Quan chức ECB Wunsch: Chúng ta đang trong giai đoạn đình lạm
- Cần phải chắc chắn rằng lạm phát sẽ đạt được mục tiêu 2% trước khi cắt giảm lãi suất.
- Đã kêu gọi thảo luận về việc sớm chấm dứt việc tái đầu tư PEPP
Chỉ số giá sản xuất công nghiệp (PPI) của Hoa Kỳ giảm mạnh so với dự kiến
- Tháng trước: 0.4%
- Chỉ số giá sản xuất công nghiệp (PPI) MoM -1.0% so với dự kiến 0.2%
- PPI YoY -2.7% so với 0.6% tháng trước
- Giá nguyên liệu thô MoM -2.5% so với 3.9% tháng trước (được điều chỉnh từ 3.5%)
- Giá nguyên liệu thô YOY -0.8% so với 2.9% tháng trước (được điều chỉnh từ 2.4%)
Số lượt khởi công xây dựng nhà ở tại Hoa Kỳ trong tháng 10 đạt 1.372M, dự kiến 1.350M
Trước đó là 1.358M
Số lượt khởi công tăng 1.9%
Số giấy phép xây dựng: 1.487M, dự kiến 1.450M
Số giấy phép xây dựng trước đó: 1.471M
Dầu tăng vào thứ Sáu dù đã giảm 5% trong tuần
- Giá dầu WTI có khả năng sẽ kết thúc tuần với mức lỗ đáng kể.
- Đồng đô la Mỹ suy yếu khi thị trường định giá Fed đã hoàn thành việc tăng lãi suất.
- Thị trường có thể chứng kiến giá dầu tăng vọt trong ngắn hạn do tin đồn từ OPEC, nhưng không loại trừ khả năng suy giảm thêm.
Tổng hợp phiên Âu ngày 17/11: USD giảm cùng lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ
Các tin chính:
- USD/JPY giảm xuống dưới 150.00 khi lợi suất tiếp tục giảm
- Đồng đô la tiếp tục giảm mạnh trên diện rộng
- Quan chức ECB Holzmann: Chúng tôi sẵn sàng tăng lãi suất nếu cần thiết
- Doanh số bán lẻ tháng 10 của Vương quốc Anh -0.3% so với dự kiến +0.3% m/m
- CPI tháng 10 chính thức của khu vực đồng euro +2.9% so với +2.9% y/y sơ bộ
- Cán cân thanh toán vãng lai tháng 9 của khu vực đồng euro là 31.2 tỷ euro so với 27.7 tỷ euro trước đó
- Tỷ lệ lạm phát cơ bản của Nhật có khả năng tăng nhanh trở lại trong tháng trước - Khảo sát của Reuters
- Trung Quốc, Mỹ nhất trí tổ chức cuộc họp nhóm công tác thương mại đầu tiên vào quý 1 năm 2024
- EU cấm bán tàu chở dầu thô hoặc sản phẩm xăng dầu cho Nga
Thị trường:
- JPY dẫn đầu đà tăng, USD giảm trong ngày
- Cổ phiếu châu Âu tăng; S&P 500 tăng 0.2%
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ 10 năm giảm 3.1 bps xuống còn 4.414%
- Vàng tăng 0.4% lên 1,988.94 USD
- Dầu thô WTI tăng 1.3% lên 73.82 USD
- Bitcoin tăng 1.0% lên 36,320 USD
Sau những động thái vào thứ Ba, thị trường ít biến động và dường như đang tiếp tục xu hướng này đến cuối tuần. Đồng đô la bị bán tháo, những tài sản khác được mua mạnh trong phiên Âu ngày hôm nay.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục giảm, điều này đã khiến đồng bạc xanh trượt giá khi USD/JPY giảm xuống dưới 150.00 và ảnh hưởng đến các cặp tiền đô la khác trong phiên giao dịch.
Cặp tiền này đã giảm từ 150.60 xuống 149.25, giảm 0.9% trong ngày. Điều đó đã giúp thúc đẩy sự phục hồi của EUR/USD và GBP/USD, với EUR/USD tăng 0.1% từ mức 1.0830 lên 1.0860 trong khi GBP/USD tăng lên 1.2430 sau khi giảm xuống mức 1.2375 sau báo cáo bán lẻ hơi tiêu cực của Vương quốc Anh.
Các loại tiền tệ hàng hóa cũng đang tìm cách lấy lại đà tăng sau trạng thái ảm đạm trong vài phiên giao dịch gần đây, với AUD/USD đặc biệt đang tiến dần về mức 0.6500.
Khi lợi suất giảm, cổ phiếu cũng tiếp tục đà tăng mạnh, các chỉ số châu Âu dự kiến sẽ kết thúc tuần với một sự khởi sắc và hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ cũng tăng nhẹ trong ngày.
Trong lĩnh vực hàng hóa, vàng đang tăng và hướng tới mức 2,000 đô la trong khi dầu cũng đang tăng hơn 1% lên gần 74 đô la khi các nhà đầu tư đang nhanh chóng bán tháo đồng đô la để mua những tài sản khác.
EU ban hành lệnh cấm bán tàu chở dầu thô hoặc sản phẩm dầu mỏ cho Nga
- EU đã ban hành lệnh cấm bán hoặc sử dụng các tàu (vận chuyển dầu thô hoặc các sản phẩm dầu mỏ) có nguồn gốc bất kỳ tại Nga
- Cấm nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp, mua hoặc chuyển giao kim cương từ Nga
- Lệnh cấm bao gồm các đá quý được gia công ở nước thứ ba
- Từng bước cấm kim cương Nga được gia công ở nước thứ ba từ tháng 3/2024
Lệnh cấm này dự kiến sẽ không làm ảnh hưởng đáng kể đến Nga sau hơn một năm xung đột với Ukraine, khiến các động thái này không còn gây ngạc nhiên trong khu vực.
USD tiếp tục giảm sâu hơn trên diện rộng
USD chuẩn bị cho một tuần giao dịch tồi tệ, đặc biệt là sau báo cáo CPI thứ Ba vừa qua. Lợi suất TPCP Hoa Kỳ giảm sâu hơn gây áp lực lên USD, với USD/JPY hiện giảm 0.9% xuống 149.30.
Lợi suất TPCP Hoa Kỳ 10 năm giảm 5.2bp xuống 4.39% và chứng khoán đang tận dụng cơ hội này để phục hồi. Các chỉ số châu Âu tăng khoảng 1% và HĐTL chỉ số S&P 500 hiện tăng 0.2% trong ngày.
Trên thị trường FX, USD hiện đã giảm hơn 20pip trong ngày, EUR/USD tăng 0.2% lên 1.0870 và GBP/USD hồi lên hơn 1.2400 sau khgiamr xuống 1.2375 do báo cáo Doanh số bán lẻ Anh kém khả quan. Trong khi đó, AUD/USD hiện đang kiểm tra kháng cự quan trọng 0.6500.
Quan chức ECB Holzmann: Sẵn sàng tăng lãi suất lần nữa nếu cần thiết
- Thị trường nên biết rằng công việc xử lý lạm phát vẫn chưa kết thúc
- Chuyện gì cũng có thể xảy ra trong cuộc họp tháng 12
Khi được hỏi liệu có loại trừ việc cắt giảm lãi suất vào quý 2 năm sau hay không, ông trả lời "điều đó sẽ hơi sớm". Câu hỏi đặt ra liệu là còn quá sớm để loại bỏ việc cắt giảm lãi suất hay ông cho rằng quý II là quá sớm để cắt giảm lãi suất?
Phe mua AUD/USD tiến hành kiểm tra kháng cự 0.6500
AUD/USD đã tích lũy gần đỉnh tháng 11 trong 3 ngày qua, nhưng he mua có vẻ đã giành chiến thắng khi tết tuần giao dịch. AUD hưởng lợi từ việc USD và lợi suất TPCP đồng loạt suy yếu đang tiến tới kiểm tra mốc 0.6500. Đây là cơ hội thứ 2 trong tuần để phe mua gia tăng vị thế và break qua kháng cự quan trọng này.
Trên khung D1, AUD/USD đã tăng vượt đường MA 100 ngày và kháng cự 0.6500, thêm vào đó khẩu vị rủi ro được cải thiện sẽ củng cố cho đà tăng của cặp tiền trong tuần tới. Mục tiêu tiếp theo của phe bán có thể là hỗ trợ MA 200 ngày tại 0.6593
CPI tháng 10 tại khu vực Eurozone tăng 2.9% như dự báo
- Chỉ số CPI: +2.9% y/y (dự báo: +2.9%, trước đó: +4.3%)
- Chỉ số CPI lõi: +4.2% y/y (dự báo: +4.2%, trước đó: +4.5%)
Báo cáo CPI được công bố đúng như dự báo do lạm phát Eurozone được cho là sẽ tiếp tục giảm trong tháng 10. Nhưng lạm phát lõi hàng năm vẫn trên 4%, nhưng đây vẫn chưa phải thời điểm để ECB có thể "tự mãn".
Lợi suất TPCP Hoa Kỳ 10 năm hướng tới đường MA 100 ngày
Lợi suất TPCP Hoa Kỳ giảm đang gây áp lực lên USD trong phiên Âu.
Trong phiên giao dịch kết tuần, trọng tâm lúc này đang là thị trường trái phiếu. Lợi suất TPCP tiếp tục giảm trong phiên Âu đang chi phối biến động thị trường trên diện rộng. Đáng chú ý, USD/JPY hiện giảm gần 0.8% xuống 149.50 trong khi chứng khoán tăng nhẹ. HĐTL chỉ số S&P 500 tăng 0.25%. Các diễn biến này xảy ra trong bối cảnh lợi suất 10 năm giảm xuống 4.385% và đang hướng tới ngưỡng kỹ thuật quan trọng.
Trên khung D1, lợi suất 10 năm đang giảm xuống gần đường MA 100 ngày tại 4.34%. Phá qua hỗ trợ này sẽ chi phối mạnh mẽ biến động tiếp theo trên thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, phe bán cũng có thể gia tăng các vị thế và đẩy lợi suất lên cao hơn.
Thặng dư tài khoản vãng lai của Châu Âu tiếp tục tăng
- Tài khoản vãng lai khu vực Eurozone tháng 9: 31.2 tỷ euro (Dự báo: 20.3 tỷ. Trước đó: 27.7 tỷ, điều chỉnh: 31 tỷ)
Số liệu chi tiết:
Chứng khoán châu Âu tích cực trong phiên kết thúc tuần
- Chỉ số Eurostoxx tăng 0.4%.
- Chỉ số DAX Đức tăng 0.4%.
- Chỉ số CAC 40 Pháp tăng 0.4%.
- Chỉ số FTSE Anh tăng 0.5%.
- Chỉ số IBEX Tây Ban Nha tăng 0.5%.
- Chỉ số FTSE MIB Ý tăng 0.4%.
Một khởi đầu tích cực sau phiên giao dịch trái chiều ngày hôm qua. Đối với thị trường Đức, đây sẽ là tuần tăng thứ ba liên tiếp khi các cổ phiếu đang tìm kiếm viễn cảnh tốt hơn vào cuối năm. Trong khi đó, hợp đồng tương lai Mỹ chỉ tăng nhẹ, với S&P 500 tăng 0.1% trong ngày.
Bước tiến mới trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung
Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đồng ý tổ chức cuộc họp nhóm làm việc thương mại đầu tiên vào quý 1 năm 2024, theo xác nhận của Bộ Thương mại Trung Quốc. Đây là một bước đi khá tốt để giảm bớt căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nước.
Đây là một trong những kết quả mà cả hai nước đã đạt được thông qua cuộc gặp mặt giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden
Đồng bảng Anh yếu đi sau số liệu bán lẻ gây thất vọng
Ngành bán lẻ tại Anh tiếp tục gây thất vọng khi số liệu thấp một cách đáng kể so với dự báo. Doanh nghiệp cho biết áp lực chi phí sinh hoạt và thời tiết ẩm ướt trong nửa cuối tháng 10 đã đóng góp vào mức giảm này. Có thể thấy, khi lạm phát tiếp tục dai dẳng, các hộ gia đình tiếp tục thắt lưng buộc bụng khiến ngành bán lẻ chịu ảnh hưởng.
GBPUSD đã giảm từ 1.2412 xuống mức 1.2380 ở thời điểm hiện tại. Dù đồng đô la đã đã yếu hơn rất nhiều so với đầu tuần, các dữ liệu bán lẻ và lạm phát gây thất vọng không giúp đồng Bảng Anh tận dụng được điều đó
Ngoài ra, EUR/GBP cũng đang bắt đầu giằng co xung quanh mức 0.8750-55 - các vùng giá đáo hạn của hợp đồng quyền chọn của cặp tiền này.
Cổ phiếu Châu Âu tích cực trước phiên giao dịch
- Hợp đồng tương lai Eurostoxx tăng 0.3%
- Hợp đồng tương lai DAX Đức tăng 0.2%.
- Hợp đồng tương lai FTSE Anh tăng 0.2%.
Thị trường châu Âu đang có xu hướng tăng nhẹ vào ngày mới, mặc dù tâm lý thị trường chung vẫn còn khá thận trọng. Trong khi đó hợp đồng tương lai Mỹ không có nhiều thay đổi sau phiên giao dịch ngày hôm qua, cho thấy khẩu vị rủi ro đang dần xấu đi.
Doanh số bán lẻ tại Anh sụt giảm
- Doanh số bán lẻ tháng 10 giảm 0.3% so với tháng trước. (Dự báo: 0.3%. Trước đó: -0.9%, điều chỉnh: -1.1%)
- Doanh số bán lẻ tháng 10 giảm 2.7% so với cùng kỳ (Dự báo: -1.5%. Trước đó: -1.0%, điều chỉnh: -1.3%)
- Doanh số bán lẻ trừ nhiên liệu giảm 0.1% so với tháng trước (Dự báo: 0.4%. Trước đó: -1.0%, điều chỉnh: -1.3%)
- Doanh số bán lẻ trừ nhiên liệu giảm 2.4% so với cùng kỳ (Dự báo: -1.5%. Trước đó: -1.2%, điều chỉnh: -1.5%)
Lạm phát tại Nhật có thể tăng tốc trở lại
Theo cuộc thăm dò mới nhất của Reuters, lạm phát tại Nhật có khả năng tăng tốc trở lại trong tháng 10:
- Chỉ số CPI lõi được ước tính ở mức 3.0% trong tháng 10, tăng từ mức 2.8% trong tháng trước, đánh dấu 19 tháng liên tiếp vượt qua mốc 2%
- Mitsubishi UFJ cho biết “Mức tăng lạm phát so với cùng kỳ năm trước dự kiến sẽ tăng lên khi chính phủ đã giảm các khoản trợ cấp cho hóa đơn điện và khí đốt”.
Dữ liệu bán lẻ Anh là tâm điểm phiên Châu Âu hôm nay
Cập nhật thị trường:
- Đồng Đô la tiếp tục đi ngang trong bối cảnh lợi suất trái phiếu hồi phục nhẹ.
- Đồng AUD và NZD tiếp tục yếu đi với AUD/USD giảm về dưới mức 0.6500
- USD/JPY hiện đang giữ ở mức 150.60 sau khi tiếp cận 151.00. Mức 150.00 quan trọng vẫn được giữ vững.
- Ở thị trường chứng khoán, cổ phiếu tiếp tục đi ngang ở mức cao sau khi bùng nổ vào thứ Ba.
Phiên Châu Âu sắp tới, Doanh số bán lẻ tại Anh Quốc sẽ là điểm nhấn với mức phục hồi dự kiến là 0.3% trong tháng 10. Tuy vậy, số liệu này có xu hướng chênh lệch khá nhiều so với dự báo nên đây sẽ là một số liệu cần chú ý đối với đồng bảng trong phiên giao dịch sắp tới
Lịch kinh tế cho phiên Châu Âu:
- 14h00: Doanh số bán lẻ Anh tháng 10
- 16h00: Dư nợ tài khoản hiện tại khu vực đồng euro tháng 9
- 15h00: Chỉ số giá tiêu dùng cuối cùng khu vực đồng euro tháng 10
Cập nhật thị trường: JPY dẫn đầu đà tăng, NZD yếu nhất trong nhóm G7
- USDJPY hiện đang ở mức 150.58
- NZDUSD dao động quanh 0.5960
Thống đốc BOJ Ueda cho biết hiện chưa thể nói khi nào BOJ sẽ chấm dứt chính sách siêu nới lỏng
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Ueda tiếp tục điều trần tại quốc hội:
- Hiện chưa thể nói khi nào BOJ sẽ chấm dứt chính sách siêu nới lỏng
- Nếu lãi suất tăng mạnh do bình thường hóa tiền tệ, điều đó sẽ ảnh hưởng đến tiền lương do sụt giảm việc làm
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida
Tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản Kishida sau cuộc họp, có nhiều điểm tranh cãi giữa hai bên:
- Có nhiều lĩnh vực cùng quan tâm cũng như vấn đề giữa Nhật Bản và Trung Quốc
- Có thể tái khẳng định rằng Trung Quốc và Nhật Bản sẽ hướng tới mối quan hệ chiến lược dựa trên lợi ích chung
- Mong đợi phản ứng bình tĩnh từ Trung Quốc về việc xả nước thải Fukushima
- Truyền đạt sự quan ngại sâu sắc về tình hình tranh chấp quần đảo Senkaku cũng như việc tăng cường các hoạt động chung với Nga gần vùng biển Nhật Bản
- Yêu cầu trả tự do nhanh chóng cho các doanh nhân Nhật Bản bị giam giữ
- Tổ chức các cuộc thảo luận trên phạm vi rộng bao gồm các cuộc đàm phán cấp cao về kiểm soát xuất khẩu
- Yêu cầu Trung Quốc dỡ bỏ phao xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku ngay lập tức
Tổng hợp thị trường nửa đầu phiên Á: Thống đốc BOJ Ueda cho biết sẽ duy trì chính sách nới lỏng
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Ueda đã phát biểu tại quốc hội ngày hôm nay. Ông đã đề cập rất nhiều về triển vọng kinh tế và chính sách, nhưng không có gì đáng ngạc nhiên khi ý chính rút ra là BOJ sẽ “kiên nhẫn duy trì chính sách nới lỏng”. Ueda cho biết việc rút lui sẽ được xem xét khi Ngân hàng có thể kỳ vọng lạm phát sẽ đạt mục tiêu ổn định và bền vững giá.
USD/JPY biến động nhẹ trong phiên, các cặp tiền tệ chính khác cũng giao dịch trong phạm vi hẹp.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Lagarde sẽ có bài phát biểu vào hôm nay
- 15:00 - Giám đốc ngân hàng trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau sẽ phát biểu tại một hội nghị do cơ quan quản lý khu vực tài chính ACPR của Pháp tổ chức
- 15:00 - Thống đốc Ngân hàng Tây Ban Nha Pablo Hernandez De Cos khai mạc hội nghị tài chính ở Madrid
- 15:30 - Bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch ECB Christine Lagarde tại Đại hội Ngân hàng Châu Âu Frankfurt lần thứ 33
- 18:00 - Robert Holzmann, người đứng đầu Ngân hàng Quốc gia Áo, phát biểu tại câu lạc bộ phóng viên kinh tế
- 23:00 - Piero Cipollone, thành viên hội đồng quản trị ECB, tham gia hội nghị bàn tròn trực tuyến về đồng euro kỹ thuật số do Greens/EFA tổ chức tại Nghị viện Châu Âu
Bitcoin giảm xuống dưới $36.4K
Bitcoin có thời điểm tăng hơn 1% lên trên $36.6K đầu phiên Á nhưng hiện quay đầu giảm nhẹ xuống dưới $36.4K:
Chính phủ Liên bang Australia đã hủy bỏ hơn 50 dự án cơ sở hạ tầng trị giá 11.6 tỷ AUD
Cục Đánh giá Cơ sở hạ tầng đã khuyến nghị loại bỏ 82 dự án khỏi nguồn tài trợ của liên bang, 36 dự án nên được điều chỉnh lại phạm vi và 156 dự án nên tiếp tục.
Các lý do được trích dẫn bao gồm chi phí tăng cao do thiếu nhân công, hạn chế của chuỗi cung ứng và lạm phát cao.
Việc hủy bỏ hơn 50 dự án cơ sở hạ tầng trị giá 11.6 tỷ AUD được cho là sẽ thúc đẩy nền kinh tế về mặt tài chính và hỗ trợ Ngân hàng Dự trữ Úc trong việc giảm lạm phát:
- Động thái này sẽ chuyển khoảng 7 tỷ USD tiền tiết kiệm sang thực hiện các dự án hiện có
- Tổng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng sẽ không thay đổi
Thống đốc BOJ Ueda: Không thể khẳng định chắc chắn rằng JPY yếu có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Nhật Bản
Thống đốc BOJ Ueda cho biết:
- Không thể khẳng định chắc chắn rằng đồng Yên yếu có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Nhật Bản
- Đồng Yên yếu đẩy lạm phát trong nước lên do chi phí nhập khẩu tăng
- Đồng Yên yếu tác động tích cực đến xuất khẩu, lợi nhuận của các công ty Nhật Bản hoạt động trên toàn cầu
- Sẽ không bình luận về biến động tỷ giá hối đoái
- Vào thời điểm gần đạt được mục tiêu lạm phát, chúng tôi có thể sẽ thảo luận về chiến lược, hướng dẫn thoát khỏi chính sách nới lỏng, bao gồm cả việc mua ETF của chúng tôi
- BOJ chưa có kế hoạch cụ thể về cách bán ETF
- Khi bán ETF, chúng tôi sẽ thực hiện theo cách tránh tối đa việc gây gián đoạn thị trường và tạo tổn thất lớn trên bảng cân đối kế toán của BOJ.
Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Akazawa: Sẽ can thiệp nếu tỷ giá hối đoái biến động quá mức
Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Akazawa cho biết:
- Không cân nhắc mức tỷ giá cụ thể khi quyết định thời điểm can thiệp
- Bất kỳ sự can thiệp ngoại hối nào cũng sẽ nhằm mục đích ngăn chặn sự biến động quá mức
- Chúng tôi sẽ không can thiệp chỉ vì đồng yên đang suy yếu
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1728
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2430
- PBOC bơm 352 tỷ reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi là 1.8%
- 203 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản bơm ròng 149 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
UBS Global Wealth Management đưa ra nhận định về triển vọng kinh tế năm 2024
UBS Global Wealth Management đưa ra nhận định về triển vọng kinh tế năm 2024:
- Sức mạnh của nền kinh tế Mỹ vào năm 2023 có thể sẽ nhường chỗ cho tốc độ tăng trưởng chậm hơn, mặc dù vẫn tích cực, vào năm 2024, trong khi tốc độ tăng trưởng của châu Âu sẽ vẫn ở mức thấp và Trung Quốc sẽ bước vào một trạng thái “bình thường mới” với tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhưng có khả năng đạt chất lượng cao hơn.
- Các ngân hàng trung ương dự kiến sẽ bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất vào năm tới
- Chính trị sẽ có vai trò to lớn vào năm 2024, với cuộc bầu cử sắp tới ở Hoa Kỳ cũng như những căng thẳng và chiến tranh địa chính trị đang diễn ra.
Khuyến nghị cốt lõi cho năm tới:
- Quản lý thanh khoản: Với lãi suất dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, các nhà đầu tư nên cân nhắc hạn chế tổng số dư tiền mặt và tận dụng cơ hội tối ưu hóa lợi suất bằng cách sử dụng tiền gửi có kỳ hạn cố định, trái phiếu. Trái phiếu với uy tín cao sẽ mang lại cả lợi nhuận và khả năng tăng vốn, trong khi các cổ phiếu có bảng cân đối kế toán ổn định và tỷ suất lợi nhuận bền vững có khả năng ở vị trí tốt nhất để tạo ra thu nhập mặc dù tăng trưởng kinh tế yếu hơn.
- Giao dịch nhiều loại tiền tệ và hàng hóa: Với việc đồng USD dự kiến sẽ vẫn được hỗ trợ tốt ở mức hiện tại và giá dầu giao dịch trong biên độ 90–100 USD/thùng, các chiến lược mua tiền tệ một cách có hệ thống dưới mức hiện tại sẽ mang lại cơ hội.
- Phòng ngừa rủi ro thị trường: Sự không chắc chắn về địa chính trị có nghĩa là các nhà đầu tư cần chuẩn bị cho những biến động sắp tới. Ngoài việc đa dạng hóa, các nhà đầu tư có thể bảo vệ danh mục đầu tư hơn nữa trước những rủi ro cụ thể thông qua chiến lược bảo toàn vốn, sử dụng các lựa chọn thay thế hoặc với các vị thế trong dầu và vàng.
- Đa dạng hóa với tín dụng thay thế: Bối cảnh lãi suất thấp hơn, giá cả tăng cao và biến động chênh lệch do số dư nợ toàn cầu cao đang hỗ trợ cho các chiến lược tín dụng khác nhau bao gồm chênh lệch tín dụng và nợ khó đòi.