nhà đàm phán Nga và Ukraine sẽ ngồi lại vào ngày hôm nay, tuy nhiên có thể cuộc nói chuyện sẽ không đem lại kết quả như hai vòng trước đó.
Ông le Maire nói rằng châu Âu và đồng minh vẫn còn nhiều cách để trừng phạt Nga. Tuy vậy, những mối đe dọa này có vẻ ngày càng kém thuyết phục hơn khi nhìn vào tác động lên kinh tế và thị trường khu vực đồng euro. Khả năng xảy ra suy thoái ở châu Âu đã tăng lên đáng kể trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra. Chưa kể đến việc giá cả hàng hóa tăng vọt - đặc biệt là dầu và khí đốt - sẽ không thoải mái chút nào cho người dân châu Âu.
Chỉ số giá nhà Halifax tại Anh + 05% so với tháng trước, vượt kỳ vọng +0.3%
Giá nhà tăng 10.8% so với cùng kỳ năm trước
Giá nhà ở Anh tăng với tốc độ hàng năm nhanh nhất kể từ năm 2007 với mức cao kỷ lục mới được thiết lập cho giá nhà trung bình một lần nữa là 278.123 bảng Anh. Thị trường tiếp tục tăng nóng mặc dù dự kiến sẽ có một số điều chỉnh vào cuối năm.
Doanh số bán lẻ tháng 1 của Đức đã tăng 2.0% so với tháng trước, vượt kỳ vọng ban đầu là +1.8%. Trong tháng trước, doanh số bán lẻ tại đây đã giảm -5.5% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm ngoái, doanh số đã tăng 10.3%, vượt kỳ vọng 9.8%.
Đơn đặt hàng công nghiệp tháng 1 của Đức đã tăng 1.8% so với tháng trước, vượt kỳ vọng ban đầu +1%. So với cùng kỳ năm ngoái, số liệu này đã tăng 7.3%.
Theo Financial Times, Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét nới lỏng các quy tắc viện trợ nhà nước trước tình hình cuộc chiến Nga-Ukraine.
Giá dầu tăng vọt do các lệnh trừng phạt từ phương Tây lên Nga tiếp tục gây rủi ro lên tăng trưởng trong khu vực đồng Euro, gây áp lực rất lớn lên EUR. Hiện tại EURUSD đang được giao dịch quanh mức 1.0872, đặc biệt EURCHF đã về mức 1.
Khi các tin tức về chiến tranh Nga-Ukraine tiếp tục bao trùm các thị trường, rất khó để EUR có thể bật tăng. Thậm chí, việc có thêm về các biện pháp trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga cũng chỉ là một tin xấu hơn đối với châu Âu.
Đây là bức tranh kỹ thuật về EUR/USD:
Mức giảm xuống dưới 1.1100 tiếp tục sâu hơn với việc phá vỡ hỗ trợ xung quanh 1.1000 và 1.1040 làm trầm trọng thêm động thái giảm giá vào thời điểm hiện tại. Thật khó để chỉ ra bất kỳ điểm tích cực nào ngoài một số hỗ trợ tâm lý xung quanh 1.0800 và sau đó là mức thấp nhất năm 2020 nằm ở khoảng 1.0635.
Với EUR/CHF thì mọi chuyện cũng tồi tệ không kém khi cặp tiền giảm về mức "parity" - EUR ngang giá CHF
Các quan chức Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) có khả năng sẽ nâng dự báo lạm phát của họ và tập trung vào khả năng tăng lương trong bối cảnh chi phí năng lượng tăng cao, MNI đưa tin.
Theo Interfax, khi có dấu hiệu tan băng trong xung đột Nga-Ukraine, quân đội Nga được cho là sẽ ngừng bắn và mở các hành lang nhân đạo tại một số thành phố của Ukraine vào lúc 2h chiều nay!
Quan chức an ninh hàng đầu của Iran cho biết các nhà đàm phán đã đánh giá các yếu tố mới ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán tại Vienna
Tôi nghĩ có thể liên quan đến tin tức trước đó rằng:
Thông tin mới nhất về các cuộc đàm phán liên quan đến tin tức Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết các lệnh trừng phạt của phương Tây đã trở thành một trở ngại cho thỏa thuận hạt nhân.
Khi cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đi vào hồi kết, Mỹ và các đồng minh NATO đang dự tính lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga, điều này sẽ làm tê liệt Moscow trong khi phương Tây đang cố gắng cô lập hoàn toàn nước này với phần còn lại của thế giới.
Mặc dù vậy, “chính quyền ông Biden đang xem xét liệu có nên cấm nhập khẩu dầu của Nga vào Mỹ mà không có sự tham gia của các đồng minh ở châu Âu, ít nhất là ở thời điểm ban đầu,” Bloomberg đưa tin.
Ngay thời điểm mở cửa giao dịch hợp đồng tương lai ở Chicago, sáng nay, tức tối Chủ nhật theo giờ Hoa Kỳ, hợp đồng tương lai các chỉ số chứng khoán đã giảm điểm, còn giá dầu tăng vọt.
Mỹ tiếp tục xem xét lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga (khi phiên họp diễn ra tin tức về vấn đề này được củng cố một chút, Chủ tịch Hạ viện Pelosi nói rằng bà ấy đang chuẩn bị luật cho lệnh cấm vận và cập nhật mới nhất là (tin đồn rằng) Mỹ đã sẵn sàng hành động một mình nếu cần.
Hai mỏ dầu ở Libya đã ngừng hoạt động, sản lượng dầu ở nước này giảm 330 nghìn thùng/ngày
Các cuộc đàm phán hạt nhân Iran có thể đã bị đình trệ khi đối mặt với yêu cầu mới của Nga
Dầu không phải là mặt hàng duy nhất tăng giá, mà ảnh hưởng của nó lan rộng ra các loại hàng hóa khác, ví dụ, hợp đồng tương lai của Niken ở Thượng Hải đạt mức cao kỷ lục.
Vàng được giao dịch trên 2,000 đô la Mỹ và hiện đã giảm nhẹ
Trên thị trường FX, AUD và NZD tiếp tục hưởng lợi từ cơn lốc giá hàng hóa. Đáng chú ý hôm nay là EUR/CHF được giao dịch ngang giá, lần đầu tiên kể từ 2015 (giai đoạn Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ can thiệp vào tỷ giá EUR/CHF).
Chiến sự Ukraine vẫn tiếp tục. Cuối tuần qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken đã cho phép Hoa Kỳ và NATO gửi máy bay chiến đấu đến Ukraine. Tin tức cũng cho biết hơn 17,000 vũ khí chống tăng đã đến tay các lực lượng Ukraine trong vòng chưa đầy một tuần (một lần nữa, từ Mỹ và NATO, qua biên giới từ Ba Lan và Romania).
Phát biểu trước Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC) vào cuối tuần qua, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm của đất nước ở mức 5.5% cho năm 2022, mức thấp nhất kể từ năm 1991.
“Mục tiêu được đưa ra dựa trên nhu cầu duy trì việc làm ổn định và phòng ngừa rủi ro.
"Giá cả hàng hóa" vẫn ở mức cao và có xu hướng biến động. "
“Môi trường bên ngoài ngày càng trở nên “ngày càng biến động, nghiêm trọng và không chắc chắn”.