Vàng tăng mạnh sau dữ liệu kinh tế Mỹ
Vàng tăng mạnh lên 2376.66 sau dữ liệu kinh tế Mỹ.
Vàng tăng mạnh lên 2376.66 sau dữ liệu kinh tế Mỹ.
Timothy Peterson, nhà sáng lập của Cane Island Alternative Advisors cho rằng "Lợi suất của trái phiếu cấp thấp Hoa Kỳ là một chỉ báo tuyệt vời, và nó cần phải giảm xuống dưới 6% hoặc 7% để Bitcoin có thể đạt được mức $100,000 một cách bền vững vào quý 4/2024 hoặc quý 2/2025."
Tại thời điểm viết bài, lợi suất trái phiếu cấp thấp của Hoa Kỳ, thể hiện lợi suất trái phiếu của các doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ cao nằm ở mức 7.54%, theo dữ liệu của YCharts.
Lãi suất được coi là một chỉ báo quan trọng đối với các thị trường tiền điện tử, vì việc hạ lãi suất thường dẫn đến lợi suất thấp hơn đối với các nhà đầu tư vào tài sản trú ẩn như trái phiếu và tiền gửi có kỳ hạn và khiến nhiều nhà đầu tư chuyển sang các tài sản rủi ro hơn như Bitcoin nhằm có được lợi nhuận đầu tư tốt hơn.
El Salvador hiện đang nắm giữ 5,750 BTC trị giá 354 triệu USD, được tích lũy trong hơn ba năm qua, với tổng cộng 474 Bitcoin trị giá 29 triệu USD đã được khai thác bằng năng lượng địa nhiệt từ núi lửa Tecapa kể từ năm 2021.
Theo Reuters, quốc gia này đã phân bổ 1.5 megawatt (MW) cho hoạt động đào tiền điện tử trong tổng số 102 MW do nhà máy điện trong nước sản xuất.
Trước sự chỉ trích càng tăng đối với việc phụ thuộc và điện và nhiên liệu hóa thạch trong hoạt động khai thác BTC, El Salvador đã nổi lên như một quốc gia tiên phong trong việc ứng dụng năng lượng tái tạo nhằm sử dụng một nguồn năng lượng thay thế cho hoạt động này.
Dữ liệu CPI của Mỹ vào tháng 4 sẽ được công bố vào lúc 19h30 tối nay. Dữ liệu này có thể thay đổi kỳ vọng thị trường về thời điểm Fed cắt giảm lãi suất, trong bối cảnh các quan chức tiếp tục thể hiện quan điểm cứng rắn và dữ liệu kinh tế gây thất vọng. Do đó, một bất ngờ trong dữ liệu CPI có thể khiến đồng USD biến động mạnh:
Lạm phát toàn phần được dự báo ở mức 3.4% so với cùng kỳ và 0.4% so với tháng trước (Trước đó: 3.5%).
CPI lõi được dự báo sẽ tăng 3.6% so với cùng kỳ và 0.3% so với tháng trước (Trước đó: 3.8%)
Nhiều quan chức Fed gần đây đã bày tỏ lo ngại về triển vọng lạm phát. Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin cho rằng việc hành động một cách cẩn trọng vẫn sẽ khiến lạm phát trở lại mức mục tiêu 2%, trong khi Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari lưu ý rằng việc không có bất kỳ tiến triển nào trong vấn đề kiểm soát lạm phát đang đặt ra câu hỏi về mức độ hạn chế của chính sách hiện tại. Bên cạnh đó quan chức Michelle Bowman cho biết bà không thấy hành động cắt giảm lãi suất là cần thiết trong năm nay và cần phải có nhiều dữ liệu lạm phát khả quan hơn.
Nhận định trước về dữ liệu lạm phát tháng 4, các nhà phân tích tại TD Securities cho biết: "Chúng tôi dự báo lạm phát cơ bản sẽ giảm xuống mức 0.3% m/m so với mức 0.4% trong tháng trước. Chỉ số toàn phần có khả năng ở mức 0.3% bất chấp giá năng lượng tiếp tục tăng mạnh."
Các dữ liệu thành phần cho thấy mức tăng trong tháng được bù đắp bởi sự gia tăng của hàng hóa dùng cho sản xuất (+1%), trước sự sụt giảm của hàng hóa trung gian (-0.5%), năng lượng (-0.9%), hàng tiêu dùng lâu bền (-1.1%) và hàng tiêu dùng không bền (-2.7%).
Dữ liệu không đổi so với ước tính ban đầu và một lần nữa tái khẳng định rằng nền kinh tế khu vực Eurozone đã thoát khỏi cuộc suy thoái nhẹ vào năm ngoái.
Cho đến nay, ECB vẫn khá nhất quán với kịch bản cắt giảm lãi suất vào tháng 6.
Lịch trình phiên Âu ảm đạm, với dữ liệu CPI tháng 4 của Pháp tăng 2.2% so với cùng kỳ như dự báo. Tin tốt là lạm phát cơ bản hàng năm đã giảm xuống 1.9% trong tháng 4, từ mức 2.2% trong tháng 3. Điều này sẽ mang lại niềm tin lớn hơn cho ECB để hạ lãi suất, nhưng vẫn còn phải chờ xem liệu tình hình này có được duy trì đến cuối năm hay không.
Trên thị trường FX, USD tiếp tục giảm so với các đồng tiền chính trước thềm báo cáo CPI Mỹ quan trọng được công bố tối nay, với JPY dẫn đầu đà tăng. Được biết, các dữ liệu thành phần trong PPI được cùng để tính CPI đã giảm xuống, kết hợp với PPI tháng trước điều chỉnh giảm mạnh đã xoa dịu nỗi lo ngại về lạm phát.
Tại các thị trường khác, giá đang diễn biến theo hướng kỳ vọng CPI tối nay hạ nhiệt và dường như các nhà đầu tư đang có phản ứng tương tự với dữ liệu PPI ngày hôm qua, ít nhất là vào thời điểm hiện tại.
USD giảm trên diện rộng trong bối cảnh khẩu vị rủi ro cải thiện hậu báo cáo PPI trái chiều, cùng với lợi suất TPCP giảm nhẹ khắp các kỳ hạn đã trở thành động lực tích cực cho đà tăng của vàng. Hiện kim loại quý đang tăng 0.5% và giao dịch gần mức cao nhất trong ngày là $2369/oz.
USDJPY giảm 0.5% trong ngày khi USD giảm nhẹ trên diện rộng trong phiên Âu. JPY hiện đang dẫn đầu đà tăng trong số các đồng tiền chính. Nếu cặp tiền tiếp tục giảm sâu hơn sẽ gây thêm áp lực lên đồng bạc xanh.
Trên khung H1, USDJPY hiện đang quay trở lại kiểm tra đường MA 100 giờ (màu cam) ở mức 155.99. Phá qua hỗ trợ này, xu hướng trong ngắn hạn sẽ chuyển sang trung lập hơn và mở ra cơ hội giảm về 155. Nhưng điều này vẫn còn tùy thuộc vào dữ liệu CPI Mỹ tối nay.
Cần chú ý rằng phe mua đang nỗ lực đẩy cặp tiền lên cao hơn, nhưng lại đi ngược với xu hướng USD và lợi suất TPCP giảm gần đây. Nếu dữ liệu trở thành yếu tố thúc đẩy làn sóng bán tháo USD, chúng ta có thể chứng kiến động lực tăng của USDJPY "cạn kiệt".
Theo cách nói của ông Rehn:
Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh RTL vào thứ Tư, ông Villeroy cho biết:
Nhận xét của ông phản ánh sự đồng thuận với việc nới lỏng, bất chấp một số nhà hoạch định chính sách hawkish hơn của ECB đã kêu gọi NHTW cần thận trọng hơn với lộ trình cắt giảm lãi suất sau động thái đầu tiên vào tháng 6. Cac ý kiến trái chiều này được xây dựng dựa trên nền tảng là tốc độ tăng lương ở mức cao dai dẳng ở Eurozone và sự không chắc chắn trên thị trường năng lượng do chiến tranh leo thang ở Trung Đông. Nền kinh tế khu vực đồng Euro tăng trưởng mạnh hơn cũng có thể khiến việc nới lỏng chính sách trở nên ít cấp thiết hơn.
Khẩu vị rủi ro cải thiện và chứng khoán châu Âu mở cửa tăng điểm trước thềm báo cáo CPI Mỹ tối nay. Được biết, các dữ liệu thành phần trong PPI được cùng để tính CPI đã giảm xuống, kết hợp với PPI tháng trước điều chỉnh giảm mạnh đã xoa dịu nỗi lo ngại về lạm phát.
Định giá về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9 hiện đang ở khoảng 85%, với tổng số mức cắt giảm là 44bp trong năm. Nhưng trong khi chờ đợi báo cáo CPI Mỹ tối nay, định giá cho tháng 7 có lẽ cũng là một con số đáng chú ý (với con số hiện đang là 34%).
Dữ liệu lạm phát tiêu dùng và doanh số bán lẻ nhẹ nhàng hơn sẽ là chìa khóa để các nhà đầu tư bắt đầu đánh giá nghiêm túc về triển vọng hạ lãi suất trong tháng 7. Và dựa trên phản ứng của thị trường tối qua, điều này chắc chắn sẽ hỗ trợ cải thiện khẩu vị rủi ro của thị trường.
Tin xấu nhất đối với Fed sẽ là lạm phát dai dẳng ở mức cao, trong khi nền kinh tế Mỹ tiếp tục suy thoái, đặc biệt nếu điều này được phản ánh trên thị trường lao động sẽ thách thức quyết tâm của Fed trong việc giữ lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn. Vậy thì liệu Fed có nhượng bộ bằng việc tuyên bố rằng, ngay cả việc giảm nhẹ lãi suất thì chính sách vẫn đang thắt chặt?
Lạm phát cơ bản của Thụy Điển không đổi trong tháng trước, là một dấu hiệu đáng mừng đối với Riksbank. Vào tuần trước, Riksbank đã tiếp bước SNB trở thành NHTW lớn thứ hai trong số các quốc gia phát triển cắt giảm lãi suất.
Theo một tuyên bố từ văn phòng thống kê hôm thứ Tư, lạm phát cơ bản (không bao gồm chi phí năng lượng và ảnh hưởng của việc thay đổi lãi suất) không đổi ở mức 2.9% trong tháng 4. Con số này thấp hơn dự báo của các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg là 3% và dự báo 3.3% mà Riksbank công bố vào tháng 3.
Dữ liệu xác nhận đánh giá của Riksbank rằng áp lực giá đang giảm dần và lạm phát đang có xu hướng hướng tới mục tiêu 2%. Nhờ vậy, các nhà hoạch định chính sách đã có đủ tự tin để giảm chi phí vay lần đầu tiên sau 8 năm, vượt lên trước các đối thủ lớn hơn bất chấp nguy cơ nó sẽ làm suy yếu đồng Krona và tăng giá hàng nhập khẩu.
Tin tốt là lạm phát cơ bản hàng năm đã giảm xuống 1.9% trong tháng 4, từ mức 2.2% trong tháng 3. Điều này sẽ mang lại niềm tin lớn hơn cho ECB để hạ lãi suất, nhưng chúng ta vẫn còn cần chờ xem liệu diễn biến này có được duy trì đến cuối năm hay không.
Cập nhật FX:
Các chỉ số ở châu Âu và Mỹ đang duy trì ở mức đỉnh kỷ lục trong tuần này. Thị trường đang chờ đợi dữ liệu CPI của Mỹ vào cuối ngày hôm nay, vốn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến biến động của thị trường tuần này. Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng nhẹ 0.07%.
NZD/USD tăng trên 0.6060 trong đầu phiên Âu, ghi nhận phiên leo dốc thứ hai liên tiếp và duy trì trên đường EMA 100, được hỗ trợ bởi chỉ số DXY suy yếu xuống dưới mức 105.00. Dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ trong tháng 4 sẽ được công bố cuối ngày hôm nay.
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết hôm thứ Ba rằng lạm phát ở Mỹ có thể kéo dài hơn dự kiến, khiến Fed giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn để đạt được mục tiêu 2%. Theo CME FedWatch Tool, nhà đầu tư đã dự đoán gần 65% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 năm 2024.
Mặt khác, Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) sẽ tổ chức cuộc họp vào tuần tới. Các nhà phân tích của Westpac kỳ vọng RBNZ sẽ giữ nguyên lãi suất (OCR) ở mức 5.5% tại cuộc họp tháng 5. Thị trường kỳ vọng rằng RBNZ khó có khả năng nới lỏng chính sách trước Fed. Điều này có thể hỗ trợ cho đồng Kiwi và đóng vai trò là động lực thúc đẩy NZD/USD trong thời điểm hiện tại.
Chứng khoán toàn cầu thiết lập kỷ lục mới sau đợt phục hồi do công nghệ dẫn đầu trên Phố Wall, trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng để dự đoán về đường hướng chính sách của Fed.
Chỉ số MSCI All Country World tăng, kéo dài chuỗi leo dốc dài nhất kể từ tháng 1. Chứng khoán châu Á cũng tăng sau khi đóng cửa ở mức đỉnh trong hai năm vào thứ Ba, với Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan dẫn đầu đà leo dốc. Chứng khoán Nhật Bản và Úc đều tăng hơn 37 điểm trong khi chứng khoán Trung Quốc trượt dốc. Thị trường Hồng Kông đóng cửa nghỉ lễ.
USD/CAD đã kéo dài đà giảm trong phiên thứ hai liên tiếp, giao dịch quanh mức 1.3642 trong phiên Á. Sự sụt giảm của cặp tiền này có thể là do đồng USD yếu hơn sau dữ liệu chỉ số giá sản xuất của Hoa Kỳ trong tháng 4 cao hơn dự kiến trong bối cảnh chờ báo cáo chỉ số giá tiêu dùng được công bố hôm nay.
Chủ tịch Fed Jerome Powell đã chia sẻ quan điểm của mình sau khi công bố PPI của Hoa Kỳ. Ông Powell đã dự đoán lạm phát sẽ tiếp tục giảm và cho thấy kỳ vọng thấp hơn về triển vọng giảm lạm phát so với các đánh giá trước đó. Ông cũng nhấn mạnh rằng tăng trưởng GDP dự kiến sẽ đạt 2% hoặc cao hơn, dự báo tích cực này là do sức mạnh của thị trường lao động.
Tại Canada, Ngân hàng Hoàng gia Canada đã điều chỉnh dự báo về cặp USD/CAD thành 1.3700 vào cuối tháng 6 năm 2024. Sự điều chỉnh này là do sự khác biệt về lộ trình lãi suất giữa Canada và Hoa Kỳ. BoC dự kiến sẽ thực hiện bốn lần cắt giảm lãi suất liên tiếp vào năm 2024, và giảm thêm 100 bps vào năm 2025. Trong khi những nhận xét diều hâu từ các quan chức Fed cho thấy việc duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.
Mặt khác, giá dầu thô tăng có thể thúc đẩy đồng CAD, làm suy yếu cặp USD/CAD. Vị thế của Canada với tư cách là nước xuất khẩu dầu lớn nhất sang Hoa Kỳ và là nước tiêu thụ dầu lớn nhất, góp phần vào động lực này.
Dựa trên dữ liệu chỉ số giá sản xuất (PPI) hôm qua, đồng USD đang có nguy cơ tiếp tục bị bán tháo. Điều này sẽ được xác nhận qua dữ liệu lạm phát CPI sắp công bố.
Dưới đây là 2 cặp tiền tệ chính để theo dõi sự biến động của USD:
EUR/USD: đã vượt qua đường MA200 và đang gặp kháng cự tại đường MA100 ở mức 1.0822. Nếu vượt qua MA100, EUR/USD có thể chạm mức đỉnh của tháng 4 tại 1.0885 và mức đỉnh tháng 3 quanh vùng 1.0964-1.0981.
AUD/USD: đang vượt qua vùng kháng cự quan trọng 0.6634-0.6648. Nếu vượt qua vùng này một cách vững chắc, cặp tiền này có thể tăng lên vùng kháng cự tiếp theo là 0.6850 và 0.6871 (đỉnh tháng 12).
Nhìn chung, đồng USD đang chịu áp lực mất giá trước thềm dữ liệu CPI quan trọng. Dữ liệu này sẽ đóng vai trò then chốt trong việc xác nhận xu hướng của thị trường.
21:00: Phó Chủ tịch Giám sát Fed Michael Barr làm chứng về việc giám sát các cơ quan quản lý tài chính trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện
23:00: Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari tham gia cuộc trò chuyện bên lề về nền kinh tế
02:20: Thành viên hội đồng Thống đốc Fed Michelle Bowman phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh DC Blockchain 2024
XAU/USD đạt mức tăng khiêm tốn trong bối cảnh đồng USD yếu hơn. Nhu cầu vàng ngày càng tăng trên thị trường OTC, hoạt động mua hàng liên tục của ngân hàng trung ương và dòng vốn trú ẩn an toàn trong bối cảnh rủi ro địa chính trị ở Trung Đông đóng vai trò là yếu tố hỗ trợ cho XAU/USD. Tuy nhiên, những nhận xét diều hâu của các quan chức Fed, bao gồm cả đề xuất của Chủ tịch Jerome Powell về việc giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài, có thể kéo giá vàng xuống thấp hơn trong thời gian tới.
Cuối ngày hôm nay, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ trong tháng 4 sẽ được công bố và dữ liệu này có thể cung cấp thông tin giúp nhà đầu tư dự đoán về thời điểm điều hạ lãi suất của Fed. Ngoài ra, Doanh số bán lẻ trong tháng 4 và dữ liệu về xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng cũng sẽ được công bố. Dữ liệu lạm phát nóng hơn ước tính có thể khiến Fed có lập trường diều hâu hơn, điều này thúc đẩy đồng bạc xanh và gây áp lực bán đối với vàng.
AUDUSD bật tăng lên 0.6645 khi khẩu vị rủi ro được cải thiện, dữ liệu tiền lương quý 1 phù hợp với các dự đoán về thị trường lao động của chính phủ cũng như RBA.
Ngân sách Úc cho năm 2024-25 đã quay trở lại mức thâm hụt sau khi ghi nhận thặng dư 9.3 tỷ USD trong năm 2023-24. Chính phủ Úc đặt mục tiêu giải quyết lạm phát và giảm bớt áp lực chi phí sinh hoạt bằng cách phân bổ hàng tỷ USD để giảm hóa đơn năng lượng và tiền thuê nhà, cùng với các sáng kiến giảm thuế thu nhập.
DXY đang tiếp tục giảm trong phiên thứ hai. Các nhà đầu tư đã tiếp thu dữ liệu PPI của Hoa Kỳ cao hơn dự kiến trong tháng 4 trong khi chờ đợi báo cáo CPI vào hôm nay.
Chủ tịch Fed Jerome Powell đã dự đoán lạm phát sẽ tiếp tục giảm dù bày tỏ sự thiếu tin tưởng hơn vào triển vọng giảm phát so với các đánh giá trước đó. Ông cũng nhấn mạnh rằng tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự kiến sẽ đạt 2% hoặc cao hơn. Các dự báo tích cực này là do sức mạnh của thị trường lao động.
Kế hoạch vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu.
Chính quyền trung ương Trung Quốc (Hội đồng Nhà nước) đang khuyến khích phản hồi từ chính quyền khu vực về kế hoạch. Báo cáo cho biết chính quyền địa phương có thể sẽ mua "hàng triệu" ngôi nhà chưa bán được
Các thị trường châu Á-Thái Bình Dương hầu hết tăng điểm vào thứ Tư sau khi chỉ số Nasdaq Composite đạt mức đóng cửa kỷ lục mới bất chấp dữ liệu lạm phát mạnh.
Thị trường Hàn Quốc và Hồng Kông đóng cửa nghỉ lễ.
Các nhà đầu tư cũng đánh giá kế hoạch phân bổ ngân sách hàng năm của Úc được công bố vào cuối ngày thứ Ba.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cơ sở cho vay trung hạn một năm ở mức 2.5%.
AUDUSD tăng lên trên 0.6630 sau công bố dữ liệu tiền lương quý 1 năm 2024 trong bối cảnh USD suy yếu, DXY giảm xuống dưới 105.00
Kết quả phù hợp với dự báo ngân sách của Úc là tăng trưởng 4% trong năm nay và dự báo của RBA là 4.2%. Hiện tại, lương không vượt khỏi tầm kiểm soát.
Quan chức Fed Schmid cho biết:
Quan chức Fed Mester:
Tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Tài chính được đưa ra sau các phát biểu cứng rắn của Tổng thống Mỹ Biden
Tổng thống Mỹ Biden đề cập đến mức thuế quan trị giá 1 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc:
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ trong bối cảnh PPI Mỹ cao hơn dự kiến có thể khiến niềm tin của các nhà đầu tư vào khả năng nới lỏng tiền tệ của Fed từ cuộc họp tháng 9 tới đây bị lung lay. Chủ tịch Powell nhấn mạnh rằng Fed có khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất trong thời gian dài. Nasdaq Composite tăng 0.75% lên mức đóng cửa kỷ lục mới. S&P 500 tăng 0.48%. Dow Jones tăng 0.48%. Các nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo lạm phát quan trọng vào thứ Tư để có cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng lạm phát dai dẳng
Trên thị trường FX, USD suy yếu. DXY giảm 0.18% xuống 105.00. NZD mạnh nhất, JPY yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. NZDUSD tăng 0.40%, đóng cửa ở 0.6040. USDJPY tăng lên 156.40. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh việc phối hợp chặt chẽ với BoJ. Những phát biểu của ông Suzuki đến trong bối cảnh những suy đoán trong thị trường ngày càng tăng rằng JPY yếu có thể khiến BoJ đẩy nhanh việc tăng lãi suất tiếp. Chênh lệch lãi suất cao giữa Mỹ - Nhật Bản là một trong những yếu tố chính dẫn tới sự suy yếu của JPY.
Vàng tăng $21 lên $2,357. Bitcoin giảm hơn 2% xuống dưới $61,500. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 3.6 bps xuống 4.445%. Giá dầu chốt phiên giảm vào thứ Ba, sau khi dữ liệu của Mỹ làm dấy lên lo ngại rằng lãi suất có thể duy trì ở mức cao, nhưng rủi ro tiềm ẩn đối với nguồn cung từ căng thẳng ở Trung Đông và cháy rừng ở Canada đã hạn chế giá dầu.
Dầu thô WTI giảm $0.78 xuống $78.34/ thùng.Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ cần kiên nhẫn vì đang chờ thêm bằng chứng cho thấy lãi suất cao đang kiềm chế lạm phát, tăng gấp đôi do nhu cầu duy trì chi phí vay ở mức cao lâu hơn.
Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng ông kỳ vọng lạm phát sẽ giảm hàng tháng, nhưng số liệu giá cả trong quý đầu tiên đã làm giảm niềm tin của ông. Ông mô tả chính sách hiện tại đã được thắt chặt bằng nhiều biện pháp nhưng đồng thời cho rằng thời gian sẽ trả lời như vậy đã đủ thắt chặt để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% của Fed hay không.
Quan chức ECB Klaas Knot đưa ra quan điểm thú vị về sự hỗ trợ của đại dịch Hoa Kỳ đối với thị trường lao động so với châu Âu. Ở Mỹ, chính sách này đã khuyến khích sa thải nhân viên trên diện rộng, bao gồm cả việc hỗ trợ thu nhập. Ở châu Âu, việc làm được trợ cấp và người dân giữ được việc làm.
Điều đó đã làm dịu đi cú sốc ở châu Âu nhưng ở Mỹ, khi mọi người quay trở lại làm việc, lao động đã được phân bổ lại theo cách hiệu quả hơn (mặc dù ban đầu có lẽ lạm phát nhiều hơn).
Những bình luận khác từ quan chức ECB Knott:
Chủ tịch Fed Powell phát biểu tại Amsterdam với Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hà Lan Klaas Knot: