Vàng thiết lập mức đỉnh mới
Giá vàng vượt qua mức cao nhất trong tháng 7 là 2484 USD sau sự phục hồi mạnh mẽ từ mức giảm ngày hôm qua.
Mức tiếp theo cần chú ý là $2500.
Giá vàng vượt qua mức cao nhất trong tháng 7 là 2484 USD sau sự phục hồi mạnh mẽ từ mức giảm ngày hôm qua.
Mức tiếp theo cần chú ý là $2500.
Sau một thời gian chịu sức ép và giảm xuống đáy ngày 1,780, vụ đánh bom tại Kabul có vẻ đã làm thị trường lo lắng và tâm lý risk-off bao trùm. Vàng lúc này đang hưởng lợi khi xóa bỏ toàn bộ đà giảm và tăng 0.35% trong ngày. Trước đó, vàng cũng đã lập đỉnh ngày tại 1,798. Hiện tại vàng đang được giao dịch quanh mức 1,796, tuy nhiên động lực tăng có thể vẫn còn.
Theo ông Robert Kaplan, cuộc họp tháng Chín sẽ là thời điểm thích hợp để công bố thắt chặt, và sau đó một hoặc hai tháng sẽ bắt đầu quá trình thắt chặt.
Đô la tiếp tục giữ vững sức mạnh sau tin này, hiện ở mức 93 điểm.
Vụ đánh bom tại Kabul, Afghanistan được biết đã làm ít nhất ba người Mỹ bị thương, và hiện tại thị trường đã bắt đầu phản ứng. Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều đang giảm sau tin: Chỉ số Dow Jones giảm 0.16%. Hai chỉ số Nasdaq và S&P 500 hiện giảm gần 0.4%. Mỹ sẽ tiếp tục điều tra về vụ đánh bom liều chết này.
Kể từ phiên thứ Ba, cặp tiền này không thể thoát khỏi biên độ 1.2580-1.2640, và hôm nay cũng không phải ngoại lệ. Dù lợi suất trái phiếu 10 năm tăng lên 1.37%, USD không thể bứt phá trước CAD. Ngoài ra, dầu thô từng bước hồi phục từ -1% từ đầu phiên Mỹ lên mức không đổi lúc này cũng đang hạn chế CAD giảm sâu hơn.
USDCAD nhiều khả năng sẽ đợi thêm xúc tác từ Jackson Hole để xác định rõ hướng đi.
Hiện tại, cặp tiền giao dịch quanh mức 1.2611.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đang khởi đầu phiên hôm nay một cách khá từ từ khi các nhà đầu tư cẩn trọng trước thềm hội nghị Jackson Hole. Tại đây chủ tịch Powell được kỳ vọng sẽ đưa ra tín hiệu thắt chặt. Dow Jones tạm thời là chỉ số tăng mạnh nhất, nhưng cũng chỉ tăng 0.1%. Hai chỉ số còn lại là S&P 500 và Nasdaq chưa có nhiều thay đổi. Tại châu Âu, sắc đỏ đang bao trùm tất cả chỉ số, giảm mạnh nhất lúc này là FTSE MIB và DAX, cùng giảm 0.35%.
Đồng bạc xanh đang mạnh lên trong phiên hôm nay. Có vẻ một số lời bình luận của chủ tịch Fed St. Louis James Bullard về lạm phát đã tạo đà đưa chỉ số DXY trở lại mức 93 điểm. Tất cả các đồng tiền lớn khác đều đang giảm so với USD: EUR và NZD giảm 0.16%, GBP và AUD giảm 0.33%.JPY giảm 0.17%. CAD giảm 0.3%. CHF đang là đồng tiền yếu nhất phiên, giảm tới 0.65% so với USD.
Vàng sau những bình luận của James Bullard cũng đang có dấu hiệu suy yếu, hiện giảm 0.3% xuống 1,785. Trước đó vàng cũng đã lập đáy ngày tại 1,780. Dầu giảm hơn 1% xuống $67.2/thùng.
Theo bà Esther George, những rủi ro từ chủng Delta sẽ không ảnh hưởng tới sự cấp thiết của thắt chặt. Điều quan trọng lúc này là giảm bớt lại việc mua trái phiếu.
Bà George không phải là người bỏ phiếu tại Fed trong vấn đề này.
Các HĐTL lại Mỹ hiện chưa có nhiều biến động trước thềm hội nghị Jackson Hole. HĐTL Dow Jones tăng 0.1%, HĐTL S&P 500 giảm 0.1%. Riêng HĐTL Nasdaq đang giảm sâu nhất, -0.24%. Nhìn chung, thị trường đang khá cẩn trọng trước cuộc họp quan trọng của Fed. Chủ tịch Powell được kỳ vọng sẽ đưa ra tín hiệu rằng Fed sẽ thắt chặt trong cuối năm nay. Lợi suất trái phiếu 10 năm tăng lên 1.37% và chỉ số DXY tăng 0.2% lên 93 điểm. Dầu giảm xuống $67.6/thùng, vàng giảm xuống 1,780.
Chủ tịch Fed Kansas City, bà George bình luận:
Thị trường có một phiên giao dịch khá im ắng khi nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu GDP lúc 7h30 tối nay và sự kiện Jackson Hole ngày mai.
Quan điểm mới nhất của họ có khả năng dựa trên việc Fed cắt giảm QE vào cuối năm và kỳ vọng lạm phát cao hơn.
Tuy vậy, mốc 1.55% không có gì đáng kể khi bạn nhìn vào bức tranh lớn. Fed có thể điều chỉnh và tạo cơ sở để tăng lãi suất nhưng nó không có khả năng làm thay đổi quỹ đạo tổng thể của lợi suất.
Đối với các nhà đầu tư, sự thông qua của chính sách tài khóa Hoa Kỳ, khả năng tăng thuế tại Mỹ và mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ là ba nội dung chính cần theo dõi khi chúng ta tiến tới mùa thu, theo các chuyên gia từ Morgan Stanley.
Cổ phiếu giảm vào thứ Năm trong bối cảnh cổ phiếu công nghệ và hàng hóa giảm do thị trường vẫn thận trọng trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang, nơi Powell có thể cung cấp thêm manh mối về cách tiếp cận cắt giảm kích thích.
Vàng cũng đang bước vào ngày thứ 3 yếu đi liên tiếp khi lợi suất Mỹ tiếp tục mạnh lên, giao dịch quanh mức $1,785/oz.
Tâm lý lo ngại rủi ro đang trở lại và điều này cũng khiến giá dầu sụt giảm bất chấp báo cáo tồn kho dầu thô vào hôm qua tích cực hơn dự kiến, hiện dầu WTI giao dịch quanh mức 67.61 USD/thùng.
Trên thị trường FX, đồng USD đang phục hồi so với tất cả các đồng tiền chính nhưng nhìn chung mức biến động vẫn tương đối thấp. Lịch trình Jackson Hole sẽ được công bố vào đêm nay và các quan chức tại ECB cũng sẽ phát biểu trước đó. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ cũng có thể tác động lớn lên thị trường khi các nhà đầu tư đều đang kỳ vọng Fed sẽ không vội đưa ra kế hoạch “taper” mà sẽ chờ thêm các dữ liệu việc làm trong tháng 9, do đó một con số tích cực hơn dự kiến có thể sẽ đẩy USD lên cao hơn.
Sự kiện lớn trong tuần này sẽ khai mạc vào ngày mai, mang chủ đề "Chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế không đồng đều". Chương trình nghị sự đầy đủ sẽ được công bố trên trang web của Fed Kansas vào đêm nay.
Bài phát biểu của Powell sẽ diễn ra vào lúc 21:00 ngày mai và đây sẽ là sự kiện tâm điểm trong tuần.
Phát biểu của Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản, Yasutoshi Nishimura
Ông đặc biệt đề cập đến tác động của việc lây lan COVID-19 ở châu Á và tác động đối với chuỗi cung ứng của Nhật Bản.
Dữ liệu mới nhất do ECB phát hành - ngày 26 tháng 8 năm 2021
Trước đó + 8.3%
Mặc dù con số tiêu đề có vẻ như đã giảm đi đôi chút, nhưng hãy lưu ý rằng sự tăng tốc vào năm ngoái diễn ra trong bối cảnh ECB bơm ra thị trường với lượng thanh khoản dồi dào để đảm bảo các điều kiện tài chính không bị ảnh hưởng.
Nhận xét của Bộ Thương mại Trung Quốc:
Hạn chế về công suất và gián đoạn chuỗi cung ứng là một trong hai vấn đề chính đang gây trở ngại triển vọng kinh tế và chúng sẽ không sớm biến mất.
Goldman Sachs:
Morgan Stanley kỳ vọng lợi suất của Hoa Kỳ tăng lên, trích dẫn Cục Dự trữ Liên bang đang tiến gần đến "taper" hơn, điều này sẽ hỗ trợ đồng đô la Mỹ, đặc biệt là so với các đồng có lợi suất thấp như CHF và JPY.
Dữ liệu CME Group cho thấy số lượng mở vị thế đã tăng khoảng 12.4 nghìn hợp đồng, đảo ngược 8 cú pullback trước đó. Đồng thời, khối lượng giao dịch tăng lên khoảng 56.6 nghìn hợp đồng. Giá WTI đã mở rộng đà phục hồi phiên thứ ba liên tiếp vào thứ Tư, mở ra cánh cửa cho đà phục hồi trong thời gian rất gần. Khối lượng và số lượng mở vị thế tăng đã hỗ trợkỳ vọng WTi hướng tới mục tiêu tiếp theo ở mốc $ 70.00/thùng.
Dữ liệu từ một khảo sát gần đây cho thấy rằng có khoảng 6% nguồn cung lưu hành của Bitcoin đang được tích luỹ bởi các nhà quản lý tài sản, công ty tư nhân, và công ty đại chúng. Điều này dự báo rằng việc áp dụng các tài sản tiền mã hoá ngày càng tăng cao.
Theo Buy Bitcoin WorldWide, có đến 816,379 BTC trị giá 40.1 tỷ USD đang được nắm giữ bởi 14 nhà phát hành quỹ Bitcoin và một số đơn vị quản lý tài sản. Con số này chiếm khoảng 4% tổng cung của đồng tiền mã hoá lớn nhất thế giới.
Sự gia tăng số ca nhiễm tại Sydney và bang New South Wales - tâm điểm của làn sóng rất đáng báo động.
Hôm nay, bang NSW đã báo cáo 1029 ca nhiễm mới. Có tới 935 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Các lệnh phong toả bang NSW kéo dài đến ngày 10 tháng 9
Giá đồng giảm hôm thứ Năm khi các nhà đầu tư chú ý đến cuộc họp quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ dự kiến diễn ra vào cuối tuần này, có thể tiết lộ kế hoạch thắt chặt chính sách ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Hợp đồng tương lai Đồng 3 tháng trên Sàn London CMCU3 giảm 0.2% xuống 9,336.50 USD/tấn vào lúc 0209 GMT, trong khi hợp đồng tương lai tháng 10 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải SCFcv1 giảm 0.4% xuống 69,000 nhân dân tệ (10,648.31 USD)/tấn.
Đồng thường được sử dụng như một thước đo sức khỏe kinh tế toàn cầu và sự suy giảm của Hoa Kỳ có thể làm chậm sự phục hồi của đất nước sau đại dịch suy giảm và thúc đẩy đồng đô la, điều này làm cho kim loại này trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Trung Quốc cam kết đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội quan trọng trong năm nay đồng thời tuân thủ các biện pháp kiểm soát virus nghiêm ngặt, Chủ tịch Tập Cận Bình của nước này cho biết trong một bài xã luận cho tờ People’s Daily hôm thứ Năm. Cụ thể, ông cho biết “Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong các nỗ lực hồi sinh nông thôn của Trung Quốc. Chính quyền địa phương cần tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và hệ thống dịch vụ công, lấp đầy khoảng trống trong các dịch vụ y tế công cộng, thúc đẩy lối sống lành mạnh và thân thiện với môi trường ”. "Để xây dựng một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, Trung Quốc phải xây dựng cả một thành phố thịnh vượng và một vùng nông thôn thịnh vượng."
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã tăng lãi suất chính sách từ 0.50% lên 0.75% trong cuộc họp chính sách tiền tệ sáng nay.
UBS Global Wealth Management cho rằng chỉ số S&P 500 sẽ tăng lên mức cao nhất là 5,000 trong năm 2022, trong bối cảnh thị trường đang tăng nhanh chưa từng thấy. Solita Marcelli, giám đốc đầu tư của công ty tại Mỹ cho biết: “Sự kết hợp giữa tăng trưởng vững chắc và yếu tố hỗ trợ từ Fed là một yếu tố thuận lợi cho thị trường chứng khoán, ngay cả khi thị trường chứng khoán đã tạo ra mức tăng đáng kinh ngạc”.
Bang NSW của Úc ghi nhận 1,029 ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày hôm nay, cao nhất từ trước đến giờ.
Khảo sát của Reuters cho thấy, phần lớn các nhà phân tích cho rằng đà tăng của thị trường sắp kết thúc khi Fed có thể sẽ bắt đầu quá trình thắt chặt chính sách, cũng như rủi ro tiềm ẩn đến từ biến chủng Delta của COVID-19. Yếu tố báo cáo thu nhập không còn là xúc tác cho thị trường nữa, và các nhà phân tích phần lớn cho rằng sự điều chỉnh có thể đến trong cuối năm nay.
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục thiết lập các mức đỉnh cao mới khi các nhà đầu tư giảm bớt những nỗi lo ngại về dịch COVID-19 cũng như số ca nhiễm có dấu hiệu tạo đỉnh. Dow Jones tăng 0.11%, S&P 500 tăng 0.22% lên mức đỉnh cao lịch sử tại 4,496 điểm còn Nasdaq tăng 0.15% lên 15,042 điểm, cũng là mức cao nhất mọi thời đại.
Tâm lý risk-on cũng được thể hiện rõ ràng trên thị trường FX. Các đồng NZD và AUD dẫn đầu đà tăng của nhóm G-7, đây là phiên thứ 3 liên tiếp hai đồng tiền này tăng. USD/JPY cũng tăng 0.36% và lần đầu tiên sau gần 2 tuần đóng cửa trên 110. Chỉ số DXY giảm phiên thứ 4 liên tiếp xuống mức 92.82, khi các nhà giao dịch chờ đợi các tín hiệu thắt chặt đến từ hội nghị Jackson Hole. EUR/USD tăng 0.14% lên 1.177.
Vàng giảm xuống $1,790/oz. Giá dầu tiếp tục hồi phục lên $68.36/thùng, khi dữ liệu tồn kho dầu thô ở Mỹ giảm mạnh cho thấy nhu cầu phục hồi.
Đa phần các chỉ số lớn đều đang ghi nhận tăng, riêng DAX giảm và FTSE MIB không thay đổi:
Tại Mỹ, sắc xanh bắt đầu lan tỏa khắp các chỉ số:
Cặp tiền này đang tăng 0.4% trong ngày, trước đó đã lập đỉnh tại 110.10 nhờ việc lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao. Hiện tại, lợi suất trái phiếu 10 năm đang ở mức 1.334%, cao nhất kể từ ngày 13/8.
Hiện tại USDJPY đang giao dịch quanh mức 110,05.
Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ đã tăng 2.62%, chạm mức 1.33% trong phiên hôm nay, mức cao nhất kể từ ngày 13/8. Có vẻ như lo ngại về chủng delta cùng với những lời đồn đoán về thắt chặt tại cuộc họp Jackson Hole đang tiếp thêm sức mạnh cho trái phiếu Mỹ.
Hiện tại, chỉ số DXY cũng đang tăng nhẹ 0.1% lên mức 92.9 điểm.
Theo EIA, trữ dầu tại Mỹ trong tuần trước đã giảm 2.979 triệu thùng, cao hơn dự báo ban đầu là 2.683 triệu thùng.
Giá dầu chưa có phản ứng mạnh với tin này, hiện giảm 0.3% xuống $67.3/thùng.
Được biết, châu Âu có thể sẽ áp đặt lệnh hạn chế di chuyển với công dân Mỹ khi chủng Delta tiếp tục hoành hành. EU sẽ họp vào ngày mai để bàn về vấn đề này.
Sau khi tăng lên hơn $68.1/thùng trong phiên Mỹ, dầu WTI hiện đang quay đầu giảm xuống đáy ngày tại 66.9/thùng. Lúc này dầu đã hồi phục nhẹ lên $67.4/thùng, nhưng có vẻ như áp lực của USD lúc này vẫn đang là khá lớn với thị trường hàng hóa.
Vào 9h30 tối nay, EIA sẽ công bố trữ dầu tại Mỹ trong tuần trước. Những người giao dịch dầu sẽ rất quan tâm tới tin này.
Khác với những khởi đầu bùng nổ, tăng mạnh như hai phiên trước, các chỉ số chứng khoán Mỹ đang có phần chậm rãi trong phiên hôm nay. Nasdaq là chỉ số duy nhất tăng, nhưng cũng chỉ tăng 0.17%. Chỉ số Dow Jones giảm 0.2%, còn S&P 500 chưa có nhiều thay đổi. Có vẻ như các nhà đầu tư đang cẩn trọng hơn khi cuộc họp Jackson Hole đang đến gần, và Fed hoàn toàn có thể mở ra khả năng thắt chặt tại đây. Tại châu Âu, các chỉ số đang diễn biến trái chiều: Trong khi FTSE và CAC đang tăng lần lượt 0.3% và 0.15%, DAX lại đang giảm 0.17%, còn FTSE MIB và Stoxx 600 chưa có nhiều thay đổi.
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la đã tìm lại được đà tăng trong phiên hôm nay. Chỉ số DXY tăng 0.2% và lấy lại mốc 93 điểm. Các đồng tiền khác đều đang ghi nhận giảm so với USD: EUR giảm 0.14%, GBP giảm 0.18%, JPY giảm 0.32%, CHF giảm 0.2%. CAD đang giảm mạnh nhất: -0.43%. Hai đồng tiền châu Đại Dương là AUD và NZD đang trụ vững nhất: lần lượt giảm 0.12% và 0.07%.
Vàng hiện giảm 0.63% xuống 1,791. Dầu thô chưa có nhiều biến động tại mức $67.5/thùng, tuy nhiên đang chững lại sau hai phiên tăng mạnh.
Cặp tiền này đang dao động giữa hai đường MA 200 giờ (màu đỏ) và MA 100 giờ (màu xanh). Đầu phiên hôm nay, GBPUSD đã kiểm tra đường MA 200 giờ, lập đỉnh ngày tại 1,3743, tuy nhiên tại đây phe bán đã chiếm lại ưu thế và sau đó đưa GBPUSD về gần mức đáy ngày dưới vùng 1.3700. Hiện tại, GBPUSD đang được giao dịch quanh mức 1.3707, nhưng có vẻ phe bán vẫn đang giữ ưu thế.
Thị trường FX có một phiên điều chỉnh nhẹ sau khi đồng USD giảm mạnh vào phiên hôm qua.
Nhận xét của nhà kinh tế trưởng ECB, Philip Lane
Một lần nữa, họ tiếp tục coi lạm phát là 'nhất thời'. Điều đó nói lên rất nhiều điều về lập trường chính sách hiện tại của ECB.
Vàng đã nới rộng đà tăng từ mức hỗ trợ chính đồng thời là đáy thấp nhất trong năm ở $1682/71. Tuy nhiên, sự phục hồi của kim loại quý này dự kiến sẽ bị giới hạn ở vùng kháng cự $1800/1834, theo các chiến lược gia tại Credit Suisse.