Vàng thiết lập mức đỉnh mới
Giá vàng vượt qua mức cao nhất trong tháng 7 là 2484 USD sau sự phục hồi mạnh mẽ từ mức giảm ngày hôm qua.
Mức tiếp theo cần chú ý là $2500.
Giá vàng vượt qua mức cao nhất trong tháng 7 là 2484 USD sau sự phục hồi mạnh mẽ từ mức giảm ngày hôm qua.
Mức tiếp theo cần chú ý là $2500.
Bộ trưởng Tài chính Suzuki của Nhật Bản đưa ra bình luận:
Đồng USD đang tăng nhẹ so với nhóm G7 khi chỉ số DXY tăng 0.05% lên 93.92
Mục tiêu lợi suất trái phiếu của RBA là trọng tâm chính trong cuộc họp được mong đợi nhiều vào hôm nay, sau khi NHTW này cho phép thị trường bán tháo vào tuần trước mà không đưa ra hành động. Một số nhà kinh tế hiện kỳ vọng ngân hàng trung ương của Úc sẽ từ bỏ mục tiêu 0.1% cho trái phiếu đáo hạn tháng 4 năm 2024 - và nếu Thống đốc Philip Lowe lên lịch họp báo, đó sẽ là dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi chính sách. Ngược lại, Bloomberg Economics không mong đợi bất kỳ sự thay đổi lớn nào, ngay cả khi lạm phát tăng vọt. Các nhà hoạch định chính sách được cho là đang giữ lãi suất cơ bản ở mức 0.1%.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng lên một kỷ lục mới khi báo cáo doanh thu vững chắc.
Trong khi đó, dữ liệu ISM PMI cho thấy các thách thức chuỗi cung ứng đè nặng lên các nhà sản xuất trong tháng 10 dù số liệu cao hơn dự báo. Các quan chức Fed nhóm họp trong tuần này khi các nhà đầu tư lo ngại rằng nền kinh tế đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nguồn cung trên diện rộng nhất kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD giảm giá khi chỉ số DXY đánh mất mốc 94.00 và quay trở lại 93.80.
Cặp tiền EUR/USD đã tăng 20 pips lên 1.1580 vào ngày hôm nay. MUFG đã khuyến nghị bán EUR/USD ở mức 1.1650 với mục tiêu là 1.1300 và giá cắt lỗ ở 1.1850. Họ cho rằng quyết định của FOMC sẽ là chất xúc tác cho việc mua vào USD.
Các chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ mở cửa lên mức cao mới, dẫn đầu là chỉ số DowJones.
Trong khi đó, thị trường trái phiếu có mức thay đổi nhẹ. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 4.4 điểm cơ bản, đang giao dịch ở mức 1.60%.
Ở thị trường tiền tệ, sau khi chỉ số PMI của ISM được công bố vượt nhẹ so với dự báo, là động lực hỗ trợ cho đồng bạc xanh, chỉ số DXY tăng lên mức 93.970 điểm.
Chỉ số PMI Markit của Canada trong tháng 10 cải thiện lên mức 57.7, tăng nhẹ so với dự kiến 57.2. Đây là lý do lý giải cho việc BOC đối mặt với thách thức.
Số liệu doanh số bán lẻ của Đức được công bố trong ngày hôm nay gây thất vọng đối với các nhà kinh tế. Tuần này hứa hẹn sẽ là một tuần quan trọng đối với dữ liệu kinh tế thế giới và đặc biệt là các Ngân hàng trung ương.
Đối với phiên giao dịch Hoa Kỳ hôm nay, sẽ bắt đầu với số liệu sản xuất tháng 10 của Canada tiếp sau đó là Chỉ số PMI sản xuất của Mỹ được công bố vào 21h00 (theo giờ Việt Nam).
Nhiều chuyên gia nhận định nền kinh tế Trung Quốc đang xuất hiện nhiều dấu hiệu của tình trạng giảm phát. Giá cả tiếp tục tăng nhanh nhưng các số liệu mới nhất cho thấy hoạt động sản xuất đang giảm tốc đáng kể.
Chỉ số PMI tháng 10 giảm xuống còn 49,2 điểm, dưới ngưỡng 50 điểm phân cách giữa suy giảm và mở rộng. Đây cũng là tháng giảm thứ 2 liên tiếp.
Nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Janet Yellen cho rằng:
Hoa Kỳ hy vọng Trung Quốc sẽ đáp ứng các cam kết của mình trong thỏa thuận thương mại và có thể xem xét giảm một số thuế quan theo cách có đi có lại, Yellen nói với Reuters. Bà nói rằng thuế quan có xu hướng thúc đẩy giá cả trong nước và tăng chi phí tiêu dùng, vì vậy việc hạ thấp thuế quan sẽ có tác động khử lạm phát.
Cựu Tổng thống Donald Trump vừa lên tiếng chỉ trích Mark Zuckerberg – CEO Facebook trong một tuyên bố. Cụ thể, ông Trump nói rằng việc Zuckerberg ủng hộ 400 triệu USD cho các cơ quan bầu cử địa phương vào năm ngoái chính là hành động của kẻ "tội phạm".
Chỉ số PMI trong tháng 10 của Vương quốc Anh đạt 57.8 so với trước đó là 57.7
Trong ngày hôm nay, cặp tiền AUD/USD đã giảm 0.4% xuống dưới 0.7500, đáng chú ý hơn, mức giá này đang giảm xuống dưới cả hai đường trung bình động (Moving Average) 100 và 200 giờ lần đầu tiên kể từ đầu tháng 10.
Doanh số bán lẻ của Đức giảm mạnh 2.5% so với tháng trước, lệch với dự kiến là tăng 0.6%, theo số liệu chính thức do Destatis công bố hôm thứ Hai.
Trên cơ sở hàng năm, doanh số bán lẻ giảm -0,9% trong tháng 9, thấp hơn số liệu tháng 8 là +0.4% và thấp hơn ước tính +1.8% YoY.
Phản ứng thị trường
Đồng euro cho thấy ít phản ứng với sụt giảm trong doanh số bán lẻ của Đức. Các giao dịch chính đang ở mức 1.1554, hầu như không thay đổi trong hôm nay.
“Nếu WFP có thể mô tả chính xác 6 tỷ USD sẽ giải quyết nạn đói trên thế giới này như thế nào, tôi sẽ bán cổ phiếu Tesla ngay bây giờ và làm điều đó. Nhưng với điều kiện phải là mã nguồn mở, để cộng đồng có thể nhìn thấy rõ ràng cách khoản từ thiện này được chi như thế nào.”
Cộng đồng dường như đồng tình với quan điểm của Elon Musk. Phần lớn đều cho rằng Liên hợp quốc huy động hàng tỷ USD nhân danh các quốc gia nghèo nhất và chi phần lớn số tiền cho máy bay phản lực tư nhân, phí khách sạn, phí bảo hiểm và nhiều chi phí nhỏ lẻ khác, chứ không hoàn toàn nằm trong mục đích cải thiện tình hình đói nghèo tại những quốc gia này.
Trong tháng 10 vừa qua, đồng JPY suy yếu đáng kể. Một câu hỏi đặt ra là 'BoJ có lo lắng về điều này không?'. Câu trả lời của họ là 'Không, không hề'. Thống đốc Kuroda của BoJ cho biết:
Hiện tại, không có lo lắng lạm phát cho BoJ, việc đồng JPY yếu không đáng lo ngại. JPY vẫn là một loại tiền tệ tài trợ và là một dồng tiền tốt để ghép với các tiền tệ được thiết lập để tăng tỷ giá.
Vào ngày 29 tháng 19, CEO AMC là Adam Aron đã đăng khảo sát trên trang cá nhân của mình hỏi liệu người dùng có quan tâm đến việc thanh toán bằng Shiba Inu hay không. Vào thời điểm thực hiện bài viết, đã có đến 79,1% người đồng ý trả lời “Có”.
Sau đợt tăng kỷ lục, hệ sinh thái Shiba Inu đã mở rộng để bao gồm ShibaSwap, một sàn giao dịch phi tập trung (DEX), có tổng giá trị bị khóa (TVL) khoảng 537,92 triệu USD. Dự án NFT riêng của Shiba Inu lên đến 10.000 tác phẩm cũng đã thể hiện sức hấp dẫn tuyệt đối, được bán hết sạch trong 35 phút sau khi ra mắt.
Theo bà Yellen:
Cuộc đua ghế chủ tịch Fed nhiều khả năng sẽ là cuộc tranh chấp giữa ông Powell và bà Brainard, khi nhiệm kỳ hiện tại sẽ kết thúc vào tháng Hai tới. Thượng viện sẽ cần sớm quyết định ai sẽ giữ ghế, nhất là nếu họ không muốn tiếp tục ứng cử chủ tịch Powell thêm nhiệm kỳ nữa.
Theo ông Fumio Kishida:
Theo bà Janet Yellen:
Thị trường tiền tệ đang tiếp tục diễn biến ảm đạm khi không có quá nhiều biến động xảy ra. AUD, JPY và CHF đang là 3 đồng tiền biến động mạnh nhất, và cả ba điều giảm quanh 0.2%.
Trên thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương, đa phần các chỉ số đều đang tăng mạnh: Chỉ số Nikkei tăng 2.31%, chỉ số ASX tăng 0.66% và chỉ số Kospi tăng 0.5%. Riêng có chỉ số HSI giảm tới 1%.
Vàng chưa có nhiều thay đổi ở mức 1,783. Dầu cũng gần như đứng im ở mức $83.2/thùng.
Ngân hàng này cho biết các yếu tố cơ bản cho cổ phiếu đang dần biến mất, đặc biệt là việc Fed sắp thắt chặt và tăng lãi suất. Morgan Stanley cũng nói thêm rằng cổ phiếu đang hưởng lợi từ yếu tố thời vụ. Đà tăng sẽ kéo dài tới lễ Tạ ơn, tuy nhiên sau lúc đó sẽ rất khó nói.
Theo bà Ardent:
Các ca nhiễm tại New Zealand đang tiếp tục leo thang, đặc biệt tại thành phố lớn nhất nước này. Đồng NZD hôm nay vẫn chưa đổi sau tin, hiện ở mức 0.717 so với USD.
Theo KPMG, OPEC+ sẽ tiếp tục cân bằng giữa việc giữ giá dầu cao và tìm cách khôi phục nguồn ngân sách cạn kiệt, nhưng sẽ không để giá lên quá cao, khiến các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ nhảy vào cuộc chơi. Nhiều khả năng OPEC+ sẽ giữ nguyên sản lượng trong tuần tới, tuy nhiên, rất có thể sẽ tăng sản lượng thêm 600 nghìn thùng/ngày lên 1 triệu thùng/ngày.
Sau tin này, dần chưa có nhiều thay đổi, hiện ở mức $83.1/thùng.
Một phiên thứ Hai đầu tuần, đầu tháng khá ảm đạm khi các đồng G7 không biến động quá mạnh.
OPEC+ sẽ họp vào thứ Năm để thảo luận về kế hoạch cung cấp dầu của mình. Ả Rập Xê-út đã báo hiệu sự thận trọng về việc tăng sản lượng, khi các chuyên gia kỹ thuật của tổ chức hạ thấp kỳ vọng về thị trường hẹp hơn trong quý này.
Sự gia tăng đáng ngạc nhiên về giá tiêu dùng có thể đè nặng lên RBA vào thứ Ba. Fed có thể thông báo rằng họ sẽ bắt đầu thu hẹp QE vào thứ Tư, với lịch trình và tốc độ thu hẹp là trọng tâm chính. Và BOE sẽ bước lên "sân khấu" vào thứ Năm với một quyết định quan trọng sau những nhận xét gần đây của một số quan chức.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm hôm thứ Sáu khi các nhà giao dịch đánh giá báo cáo doanh thu các doanh nghiệp tại Mỹ và sự biến động của thị trường trái phiếu trong bối cảnh lo ngại về lạm phát và thắt chặt chính sách tiền tệ.
Trong khi đó áp lực lạm phát và triển vọng tăng lãi suất đã tác động mạnh đến thị trường trái phiếu. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 1.55% sau khi tăng trước đó.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD quay ngoặt 180 độ với đà tăng ấn tượng hỗ trợ bởi dòng tiền cuối tháng. Chỉ số DXY bứt phá qua mốc 94.00 để tiến tới 94.15 sau phiên thứ 5 giảm mạnh xuống 93.35.
Chứng khoán Mỹ tăng từ mức thấp nhất trong ngày khi các nhà giao dịch cân nhắc thu nhập đáng thất vọng và sự biến động thị trường trái phiếu gây ra bởi lo ngại về lạm phát và thắt chặt tiền tệ.
Trong khi đó, vàng hiện đang giảm mạnh tới 1.03% xuống $1,777/oz trong bối cảnh hàng loạt ngân hàng trung ương đang tiến đến quá trình bình thường hóa chính sách.
Đà tăng của dầu thô cũng đang chững lại, hiện giao dịch quanh mức 82.54 USD/thùng.
Trên thị trường FX, đồng USD đang thể hiện sức mạnh tuyệt đối với tất cả các đồng tiền chính, đặc biệt là qua EUR. Cặp tiền hiện giảm tới 1.06% xuống 1.1553 khi các trader đang định giá khả năng Fed cắt giảm bớt chương trình QE trong cuộc họp tuần tới trong khi ECB vẫn đang giữ quan điểm lạm phát chỉ là tạm thời và chưa vội hành động.
Xu hướng mua sắm sớm vẫn tiếp tục
Đợt mua sắm Giáng sinh đã bắt đầu vào tháng 10. Một cuộc khảo sát mới từ Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy một nửa số người Mỹ đã bắt đầu mua sắm.
Năm nay sẽ có một thách thức đặc biệt vì hoạt động mua sắm dường như đã bắt đầu sớm hơn trong bối cảnh cảnh báo về các vấn đề của chuỗi cung ứng. Với điều đó, tôi đặt cược vào doanh số bán lẻ tháng 10 mạnh mẽ nhưng thận trọng rằng nó có thể yếu đi trong tháng 11 và đặc biệt thấp trong tháng 12.
Các cuộc đàm phán trước hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 ở Rome kéo dài sang thứ Sáu, tiếp tục bế tắc với các vấn đề năng lượng và khí hậu. Một số quốc gia đã chỉ đích danh Trung Quốc, cho biết họ từ chối tăng cường các cam kết hạn chế tăng nhiệt độ và khai thác than, trong đó Nga và Ấn Độ cũng đang khiến vấn đề trở nên khó khăn hơn.
Các quốc gia chuẩn bị cam kết chấm dứt tài trợ quốc tế cho các nhà máy nhiệt điện than ở nước ngoài trong cuộc họp cuối tuần này nhưng đang đấu tranh để thống nhất thời điểm khi nào họ sẽ ngừng hỗ trợ nhiệt điện than ở trong nước, theo các quan chức trong cuộc đàm phán.
USD đang nhận được nhu cầu khá lớn trong ngày hôm nay mặc dù các dữ liệu kinh tế không quá tích cực cho đến hiện tại, có lẽ dòng tiền cuối tháng và kỳ vọng Fed "taper" trong cuộc họp tuần sau đang dẫn dắt hành động giá.
GDP tháng 8 của Canada đã gây ra sự thất vọng trước đây và điều đó tiếp tục được duy trì trong tháng 9 với ước tính ban đầu của Cơ quan Thống kê Canada cho thấy không có tăng trưởng trong tháng. Điều đó khiến tăng trưởng quý 3 chỉ ở mức 0.5%.
GDP tăng 2.2% trong quý thứ ba, phản ánh mức tăng trưởng mạnh hơn dự kiến ở Pháp và Ý.
GDP tăng trưởng nhanh nhờ vào sự thúc đẩy bởi chi tiêu tiêu dùng và sản lượng công nghiệp.
Lạm phát tăng nhanh hơn dự kiến lên 4.1%, được thúc đẩy bởi giá năng lượng.
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách ECB, Robert Holzmann cho biết:
Trong sự kiện Connect diễn ra lúc 0h ngày 29/10, CEO Mark Zuckerberg đã thông báo về việc công ty sẽ đổi tên từ Facebook thành Meta. Theo đó, tên mới Meta nhằm phản ánh đế chế truyền thông xã hội phát triển của mình.
Cùng lúc đóó, cổ phiếu của Meta Materials Inc. ( một công ty khoa học vật liệu có trụ sở tại Canada) đã tăng vọt 26% sau khi đã tăng 4,8% trong phiên, mặc dù Meta Materials không liên quan gì đến Facebook.
Nhờ đà tăng này, vốn hoá của công ty đã lên khoảng 1,3 tỷ USD nhưng vẫn chỉ bằng một phần nhỏ so với công ty với cái tên cũ Facebook.
Hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ giảm trước giao dịch Bắc Mỹ