Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á
Thị trường châu Á-Thái Bình Dương đồng loạt giảm điểm vào thứ Sáu khi Phố Wall tiếp tục thua lỗ kéo dài, bất chấp sự phục hồi sau báo cáo thu nhập của Nvidia
Cổ phiếu Nvidia đã tăng 9.3% vào thứ Năm, sau kết quả thu nhập xuất sắc vượt kỳ vọng.
Các nhà đầu tư đánh giá dữ liệu lạm phát tháng 4 từ Nhật Bản để tìm manh mối về các động thái chính sách tiền tệ của BoJ.
Lạm phát cơ bản của Nhật Bản - loại bỏ thực phẩm tươi sống và năng lượng - giảm xuống 2.2% từ mức 2.6% trong tháng 3, phù hợp với kỳ vọng. Lạm phát toàn phần giảm xuống 2.5% so với con số 2.7% của tháng 3.
- Nikkei 225 giảm 1.19%. Topix giảm 0.61%.
- Kospi giảm 1.18%, dẫn đầu đà giảm là cổ phiếu Samsung Electronics. Kosdaq giảm 0.22%.
- S&P/ASX 200 giảm 1.08%.
- HangSeng giảm 0.98%
Phó Thống đốc RBNZ New Zealand Hawkesby: Cắt giảm lãi suất không phải là một phần của các cuộc thảo luận trong ngắn hạn
Phó Thống đốc RBNZ New Zealand Hawkesby cho biết:
- Trong khi rủi ro lạm phát ngắn hạn tăng lên, lạm phát trung hạn đang quay trở lại mục tiêu
- Không có điểm dữ liệu nào có thể gây ra việc tăng lãi suất, theo dõi áp lực và kỳ vọng lạm phát trong nước
- Cắt giảm lãi suất không phải là một phần của cuộc thảo luận ngắn hạn
- Có rất nhiều điều không chắc chắn về lạm phát trong tương lai
Chỉ số CPI tháng 4/2024 tại Nhật Bản thấp hơn so với tháng 3
Dữ liệu lạm phát của Nhật Bản vẫn cao hơn mục tiêu 2% của BoJ:
- Chỉ số CPI không bao gồm thực phẩm thấp hơn một chút ở mức + 2.2% y/y, nhưng cao hơn mục tiêu 2% trong tháng thứ 25 liên tiếp
- Chỉ số CPI không bao gồm thực phẩm và năng lượng ở mức + 2.4% y/y, vẫn trên mục tiêu 2%.
Niềm tin của người tiêu dùng tại Vương quốc Anh có sự cải thiện trong tháng 4
Niềm tin của người tiêu dùng GfK đạt mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2021:
- Niềm tin của người tiêu dùng GfK trong tháng 4/2024 đạt mức -17
- Dự kiến -18
- Trước đó -19
Joe Staton, giám đốc chiến lược khách hàng tại GfK: "Nhìn chung, người tiêu dùng đang cảm nhận rõ ràng rằng các điều kiện tài chính đang được cải thiện. Kết quả tốt này dự báo niềm tin sẽ tăng mạnh mẽ hơn nữa trong những tháng tới".
Cán cân thương mại New Zealand tháng 4 có gì đáng chú ý?
- Cán cân thương mại New Zealand tháng 4: thâm hụt 10.11 tỷ NZD
- Trước đó: thâm hụt 9.98 tỷ NZD
- Xuất khẩu và nhập khẩu đều cao hơn trong tháng 4 so với tháng 3.
Dữ liệu niềm tin tiêu dùng ANZ tháng 5 của New Zealand có gì đáng chú ý?
Dữ liệu của niềm tin tiêu dùng của New Zealand thông qua khảo sát của ANZ-Roy Morgan cho thấy:
- Con số ghi nhận trong tháng 5 đạt 84.9, được cải thiện so với tháng 4 đạt 82.1 -gần với mức đáy trong Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
- ANZ cho biết việc tăng lên 84.9 là một tín hiệu tốt nhưng nó vẫn ở mức "rất thấp".
- Kỳ vọng về lạm phát trong cuộc khảo sát đã giảm trong tháng 5 xuống 3.8%, thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2020, trước đó là 4.4%.
PBOC đặt tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay ở mức 7.1102 (thấp hơn dự kiến 7.2539)
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ấn định tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ (CNY) cho phiên giao dịch sắp tới tại 7.11102, mức yếu nhất kể từ ngày 23/1/2024, nhằm hỗ trợ đồng nhân dân tệ khi đồng USD mạnh hơn.
- USD/CNY là đồng nhân dân tệ nội địa. Nó được phép giao dịch tăng hoặc giảm 2% từ tỷ giá tham chiếu hàng ngày.
- CNH là đồng nhân dân tệ hải ngoại. USD/CNH không có hạn chế về phạm vi giao dịch.
- Tỷ giá cao hơn hoặc thấp hơn so với dự kiến thường được coi là tín hiệu từ PBOC.
- Mức đóng cửa trước đó là 7.2422
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 23/05: Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ bất chấp kết quả lợi nhuận vượt kỳ vọng của Nvidia, USD tiếp tục duy trì sức mạnh
Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ bất chấp báo cáo lợi nhuận vượt kỳ vọng của Nvidia. Cổ phiếu của nhà sản xuất chip và trí tuệ nhân tạo Nvidia đã vọt 9.3% sau báo cáo, tuy nhiên, phần lớn cổ phiếu trên thị trường chung đều sụt giảm trong phiên. Hơn 400 cổ phiếu thuộc S&P 500 lao dốc, và công nghệ là lĩnh vực duy nhất ghi nhận sắc xanh trong phiên ngày 23/05. Chỉ số Dow Jones cũng chứng kiến phiên tồi tệ nhất từ đầu năm đến nay. Vào đầu phiên, cả S&P 500 và Nasdaq đều ghi nhận mức đỉnh kỷ lục.
- Dow Jones: -1.53%
- S&P 500: -0.74%
- Nasdaq: -0.39%
Trên thị trường FX, USD tiếp tục duy trì sức mạnh. DXY tăng 0.13% lên 105.048 trong bối cảnh dữ liệu PMI sơ bộ của Mỹ mạnh hơn dự kiến. EURUSD, USDCHF và USDJPY đều có phạm vi giao dịch rất hẹp. EURUSD giảm xuống dưới đường MA100 ngày (1.08142) và có khả năng giảm mạnh hơn nếu thủng đường MA100 giờ (1.0804). GBPUSD cũng đang sụt giảm xuống dưới đường MA100 giờ (1.27129) nhưng được hỗ trợ gần mức 1.2685.
- DXY: +0.13%
- EURUSD -0.06%
- GBPUSD -0.15%
- AUDUSD -0.20%
- NZDUSD +0.05%
- USDJPY +0.07%
- USDCHF -0.15%
- USDCAD +0.26%
Vàng giảm 2.11% xuống $2,328. Bitcoin giảm xuống còn $67,764. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 4.5 bps lên 4.470%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm tăng 6.2 bps lên 4.939%. Giá dầu thô giảm 0.88% xuống quanh mức 76.88 USD/thùng.
Nasdaq đạt mức cao kỷ lục mới, được thúc đẩy bởi sự bứt phá hậu thu nhập của Nvidia
Nasdaq Composite thiết lập mức cao kỷ lục mới vào thứ Năm, khi Phố Wall đánh giá kết quả kinh doanh quý gần nhất của ông lớn ngành chip Nvidia.
Nasdaq tăng 59.25 điểm, tương đương 0.32%. S&P 500 giảm 3.5 điểm sau khi chạm mức cao kỷ lục trong phiên giao dịch. Trong khi đó, Dow Jones Industrial Average chậm lại, giảm 291 điểm, tương đương 0.73%. Cổ phiếu của Intel và Boeing đều giảm hơn 2%, kéo chỉ số chứng khoán 30 này xuống thấp hơn.
Quan chức ECB Villeroy: Dữ liệu tiền lương mới nhất vượt kỳ vọng
ECB Villeroy đang phát biểu:
- Dữ liệu tiền lương mới nhất vượt kỳ vọng nhưng bởi vì Đức, chúng ta không nên giải thích dữ liệu quá mức.
- Chúng tôi phụ thuộc vào dữ liệu của đồng euro, chúng tôi không phụ thuộc vào những gì Fed làm.
EURUSD đã nhanh chóng di chuyển lên trên mức trung bình động 100 ngày 1.0853. Dữ liệu PMI của S&P Global đã chấm dứt động thái đó, với việc giá quay trở lại dưới mức trung bình động 200 giờ là 1.08436. Mức đáy đạt 1.08277. Tỷ giá bật lên cao hơn từ mức đáy, nhưng vẫn ở dưới mức trung bình động 200 giờ khiến phe bán có quyền kiểm soát hơn trong ngắn hạn.
Tỷ giá hiện tại giao dịch ở mức 1.08346.
Chỉ số niềm tin tiêu dùng sơ bộ tháng 5 của Eurozone thấp hơn dự kiến
Chỉ số niềm tin tiêu dùng Eurozone: -14.3 (dự kiến: -14.2, trước đó: -14.7).
Tuy vẫn là giá trị vẫn âm, nhưng niềm tin tiêu dùng hiện đang ở mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2022. Điều này cho thấy tâm lý của người tiêu dùng trong khu vực Euro đang dần ổn định hơn so với những tháng trước, mặc dù vẫn còn thận trọng.
Doanh số bán nhà mới tháng 4 của Mỹ thấp hơn dự kiến
- Doanh số bán nhà mới tháng 4: 0.634M (Dự kiến: 0.679M, trước đó: 0.665M điều chỉnh thành 0.693M)
- Doanh số bán nhà mới giảm 4.7% (Tháng trước: +5.4%)
- Nguồn cung nhà mới: 9.1 tháng (Trước đó: 8.3 tháng)
- Giá bán trung bình tăng 3.9% lên 433,000
- Lãi suất thế chấp cố định: 7.09%.
DXY tăng mạnh sau dữ liệu PMI sơ bộ
DXY tăng mạnh lên 104.498 sau đợt biến động lên xuống nhờ dữ liệu PMI sơ bộ.
PMI sản xuất của S&P Global tháng 5 cao hơn dự kiến
- PMI sản xuất sơ bộ: 50.9 (Dự kiến: 50, trước đó: 50)
- PMI dịch vụ sơ bộ: 54.8 (Dự kiến: 51.2, trước đó: 51.3)
- PMI tổng hợp: 54.4 (Dự kiến: 51.1)
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 3.5 điểm cơ bản lên 4.466%. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm tăng 5.1 điểm cơ bản lên 4.93%.
- USDJPY tăng cao hơn và giao dịch ở mức 157.00
- EURUSD giảm xuống dưới đường trung bình động 200 giờ 1.08433 sau khi tăng cao trước dữ liệu.
BOE hủy bỏ tất cả các tuyên bố công khai cho đến sau cuộc bầu cử ngày 4/7 ở Vương quốc Anh
Điều đó có nghĩa là cuộc họp tháng sáu bị hoãn lại?
Ngân hàng Trung ương Anh đã hủy bỏ tất cả các tuyên bố công khai cho đến khi sau cuộc bầu cử ngày 4/7 ở Vương quốc Anh. Điều đó có bao gồm quyết định lãi suất ngày 20/6 không? Trang web vẫn hiển thị quyết định lãi suất tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 20/6, nhưng không biết liệu đó có phải là lỗi hay không.
Dù sao thì thế giới vẫn sẽ tiếp tục nếu thông báo bị hoãn lại. Tất nhiên BOE không muốn bị coi là có ảnh hưởng đến cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 4/7.
Ba cặp tiền tệ chính trong phiên giao dịch Mỹ hôm nay có gì?
USD đang giảm so với EURUSD, GBPUSD và USDJPY khi bắt đầu phiên giao dịch.
EURUSD đã vượt lên cao hơn và đang được kiểm tra tại đường trung bình động 100 ngày là 1.08533.
Đối với USDJPY, nó đã đạt mức cao mới kể từ ngày 14/5 vượt qua 156.75, nhưng sau đó đã giảm trở lại xuống dưới mức đó. Liệu phe bán có thể dựa vào mức cao cũ đó và kiềm chế cặp tiền tệ này trong phiên giao dịch hôm nay? Nếu vậy, đường trung bình động 100 ngày đang tăng gần 156.21 là mục tiêu chính tiếp theo.
Đối với GBPUSD, các nhà giao dịch đang cố gắng tìm ra hướng đi khi vượt qua 1.2700. Hôm nay, tỷ giá chạm đáy gần mức đó, nhưng có một loạt các hành động tỷ giá lên xuống với các đỉnh thấp hơn trong khoảng một ngày qua.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng cao hơn khi Nvidia tăng mạnh nhờ dự báo manh mẽ
- Dow Jones Industrial Average tăng 93 điểm, tương đương 0.23%
- S&P 500 tăng 39.5 điểm, tương đương 0.74%
- NASDAQ tăng 225.25 điểm, tương đương 1.2%.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ thấp hơn dự kiến
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ: 215K (Dự kiến: 220K. Trước đó: 222K)
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trung bình động 4 tuần: 219.75K (trước đó: 218.0K)
- Số đơn xin trợ cấp tiếp tục: 1.794M (Dự kiến: 1.794M, trước đó: 1.786)
- Số đơn xin trợ cấp tiếp tục trung bình động 4 tuần: 1.782M (trước đó: 1.777M).
SEC đang thảo luận với các nhà phát hành về ETF Ethereum
SEC đã bắt đầu thảo luận với các tổ chức nộp đơn xin phê duyệt ETF Ethereum vào ngày 22 tháng 5, khiến một số người dự đoán việc phê duyệt sắp xảy ra. Nhà báo Eleanor Terrett lưu ý rằng các cuộc thảo luận diễn ra giữa nhân viên của SEC và các nhà phát hành về biểu mẫu S-1 kết thúc với nhiều điều cần phải hoàn thành.
Biểu mẫu S-1 là bản đăng ký mà các công ty phải nộp cho SEC, bao gồm thông tin chi tiết về công ty và các chứng khoán mà họ định chào bán/phát hành. Trong khi đó, biểu mẫu 19b-4 là các hồ sơ theo quy định được gửi lên SEC để phê duyệt, được sử dụng bởi các SRO như sàn giao dịch chứng khoán hoặc nền tảng giao dịch để đề xuất các quy tắc mới hoặc thay đổi các quy tắc hiện có.
Eric Balchunas, nhà phân tích ETF cấp cao tại Bloomberg, dự báo SEC sẽ đưa ra thông báo vào ngày 23/05, gần giống như thời điểm mà học đã phê duyệt ETF Bitcoin.
Hành động này diễn ra sau khi dự luật tiền điện tử FIT21 được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua vào ngày 22/05 với 208 và 71 phiếu ủng hộ từ Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, so với 136 phiếu chống.
Giám đốc điều hành Consensys, Joseph Lubin cho rằng các biểu mẫu 19b-4 được nộp bởi các công ty lớn như BlackRock sẽ được chấp thuận, nhưng quá trình sau đó liên quan đến biếu mẫu S-1 "có thể kéo dài một thời gian". Ngoài ra, ông cho rằng yếu tố chính trị đang buộc SEC phải áp dụng lập trường thân thiện hơn với tiền điện tử khi các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới gần.
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Đồng USD suy yếu khi khẩu vị rủi ro tích cực, dữ liệu PMI là trọng tâm trong phiên tới
Tin tức chính:
- Hướng đi nào cho S&P 500 sau báo cáo thu nhập của NVIDIA?
- Tiền lương quý 1 Khu vực Euro tăng cao hơn so với quý trước
- COB: PMI sản xuất sơ bộ tháng 5 tại Eurozone cao hơn dự báo
- HCOB: PMI sơ bộ tháng 5 tại Đức cao hơn dự báo
- HCOB: PMI dịch vụ sơ bộ tháng 5 tại Pháp thấp hơn dự báo
- HSBC và Deutsche Bank hiện dự đoán BoE chỉ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 8
- Morgan Stanley là ngân hàng tiếp theo thay đổi dự báo cắt giảm lãi suất của BOE
Thị trường:
- NZD dẫn đầu, USD suy yếu nhất trong ngày
- Cổ phiếu châu Âu tăng; HĐTL S&P 500 tăng 0.6%
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 4.421%
- Vàng giảm 0.4% xuống $2,368
- Dầu thô WTI tăng 0.8% lên $78.20
- Bitcoin tăng 0.5% lên $69,730
Đồng USD mất giá trong phiên giao dịch ngày hôm nay do tâm lý risk-on gia tăng, được hỗ trợ bởi kết quả thu nhập tích cực của NVIDIA. HĐTL chứng khoán Mỹ tăng tốt với sự dẫn dắt của cổ phiếu công nghệ
Trong phiên giao dịch, dữ liệu PMI của Khu vực Eurozone và Anh đã được công bố, với dữ liệu chung của khu vực khá trái chiều trong khi dữ liệu từ Đức tích cực. EUR/USD đã giảm sau dữ liệu PMI của Pháp và hiện đã hồi phục về mức 1.0846. Trong khi đó, dữ liệu Anh không quá tốt nhưng GBP/USD vẫn tăng 16 pip. AUD/USD tăng 22 pip lên 0,6633 trong khi NZD/USD tăng 33 pip.
Thị trường hàng hóa tiếp tục gặp khó khăn sau phiên giảm sâu hôm qua. Vàng giảm 0.5% xuống $2,367. Trong khi đó, giá HĐTL đồng giảm xuống mức $4.8.
EUR/USD tiếp đà phục hồi sau dữ liệu PMI
- EUR/USD hiện tăng 24 pip, vượt lên trên đường MA 100 ngày.
Dữ liệu PMI của khu vực Eurozone có chút trái chiều mặc dù dữ liệu tích cực tại Đức khá tích cực. Đây là yếu tố hỗ trợ cho đồng EUR trong bối cảnh đồng USD mất giá khi khẩu vị rủi ro tích cực hơn tnhờ kết quả thu nhập tích cực của NVIDIA.
Trở lại với EUR/USD, cặp tiền này đã trở về đường MA 100 ngày (đường màu đỏ) và phục hồi ngay trong phiên. Vậy, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với cặp tiền này?
Theo góc nhìn kỹ thuật, EUR/USD đang có vùng hỗ trợ quanh 1.0800-14 với đường MA 200 ngày (đường màu xanh) ở mức 1.0787. Vùng kháng cự cần lưu ý là mức đỉnh tháng Tư 1.0885.
Theo phân tích cơ bản, xu hướng của đồng EUR vẫn sẽ phụ thuộc và hành động của ECB sau tháng 6. Và điều này sẽ phụ thuộc vào tình hình lạm phát trong những tháng tới.
Đối với đồng USD, tất cả phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế, với dữ liệu PMI sẽ là tâm điểm trong phiên tới.
Giá khí tự nhiên đạt đỉnh khi Nga có ý định tăng cường kiểm soát vùng biển Baltic
- Giá khí thiên nhiên thách thức trọng lực và đạt đỉnh $3.50
- Giá khí thiên nhiên tiếp tục tăng mạnh do suy đoán Nga vẽ lại biên giới ở Biển Baltic.
- Sự cố mất điện ngoài dự kiến của Na Uy làm tăng thêm lo ngại về nguồn nhiên liệu của châu Âu.
Giá khí thiên nhiên (XNG/USD) đã có mức tăng gần 90% từ mức đáy cuối tháng Hai là $1.6290. Đà tăng mạnh gần đây diễn ra sau khi Nga thông báo sẽ điều chỉnh biên giới trên Biển Baltic tại vùng đất Kaliningrad của họ và xung quanh một vài đảo của Nga gần St. Petersburg. Điều này khiến tình hình tại vùng Baltic và Scandinavia trở nên căng thẳng khi Nga có thể có quyền kiểm soát cửa ngõ vùng Biển Baltic.
Chỉ số DXY hiện giảm về mức 104.75 sau khi dữ liệu PMI sơ bộ của khu vực Châu Âu được công bố. Vào tối nay, dữ liệu PMI sơ bộ và đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu Mỹ sẽ được công bố.
Morgan Stanley là ngân hàng tiếp theo thay đổi dự báo cắt giảm lãi suất của BOE
- Điều này diễn ra sau báo cáo CPI của Anh trong tuần này.
Đây là ngân hàng tiếp theo điều chỉnh dự báo cắt giảm lãi suất của BoE. Hiện Morgan Stanley dự báo tháng Tám sẽ là thời điểm BoE có đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, so với dự báo trước đó là tháng Sáu
Dữ liệu PMI Hoa Kỳ tối nay có gì đáng chú ý?
Vào tối nay, S&P Global sẽ công bố dữ liệu PMI sơ bộ của Hoa Kỳ, với chỉ số ngành sản xuất được dự báo ở mức 50.0 và ngành dịch vụ ở mức 51.3, không đổi so với tháng trước và vẫn nằm trong vùng tăng trưởng.
Với việc nền kinh tế Mỹ cho thấy những dấu hiệu chững lại và thị trường lao động suy yếu phần nào, các nhà tham gia thị trường đã dự đoán khả năng Fed có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất trong vài tháng tới. Tuy nhiên, lạm phát dai dẳng tiếp tục khiến các nhà phân tích thận trọng về thời điểm bắt đầu xoay trục chính sách, được củng cố bởi quan điểm thận trọng tương tự của nhiều nhà hoạch định chính sách.
Trong trường hợp dữ liệu sơ bộ nằm dưới mức 50.0, đồng USD nhiều khả năng sẽ mất giá mạnh. Trong trường hợp dữ liệu cao hơn dự báo, điều này sẽ hỗ trợ đà tăng của chỉ số DXY.
Hướng đi nào cho S&P 500 sau báo cáo thu nhập của NVIDIA?
- HĐTL S&P 500 đã được hỗ trợ nhờ báo cáo thu nhập tích cực của Nvidia.
Nvidia đã công bố báo cáo thu nhập sau giờ đóng cửa hôm qua và không ngạc nhiên khi dữ liệu này ảnh hưởng tích cực đến S&P 500 trước giờ mở phiên.
Trên biểu đồ 1 giờ, HĐTL S&P 500 đã vượt qua vùng tích lũy gần đây và mức kháng cự 5,349 trước đó đã trở thành vùng hỗ trợ. Hôm nay, chỉ số PMI của Hoa Kỳ và số liệu về đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu có thể kích hoạt một đợt giảm mạnh phá vỡ vùng 5,349.
Nếu điều này xảy ra, vùng hỗ trợ tiếp theo mà nhà đầu tư có thể theo dõi là 5,306 (trừ khi dữ liệu cho thấy dấu hiệu kinh tế suy thoái). Nếu như vùng giá này bị phá vỡ, giá có thể giảm về mức hỗ trợ tiếp theo là 5,217.
DIHK dự báo kinh tế Đức sẽ trì trệ trong năm nay
Tuy nhiên, dự báo vẫn tốt hơn so với đầu năm, khi DIHK dự báo tăng trưởng kinh tế Đức giảm 0.5%.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK) đã đưa ra những bình luận mới nhất về nền kinh tế và đây vẫn không phải là một nhận định quá tích cực. Mặc dù kỳ vọng tiêu dùng tư nhân tăng 1%, họ vẫn lưu ý rằng "tình trạng hiện tại của các doanh nghiệp rất kém, và thậm chí còn tồi tệ trong ngành". Thêm vào đó "dự báo không cho thấy xu hướng tăng mạnh".
Điểm tích cực duy nhất là áp lực lạm phát có thể sẽ giảm bớt trong năm nay, nhưng lĩnh vực sản xuất nhìn chung vẫn là lĩnh vực có triển vọng tiêu cực.
Ít nhất tin tốt đang là triển vọng của nền kinh tế Đức chắc chắn đã được cải thiện kể từ tháng Giêng. Điều đó đã làm thay đổi quan điểm về triển vọng chung của khu vực đồng Euro, thể hiện rõ qua áp lực suy thoái có thể sẽ buộc ECB phải cắt giảm lãi suất nhiều hơn sau tháng 6.
DIHK không sai khi cho rằng có "một đám mây đen lớn" đang bao trùm lĩnh vực công nghiệp. Nhưng cho đến nay, lĩnh vực dịch vụ đang góp phần kéo nền kinh tế Đức khỏi đám bùn lầy. Chúng ta sẽ xem liệu điều đó có thay đổi trong những tháng tới hay không, ngoài ra cũng cần phải theo dõi triển vọng lạm phát.
Cập nhật phiên Au: PMI Eurozone khả quan hỗ trợ cho EURUSD tăng cao hơn trong ngày
PMI dịch vụ sơ bộ tại Pháp thấp hơn dự báo và giảm xuống so với con số được ghi nhận trong tháng 4. EURUSD giảm hơn 12pip xuống 1.0812 sau tin. Có ít tin tức tích cực hơn ở Pháp, nơi PMI tổng hợp bất ngờ giảm xuống dưới 50 do lĩnh vực dịch vụ kéo xuống.
Tuy nhiên, tỷ giá nhanh chóng đảo chiều tăng vọt hơn 20pip lên gần 1.0835 sau khi cả dữ liệu PMI sơ bộ của sản xuất và dịch vụ đều vượt dự báo. Những người dự đoán nền kinh tế Đức sẽ suy yếu kéo dài có thể sớm "quay xe", đặc biệt là khi lĩnh vực dịch vụ cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng 5 và mở rộng trong 3 tháng liên tiếp. Càng có nhiều lý do để lạc quan hơn vì không chỉ sản lượng đang được cải thiện mà còn bao gồm cả hoạt động kinh doanh mới và nhu cầu từ nước ngoài, bao gồm cả du lịch. Dịch vụ tiếp tục dẫn đầu mức tăng, mặc dù PMI sản xuất cũng ấn tượng, đạt mức cao nhất kể từ tháng Giêng.
Nhìn chung, 2 nền kinh tế hàng đầu của Eurozone đã mở rộng nhiều hơn dự kiến trong quý I/2024, kéo kinh tế khu vực này thoát khỏi cuộc suy thoái mà nó đã trải qua vào nửa cuối năm ngoái. Cặp tiền được tiếp thêm động lực và tăng lên mức cao nhất trong ngày là 1.0845, sau dữ liệu PMI sản xuất Eurozone vượt kỳ vọng và chạm mức cao nhất trong 14 tháng, với ngành dịch vụ tiếp tục ổn định trên 50 trong tháng thứ 4 liên tiếp.
Trong khi đó, PMI sơ bộ dịch vụ Vương quốc Anh thấp hơn dự báo, làm mờ đi những lo ngại về lạm phát dịch vụ dai dẳng hậu báo cáo CPI Vương quốc Anh. GBPUSD giảm 0.15% xuống mức thấp nhất trong ngày là 1.2705.
Chứng khoán châu Âu tăng điêm, với cố phiếu nhóm ngành công nghệ tăng hơn 1% - hưởng lợi từ báo cáo tài chính quý I khả quan từ Nvidia và sự phục hồi trong tăng trưởng sản xuất & dịch vụ của toàn khu vực.
EURUSD được tiếp thêm động lực tăng sau báo cáo PMI Eurzone tích cực
EURUSD hiện đã tăng thêm 13pip lên trên 1.0840
S&P Global: PMI sơ bộ tháng 5 tại Vương quốc Anh thấp hơn dự báo
- PMI dịch vụ sơ bộ: 52.9 (dự báo: 54.7, trước đó: 55)
- PMI sản xuất sơ bộ: 51.3 (dự báo: 49.5, trước đó: 49.1)
- PMI toàn phần sơ bộ: 52.8 (dự báo: 54, trước đó: 54.1)
Chứng khoán châu Âu mở cửa tăng điểm vào đầu phiên thứ Năm
Chứng khoán châu Âu nhìn chung tăng điểm đầu phiên thứ Năm sau dữ liệu PMI sơ bộ tháng 5 tại Đức và trên toàn Eurozone tích cực, làm dấy lên triển vọng phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong quý II. Nhóm cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà tăng, hưởng lợi từ báo cáo tài chính tích cực của Nvidia với cả doanh thu và EPS đều cao hơn dự báo cảu các nhà kinh tế.
HCOB: PMI sản xuất sơ bộ tháng 5 tại Eurozone cao hơn dự báo
- PMI sản xuất sơ bộ: 47.4 (dự báo: 46.2, trước đó: 45.3)
- PMI dịch vụ sơ bộ: 53.3 (dự báo: 53.6, trước đó: 53.3)
- PMI toàn phần sơ bộ: 52.3 (dự báo: 52, trước đó: 51.7)
Dữ liệu PMI tích cực hơn của Đức trước đó đã làm giảm bớt những lo ngại ban đầu do báo cáo của Pháp. Nhìn chung, các con số vẫn giúp ECB có thêm thời gian để đánh giá nền kinh tế và lạm phát sau đợt cắt giảm lãi suất lần đầu tiên vào tháng 6. EUR/USD không thay đổi nhiều ở mức 1.0830 sau khi tăng vượt đường MA 100 ngày ở mức 1.0814 trước đó.
Cập nhật FX: EURUSD quét 2 chiều sau báo cáo PMI sơ bộ Pháp & Đức
EURUSD phục hồi và xóa bỏ phần lớn đà giảm (ghi nhận sau báo cáo PMI dịch vụ sơ bộ Pháp thấp hơn dự báo) sau khi cả dữ liệu dịch vụ và sản xuất của Đức đều vượt kỳ vọng.
HCOB: PMI sơ bộ tháng 5 tại Đức cao hơn dự báo
- PMI sản xuất sơ bộ: 45.4 (dự báo: 43.4, trước đó: 42.5)
- PMI dịch vụ sơ bộ: 53.9 (dự báo: 53.5, trước đó: 53.2)
- PMI toàn phần sơ bộ: 49.1 (dự báo: 51, trước đó: 50.5)
Bình luận về dữ liệu PMI sơ bộ, Tiến sĩ Cyrus de la Rubia - Nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thương mại Hamburg, cho biết:
- "Những con số này mang lại hy vọng cho nền kinh tế. Chỉ số sản lượng sản xuất đã chạm đỉnh 13 tháng, trong khi ghi nhận động lực phục hồi trong lĩnh vực dịch vụ. Do đó, PMI toán phần hiện báo hiệu sự tăng trưởng vững chắc. Dự báo GDP của chúng tôi ước tính tăng trưởng đạt 0.3% quý II, tăng lên so với quý I."
- “Đây có thể là bước ngoặt trong lĩnh vực sản xuất do chỉ số sản lượng đã mở rộng đáng kể. Điều đáng khích lệ làsố lượng đơn đặt hàng mới đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ nhờ vào số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu. Có vẻ như sản lượng sẽ bắt đầu tăng trưởng trở lại trong vòng 2 - 3 ba tháng tới."
Cập nhật FX: EURUSD tăng vọt hơn 20pip sau tin.
EURUSD giảm hơn 14pip sau báo cáo PMI sơ bộ dịch vụ của Pháp thấp hơn dự báo
EURUSD giảm hơn 14pip từ mức 1.0827 trước đó xuống 1.0812.
HCOB: PMI dịch vụ sơ bộ tháng 5 tại Pháp thấp hơn dự báo
- PMI sản xuất sơ bộ: 46.7 (dự báo: 45.8, trước đó: 45.3)
- PMI dịch vụ sơ bộ: 49.4 (dự báo: 51.8, trước đó: 51.3)
- PMI toàn phần: 49.1 (dự báo: 51, trước đó: 50.5)
Nền kinh tế Pháp được dự báo sẽ tăng trưởng trong quý II nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ. Mặc dù PMI toàn phần giảm nhẹ xuống dưới 50 trong tháng 5, nhưng không quá đáng lo ngại. Nhu cầu đã tăng lần đầu tiên sau hơn 1 năm và lượng việc làm vẫn đang tăng trưởng mạnh mẽ.
Cập nhật FX: EURUSD giảm hơn 12pip sau tin
HSBC và Deutsche đẩy lùi dự báo BOE bắt đầu cắt giảm lãi suất từ tháng 6 sang tháng 8
Theo sau Barclays, cả hai ngân hàng đã cùng đẩy lùi dự báo BOE bắt đầu cắt giảm lãi suất từ tháng 6 sang tháng 8 sau báo cáo CPI Vương quốc Anh cao hơn dự báo.
Cập nhật FX: EUR và GBP đi ngang trước thềm báo cáo PMI sơ bộ châu Âu
USD trong trạng thái tích lũy trước giờ mở cửa phiên Âu sau khi chạm đỉnh hàng tuần gần 105 vào thứ 3. S&P Global sẽ công bố báo cáo PMI sản xuất và dịch vụ sơ bộ trong tháng 5 tại Đức, Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Vương quốc Anh và Mỹ. Lịch trình kinh tế tại Hoa Kỳ cũng bao gồm dữ liệu về Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu và báo cáo Doanh số bán nhà mới trong tháng 4.
- EURUSD đóng cửa giảm vào thứ Tư với những nỗ lực của phe bán trong việc duy trì tỷ giá trên mức 1.0800.
- Động lực tăng của GBP/USD suy yếu sau khi thiết lập đỉnh mới trong 2 tháng trên 1.2750 - được thúc đẩy bởi dữ liệu lạm phát mạnh hơn dự báo từ Vương quốc Anh. Cặp tiền giao dịch ổn định trên 1.2700 trước giờ mở cửa phiên Âu.
Vàng chịu áp lực bán mạnh sau khi phá xuống dưới 2,400 USD và giảm hơn 1.5% vào thứ Tư. XAU/USD tiếp tục mở rộng đà giảm xuống 2,355 USD, trước khi phục hồi lên 2,365 USD, giảm hơn 0.5% trong ngày.
Hợp đồng tương lai Eurostoxx tăng 0.2% vào đầu phiên Âu
- Hợp đồng tương lai DAX của Đức +0.1%
- Hợp đồng tương lai FTSE của Anh không thay đổi
Cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà tăng sau kết quả lợi nhuận của Nvidia. Hợp đồng tương lai S&P 500 hiện tăng 0.6%, hợp đồng tương lai Nasdaq tăng 0.9%.
Đồng Yên vẫn ổn định, USD/JPY giao dịch quanh 156.7 sau khi BoJ giữ nguyên lượng mua JGB
Đồng Yên vẫn không thay đổi, ổn định quanh 156.69 mặc dù BoJ đã thông báo hôm thứ Năm rằng họ giữ nguyên lượng mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) so với hoạt động trước đó. Hơn một tháng trước, BoJ đã cắt giảm lượng mua trái phiếu kỳ hạn 5-10 năm.
Đồng USD vẫn ảm đạm trước dữ liệu PMI của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đồng bạc xanh đã tăng vào thứ Tư, trong bối cảnh FOMC công bố biên bản cuộc họp chính sách mới nhất. Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã bày tỏ lo ngại về tiến độ lạm phát hạ nhiệt. Do đó, Fed vẫn thận trọng trong việc tiến hành cắt giảm lãi suất.
Giá vàng kéo dài đà giảm trước lập trường diều hâu của Fed
XAU/USD tiếp tục chịu áp lực bán vào thứ Tư. Khả năng tăng giá hơn nữa của vàng có thể bị hạn chế vì biên bản cuộc họp FOMC mang tính diều hâu hơn. Cách tiếp cận thận trọng của Fed Hoa Kỳ trong việc duy trì chính sách thắt chặt trong thời gian lâu hơn đã thúc đẩy đồng bạc xanh và gây áp lực bán lên giá vàng.
Các nhà giao dịch vàng sẽ theo dõi chặt chẽ số liệu PMI sơ bộ của Hoa Kỳ trong tháng 5. Dữ liệu yếu hơn có thể khơi dậy hy vọng về việc cắt giảm lãi suất của Fed và hỗ trợ vàng. Ngoài ra, căng thẳng địa chính trị, sự bất ổn và lạm phát dai dẳng có thể hỗ trợ kim loại quý và hạn chế đà giảm của vàng trong thời gian tới.