Vàng tăng mạnh sau dữ liệu kinh tế Mỹ
Vàng tăng mạnh lên 2376.66 sau dữ liệu kinh tế Mỹ.
Vàng tăng mạnh lên 2376.66 sau dữ liệu kinh tế Mỹ.
Chủ tịch Fed Atlanta Bostic cho biết:
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 1.12%, trong khi S&P 500 giảm 0.6%. Chỉ số Dow Jones giảm khoảng 159 điểm, tương đương 0.39%. Nvidia giảm mạnh trước thềm công bố kết quả thu nhập của công ty đã tác động đến các chỉ số trung bình chính. Những động thái đó làm nổi bật tầm quan trọng ngày càng tăng của Nvidia đối với thị trường nói chung. Công ty bán dẫn này, đã vượt qua mức vốn hóa thị trường 3 nghìn tỷ USD trong năm nay để trở thành công ty đại chúng có giá trị nhất thế giới trong thời gian ngắn, hiện chiếm khoảng 7% S&P 500. Mùa báo cáo thu nhập của các công ty tiếp tục vào thứ Năm với một số tên tuổi tiêu dùng đáng chú ý bao gồm Dollar General, Ulta Beauty, Lululemon Athletica, Campbell Soup và Best Buy. Thị trường chờ đợi dữ liệu PCE Mỹ tháng 7 được công bố vào thứ Sáu.
Trên thị trường FX, USD mạnh nhất, EUR yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. USD bật tăng vào thứ Tư do lực mua vào cuối tháng và các yếu tố kỹ thuật sau đợt giảm gần đây đẩy DXY chạm mức đáy trong hơn một năm, khi các nhà giao dịch chờ đợi dữ liệu có thể quyết định tốc độ chu kỳ nới lỏng sắp tới của Fed. DXY tăng 0.48% lên 101.05. USDJPY tăng 0.45% lên 144.68, bật lên từ mức đáy trong ba tuần của thứ Hai. EURUSD giảm 0.57% xuống 1.1116, vẫn gần với mức đỉnh 13 tháng được ghi nhận vào đầu tuần này. Các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu lạm phát của Eurozone vào tháng 8 được công bố vào cuối tuần, dữ liệu này có thể cung cấp manh mối về lộ trình chính sách tiền tệ của ECB. GBPUSD giảm xuống 1.3186 sau khi đạt mức đỉnh kể từ tháng 3 năm 2022 vào thứ Ba. AUDUSD đã tăng lên mức đỉnh trong gần tám tháng sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát trong nước đã chậm lại ở mức thấp nhất trong bốn tháng vào tháng 7, mặc dù tiến trình chung về việc kiềm chế lạm phát đã gây thất vọng. Cặp tiền sau đó đã quay đầu giảm trong phiên Mỹ, đóng cửa tại 0.6780.
Vàng giảm $17 xuống $2,507. Bitcoin giảm 4.1% xuống $59,302 khi động lực mua ban đầu từ tín hiệu mạnh mẽ của chủ tịch Fed Powell về việc cắt giảm lãi suất đã phai nhạt. Lợi suất TPCP Mỹ đồng loạt tăng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 1 bp lên 3.84%. Dầu thô WTI giảm hơn 1% vào thứ Tư, xuống dưới $75/ thùng, ghi nhận ngày giảm thứ hai liên tiếp.
Cổ phiếu của Nvidia giảm 4% và Nasdaq giảm 1.4% trong phiên Mỹ. Thị trường quyền chọn đang dự đoán mức biến động +/- 9% đối với cổ phiếu NVDA khi báo cáo kết quả kinh doanh được công bố và điều đó có thể sẽ khiến Nasdaq biến động 2% vào ngày mai.
Cặp USD/JPY tăng lên gần 145.00 trong phiên Mỹ vào thứ Tư. Cặp tiền này tăng mạnh khi đồng USD có động thái phục hồi sau khi chạm đáy mới trong năm, một phần do dữ liệu lạc quan về niềm tin người tiêu dùng Hoa Kỳ trong tháng 8 đã giúp xoa dịu nỗi lo về một cuộc hạ cánh cứng.
Các chuyên gia kinh tế dự đoán một cuộc hạ cánh cứng cho nền kinh tế Hoa Kỳ sau khi báo cáo bảng lương phi nông nghiệp (NFP) của Hoa Kỳ trong tháng 7 cho thấy nhu cầu lao động chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp tăng đáng kể. Cuộc hạ cánh cứng là một kịch bản trong đó nền kinh tế bước vào suy thoái trong bối cảnh ngân hàng nỗ lực đưa lạm phát xuống mức mục tiêu.
Chi tiết:
Dữ liệu API được công bố vào cuối ngày hôm qua:
Trước khi công bố, giá dầu thô WTI giảm 77 cent xuống còn 74.78 USD.
Chỉ số Stoxx 600 toàn châu Âu tăng khoảng 0.45%, với hầu hết các chỉ số chứng khoán trong khu vực đều giao dịch trong sắc xanh. Cổ phiếu lĩnh vực khai khoáng giảm 1.24%, trong khi cổ phiếu hóa chất tăng 1.35% và cổ phiếu bảo hiểm tăng 0.91%.
Báo cáo công ty bảo hiểm Anh Prudential hôm thứ Tư cho thấy lợi nhuận hoạt động sau khi điều chỉnh đã tăng 9% trong nửa đầu năm 2024, và cổ phiếu của công ty này tăng hơn 2% trong trước khi giảm trở lại. Trong khi đó, nhà sản xuất đồ chơi Lego đã công bố mức tăng trưởng doanh thu 13% trong sáu tháng đầu năm.
Điều này diễn ra sau phiên giao dịch đầy biến động vào thứ Ba, khi chỉ số Stoxx 600 đóng cửa với đà tăng nhẹ. Cổ phiếu lĩnh vực du lịch dẫn đầu đà tăng vào thứ Ba khi CEO của hãng hàng không Ryanair Michael O’Leary chia sẻ với Reuters rằng ông kỳ vọng giá vé sẽ giảm ít hơn dự kiến trong quý 3.
S&P 500 giảm nhẹ 0.15%, chỉ số Dow Jones gần như đi ngang, chỉ số Nasdaq mất 0.5%.
Phố Wall đang theo dõi Nvidia để đánh giá tính bền vững của ngành công nghệ và AI. Gã khổng lồ Nvidia — dự kiến báo cáo kết quả kinh doanh sau khi đóng cửa — đã tăng 159% vào năm 2024, đặt ra câu hỏi về việc cổ phiếu còn có thể tăng thêm bao nhiêu nữa. Vào thứ Tư, cổ phiếu đã giảm nhẹ.
Trọng tâm chú ý của các nhà đầu tư giờ đây là báo cáo kết quả kinh doanh của Nvidia và thông tin cập nhật về nhu cầu AI.
Điều này diễn ra sau những cáo buộc từ Hindenburg Research về hành vi thao túng kế toán của công ty.
SMCI giảm hơn 9% trước giờ mở cửa do có thông tin công ty sẽ hoãn cung cấp tờ khai 10-K cho năm tài chính 2024. Hôm qua, Adam đã đăng bài về công ty nghiên cứu bán khống Hindenburg với cáo buộc "thao túng kế toán, giao dịch có mục đích tư lợi và trốn tránh lệnh trừng phạt".
Sự chậm trễ này chỉ củng cố thêm lập luận của Hindenburg.
Vàng đã chạm đỉnh, tiệm cận mức 2530 USD trong phiên Á nhưng sau đó đã thoái lui toàn bộ đà tăng trong tuần này và kéo dài đà giảm xuống dưới mức 2500 USD.
Tuy nhiên, không có động lực rõ ràng nào có thể lý giải cho động thái này. Nhìn vào biểu đồ H1, có thể thấy vàng hiện đang giao dịch trong phạm vi giữa mức kháng cự 2530 USD và mức hỗ trợ 2480 USD. Có thể giá vàng sẽ vẫn giao dịch quanh vùng này cho đến tuần tới vì thị trường sẽ ghi nhận những dữ liệu kinh tế hàng đầu vào tuần sau.
Đối với phe mua, họ có thể chờ đợi giá về quanh ngưỡng hỗ trợ hoặc break ngưỡng kháng cự để tham gia vào thị trường, trong khi đó phe bán có thể sẽ tìm cách bán ra quanh ngưỡng kháng cự hoặc khi ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ.
Kỳ vọng
Phản ứng của thị trường
Thị trường quyền chọn dự đoán S&P 500 sẽ biến động khoảng 1.3% trong phiên giao dịch đầu tiên sau khi Nvidia công bố kết quả và cổ phiếu Nvidia sẽ biến động khoảng 10%. Sau khi khép phiên ngày thứ Ba, Nvidia chiếm 6.6% trọng số trong S&P 500 và 8.2% trọng số trong Nasdaq100.
Arthur Hayes, đồng sáng lập BitMEX, đã ví những động thái gần đây của Fed như một "liều thuốc tăng lực" ngắn hạn cho nền kinh tế đồng thời tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến thị trường tiền điện tử. Cụ thể, Hayes chỉ ra rằng việc Fed cắt giảm lãi suất có thể là chất xúc tác cho việc các nhà đầu tư thoái lui khỏi các vị thế carry trade bằng đồng JPY, điều có thể "phá hỏng bữa tiệc" trừ khi Fed "tăng lượng cung tiền".
Hayes lập luận rằng mặc dù tác động tức thời của việc giảm lãi suất có thể giúp các thị trường tài chính truyền thống không biến động mạnh, nhưng điều này lại có ý nghĩa quan trọng đối với tiền pháp định và tài sản kỹ thuật số.
Ông nhấn mạnh rằng đồng Yên có thể sẽ tăng giá khi chênh lệch (Spread) lãi suất thu hẹp, tạo ra rủi ro cho thị trường toàn cầu và buộc cácNHTW phải tiếp tục mở rộng bảng cân đối kế toán. Việc mở rộng bảng cân đối kế toán, hay "liều thuốc tăng lực" như cách Hayes gọi, sẽ bổ sung thanh khoản cho thị trường và có khả năng đẩy giá trị của các tài sản có nguồn cung hạn chế như Bitcoin tăng cao.
Trước đó, Hayes dự đoán rằng nếu tổng cộng 301 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ được phát hành vào cuối năm, BTC sẽ "nhanh chóng bù đắp lại khoản lỗ" và mục tiêu tiếp theo sẽ là $100,000
Tin tức chính:
Thị trường:
Thị trường tiếp tục giao dịch ảm đạm trong bối cảnh không có dữ liệu kinh tế quan trọng nào được công bố. Thậm chí, không có bất kỳ tin tức đáng chú ý nào được đưa ra.
Trên thị trường, biến động giá rất hạn chế. Động thái đáng chú ý duy nhất đến từ giá dầu thô, khi giá tiếp tục giảm sau thông tin Libya ngừng sản xuất dầu thô vào thứ Hai.
Thị trường sẽ hướng sự chú ý vào báo cáo kết quả kinh doanh của Nvidia sau phiên giao dịch hôm nay.
Lượng đơn đăng ký vay thế chấp theo từng tuần
Chỉ số thị trường
Thông điệp chính:
Kêu gọi Mỹ không nên đánh giá Trung Quốc dựa trên con đường phát triển, hay nhìn nhận quốc gia này qua lăng kính của một cường quốc.
Yêu cầu Mỹ chấm dứt việc kìm hãm Trung Quốc trong các lĩnh vực như thương mại, khoa học và công nghệ, đồng thời ngừng gây tổn hại đến lợi ích chính đáng của Trung Quốc.
Chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ dưới chiêu bài "dư thừa công suất", cho rằng điều này sẽ gây nguy hiểm cho phát triển xanh toàn cầu và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thế giới.
Kêu gọi Mỹ tuân thủ cam kết không ủng hộ "Đài Loan độc lập", ngừng bán vũ khí cho Đài Loan và ủng hộ "thống nhất hòa bình" của Trung Quốc. Ông khẳng định Đài Loan "thuộc về" Trung Quốc và "Đài Loan độc lập" là rủi ro lớn nhất đối với hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.
Chỉ trích Mỹ đã không nhận trách nhiệm về cuộc khủng hoảng Ukraine và áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương "bất hợp pháp" một cách bừa bãi.
Theo truyền thông đưa tin, hai bên đã thảo luận về một cuộc đối thoại mới giữa hai nguyên thủ quốc gia trong tương lai gần.
Định chế tài chính này chỉ ra ba yếu tố chính tác động tiêu cực đến đồng USD:
1. Môi trường lợi suất thấp:
2. Lạm phát giảm tốc ở mức tương đối:
3. Độ nhạy cảm của tỷ giá hối đoái với lãi suất:
"Lần đầu tiên, giá trị thị trường của lượng BTC được nhà đầu tư dài hạn nắm giữ đã vượt quá 10 tỷ USD", Amr Taha, cộng tác viên của CryptoQuant, cho hay.
Nhà đầu tư dài hạn là những người đã nắm giữ Bitcoin trong hơn 155 ngày. Taha giải thích rằng một khi người nắm giữ đã vượt qua mốc 155 ngày, "khả năng bán ra sẽ giảm đáng kể, và họ ít có khả năng bán ra trong những nhịp biến động ngắn hạn của thị trường."
Kể từ khi Bitcoin bắt đầu chuỗi ngày giao dịch dưới mốc $69,000 vào ngày 30 tháng 7, áp lực bán từ nhà đầu tư dài hạn đã "giảm 3.7 lần", Axel Adler, một cộng tác viên khác của CryptoQuant, lưu ý.
Vào thời điểm viết bài, Bitcoin đang giao dịch ở mức $59,405, giảm 5.47% trong 24 giờ qua. Theo dữ liệu từ ChainExposed, mức giá hiện tại của Bitcoin thấp hơn khoảng 8% so với mức giá trung bình $64,490 USD mà những người nắm giữ dài hạn đã trả cho Bitcoin.
Tuy nhiên, các nhà giao dịch tiền điện tử tin rằng giá có thể sẽ giảm sâu hơn, buộc họ phải tiếp tục chờ đợi cơ hội chốt lời tốt hơn.
Trước đó, một báo cáo của Glassnode vào tháng 6 cho thấy rằng khoảng 3/4 tổng số Bitcoin đang lưu hành đã không được giao dịch trong ít nhất sáu tháng qua.
Dầu thô WTI đảo chiều giảm và xóa bỏ hoàn toàn đà tăng của phiên thứ Hai, sau thông tin gián đoạn nguồn cung từ Lybia. Hiện dầu WTI giao dịch dưới 75 USD/thùng và giảm hơn 1% trong ngày. Biến động giá đang ở mức thấp so với kỳ vọng.
Mặc dù có tin tức tích cực như tình hình mỏ dầu Sarir của Libya (giảm sản lượng và gần như ngừng hoạt động hoàn toàn do các vấn đề kỹ thuật và chính trị), ngoài ra còn có dữ liệu tồn kho giảm, nhưng giá vẫn không duy trì được đà tăng, điều này cho thấy tâm lý thị trường có thể đang yếu hoặc không quá lạc quan.
Lịch kinh tế ảm đạm khi thiếu đi xúc tác từ các dữ liệu kinh tế châu Âu quan trọng. Trên thị trường FX, các đồng tiền chính suy yếu trước đà phục hồi của USD. Chỉ số DXY xóa bỏ hoàn toàn đà giảm của phiên thứ Ba sau khi chạm đáy 1 năm gần 100.50 trong phiên thứ Ba. Do không có dữ liệu kinh tế nào được công bố đến giữa tuần nên các nhà đầu tư sẽ tiếp tục hướng sự chú ý đến bình luận từ các quan chức NHTW và diễn biến chính trị mới nhất.
Khẩu vị rủi ro có phần ảm đạm, với HĐTL các chỉ số chứng khoán Mỹ đi ngang. Các chỉ số chứng khoán châu Âu tăng nhẹ khi thị trường đánh giá các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý II mới nhất và dữ liệu kinh tế để tìm manh mối về triển vọng tăng trưởng trên toàn cầu.
Phó Thống đốc BoJ Himino cho biết thị trường tài chính và vốn vẫn bất ổn và BoJ cần theo dõi những diễn biến này với sự cảnh giác cao độ. USDJPY không có phản ứng đáng kể với tuyên bố này. EUR/USD và GBP/USD lần lượt giảm xuống 1.1137 và 1.3230, tương ứng giảm 0.4% và 0.25% trong ngày khi USD phục hồi. Lợi suất TPCP Hoa Kỳ 2 năm nhạy với triển vọng chính sách Fed giảm 1% xuống 3.86%.
Tại các thị trường khác:
Chỉ số phản ánh tâm lý nhà đầu tư Thuỵ Sĩ ở mức -3.4 trong tháng 8, bất ngờ giảm mạnh so với mức 9.4 của tháng trước.
Chứng khoán châu Âu tăng cao hơn vào thứ Tư khi các nhà đầu tư đánh giá các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý II mới và dữ liệu kinh tế để tìm manh mối về triển vọng tăng trưởng trên toàn cầu.
Chỉ số Stoxx 600 tăng 0.2%, với sắc xanh lan toả trên hầu hết các lĩnh vực lớn. Cổ phiếu bảo hiểm tăng 0.53%, trong khi cổ phiếu khai thác mỏ giảm 0.68%.
Báo cáo từ các nhà phân tích Citi Research:
Kể từ thứ Sáu tuần trước, USD suy yếu khi Chủ tịch Fed Powell có bài phát biểu dovish hơn dự kiến tại Hội nghị chuyên đề Jackson Hole, nơi ông về cơ bản để ngỏ khả năng cắt giảm lãi suất 50 bps tại cuộc họp tháng 9. Tuyên bố quan trọng trong bài phát biểu là họ sẽ "làm mọi điều có thể để hỗ trợ một thị trường lao động mạnh mẽ."
Điều này đã gây áp lực lên lợi suất TPCP và USD. Trên thực tế, đà tăng của EUR gần đây chủ yếu hưởng lợi từ sự suy yếu của USD. ECB đã bắt đầu chu kỳ nới lỏng trước Fed và thị trường kỳ vọng ngân hàng này sẽ thực hiện ít nhất hai lần cắt giảm lãi suất nữa vào cuối năm.
Trên khung D1, EURUSD đã phá qua kháng cự (hiện là hỗ trợ) 1.1136 và tích lũy ngay trên vùng kỹ thuật này. Phe mua dường như đang rất dày tại khu vực này, với mục tiêu là đỉnh mới trong xu hướng tăng giá gần đây là mốc 1.1300. Trái lại, phe bán sẽ chờ giá giảm về 1.1100 để gia tăng áp lực bán về 1.1000.
Trên khung H4, hỗ trợ trước mắt cần chú ý là 1.1100, khu vực tập hợp mức Fibo 38.2% của pha tăng từ đầu tháng 8, đáy tuần trước và đường xu hướng tăng kể từ đầu tháng. Nếu cặp tiền điều chỉnh về vùng hỗ trợ này, phe mua có thể gia tăng vị thế và nhắm mục tiêu lên 1.1300. Trái lại, phe bán muốn thấy tỷ giá giảm vượt hỗ trợ này, với kỳ vọng có thể đẩy cặp tiền về mốc 1.1000.
Trên khung H1, sau đợt tăng đột biến do bài phát biểu dovish của Powell gây ra, các trader EURUSD tỏ ra thận trọng do thị trường đang chờ thêm xúc tác từ các dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố vào tuần tới. Nếu xuất hiện một làn sóng mua mạnh mẽ và cặp tỷ giá bứt phá lên trên đường xu hướng giảm quanh mức 1.1190, EURUSD có thể tiếp tục tăng cao hơn do thu hút thêm nhiều lực cầu, từ đó tạo ra các mức đỉnh mới.
Lịch kinh tế phiên Âu trống về mặt dữ liệu quan trọng. Trong tuần này, một vài chỉ số quan trọng sẽ được công bố bao gồm PMI ISM và bảng lương phi nông nghiệp vào thứ Sáu. Dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ sẽ được công bố vào ngày mai. Dữ liệu này sẽ gây ra biến động lớn trên thị trường nếu số liệu được công bố vượt mức 260,000.
Trang Reuters đưa tin:
Niềm tin của người tiêu dùng Pháp đạt mức 92, khớp với dự báo của các nhà kinh tế.
Dữ liệu cán cân thương mại tháng 7/2024 tại Thụy Điển: 6.5 tỷ (trước đó: 8.7 tỷ)
Trong đó:
Thị trường tiếp tục chờ đợi thêm tin tức về thị trường lao động Mỹ.
Mặc dù chỉ số niềm tin tiêu dùng đã đạt mức 103.3, cao hơn ước tính của thị trường, nhưng USD vẫn giảm. Một phần lý do là dữ liệu bên dưới tiếp tục cho thấy thị trường lao động Mỹ đang hạ nhiệt.
1. Việc làm khó tìm tiếp tục tăng lên 16.4, cao hơn so với mức trước đó là 16.0.
2. Tỷ lệ giữa việc làm dồi dào và việc làm không quá dồi dào đã giảm từ -15.8 xuống -18.0, cho thấy sự hạ nhiệt tiếp tục.
3. Tỷ lệ giữa tình hình hiện tại và kỳ vọng trong tương lai. Đây là tín hiệu cảnh báo khá chính xác về sự suy thoái trong các chu kỳ trước, nhưng điều quan trọng là phải nhận ra rằng chu kỳ hiện tại này không giống bất kỳ chu kỳ nào khác mà chúng ta từng thấy trước đây, vì vậy hãy thận trọng.
Vì vậy, mặc dù chỉ số niềm tin tiêu dùng tổng thể rất vững chắc, bức tranh thực tế lại không mấy tươi sáng và cho thấy thị trường lao động tiếp tục hạ nhiệt.
CPI của Úc tăng 3.5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn một chút so với mức 3.4% mà các nhà kinh tế được Reuters thăm dò ý kiến nhưng thấp hơn mức 3.8% của tháng 6. Con số CPI mới nhất là mức thấp nhất kể từ tháng 3. AUDUSD bật tăng lên trên 0.6810 sau tin.
Cặp tiền này nhận được sự thúc đẩy từ việc dữ liệu lạm phát của Úc trong tháng 7 hạ nhiệt chậm hơn dự kiến, làm gia tăng kỳ vọng diều hâu của RBA. Tuy nhiên, sự phục hồi mạnh mẽ của USD có thể đã hạn chế đà tăng của AUD.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á khi các nhà đầu tư đánh giá số liệu lạm phát tháng 7 của Úc
CPI của Úc tăng 3.5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn một chút so với mức 3.4% mà các nhà kinh tế được Reuters thăm dò ý kiến nhưng thấp hơn mức 3.8% của tháng 6. Con số CPI mới nhất là mức thấp nhất kể từ tháng 3. Biên bản cuộc họp gần đây nhất của Ngân hàng Dự trữ Úc cho thấy ngân hàng trung ương đã cân nhắc tăng lãi suất khi nỗ lực kiềm chế lạm phát.
Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc JD.com đã công bố mua lại 5 tỷ USD cổ phiếu vào cuối ngày thứ Ba, thúc đẩy mức tăng 2.24% của cổ phiếu niêm yết tại Hoa Kỳ, trong khi cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông của công ty này tăng nhẹ 0.98%.
Bộ trưởng Tài chính Úc Chalmers cho biết:
Phó Thống đốc BOJ Himino cho biết:
Bitcoin giảm mạnh từ trên 62,000 USD xuống sát 59,000 USD.
Bitcoin đã giảm xuống dưới đường trung bình động 100 và 200 ngày ở mức 63,478 USD và 63,712 USD và hiện đã phá vỡ mức hỗ trợ ở 60,000 USD.
Việc phá vỡ dưới mức 60,000 USD sẽ khiến các nhà giao dịch nhắm tới mức thoái lui 38.2% của đợt tăng từ mức đáy vào tháng 9 năm 2023 lên mức đỉnh đạt được vào tháng 3 năm 2024 ở 55,124 USD và là mục tiêu quan trọng trong dài hạn của phe bán.
Chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm nhẹ. S&P500 và Nasdaq Composite đều tăng gần 0.2%. Trong khi đó, Dow Jones chỉ tăng 0.02% — vừa đủ để đạt mức đóng cửa kỷ lục thứ hai liên tiếp. Nvidia đã tăng khoảng 1.5%. Phố Wall đang theo dõi cổ phiếu Nvidia, công ty dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, để đánh giá tính bền vững rộng hơn của lĩnh vực công nghệ và AI rộng hơn. Cổ phiếu của gã khổng lồ chất bán dẫn này đã tăng 159% vào năm 2024, đặt ra câu hỏi về việc cổ phiếu này còn có thể tăng thêm bao nhiêu nữa. Các nhà đầu tư sẽ chú ý tới lịch trình giao hàng chip Blackwell của Nvidia và thông tin cập nhật về nhu cầu đối với AI.
Trên thị trường FX, USD yếu nhất, NZD mạnh nhất trong nhóm tiền tệ chính. DXY giảm 0.31% xuống 100.54 - mức đáy trong hơn một năm khi các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu kinh tế quan trọng trong tuần này và tuần tới. GBPUSD chạm đỉnh trong hơn hai năm vào thứ Ba ở 1.3246. EURUSD tăng 0.21% lên 1.1181, tiến sát mức đỉnh trong 13 tháng. USDCAD đã chạm mức đỉnh trong năm tháng vào đầu phiên, đóng cửa tại 1.3445. AUDUSD tăng 0.31% lên 0.6791, đóng cửa gần mức đỉnh trong một tháng ở 0.6799 đạt được vào thứ Sáu tuần trước. USDCHF đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 1 khi giảm 0.7% xuống 0.8414.
Vàng tăng $8 to $2,524. Lợi suất TPCP Mỹ đồng loạt tăng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 1.9 bps lên 3.83%. Hợp đồng tương lai dầu thô WTU giảm hơn 2%, đóng cửa ở mức dưới 76 USD/thùng vào thứ Ba, sau khi tăng mạnh trong phiên trước đó do có báo cáo rằng Libya, thành viên OPEC, sẽ ngừng sản xuất và xuất khẩu dầu.