Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
- Chứng khoán Nhật Bản vẫn tiếp tục đà tăng kỷ lục. Nikkei 225 và Topix đang ở mức cao nhất kể từ năm 1990. Nikkei 225 tăng 1.21% trong khi Topix tăng 0.38%.
- S&P/ASX 200 giảm 0.14%
- Kospi giảm 0.34% và Kosdaq giảm 1.16%.
- Hang Seng giảm 0.17%. Shanghai Composite tăng 0.05%. Quá trình giảm phát tiếp tục diễn ra ở Trung Quốc với CPI tháng 12 thấp hơn dự kiến
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1050
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1670
- PBOC bơm 65 tỷ nhân dân tệ reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi ở mức 1.8%
- 75 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản rút ròng 10 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
CPI tháng 12 của Trung Quốc thấp hơn dự kiến
- CPI tháng 12 của Trung Quốc: -0.3% y/y
- Dự kiến: -0.4% y/y
- Trước đó: -0.5% y/y
- PPI: -2.7% y/y
- Dự kiến: -2.6% y/y
- Trước đó: -3.0% y/y
Tổng thống Mỹ Biden: Sẽ không ngần ngại chỉ đạo các biện pháp tiếp theo nhằm vào các mục tiêu của Houthi ở Yemen
Tổng thống Mỹ Biden cho biết:
- Lực lượng quân sự Hoa Kỳ cùng với Vương quốc Anh và với sự hỗ trợ từ Úc, Bahrain, Canada và Hà Lan đã tiến hành thành công các cuộc tấn công nhằm vào một số mục tiêu ở Yemen do Houthi đóng quân
- Những cuộc tấn công này nhằm đáp trả trực tiếp các cuộc tấn công của Houthi nhằm vào các tàu hàng hải quốc tế ở Biển Đỏ
- Sẽ không ngần ngại chỉ đạo các biện pháp tiếp theo sau cuộc không kích vào các mục tiêu của Houthi ở Yemen
Thủ tướng Anh Sunakl cũng có nhận xét tương tự:
- Vương quốc Anh sẽ luôn đấu tranh cho tự do hàng hải và dòng chảy thương mại tự do
Trước đó, theo báo cáo sơ bộ mà tờ Jerusalem Post không thể xác nhận độc lập, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Iraq đã bị đánh bom vào tối thứ Năm sau khi lực lượng quân sự Mỹ và Anh tấn công các mục tiêu của Houthi ở Yemen. Phóng viên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin:
- Mỹ, Anh hiện đang tấn công các mục tiêu của Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen
- Có hơn chục mục tiêu, từ cơ sở đào tạo đến cơ sở lưu trữ máy bay không người lái
- Ngoài ra còn có báo cáo về hoạt động mạnh mẽ của máy bay phản lực trên Hodeidah
- Nhiều vụ nổ được đưa tin trên mạng xã hội ở Yemen: Zabid, Sa'ada và Al Hudaydah.
Chủ tịch ECB Lagarde: Châu Âu đã vượt qua giai đoạn lạm phát khó khăn nhất và tồi tệ nhất
Chủ tịch ECB Lagarde cho biết:
- Tôi nghĩ châu Âu đã vượt qua giai đoạn lạm phát khó khăn nhất và tồi tệ nhất
- Điều đó không có nghĩa là sẽ có một đợt giảm lạm phát suôn sẻ
- Lạm phát khu vực đồng euro ở mức 1.9% vào năm 2025
- Không thể đưa ra thời điểm cắt giảm lãi suất
- Lãi suất đã đạt đến đỉnh điểm
Quan chức Fed Goolsbee: Lạm phát sẽ là yếu tố chính quyết định khi nào Fed hạ lãi suất
Quan chức Fed Goolsbee cho biết:
- Lạm phát CPI toàn phần trong tháng 12 khá sát với dự kiến
- Lạm phát nhà ở cao hơn dự kiến
- Lạm phát sẽ là yếu tố chính quyết định khi nào hạ lãi suất và nên cắt giảm bao nhiêu
- Fed vẫn còn nhiều tuần và tháng dữ liệu sắp tới
- Không thể trả lời câu hỏi chúng ta sẽ làm gì tại cuộc họp tháng 3 nếu không có dữ liệu
- Rủi ro bao gồm lạm phát nhà ở dai dẳng và các cú sốc nguồn cung tiềm ẩn
Chủ tịch Fed Richmond Barkin: Sẵn sàng hạ lãi suất khi lạm phát ở mức 2%
Chủ tịch Fed Richmond Barkin cho biết:
- Mức độ cải thiện của lạm phát chưa cao và tập trung vào hàng hóa
- Sẵn sàng hạ lãi suất khi lạm phát ở mức 2%
- Các ngân hàng muốn nắm giữ nhiều thanh khoản hơn trước đại dịch
- Sẽ tự tin hơn nếu lạm phát được cải thiện trên phạm vi rộng hơn
- Tiến bộ về hàng hóa rất đáng khích lệ
- Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ nhận thấy họ có quyền định giá và sẽ không từ bỏ quyền định giá đó cho đến khi có sự phản đối từ người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 11.01: Thị trường chứng khoán Mỹ ảm đạm, USD giảm nhẹ sau công bố dữ liệu lạm phát Mỹ tháng 12
Thị trường chứng khoán Mỹ ảm đạm sau công bố dữ liệu lạm phát Mỹ tháng 12. CPI tăng nhẹ so với dự báo của các nhà kinh tế khi tăng 0.3% trong tháng và 3.4% so với cùng kỳ năm trước. Greg Bassuk - Giám đốc điều hành của AXS Investments cho biết lạm phát trì trệ là điều tiêu cực đối với những người tham gia thị trường đang hy vọng rằng việc cắt giảm lãi suất từ Fed. Theo CME FedWatch Tool, các thị trường đang định giá khoảng 70% khả năng Fed sẽ hạ lãi suất lần đầu tiên tại cuộc họp tháng 3.
- Dow Jones: +0.04%
- S&P 500: -0.07%
- Nasdaq: +0.00%
Trên thị trường FX, USD bật tăng sau công bố dữ liệu lạm phát trước khi quay đầu giảm vào cuối phiên. DXY giảm 0.04%, đóng cửa ở 102.31. EURUSD tiến gần mức đỉnh của ngày thứ 6 tuần ở 1.0998 trước khi giảm xuống mức hỗ trợ gần 1.0929 sau tin. USDJPY giảm 0.34% trong ngày, đóng cửa ở 145.27 sau khi tăng lên 146.40 và trên điểm giữa 50% của đợt di chuyển xuống từ mức cao nhất trong tháng 11. GBPUSD break mức đỉnh từ ngày 29 tháng 12 và ngày 5 tháng 1 gần 1.2771 nhưng giảm xuống mức 1.2689 sau tin lạm phát. Cặp tiền đảo chiều vào cuối phiên khi tăng lên mức 1.2765, chỉ kém 13 pip so với mức cao trước đó.
- Chỉ số DXY -0.04%
- EURUSD -0.00%
- GBPUSD +0.14%
- AUDUSD -0.19%
- NZDUSD +0.09%
- USDJPY -0.34%
- USDCHF +0.13%
- USDCAD +0.10%
Vàng tăng $1.64 lên $2025.79. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt giảm. Lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm 5.9 bps xuống 3.97%. Bitcoin đóng cửa ở mức 46.889 USD sau khi tăng lên 47,448 USD đầu phiên Mỹ. Giá dầu tăng gần 1% trong ngày thứ Năm sau khi Iran bắt giữ một tàu chở dầu ngoài khơi Oman, làm tăng nguy cơ xung đột leo thang ở Trung Đông. Dầu thô WTI kết phiên ở $72.14.
USD tăng cao trở lại khi chứng khoán lao dốc
Đồng USD đang mạnh lên do tâm lý rủi ro trên thị trường suy yếu. AUD/USD chạm đáy ngày ở mức 0.6649, gần như chạm đáy của năm.
Euro và bảng Anh cũng giảm xuống mức thấp nhất trong ngày sau khi có xu hướng tăng nhẹ sau dữ liệu CPI.
Sự bán tháo mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán kéo S&P 500 giảm 0.6%. Thị trường trái phiếu đưa ra tín hiệu trái chiều, với lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 2 năm gần như quay về mức trước khi công bố CPI, nhưng lợi suất kỳ hạn 10 năm bắt đầu tăng trở lại (mặc dù chỉ tăng 1.3 điểm cơ bản trong ngày).
Bitcoin chạm mốc $49,000 trong nháy mắt nhờ cơn sốt ETF
Tiền của những người ủng hộ Bitcoin đang đổ vào thị trường khi giá tăng 6% trong ngày giao dịch đầu tiên của các ETF Bitcoin. các nhà quan sát thị trường đang dõi theo dòng tiền đổ vào từng quỹ ETF Bitcoin và số tiền còn lại trong Grayscale Bitcoin Trust (GBTC) sau khi chuyển đổi thành một quỹ ETF chính thức.
Sẽ rất khó để diễn giải chính xác những con số đó, và thị trường cũng nghi ngờ rằng sẽ có những người "bẻ cong" con số để kể về một câu chuyện khác. Eric Balchunas của Bloomberg dự đoán tổng tài sản đang quản lý (AUM) của các quỹ ETF Bitcoin mới chỉ 4 tỷ đô la trong ngày đầu tiên. Con số này nghe không hợp lý, nhất là khi xét đến việc các quỹ ETF Bitcoin ở Canada đã thu hút 480 triệu đô la chỉ trong hai ngày giao dịch đầu tiên (mà Canada chỉ bằng 1/10 quy mô của Mỹ, GDP bình quân đầu người thấp hơn nhiều và thị trường này không có sức ảnh hưởng toàn cầu).
Tổng tài sản đang quản lý của các ETF Bitcoin mới có thể sẽ vượt qua $15 tỷ, nhưng câu hỏi đặt ra là dòng tiền sẽ chảy vào Grayscale (nơi hiện có $30 tỷ) như thế nào.
Về giá, Bitcoin đã chạm $49,051 ở mức đỉnh nhưng hiện đã giảm khoảng $500, nếu chạm $50,000 thì nhiều người có thể sẽ chốt lời, gây áp lực giảm giá.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục đà tăng khi bắt đầu phiên giao dịch
Chỉ số chứng khoán Mỹ và các nhà giao dịch hướng đến xu hướng tăng giá ngay từ đầu phiên giao dịch. Trước đó, thị trường đã trải qua những biến động tăng giảm quanh ngưỡng tham chiếu sau khi dữ liệu CPI cao hơn dự kiến được công bố. Mặc dù lạm phát cao hơn một chút so với kỳ vọng, nhưng tâm lý chung cho rằng tình hình tồi tệ nhất đã qua.
Lợi suất trái phiếu Mỹ giao dịch gần giữa biên độ nhưng phần lớn vẫn giảm so với đầu ngày:
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm: 4.341% (-3.0 điểm cơ bản)
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm: 3.959% (-2.1 điểm cơ bản)
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm: 4.022% (-0.8 điểm cơ bản)
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm: 4.21% (+1.2 điểm cơ bản)
Các chỉ số chứng khoán chính:
- Dow Jones: tăng 11.88 điểm (0.03%) lên 37,707.62
- S&P 500: tăng 10.2 điểm (0.21%) lên 4,793.66
- Nasdaq: tăng 77.54 điểm (0.52%) lên 15,047.19
Chỉ số Russell 2000, đại diện cho các cổ phiếu vốn hóa nhỏ, hiện giảm 9.33 điểm (-0.47%) xuống còn 1,960.92 điểm.
Các quỹ ETF đầu tư trực tiếp vào Bitcoin bắt đầu giao dịch và đều tăng:
- Grayscale Bitcoin Trust (GBTC): +5.2%
- Invesco Galaxy Bitcoin ETF: +4.07%
- iShares Bitcoin Trust (IBIT): +4.51%
USD hiện đang giảm sau đợt tăng vọt do dữ liệu CPI
Đồng USD đã gần như xóa bỏ hoàn toàn mức tăng sau khi công bố dữ liệu CPI của Mỹ.
Thị trường trái phiếu đã dự báo trước động thái này. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Mỹ hiện giảm 3.6 bps trong ngày xuống còn 4.33%, so với mức đỉnh 4.39% sau khi dữ liệu được công bố.
Mức cắt giảm lãi suất của Fed được dự báo trong năm nay đã tăng từ 136 điểm cơ bản (một giờ trước) lên 143 điểm cơ bản.
Bitcoin gần chạm đỉnh tuần khi cơn sốt ETF lên đến đỉnh điểm
Bitcoin tăng gần 4% và hiện đang ở mức cao nhất trong ngày là $47,655.
Tiền đổ vào thị trường với tốc độ chóng mặt khi cơn sốt ETF lên đến đỉnh điểm và giao dịch chuẩn bị bắt đầu trong vòng một giờ tới. Câu hỏi lớn hiện nay là liệu đây có phải là hiện tượng "sell the fact" hay không.
Một điểm đáng chú ý là GBTC, Grayscale Bitcoin Trust. Nó đã giao dịch với mức chiết khấu 7% so với giá trị tài sản ròng (NAV) hôm qua và có lẽ sẽ thu hẹp mức chiết khấu này vào một thời điểm nào đó. Nếu điều đó xảy ra, dòng tiền có thể chuyển từ cấu trúc phí cao của GBTC (1.5%) sang các quỹ khác có phí thấp hơn (0.2-0.3%). Điều này sẽ tạo ra một dòng chảy phức tạp cho những người đang cố gắng theo dõi tổng tài sản quản lý (AUM) của tất cả các sản phẩm Bitcoin.
Số đơn xin trợ thất nghiệp lần đầu của Mỹ giảm so với dự kiến
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Hoa Kỳ là 202K so với 210K dự kiến
- Tuần trước là 202K, được điều chỉnh thành 203K
- Trung bình động 4 tuần số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu là 207.75K so với 208.0K vào tuần trước
- Số đơn xin tiếp tục trợ cấp thất nghiệp: 1.834M so với 1.871M
- Số đơn xin tiếp tục trợ cấp thất nghiệp tuần trước là 1.855M, được điều chỉnh thành 1.868M
- Trung bình động 4 tuần số đơn xin tiếp tục trợ cấp thất nghiệp là 1.863M so với 1.870M vào tuần trước.
CPI lõi tháng 12 của Hoa Kỳ là 3.9% y/y so với 3.8% y/y dự kiến
- CPI y/y: +3.4% so với dự kiến 3.2%
- Trước đó: 3.1%
- CPI m/m: +0.3% so với +0.2% dự kiến
- Trước đó: 0.1%
Các chỉ số lõi:
- CPI lõi m/m: +0.3% so với +0.3% dự kiến. Tháng trước 0.3%
- CPI lõi y/y: 3.4% so với dự kiến là 3.8%. Tháng trước là 4.0%
- Nhà ở: +0.4% so với +0.4% vào tháng trước
- Nhà ở m/m: +6.2% so với +6.5% trước đó
- Dịch vụ trừ tiền thuê nhà: +0.6% m/m so với +0.6% trước đó
- Các dịch vụ lõi trừ nhà ở: trước đó là +0.44% m/m
- Thu nhập thực tế hàng tuần: -0.2% so với +0.5% trước đó
- Thực phẩm: -0.1% m/m so với +0.2% m/m trước đó
- Thực phẩm: +2.7% y/y so với +2.9% y/y trước đó
- Năng lượng: -2.0% m/m so với -2.3% m/m trước đó
- Năng lượng: -2,8% y/y so với -5.4% y/y trước đó
- Tiền thuê nhà: +0.4% m/m so với +0.5% trước đó
- Tiền thuê nhà tương đương chủ sở hữu: +0.5% so với +0.5% trước đó
Báo cáo này rõ ràng là nghiêng về thắt chặt chính sách tiền tệ, nên việc đồng USD tăng giá không có gì bất ngờ. Câu hỏi đặt ra là liệu thị trường có nhìn xa hơn và xác định rằng lạm phát chắc chắn sẽ giảm xuống và thời điểm Fed bắt đầu giảm lãi suất vào tháng 3, tháng 4 hay tháng 6 hay không.
Tổng hợp phiên Âu ngày 11/01: USD ảm đạm do lợi suất giảm trước thềm dữ liệu CPI
Các tin chính:
- Lợi suất trái phiếu Mỹ giảm trong bối cảnh chờ đợi dữ liệu CPI của Mỹ.
- Quan chức ECB Villeroy tái khẳng cam kết đưa lạm phát trở lại 2% vào cuối năm 2025.
- BOJ được cho là đang cân nhắc hạ triển vọng giá cho năm tài chính 2024 xuống khoảng giữa 2%.
- Giám đốc các chi nhánh BOJ cho biết họ lo ngại về sự phân hóa trong mức tăng lương giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ.
- BOJ duy trì đánh giá về tình hình kinh tế của 6 trong số 9 khu vực của Nhật Bản trong báo cáo Sakura mới nhất
- Trung Quốc xác nhận Thủ tướng Lý Cường sẽ tham dự WEF tại Davos trong tháng này.
Thị trường:
- NZD dẫn đầu đà tăng, USD giảm trong ngày
- Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ; Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.1%
- Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 3.6 điểm cơ bản xuống 3.994%
- Vàng tăng 0.5% lên 2,033.21 USD
- Dầu thô WTI tăng 2.0% lên 72.81 USD
- Bitcoin tăng 2.6% lên 47,198 USD
Một phiên giao dịch khá ảm đạm do thị trường đang chờ đợi sự kiện chính của tuần này, đó là dữ liệu CPI của Mỹ được công bố trong ngày.
Lợi suất trái phiếu giảm trong phiên, khiến USD yếu đi sau một vài nỗ lực tăng nhẹ. EUR/USD giảm nhẹ xuống 1.0960 nhưng hiện đã hồi phục lên 1.0980, trong khi USD/JPY duy trì quanh 145.30-50.
Các đồng tiền chính gần như "đi ngang" do thiếu dữ liệu đáng chú ý ở châu Âu và không có tin tức quan trọng nào.
Trên các thị trường khác, chứng khoán ổn định nhưng không tăng đột biến, trong khi vàng và dầu đều tăng giá. Sau khi được phê duyệt ETF hôm qua, Bitcoin không có "bùng nổ" nhưng vẫn đang củng cố mức tăng, hiện tại đứng vững trên mức $47,000.
Tất cả mọi thứ dường như đang chờ đợi dữ liệu CPI của Mỹ được công bố trong ngày hôm nay. Đây là một thị trường đang nỗ lực duy trì kỳ vọng lạm phát giảm. Vì vậy, cần những bất ngờ lớn về chỉ số CPI - đặc biệt là CPI lõi - để thực sự đánh tan kỳ vọng về kịch bản này.
USD biến động trái chiều trước thềm dữ liệu CPI Mỹ
- Các nhà giao dịch USD đang trong trạng thái thận trọng trước sự kiện chính của ngày thứ Năm là dữ liệu CPI.
- Các nhà giao dịch có thể đối mặt với biến động mạnh 20:30 khi một loạt dữ liệu quan trọng được công bố.
- Chỉ số USD vẫn trên 102.00, nhưng thị trường kỳ vọng đồng USD sẽ giảm đáng kể.
Giá khí tự nhiên tiếp tục giảm bất chấp thời tiết lạnh giá
- Giá khí tự nhiên giao dịch gần mức 2.67 USD, tiếp tục đà giảm mạnh từ ngày thứ Tư.
- Giá khí chịu áp lực từ nguồn cung dồi dào, bất chấp mức nhiệt giảm sâu ở châu Âu và Trung Quốc.
- Chỉ số ổn định trên mức 102 trước thềm công bố số liệu CPI của Mỹ.
Giá khí tự nhiên (XNG/USD) không thể tận dụng lợi thế từ căng thẳng địa chính trị gia tăng hiện tại và mùa đông ở Bắc bán cầu.
Về tình hình quốc tế, trong khi Israel đang phải đối mặt với hậu quả từ lời cáo buộc diệt chủng từ Nam Phi, nhiệt độ âm ở châu Âu, Trung Quốc và các vùng khác của Bắc bán cầu đang bào mòn nguồn dự trữ khí gas. Tuy nhiên, nguồn cung hiện vẫn dồi dào khi hoạt động vận chuyển vẫn diễn ra bình thường mặc dù phải đi theo các tuyến đường dài hơn để tránh đi qua Biển Đỏ.
Trong khi đó, đồng USD đang chuẩn bị cho một đợt biến động mạnh với báo cáo lạm phát của Mỹ dự kiến công bố vào thứ Năm này. Thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ nhanh chóng cắt giảm lãi suất với hy vọng chỉ số CPI của Mỹ sẽ tiếp tục giảm. Sự suy yếu đáng kể của đồng USD sẽ hỗ trợ giá khí tự nhiên.
BOJ cân nhắc hạ lạm phát dự báo cho năm tới xuống mức 2.5%
- Hãng thông tấn Jiji đưa tin
Trong báo cáo mới nhất vào tháng 10 năm ngoái, BOJ cho rằng mức lạm phát dự kiến cho năm tài chính 2024 sẽ nằm trong khoảng 2.7% đến 3.1%. Việc hạ dự báo xuống mức 2.5% cho thấy lo ngại của BOJ về triển vọng lạm phát trong năm tới.
GBP/USD thoái lui đà tăng trước thềm dữ liệu quan trọng từ Anh và Mỹ
- Bảng Anh đã ổn định trên mức 1,2700 nhờ tâm lý thị trường lạc quan.
- Việc công bố dữ liệu sản xuất của Anh, nếu tích cực, sẽ giảm bớt lo ngại về suy thoái kỹ thuật.
- Đồng USD đã hồi phục nhẹ trước thềm dữ liệu lạm phát của Mỹ.
GBP/USD thoái lui đà tăng trong ngày khi thị trường chờ đợi dữ liệu CPI của Mỹ được công bố vào 20h30 tối nay. Trong phiên giao dịch châu Á, GBP/USD đã đạt mức cao mới trong tuần trong bối cảnh thị trường tiếp tục lạc quan về khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất từ tháng 3 .
Diễn biến tiếp theo của đồng Bảng Anh sẽ được định hướng bởi dữ liệu sản xuất của Anh, dự kiến công bố vào thứ Sáu. Tháng trước, Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt cho biết tình trang nền kinh tế không tồi tệ như các con số GDP quý 3 cho thất. Dữ liệu kinh tế dự kiến sẽ vẫn lạc quan nhưng rủi ro suy thoái vẫn hiện hữu do BoE đã dự báo nền kinh tế có khả năng đình trệ trong quý cuối năm 2023.
ING: EUR/USD sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn
EUR/USD hiện vẫn ở dưới mức 1.10. Các phân tích viên tại ING phân tích triển vọng của cặp tiền này:
Quan chức ECB Isabel Schnabel đã đưa ra quan điểm "hawkish" vào thứ Tư sau hàng loạt bình luận ôn hòa từ các quan chức khác. Đồng euro đã tăng giá mạnh sau bình luận của Schnabel.
Bất kỳ tác động nào lên đồng euro sẽ không còn kéo dài, đặc biệt khi dữ liệu CPI Mỹ sẽ được công bố vào tối nay.
EUR/USD có thể tiếp tục tích lũy quanh mức hiện tại trừ khi số liệu lạm phát của Mỹ có sự thay đổi bất ngờ
Đồng USD ổn định trước thềm dữ liệu lạm phát Mỹ
Lợi suất trái phiếu giảm và cổ phiếu tăng nhẹ nhưng đồng đô hiện đang ổn định trong phiên giao dịch Châu Âu khiến phạm vi biến động trong ngày của các cặp tiền chính khá hạn chế. Trong khi đó AUD và NZD tăng nhẹ so với đồng bạc xanh.
Điểm nhấn của ngày hôm nay sẽ là dữ liệu CPI của Mỹ sẽ được công bố vào 20h30 tối nay. Sau khi dữ liệu được công bố, USD/JPY có thể thu hút sự quan tâm của thị trường sau khi vượt qua mốc 145.00 hôm qua, với ngưỡng kháng cự quan trong tiếp theo là 146.07.
Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ đầu phiên
- Eurostoxx +0.84%
- DAX +0.86%
- CAC +0.67%
- FTSE +0.26%
- IBEX +0.77%
- FTSE MIB +0.7%
Thị trường khởi sắc cũng đã hỗ trợ cho các hợp đồng tương lai Mỹ trong ngày. Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.3%, giữ tâm lý risk-on đầu phiên giao dịch châu Âu. Dữ liệu CPI của Mỹ đáng chú ý trong hôm nay và sẽ là yếu tố quyết định sự lạc quan này còn tiếp diễn hay không.
Sự khác biệt về triển vọng tăng lương giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ ở Nhật Bản
Các tập đoàn lớn dường như đã chấp nhận và cho phép lương tăng cao hơn, nhưng các doanh nghiệp nhỏ hơn có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu này. Dưới đây là một số nhận định từ các nhà quản lý chi nhánh BOJ ở Osaka và Nagoya:
Tại Osaka:
- Nhiều doanh nghiệp khu vực Kansai vẫn chưa đạt được quyết định về tiền lương
- Một số tập đoàn lớn tỏ ra quan tâm đến việc tăng lương, ngược lại với một số doanh nghiệp nhỏ hơn
- Nhiều doanh nghiệp nhận thức được tính cấp thiết phải tăng lương cho nhân viên
- Tuy nhiên, không rõ liệu họ có thể chuyển phần chi phí lao động cao hơn sang việc tăng giá cả hay không
Tại Nagoya:
- Động lực tăng lương đang lớn hơn
- Tuy nhiên một số doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn trong việc tăng lương cho nhân sự
- Không chắc chắn về triển vọng tiền lương
Khi cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân diễn ra vào tháng 3-4 càng đến gần, diễn biến về triển vọng tăng lương giữa các doanh nghiệp sẽ được đánh giá kỹ càng hơn. Các công đoàn có khả năng thúc đẩy lương tăng do họ được chính phủ hỗ trợ. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn, đây có thể là một yêu cầu khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh áp lực giá nhìn chung tăng cao hơn và chưa kể đến giá đồng nội tệ sụt giảm làm ảnh hưởng đến các nhà nhập khẩu.
Thủ tướng Lý Cường sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos trong tháng này
Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận Thủ tướng Lý Cường sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos từ ngày 14-17 tháng 1.
HĐTL Eurostoxx tăng 0.7% trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL chỉ số DAX của Đức tăng 0.6%
- HĐTL chỉ số FTSE của Anh tăng 0.4%
HĐTL các chỉ số châu Âu tăng cao hơn sau pha phục hồi của chứng khoán Mỹ trong phiên thứ Năm. Khẩu vị rủi ro được cải thiện, với HĐTL chỉ số S&P 500 tăng 0.2% và Nasdaq tăng 0.4%. Tuy nhiên, hiện vẫn còn sớm trước thềm công bố dữ liệu CPI Mỹ - nhân tố quyết định diễn biến các thị trường tối nay.
Quan chức ECB Villeroy: Cam kết đưa lạm phát về 2% vào cuối năm 2025
Thống đốc NHTW Pháp và đồng thời là thành viên thuộc Hội đồng ECB tái khẳng định:
- Cam kết đưa lạm phát về 2% vào cuối năm 2025
- Nền kinh tế Pháp đang chậm lại nhưng mạnh mẽ hơn lo ngại
- Khẳng định ước tính tăng trưởng nền kinh tế Pháp trong năm 2024 là 0.9%
BOJ duy trì đánh giá cho 6 trên 9 khu vực của Nhật Bản trong báo cáo mới nhất
Nhìn vào chi tiết, điều quan trọng nhất là BOJ lưu ý rằng một số công ty lớn đã công bố kế hoạch tăng lương bằng hoặc cao hơn tốc độ của năm ngoái. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong khu vực vẫn chưa đạt được quyết định cụ thể về việc tăng lương.