Vàng tăng mạnh sau dữ liệu kinh tế Mỹ
Vàng tăng mạnh lên 2376.66 sau dữ liệu kinh tế Mỹ.
Vàng tăng mạnh lên 2376.66 sau dữ liệu kinh tế Mỹ.
Chứng khoán Mỹ mở cửa giảm điểm vào thứ Năm khi đàm phán Nga - Ukraine cho thấy tín hiệu không mấy lạc quan. Các chỉ số chính đồng loạt giảm bao gồm Dow Jones giảm khoảng 400 điểm, tương đương 1.2%, S&P 500 giảm 1.3% và Nasdaq giảm hơn 1.6%.
Kỳ vọng về định hướng tăng lãi suất sau dữ liệu CPI kém lạc quan được thể hiện qua lợi suất trái phiếu Kho bạc. Trong đó, lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mốc 1.974% tương đương tăng 2.44%.
Chỉ số DXY bật tăng sau dữ liệu công bố từ Hoa Kỳ. Theo sau là đồng NZD và AUD tăng lần lượt là 0.25% và 0.32%. Trái ngược với đó là GBP, JPY và EUR khi lần lượt giảm 0.35%, 0.37% và 0.57%.
Trên thị trường hàng hóa, giá vàng đã nhanh chóng vượt mốc $2,000/oz sau dữ liệu CPI Hoa Kỳ, tăng 0.75%. Giá dầu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt tăng 2.14% lên mốc tiệm cận 120USD/thùng. Bitcoin giảm 6.62% quay về mốc $39,161
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây nói rằng: "Phương Tây đang lừa dối chính người dân của họ. Các biện pháp trừng phạt đối với Nga là bất hợp pháp."
Ông nói thêm: "Chúng tôi đang tuân thủ các nghĩa vụ của mình về năng lượng".
Bộ Tài Chính Nga mới đây cũng phát biểu rằng: "Chúng tôi đã thực hiện các biện pháp để hạn chế dòng vốn chảy ra ngoài. Tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Nga đang ổn định, chúng tôi sẽ trả nợ nước ngoài bằng đồng rúp."
Trong suốt buổi họp báo, bà Lagarde lặp đi lặp lại rủi ro về tăng trưởng thấp hơn và lạm phát cao hơn.
Dưới đây là những dự báo từ tháng 12 của ECB:
Tuy nhiên hiện nay ECB đã hạ dự báo tăng trưởng:
Đối với lạm phát
Nhận xét cụ thể hơn về lạm phát
Họ rõ ràng đã nghiêng về diều hâu hơn. Lượng mua tài sản hàng tháng dự kiến là 40 tỷ euro trong quý 2 và 30 tỷ trong quý 3. Bây giờ họ sẽ giảm xuống còn 20 tỷ vào tháng Sáu. Làm thế nào để vẫn khẳng định là không phải đẩy nhanh quá trình "bình thường hóa"?
Sau dữ liệu CPI Hoa Kỳ và tuyên bố trợ cấp thất nghiệp đều cho ra con số đáng thất vọng, giá vàng đã nhanh chóng vượt mốc $2,000/oz trước những lo ngại về nền kinh tế đang cực kỳ bất ổn.
Tuy nhiên, giá vàng hiện tại đã quay xe, giảm trở lại mốc $1,998 - 99/oz tương đương 0.35%
Chủ tịch ECB bà Lagarde mới đây phát biểu rằng: "Chúng tôi cho rằng thị trường lao động có vẻ đang phục hồi và điều đó sẽ giúp ích cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự báo dữ liệu CPI bất ổn trong năm 2022 sẽ là vấn đề đáng lo ngại khiến chúng tôi hạ dự báo tăng trưởng GDP".
Cụ thể, ECB đã nâng dự báo CPI trong năm 2022 lên mức 5.1% khi trước đó chỉ là 3.2%.
Đồng EUR ngay lập tức chịu áp lực lớn giảm -0.17% về mốc 1.10621
Mới đây, ECB đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP từ mức 4.2% xuống 3.7% trong năm 2022
Chủ tịch ECB bà Largarde mới đây phát biểu rằng: ECB sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết đểđối phó với lạm phát.
Bà nói thêm: Việc mua tài sản sẽ kết thúc vào quý 3 trừ khi triển vọng kinh tế trong trung hạn có sự thay đổi.
Dữ liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ tăng mạnh so với dự kiến với 227,000 đơn, trong khi dự báo là 220,000 đơn.
Áp lực từ thị trường lao động và con số lạm phát quá nóng đang đè nặng lên vai NHTW. Mọi thứ đều đang tăng với tốc độ quá nóng, và điều này cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ đang rất bất ổn.
Giá vàng tăng điên cuồng sau những tin tức hỗ trợ, hiện tăng 150 pips ở mốc $2,006.87/oz
Chỉ số CPI của Hoa Kỳ vào tháng 12 đạt 7.9% YoY, đạt mức cao mới trong 40 năm. Điều này cho thấy áp lực lạm phát đang nóng hơn bao giờ hết tại Mỹ.
Giá vàng nhanh chóng tăng 160pip lên mốc 2003.24
ECB đưa ra những luận điệu diều hâu, gây bất ngờ cho thị trường trong bối cảnh chiến tranh
1. ECB thông báo kết thúc mua tài sản nhanh hơn
2. Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã cam kết chấm dứt chương trình mua tài sản của mình ngay trước khi tăng lãi suất.
3. ECB cho rằng lãi suất có thể không còn thấp hơn mức hiện tại.
Sau phiên giao dịch khá lạc quan vào ngày hôm qua, thị trường có vẻ đã "âm u" hơn trong ngày hôm nay.
Đồng aussie và kiwi đang giao dịch ở vùng cao hơn, AUD/USD giữ quanh mức 0.7320-30 và NZD/USD quanh mức 0.6840-50 trong suốt phiên Âu
Đồng euro tuy vẫn chưa thể thoát khỏi nhiều áp lực nhưng đã tăng trở lại lên mức 1.1040-50 sau khi ECB tỏ giọng điệu diều hâu trong cuộc họp sắp diễn ra.
Chúng ta đang dồn sự chú ý tới một cuộc chiến tranh nào đó nhưng thật khó để nói chính xác đó là gì vì thị trường dường như luôn thay đổi.
Trên thị trường hàng hóa, vàng đang hồi phục tốt trở lại mốc 2,000 USD và đà giảm của dầu đã chững lại sau đợt lao dốc ngày hôm qua, giá dầu WTI tăng hơn 4% lên trên mốc 113 USD/thùng vào hôm nay
ECB mới đây cam kết chấm dứt mua trái phiếu vào quý 3 năm nay.
Khi làm như vậy, họ cung cấp tính linh hoạt (báo trước là họ có thể thay đổi lịch trình tùy thuộc vào dữ liệu và triển vọng) nhưng đồng thời cũng cung cấp cho thị trường một ý tưởng sơ bộ về thời điểm có thể tăng lãi suất sau đó.
Các nội dung chính cho cuộc họp ECB:
• ECB thông báo sẽ kết thúc chương trình mua tài sản sớm hơn
• ECB: Sẽ thực hiện bất kỳ hành động nào cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ
• ECB loại bỏ lãi suất có thể thấp hơn hiện tại
• ECB cho biết có thể kết thúc chương trình mua tài sản trong quý 3
• ECB đưa ra cam kết sẽ kết thúc APP trong thời gian ngắn trước khi lãi suất tăng
Thị trường định giá ECB sẽ tăng 25 điểm cơ bản vào tháng 10
ECB công bố quyết định chính sách tiền tệ mới nhất - ngày 10 tháng 3 năm 2022
• Lãi suất tiền gửi -0.50%
• Lãi suất tái cấp vốn chính 0.00%
• Lãi suất cho vay 0.25%
ECB sửa đổi lịch trình mua APP.
Việc mua APP sẽ kết thúc vào Quý 3.
Khối lượng APP sẽ là 30 tỷ Euro vào tháng 5 và 20 tỷ Euro vào tháng 6.
ECB sẵn sàng sửa đổi lịch trình một lần nữa nếu triển vọng thay đổi.
Hôm thứ Năm, Nga đã thay đổi lập trường về vụ đánh bom một bệnh viện của Ukraine ở thành phố Mariupol, với sự kết hợp giữa các tuyên bố xen kẽ giữa sự phủ nhận dữ dội và lời kêu gọi xác lập sự thật rõ ràng.
Tổng thống Ukraine hôm thứ Tư cáo buộc Nga thực hiện tội ác diệt chủng sau khi các quan chức cho biết máy bay Nga đã ném bom bệnh viện, chôn các bệnh nhân trong đống đổ nát bất chấp thỏa thuận ngừng bắn để người dân chạy khỏi thành phố bị bao vây.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, đã yêu cầu bình luận ngay sau đó: "Lực lượng Nga không bắn vào các mục tiêu dân sự".
Hôm thứ Năm, ông cho biết Điện Kremlin sẽ xem xét vụ việc.
"Chúng tôi chắc chắn sẽ hỏi quân đội của chúng tôi, bởi vì bạn và tôi không có thông tin rõ ràng về những gì đã xảy ra ở đó", Peskov chia sẻ với các phóng viên.
Các quan chức khác của Nga đã bác bỏ thông tin đánh bom bệnh viện là tin giả.
Dmitry Polyanskiy, Phó đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên Hợp Quốc, nói thêm rằng tòa nhà bị tấn công là một bệnh viện phụ sản trước đây đã được quân đội Ukraine tiếp quản.
Ông bày tỏ: “Đó là cách mà tin tức giả tạo ra,” và thêm rằng Nga đã cảnh báo vào ngày 7 tháng 3 rằng bệnh viện đã bị biến thành một đối tượng quân sự mà từ đó người Ukraine sẽ bắn.
Giọng điệu và nội dung tương phản của các tuyên bố là điều bất thường đối với các quan chức Nga, những người kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng 2 đã duy trì sự thống nhất chặt chẽ và nhất quán trong thông điệp của họ.
Hôm thứ Tư, Hoa Kỳ bác bỏ cáo buộc mới của Nga rằng Washington đang vận hành các phòng thí nghiệm tác chiến sinh học ở Ukraine, gọi những tuyên bố này là "nực cười".
Theo thông báo của chính phủ Nga. Các lệnh cấm xuất khẩu sẽ bao gồm các thiết bị công nghệ, viễn thông, y tế, ô tô, nông nghiệp và điện và sẽ có hiệu lực cho đến cuối năm 2022. Tuy nhiên, lệnh cấm vẫn không bao gồm dầu khí.
Đây sẽ là một trong những cuộc họp ECB thú vị vì các nhà hoạch định chính sách sẽ phải suy nghĩ rất nhiều. Chúng ta hãy nhìn vào tình hình diễn ra ngày hôm nay.
Chiến tranh Nga-Ukraine rõ ràng là một vấn đề lớn và điều đó sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế khu vực đồng euro. Thêm vào đó là sự gia tăng giá năng lượng, điều này sẽ chỉ làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát. Lạm phát cao có vẻ sẽ dai dẳng và khó khăn hơn và cuộc khủng hoảng gần đây sẽ khiến tình hình tồi tề hơn. Trên hết, có thể đồng Euro suy yếu khi triển vọng nền kinh tế xấu đi và kỳ vọng tăng lãi suất được giảm bớt.
Đầu tiên, điều đầu tiên là họ sẽ phải làm điều gì đó để khẳng định rằng họ có thể giải quyết lạm phát này.
Về vấn đề đó, tôi không mong đợi nhiều thay đổi trong chính sách. ECB có thể sẽ không cam kết chuẩn bị cho việc tăng lãi suất nhưng sẽ hướng tới mục tiêu này. Nhưng trong mọi trường hợp, lạm phát sẽ duy trì, với hy vọng rằng nó sẽ giảm bớt vào cuối năm nay và cả năm sau.
Một chi tiết quan trọng là đề cập về tính linh hoạt việc tăng lãi suất trong khi chính sách mua tài sản vẫn đang diễn ra. Tuy nhiên đề xuất này đã bị bác bỏ bởi nhưng hãy chờ xem liệu ECB có muốn thêm tùy chọn này hay không.
Đối với hướng dẫn chuyển tiếp, tôi không nghĩ có ai còn mong đợi việc cắt giảm lãi suất nữa nên ECB có thể loại bỏ hoàn toàn điều đó.
Phần hỏi đáp trong cuộc họp báo của Lagarde được cho là sự kiện thú vị hơn cả. Chúng ta sẽ xem cách cô ấy phản ứng với rủi ro Nga-Ukraine, ảnh hưởng như thế nào đến triển vọng của ECB và liệu điều này có thay đổi các cuộc thảo luận để chấm dứt APP hay không và việc tăng lãi suất có thể sớm được đưa ra để chống lại áp lực lạm phát gia tăng.
Moscow cho biết họ muốn phi quân sự hóa Ukraine và muốn nước này công nhận nền độc lập tại các vùng lãnh thổ ly khai.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy thì một lần nữa cho biết ông sẵn sàng xem xét một số thỏa hiệp, nhưng kiên quyết không mang lãnh thổ ra đánh đổi (dù là 1 tấc đất) và tiếp tục kêu gọi đảm bảo an ninh từ Hoa Kỳ và Đức, và thúc đẩy tiến trình trở thành thành viên EU.
Zelenskiy cũng cho biết ông chưa có cuộc nói chuyện trực tiếp nào với Tổng thống Nga Vladimir Putin
Tỷ giá EUR/USD dường như đang bị giới hạn bởi mốc 1.1100. Hiện tại, cặp tiền đang ở mức 1.10305
Sự đảo chiều mạnh mẽ của ngày thứ Tư diễn ra trong bối cảnh sự thèm muốn các tài sản rủi ro đã chứng kiến EUR/USD tăng lên mức đỉnh hàng tuần trong khu vực 1.1100. Điều này bắt nguồn từ việc gia tăng hy vọng về một giải pháp ngoại giao có thể xảy ra cho cuộc xung đột quân sự ở Ukraine.
Tuy nhiên, vào thứ Năm, tâm lý risk-on dường như đã mất đi phần nào khi các cuộc đàm phán giữa Lavrov của Nga và Kuleba của Ukraine được tiến hành tại Thổ Nhĩ Kỳ không đem lại kết quả.
Tóm lại, trọng tâm tiếp theo sẽ là cuộc họp của ECB, nơi mà việc điều chỉnh lại chính sách của ngân hàng sẽ là trung tâm của cuộc tranh luận cùng với việc công bố các dự báo cập nhật về tăng trưởng và lạm phát.
Theo sau đó sẽ là số liệu lạm phát tháng 2 dựa trên CPI của Mỹ.
Các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine không mang lại kết quả.
Ngoại trưởng Lavrov cũng cho biết thêm rằng một cuộc gặp giữa Putin và Zelensky đã được thảo luận và ông Putin sẽ không từ chối một cuộc gặp như vậy. Tuy nhiên, bất kỳ cuộc họp nào cũng cần phải đầy đủ nội dung và các chi tiết cụ thể. Tôi đoán điều đó có nghĩa là Kyiv phải tuân theo các yêu cầu của Moscow. Nếu không, khó có thể thấy sẽ có một cuộc gặp gỡ giữa hai tổng thống.
Trong khi đó, phương Tây sẽ tiếp tục cuộc chiến kinh tế chống lại Nga. Với một cuộc khủng hoảng năng lượng đang bùng phát và giá cả hàng hóa tăng cao cũng như lạm phát tràn lan, đây sẽ là một cuộc chiến rất tốn kém.
Phát biểu của Ngoại trưởng Nga Lavrov sau cuộc gặp với ông Kuleba
• Moscow muốn một câu trả lời cho các đề xuất
• Các hoạt động quân sự ở Ukraine đang diễn ra theo kế hoạch
Sự khác biệt trong giọng điệu và các nội dung tập trung sau cuộc họp cho thấy rằng cả hai bên vẫn còn đối lập với nhau trong quan điểm. Hiển nhiên, khó có thể thấy được hòa bình hoặc bất kỳ lệnh ngừng bắn nào.
Ngoại trưởng Lavrov cũng cảnh báo rằng phương Tây đang hành xử "nguy hiểm" bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraine, khiến cuộc chiến có thể kéo dài trong "nhiều năm".
Ngoại trưởng Kuleba tóm tắt lại sau cuộc gặp với ông Lavrov
Về một lệnh ngừng bắn, ông Kuleba nói rằng "dường như có những người đưa ra quyết định khác đang tham gia vào chiến sự".
Ngoại trưởng Ukraine Kuleba phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Lavrov
• Cuộc họp diễn ra dễ dàng vì Lavrov vẫn tuân theo quan điểm cũ
• Tuy nhiên cũng có phần khó khăn vì tôi đã phải cố hết sức mình
• Không có tiến triển về ngừng bắn
• Tình huống khó khăn nhất diễn ra ở Mariupol
• Lavrov không cam kết hành lang nhân đạo ở Mariupol
• Sẵn sàng gặp lại nhau ở trong các cuộc họp tới, sẽ cố gắng để chấm dứt chiến tranh
Không có tiến triển đáng kể nào từ các cuộc đàm phán của họ và quan trọng hơn, không có thỏa thuận về bất kỳ lệnh ngừng bắn nào. Như vậy, chiến sự sẽ tiếp diễn.
Chính phủ Anh đã công bố một loạt các biện pháp trừng phạt mới đối với 7 tài phiệt Nga, tài sản của họ sẽ bị phong tỏa và lệnh cấm đi lại cũng sẽ được áp dụng. Những người bị trừng phạt là:
Theo Sputnik, Điện Kremlin đưa ra một tuyên bố hôm thứ Năm, cho rằng “nếu ai đó sử dụng vũ khí chống lại lực lượng Nga ở Ukraine, họ sẽ trở thành mục tiêu."
Ngoài ra, Kyiv tiếp tục đề nghị Nga sắp xếp các cuộc hội đàm giữa hai tổng thống Zelensky-Putin.
Khi được hỏi về cuộc tấn công bệnh viện Mariupol, họ nói, "chúng tôi sẽ kiểm tra với quân đội của chúng tôi."
Đồng euro đã có một màn thể hiện xuất sắc vào ngày hôm qua, tăng mạnh so với đồng đô la, từ 1.0900 lên đỉnh ngày 1.1095. Sau đó, tỷ giá ổn định lại và lùi về mức 1.0940 hiện tại.
Đường MA 200 giờ (đường màu xanh lam) tại 1.0934 là một mốc quan trọng tại thời điểm này. Giữ ở trên và triển vọng ngắn hạn vẫn sẽ tích cực, nhưng phá vỡ dưới mức đó thì cặp tiền có thể xuống kiểm tra 1.1000 một lần nữa.
Nhìn chung, tâm trạng rủi ro (cảm giác về tình hình Nga-Ukraine) và quyết định của ECB vào cuối ngày hôm nay sẽ chi phối thị trường.
Nhưng từ góc độ kỹ thuật, phe gấu khó mà giữ được lập trường khi đồng euro tăng vọt ngày hôm qua đã làm lộ ra nhiều điểm yếu.
Trong trường hợp của EURUSD, vượt 1.1000 là điểm mấu chốt quan trọng.
Với EURGBP:
Cặp tiền vượt trở lại lên trên 0,8300 trong tuần mặc dù mức tăng hiện bị giới hạn bởi đường MA 100 ngày (đường màu đỏ). Đây là điểm phe bán sẽ dựa vào. Nhưng một lần nữa, việc phá vỡ trở lại trên 0.8300 đang làm suy yếu đà giảm.
Tương tự như vậy, trong trường hợp của EURJPY:
Giá đã tăng trở lại trên vùng hỗ trợ kỹ thuật 127.38/49, làm triệt tiêu động lực gảim vào tuần trước và gây sức ép lên phe bán.
ECB sẽ là sự kiện rủi ro quan trọng tiếp theo để xác nhận hoặc phủ nhận các động thái từ ngày hôm qua, vì vậy hãy xem họ sẽ mang tới gì.
Được biết, vòng đàm phán ngừng bắn tiếp theo đã bắt đầu.
Dòng tin tức sẽ rất dày sau vòng đàm phán này nên hãy chuẩn bị tinh thần.
Nhưng với bối cảnh hiện tại, đừng mong đợi tiến triển lớn nào sau các cuộc đàm phán giữa hai bên. Điều này có thể gây thêm áp lực cho tâm lý thị trường.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu sau phiên thứ Tư không thể tuyệt vời hơn, các chỉ số chứng khoán châu Âu đang khởi đầu phiên hôm nay trong sắc đỏ. Có thể sau phiên hôm qua tăng nóng (như DAX tăng hơn 7%), giới đầu tư đang dần có động thái chốt lời sớm, hoặc phòng tránh thêm rủi ro, nhất là nếu có bất ngờ từ cuộc họp ECB hôm nay:
Trên thị trường tiền tệ, có vẻ như giới trader cũng đang chờ đợi quyết định chính sách của ECB, và cả báo cáo CPI tại Mỹ. Nên nhìn chung, có thể nói đây là sự bình yên trước cơn bão. Các đồng tiền vẫn chưa biến động quá mạnh:
Vàng hiện giảm 0.31%, hồi phục từ đáy ngày 1,970 và hiện đang ở mức 1,985. Dầu WTI tăng 2.65% lên $112.5/thùng, còn dầu Brent tăng 4% lên $116.6/thùng sau phiên trước giảm mạnh.
Theo dữ liệu từ CME, open interest trên thị trường HĐTL dầu WTI đã giảm khoảng 7 nghìn hợp đồng trong phiên trước. Ngược lại, khối lượng giao dịch lại tăng khoảng 185.6 nghìn hợp đồng.
Giá dầu WTI đã giảm mạnh trước việc OI giảm, cho thấy rằng xu hướng giảm có thể không kéo dài lâu. Vùng $100 sẽ là hỗ trợ rất quan trọng.
Theo dữ liệu từ CME, open interest trên thị trường HĐTL vàng đã tăng thêm 13.2 nghìn hợp đồng. Khối lượng giao dịch lại giảm khoảng 100 nghìn hợp đồng.
Vàng sập mạnh trong phiên thứ Tư giữa tâm lý risk-on chi phối và trong lúc OI tăng, cho thấy rằng đà giảm có thể vẫn sẽ tiếp diễn. 1,880 sẽ là hỗ trợ đáng chú ý tiếp theo cho phe bán.
Nhìn chung, hôm nay trầm lắng hơn hôm qua khá nhiều, nhưng hiện cũng mới chỉ là đầu phiên Âu, nên ta khó mà kết luận được gì. Hôm nay cũng là ngày ECB họp và báo cáo CPI Mỹ được công bố, nên sự trầm lắng cũng không khó hiểu.
Nếu bạn đang giao dịch bất cứ thứ gì trên thị trường ngay bây giờ, bạn chắc chắn đang chịu tác động bởi những câu chuyện liên quan đến chiến tranh. Nhưng chính xác nó là gì?
Đã có một số biến động lớn và bất ổn vào ngày hôm qua, dầu giảm hơn 12% và các chỉ số châu Âu tăng hơn 7%.
Tất cả chúng ta đều đang thử nghiệm quan điểm của mình trong câu chuyện này để hiểu nó, nhưng đôi khi, lời giải thích đơn giản nhất lại là điều tốt nhất. Đây là những thời điểm đầy biến động và khi nói đến một thị trường đã bị lung lay khá nhiều, những động thái cực đoan có lẽ không phải là điều khác thường.
Những động thái ngày hôm qua (đồng euro tăng cao hơn, chứng khoán tăng giá, dầu lao dốc, vàng giảm giá) phù hợp với một câu chuyện "chiến tranh kết thúc" nhưng chúng ta đã thực sự đến đó chưa?
Tôi không nghĩ vậy.
Chắc chắn, có cuộc đối thoại đang diễn ra giữa Nga và Ukraine, Lavrov và Kuleba sẽ gặp nhau hôm nay. Nhưng tình hình trên thực tế vẫn không thay đổi và tâm trạng chung xung quanh các cuộc đàm phán không có gì tích cực rõ rệt.
Mặc dù thị trường không hoàn toàn nghiêng về quan điểm cuộc chiến vẫn dai dẳng, chúng ta cũng không thể chắc chắn rằng nó nghiêng hẳn về kịch bản chiến tranh sẽ kết thúc
Tuy nhiên, thị trường đã quyết định lựa chọn chạy theo kịch bản "chiến tranh kết thúc" vào hôm qua. Tất cả những chúng ta cần chú ý đó là rủi ro tin tức vẫn là yếu tố chính cần phải đề phòng và ngay cả với sự lạc quan hôm qua, chúng ta vẫn chưa vượt qua tầm ảnh hưởng của cơn bão.
Đã có những đề cập rằng đây là một trong những tin tức dẫn đến việc dầu giảm ngày hôm qua nhưng đó là quan điểm UAE đã nhắc lại khá nhiều lần. Điều đó cho thấy, họ sẽ không đi ngược lại với OPEC+.
Dầu sập ngày hôm qua chắc chắn là một cái gì đó, và có vẻ liên quan đến chiến tranh và thanh khoản mỏng.
Báo cáo thường niên năm 2021 của Credit Suisse cho biết:
"Về mặt tài chính thuần túy, chúng tôi đã xem xét các lập trường của mình và tin rằng mức độ rủi ro của mình về mối quan hệ với Nga được quản lý tốt, với các hệ thống thích hợp được áp dụng để giải quyết các rủi ro liên quan."
Vàng cũng gặp khó khăn khi chứng khoán tăng vọt, với việc các chỉ số châu Âu ghi nhận một ngày "điên rồ" khi DAX tăng gần 8% và CAC 40 tăng hơn 7% trong phiên.
Tỷ giá EUR/USD đã tăng lên mức 1.1095 nhưng đang dao động quanh 1.1050 vào thời điểm hiện tại.
ECB sẽ là tâm điểm sự chú ý trong phiên sắp tới. Bên cạnh đó, số liệu lạm phát của Hoa Kỳ cũng sẽ thu hút một số sự chú ý với việc Nhà Trắng đã cảnh báo khả năng lạm phát tăng cao.
Cuộc bỏ phiếu đã thông qua với đa số phiếu áp đảo: 414 - 17.
Mỹ không phải là nước nhập khẩu lớn dầu của Nga trong những năm gần đây.
Dự luật cũng bao gồm các bước tiến tới việc xem xét lại vị trí ở Tổ chức Thương mại Thế giới của Nga.
ANZ dự báo lạm phát tăng gần 5%
Với dự báo "lạm phát rất cao", các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho rằng Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ tăng lãi suất trong tháng 8 cũng như trong tháng 9 năm nay.
Hôm qua, chúng ta đã chứng kiến một quan chức từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cảnh báo về lạm phát gia tăng. Hôm nay, chúng ta lại có một quan chức khác chỉ ra rằng chỉ số giá nhập khẩu (tính theo đồng yên) đã ở mức cao nhất kể từ năm 2008. Một lần nữa hôm nay thị trường ngoại hối tiếp tục lờ đi những nhận xét này và bán tháo đồng yên. Tất nhiên, một trong những lý do, không phải là duy nhất, là có rất ít triển vọng lạm phát cơ bản ở Nhật Bản đạt gần mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong tương lai gần, và do đó có rất ít triển vọng về việc thắt chặt chính sách. Bất kỳ thay đổi chính sách nào, nếu có, sẽ chỉ mang tính thứ yếu.
USD/CHF cũng tăng sáng nay, cùng với đà tăng của lợi suất TPCP Hoa Kỳ 2 năm.
Tỷ giá EUR/USD hầu như không di chuyển khi trước mắt là cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Châu Âu và phát biểu của bà Lagarde.
AUD/USD và NZD/USD không thay đổi nhiều trong phiên, giảm nhẹ và sau đó phục hồi trở lại
Các thông báo từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (Bộ trưởng Năng lượng) nêu rõ sự ủng hộ đối kế hoạch tăng sản lượng của OPEC+ trước đó, giá dầu ổn định sau khi giảm trở lại vào thứ Tư..
Thị trường chứng khoán khu vực nhận được hiệu ứng tích cực lan tỏa từ phiên Mỹ và tăng trong phiên.