Vàng tăng mạnh sau dữ liệu kinh tế Mỹ
Vàng tăng mạnh lên 2376.66 sau dữ liệu kinh tế Mỹ.
Vàng tăng mạnh lên 2376.66 sau dữ liệu kinh tế Mỹ.
.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc trích lời thống đốc PBOC, Yi Gang
Các quan chức khác nói rằng ngân hàng trung ương Trung Quốc tái khẳng định sẽ tiếp tục làm công việc của mình để phù hợp với các chính sách của chính phủ về COVID-19 và nền kinh tế nói chung.
Nhóm lãnh đạo G7 sẽ thảo luận về khả năng xảy ra giới hạn giá đối với dầu của Nga khi các cuộc đàm phán ở Bavaria Alps một lần nữa tập trung vào Ukraine, với việc Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tham gia hội nghị thượng đỉnh thông qua video từ Kyiv.
Các nhà lãnh đạo sẽ cam kết trong cuộc họp kéo dài ba ngày của họ tại Schloss Elmau để cung cấp hỗ trợ "chừng nào còn có thể" cho Zelenskiy và chính phủ của ông, theo nội dung của một tuyên bố dự thảo được Bloomberg đưa ra. Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị công bố việc mua một hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến để giúp bảo vệ các thành phố của Ukraine.
Sau đó, các nhà lãnh đạo quốc gia giàu có sẽ giải quyết các chủ đề bao gồm an ninh lương thực, với việc thế giới đang đối mặt với mối đe dọa về nạn đói lan rộng. Các đối tác từ Ấn Độ, Indonesia, Argentina, Nam Phi và Senegal sẽ tham gia các cuộc thảo luận.
Không có quá nhiều thông tin để khởi động tuần mới nhưng tông tâm lý rủi ro đang thịnh hành. Dưới đây là bức tranh về cổ phiếu và trái phiếu vào thời điểm hiện tại:
Tỷ giá EUR/USD tăng 0.2% lên 1.0575. USD/JPY vẫn giữ ở mức 135.00 trong khi GBP/USD đã tăng cao hơn một chút trước đó lên 1.2330 trước khi quay trở lại 1.2290 bây giờ.
Tỷ giá GBPUSD đã đạt thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư vào thứ Hai. Cặp tiền trước đó đã tăng mạnh lên mốc 1.2231, nhưng hiện tại đã thoái lui về 1.2292, tăng 0.15% trong ngày. Như chuyên giá FX Street Eren Sengezer lưu ý, cặp tiền này phải đối mặt với rào cản tiếp theo ở mức 1.2360.
“GBP/USD đang đối mặt với ngưỡng kháng cự tiếp theo tại 1.2360, nơi đặt mức thoái lui Fibonacci 61.8% của xu hướng giảm mới nhất. Trong trường hợp cặp tiền này có thể vượt qua rào cản đó, tỷ giá có thể nhắm mục tiêu 1.2400 (SMA 200 kỳ trên biểu đồ 4 giờ)”.
“Mặt khác, 1.2280 (Fibonacci 50% thoái lui) là hỗ trợ đầu tiên”
Một quan chức châu Âu cho biết Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Hai đã yêu cầu cung cấp các hệ thống phòng không, và các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga khi ông phát biểu trước các nhà lãnh đạo của Hội nghị thượng đỉnh G7.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ở Bavarian Alps ttrực tuyến, ông Zelenskiy cũng yêu cầu trợ giúp để xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine và viện trợ tái thiết đi kèm một điều kiện không được tiết lộ.
Một cuộc khảo sát của PwC Luxembourg cho thấy hơn 2/3 các nhà quản lý và phân phối tài sản ở châu Âu đang xem xét việc ngừng tung ra hoặc phân phối các sản phẩm không tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG).
Dòng chảy vào quỹ ESG đã tăng mạnh trong những năm gần đây, một phần do sự tập trung vào các quy định về các vấn đề như biến đổi khí hậu khi các chính phủ tìm cách thúc đẩy nhiều tiền hơn cho các hoạt động có thể giúp họ đạt được các mục tiêu.
Không có nhiều điều cho thấy SNB đang can thiệp mạnh mẽ để hạn chế sức mạnh của đồng franc.
Đồng bảng Anh đang hoạt động giống như một loại tiền tệ hàng hóa khi GBP/USD tăng lên 1.2330 - mức cao nhất kể từ ngày 17 tháng 6, phá vỡ mức kháng cự ngắn hạn xung quanh 1.2315-23 và trọng tâm sẽ chuyển sang mức kháng cự chính tại 1.2400.
GBP/USD đã bị mắc kẹt trong một tuần qua khi bị đẩy xuống dưới 1.2000 và mức tăng trở lại cũng không thể phá vỡ kháng cự tại 1.2400 cùng với mức thoái lui 61.8 Fib tại 1.2387.
Hiện tại, các thị trường đang có xu hướng tích cực hơn, HĐTL Mỹ hiện tăng 0.6% và các chỉ số chứng khoán châu Âu đang đạt mức tăng 1% trên toàn bảng. Điều đó khiến đồng đô la giảm một chút trong ngày với tỷ giá EUR/USD cũng tăng 0.2% lên 1.0580 vào thời điểm hiện tại.
Lợi suất trái phiếu chính phủ hiện tại cũng cao hơn, với lợi suất kỳ hạn 10 năm tăng hơn 4 bps lên 3.165% giúp hỗ trợ tỷ giá USD/JPY đầu phiên Âu.
Nỗ lực bứt phá lên trên 135.00 vào tuần trước đã không thể giữ được trong tuần này, nhưng cặp tiền vẫn dao động trong khoảng 134.50 đến 135.00.
HĐTL S&P 500, HĐTL Nasdaq và HĐTL Dow Jones đều tăng 0.2% vào thời điểm hiện tại.
Lợi suất trái phiếu chính phủ cũng đang tăng cao hơn, lợi suất kỳ hạn 10 năm tăng 4 bps lên 3.165% trong ngày.
Rủi ro được đo lường nhiều hơn trong các giao dịch sớm:
Các chỉ số HĐTL châu Âu cao hơn một chút còn HĐTL Mỹ khá ổn định trong hôm nay. Vẫn cần phải thận trọng trước các yếu tố rủi ro dù thị trường chứng khoán tuần trước đã có dấu hiệu vững chắc.
Không có quá nhiều điều cần lưu ý cho ngày hôm nay. Tuy nhiên, cần theo dõi vào những ngày tiếp theo khi có một số hợp đồng giá trị lớn trong tuần.
USD/JPY quay trở lại dưới mức 135.00 một lần nữa.
Cặp tiền này đã giảm 0.3% trong ngày để giao dịch trở lại dưới 135.00 - mức quan trọng trong giao dịch tuần này .
Hiện tại, mức độ rủi ro được đo lường nhiều hơn với hợp đồng tương lai của Mỹ phục hồi sau khi giảm một chút trước đó. Lợi suất trái phiếu tăng cao hơn nhưng không đáng kể. HĐTL S&P 500 tăng 0.2% trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng 2.7 bps lên 3.15%.
Sự kiện chính trong tuần này sẽ là cuộc thảo luận chính sách giữa chủ tịch Fed Powell, chủ tịch ECB Lagarde và thống đốc BOE Bailey vào thứ Tư.
Cảnh báo sử dụng điện đầu tiên được chính phủ Nhật Bản đưa ra vào ngày Chủ nhật. Nhiệt độ cao ở Tokyo và các khu vực lân cận được dự báo sẽ gây áp lực lên hệ thống.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp đang kêu gọi công chúng trong khu vực dịch vụ của Tokyo Electric Power Co khi các dự báo cho thấy tỷ lệ công suất cung cấp điện dự trữ của khu vực sẽ thiếu 5% vào hôm nay. Trong khi, mức tối thiểu cho nguồn cung ổn định được cho là 3%.
Wang Yiming - cố vấn cho Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết:
Chứng khoán châu Á đang ghi nhận mức tăng ấn tượng phản ứng với diễn biến tại phố Wall cuối tuần trước:
SHANGHAI+1.21%
NIKKEI+1.04%
HSI+2.89%
SHENZHEN+1.63%
KOSPI+1.76%
ASX 200+1.73%
Trái phiếu chính phủ Mỹ tiếp tục chịu áp lực bán ra từ phiên thứ sáu hôm trước khiến lợi suất tiếp tục tăng trong sáng nay.
DXY đang điều chỉnh nhẹ phiên sáng, hiện chỉ số đang được giao dịch quanh 104.084 (-0.03%)
Các cặp tiền chính đang có biến động như sau:
Vàng tăng trong phiên sáng phản ứng với tin tức cấm nhập khẩu vàng của Nga tại cuộc họp các nước G7. Giá vàng hiện tại +$8.73/oz lên $1835/oz (+0.48%).
BTC tăng 0.55% trong phiên sáng, giá dao động quanh vùng $21.1k.
Diễn đàn ECB về Ngân hàng Trung ương là sự kiện thường niên do Ngân hàng Trung ương Châu Âu tổ chức tại Sintra, Bồ Đào Nha.
Chủ đề cho diễn đàn lần này:
Với sự tham gia của các thống đốc ngân hàng trung ương trên toàn cầu và sẽ diễn ra từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 6 năm 2022.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Lagarde phát biểu hôm nay vào lúc 0h30 phút rạng sáng ngày 28/6.
Tiếp theo, Isabel Schnabel, Thành viên Ban Điều hành, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, sẽ có một cuộc trò chuyện về "Các mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính" cùng với với Hélène Rey và Richard Portes, Giáo sư Kinh tế, Trường Kinh doanh London
Cụ thể Chủ tịch Williams sẽ phát biểu vào lúc 5h30 sáng ngày 28/6 theo giờ Việt Nam
Hôm nay, Macau đã tiến hành đợt xét nghiệm COVID-19 bắt buộc thứ ba cho hơn 600,000 cư dân của mình.
Theo AFP:
Phiên giao dịch cuối tuần trên thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận sắc xanh lan tỏa trên các chỉ số.
Mức tăng lần này được cho là ấn tượng và đã đưa các chỉ số về lại vùng tích lũy vào cuối tháng 5.
Trái phiếu chính phủ Mỹ tiếp tục chịu áp lực bán ảnh hưởng từ cuối phiên giao dịch thứ Năm. Lợi suất trái phiếu đã ghi nhận sắc xanh trở lại sau 3 phiên điều chỉnh mạnh trước đó:
Trên thị trường FX, DXY tiếp tục có một phiên giao dịch ảm đạm với biên độ giao dịch nằm trong vùng tích lũy trước đó, kết phiên chỉ số -0.281 về 104.121 (-0.27%).
Các cặp tiền chính có biến động như sau:
Vàng tăng nhẹ $3.41/oz lên $1,826.10/oz. Dầu thô tăng trở lại sau khi lực mua quay trở lại vào cuối phiên giao dịch thứ Năm. Giá dầu WTI +$3.54/thùng lên $107.53/thùng (+3.41%).
Trên thị trường tiền điện tử, BTC giao dịch ảm đạm trong cuối tuần với khối lượng giao dịch thấp và biến động giá quanh 2%. Hiện giá BTC đang dao động quanh mốc $21k.
Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva phát biểu tại một cuộc họp báo:
Thời báo Vương quốc Anh trích dẫn báo cáo Triển vọng Kinh tế Anh của KPMG:
Báo cáo trích dẫn các số liệu lạm phát tăng vọt:
Trích dẫn từ Reuters:
Nga hiện phải đối mặt với các khoản thanh toán đến hạn vào hôm Chủ nhật vừa rồi.
Nga gọi các vụ vỡ nợ là vu khống vì họ có tiền để trả nợ nhưng nói rằng các lệnh trừng phạt đã đóng băng nguồn dự trữ ngoại tệ của nước này.
Vàng mở cửa giao dịch phiên sáng nay tăng mạnh.
Một trong những chủ đề thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh G7 cuối tuần qua là giới hạn giá dầu của Nga.
Một quan chức Pháp cho biết Paris sẽ thúc đẩy giới hạn giá dầu và khí đốt và sẵn sàng thảo luận về đề xuất của Mỹ. Tuy nhiên, ông cho biết G7 cần nỗ lực hướng tới mức giá dầu tối ưu và điều này cần sự mua vào của các nhà sản xuất dầu trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh trong nhóm OPEC +, bao gồm cả Nga.
Trước đó, các nước G7 đã thống nhất về các hạn chế nhập khẩu dầu từ Nga và giờ đến lượt vàng của nước này.
Cụ thể:
Theo khảo sát của Đại học Michigan:
Chứng khoán Mỹ tiếp tục mở phiên trong sắc xanh sau những ngày hồi phục trước đó.
Các chỉ số chính đều đạt mức tăng ấn tượng trên 1%.
Trên thị trường Fx, DXY đang giảm nhẹ 0.11% về 104.282. CHF và GBP lần lượt là hai đồng tiền mạnh và yếu nhất hiện tại.
Vàng tăng nhẹ 0.16% lên $1,825.67/oz. Dầu thô cũng ghi nhận hồi phục. Giá dầu WTI tăng $1.29/thùng lên $105.61/thùng (+1.28%)
BTC tăng nhẹ 0.83%, giao dịch quanh $21.3k.
Hôm nay có vẻ sẽ tiếp tục là một phiên khởi sắc, nếu tâm lý ổn định.
PMI tổng hợp của khu vực đồng euro hôm qua đã giảm từ 54.8 xuống 51.9 với cả PMI dịch vụ và sản xuất đều giảm vượt kỳ vọng.