Vàng thiết lập mức đỉnh mới
Giá vàng vượt qua mức cao nhất trong tháng 7 là 2484 USD sau sự phục hồi mạnh mẽ từ mức giảm ngày hôm qua.
Mức tiếp theo cần chú ý là $2500.
Giá vàng vượt qua mức cao nhất trong tháng 7 là 2484 USD sau sự phục hồi mạnh mẽ từ mức giảm ngày hôm qua.
Mức tiếp theo cần chú ý là $2500.
Giá dầu tăng do sự lạc quan rằng các ngân hàng trung ương lớn sẽ cắt giảm lãi suất trong những tháng tới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu thô
Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 0.2% lên 83.44 USD/thùng, hợp đồng tương lai WTI tăng 0.72% lên 79.50 USD/thùng.
19 giờ: Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, John Williams sẽ phát biểu.
Ông hiện đang tham gia vào cuộc thảo luận "Kết nối học thuật với chính sách: Cuộc trò chuyện với Chủ tịch Fed New York John C. Williams" do Trường Kinh tế Luân Đôn tổ chức.
Dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp sẽ được công bố vào lúc 20 giờ 30 ngày hôm nay
Những phạm vi kỳ vọng so với mức đồng thuận trung bình:
USDJPY giảm xuống 147.73 đầu phiên Á trước khi tăng trở lại gần 148.00 tại thời điểm hiện tại.
Dữ liệu chi tiêu hộ gia đình trong tháng 1 giảm 6.3% so với cùng kỳ năm ngoái so với mức 4.3% mà các nhà kinh tế được Reuters thăm dò ý kiến. Trong khi đó, tiền lương ở Nhật Bản dự kiến sẽ tăng mạnh nhất trong 31 năm. Câu hỏi được đặt ra hiện nay là liệu lạm phát có vượt xa mức tăng lương hay không? Điều này đang được BoJ theo dõi chặt chẽ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra thông điệp Liên bang:
S&P/ASX 200 đang trên đà tăng ngày thứ ba liên tiếp, tăng 0.87%, đạt mức cao kỷ lục tại 7,831.1
Nikkei 225 tăng 0.78%, trong khi Topix giảm 0.30% do chi tiêu hộ gia đình trong tháng 1 giảm nhiều hơn dự kiến, giảm 6.3% so với cùng kỳ năm ngoái so với mức 4.3% mà các nhà kinh tế được Reuters thăm dò ý kiến. Trong khi đó, tiền lương ở Nhật Bản dự kiến sẽ tăng mạnh nhất trong 31 năm. Câu hỏi được đặt ra hiện nay là liệu lạm phát có vượt xa mức tăng lương hay không? Điều này đang được BoJ theo dõi chặt chẽ.
Kospi tăng 1.3%, trong khi Kosdaq tăng 0.49%.
Hang Seng tăng 1.33%, trong khi CSI 300 tăng 0.14%. Thị trường chờ đợi dữ liệu CPI và PPI Trung Quốc được công bố cuối tuần này.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki cho biết:
Reuters đưa tin về các cuộc đàm phán về lương hàng năm với các công đoàn sẽ kết thúc vào ngày 13 tháng 3:
Chủ tịch Fed Cleveland Mester cho biết:
Trong báo cáo của Fed, các doanh nghiệp nhỏ cho biết:
Thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm khi chủ tịch Powell hé lộ rằng nếu nền kinh tế diễn biến như dự đoán, Fed có thể cân nhắc bắt đầu cắt giảm lãi suất vào năm nay. S&P500 tăng 1.03% và đóng cửa ở mức kỷ lục mới, trong khi Nasdaq Composite tăng 1.51%. Cả hai chỉ số được hỗ trợ bởi đà hồi phục của cổ phiếu công nghệ. Dow Jones tăng 0.34%. Các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của tháng 2 công bố vào hôm nay để có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường lao động Mỹ.
Trên thị trường FX, JPY mạnh nhất, USD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. DXY giảm 0.54%, đóng cửa ở 102.80. JPY được hỗ trợ từ các dấu hiệu tăng lương mạnh mẽ từ liên đoàn UA Zensen Nhật Bản và thông tin rò rỉ rằng một số quan chức chính phủ ủng hộ việc thắt chặt ngắn hạn của BoJ. Thị trường đang định giá khoảng 40% khả năng BOJ tăng lãi suất vào tháng 3. USDJPY giảm 0.87% xuống 148.00. EURUSD giảm do ECB dự báo lạm phát giảm trước khi bật tăng trở lại nhờ sự suy yếu của USD và ECB không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào về việc xoay trục chính sách. Cặp tiền tằn 0.45%, đóng cửa ở 1.0948.
Vàng tăng $10 lên $2,158. Bitcoin tăng hơn 1% lên mức $67,000. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 1.7 bps xuống 4.08%. Giá dầu giảm do thị trường cân nhắc dữ liệu tồn kho của Mỹ và triển vọng lãi suất. Dầu thô WTI giảm 23 cents xuống $78.90/ thùng.
Chủ tịch Fed Powell: Nếu nền kinh tế diễn biến như dự đoán, chúng tôi có thể cân nhắc bắt đầu cắt giảm lãi suất vào năm nay
USDCAD kiểm tra đường MA200 ở mức 1.34787
Dự báo:
Trên thị trường trái phiếu Mỹ, lợi suất giảm nhẹ:
Bà Bowman theo trường phái diều hâu nên điều này không có gì đáng ngạc nhiên.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde:
Nỗi lo lạm phát ở châu Âu đã thuyên giảm.
ECB đã hạ dự báo lạm phát năm 2024 xuống 2.3% từ mức 2.7% trước đó. ECB cho biết nguyên nhân chủ yếu là do giá năng lượng giảm.
Dự báo năm 2025 cũng được điều chỉnh giảm xuống 2.0% từ mức 2.1% trong khi năm 2026 được giữ nguyên ở mức 1.9%.
Những con số đó tạo cơ hội cho ECB có thể hạ lãi suất ngay sau ngày 11 tháng 4 nhưng nhiều khả năng là tại cuộc họp ngày 6 tháng 6.
Các dự báo về lạm phát không bao gồm năng lượng và thực phẩm cũng đã được điều chỉnh giảm xuống và đạt mức trung bình 2.6% cho năm 2024, 2.1% cho năm 2025 và 2.0% cho năm 2026.
ECB cho biết: “Mặc dù hầu hết các thước đo lạm phát cơ bản đã giảm bớt, áp lực giá cả trong nước vẫn ở mức cao, một phần do tiền lương tăng trưởng mạnh”.
Tăng trưởng sẽ mang lại cho các nhà hoạch định chính sách của ECB động lực cần thiết để đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế. Tăng trưởng năm nay hiện ở mức 0.6% từ mức 0.8% trong tháng 12. Dự báo năm 2025 không thay đổi ở mức 1.5%.
Thị trường hiện đang định giá mức cắt giảm lãi suất là 97 điểm cơ bản trong năm nay so với mức 92 điểm cơ bản trước quyết định của ECB.
EUR/USD hiện ở mức 1.0873.
Cán cân thương mại Mỹ đạt mức -$64.2 tỷ (điều chỉnh từ mức -$62.2 tỷ).
Cán cân thương mại mạnh hơn là điều tốt nhưng sự sụt giảm trong cả nhập khẩu và xuất khẩu là điều đáng lo ngại và cho thấy nền kinh tế đang chậm lại.
USD/CAD hiện giảm xuống 1.3484
ECB công bố quyết định chính sách tiền tệ mới nhất:
Thông tin chi tiết về tuyên bố sau đây:
Trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa chứng khoán Mỹ, các chỉ số chính đang giao dịch cao hơn sau mức tăng ngày hôm qua:
Tại thị trường chứng khoán châu Âu, các chỉ số chính tăng nhẹ
Cổ phiếu tại các thị trường Châu Á Thái Bình Dương có nhiều biến động:
Lợi suất TPCP Mỹ tăng nhẹ:
Giá vàng lập kỷ lục mới trong phiên, vượt mốc 2,161 USD/oz.
Báo cáo cắt giảm việc làm tháng 2 từ Challenger:
Xu hướng tăng giá gần đây có thể bị đảo ngược nếu USD/JPY phá vỡ xuống dưới đường MA100 (mức 147.73).
Mức hỗ trợ:
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá USD/JPY:
Tin tức chính:
Thị trường:
Cuối cùng thì thị trường ngoại hối cũng đã sôi động trở lại. JPY là đồng tiền biến động mạnh mẽ nhất trong bối cảnh BOJ có những tín hiệu "hawkish" trong tuần này cùng với tâm lý lạc quan về các cuộc đàm phán lương mùa xuân. Liên đoàn lao động Nhật Bản cho biết mức tăng lương được yêu cầu vượt quá 5% lần đầu tiên kể từ năm 1994, khiến đồng yên tăng vọt. USD/JPY hiện đã giảm 150 pip, và giữ ở mức 147.84 ở thời điểm hiện tại.
Giữa bối cảnh lợi suất TPCP giảm, đồng đô la Mỹ vẫn tiếp tục gặp khó khăn khi GBP/USD tăng lên mức 1.2755 và USD/CHF giảm xuống mức 0.8795. Trong khi đó. EUR/USD có vẻ như đang chờ đợi quyết định họp của ECB và đi ngang quanh mức 1.0900 trong ngày. Nếu ECB đưa ra những quyết định phù hợp, đồng euro và trái phiếu khu vực sẽ có phản ứng tương đối ngay sau đó.
Chứng khoán Mỹ và Châu trước đó khá ảm đạm hơn nhưng hiện đang tăng điểm trở lại khi cổ phiếu Nvidia dự kiến sẽ vượt qua mức $900 khi phiên Mỹ mở cửa.
Giá dầu Brent và WTI đều giảm vào thứ Năm sau khi thị trường ngạc nhiên trước phiên đấu thầu với khối lượng thấp của Bộ Năng lượng Mỹ. Nước này chỉ mở mua 3 triệu thùng, con số rất nhỏ so với khối lượng sản xuất của chính họ. Câu chuyện tương tự đang diễn ra tại thị trường khí đốt Châu Âu, nơi nhu cầu suy yếu gây áp lực giảm giá do khu vực này cần ít khí đốt hơn để dự trữ cho mùa đông tiếp theo.
Trong khi đó, Chỉ số DXY đã chạm mức đáy mới sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell xác nhận trước Quốc hội Mỹ rằng việc cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra trong năm nay. Sự xác nhận này đã đủ để dẫn đến sự mất giá đáng kể của đồng bạc xanh so với hầu hết các đồng tiền khác.
Thị trường sẽ tập trung vào quyết định lãi suất của ECB và cuộc họp báo sau đó, cùng với đó là dữ liệu trợ cấp thất nghiệp của Mỹ
EUR/USD đã tăng lên trên mức 1.0900 trước thềm cuộc họp chính sách của ECB diễn ra tối nay. Các nhà kinh tế tại Ngân hàng MUFG phân tích triển vọng của cặp tiền này.
Quyết định chính sách và lãi suất điều hành của ECB có thể sẽ không mang lại bất ngờ gì. NHTW chưa sẵn sàng để cắt giảm lãi suất, vì vậy họ không thể đưa ra thông tin này trong tuyên bố của mình để phòng ngừa trường hợp diễn biến lạm phát không đi theo kế hoạch trong những tháng tới.
ECB đã nêu rõ những điều trên ngay từ đầu năm. Họ đã định hướng thị trường để loại bỏ khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 3 và tháng 4. Và họ cũng đã thông báo rằng họ khá thoải mái với việc thị trường dự báo lần cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6. Vì vậy, tuyên bố của ECB nhiều khả năng sẽ không có bất cứ điều gì để thị trường xem xét kỹ lưỡng.
Điều này khiến tất cả sự tập trung và chú ý sẽ chuyển sang buổi họp báo của Lagarde.
Điều quan trọng nhất mà chủ tịch ECB muốn và cần đạt được là giữ nguyên hiện trạng. Nếu thị trường đang hướng đến tháng 6 cho lần cắt giảm lãi suất đầu tiên và ECB cũng cảm thấy thoải mái về điều đó, thì NHTW cũng không cần phải đi chệch khỏi hướng đó và khiến công việc của Lagarde trở nên khó khăn hơn.
Do đó, tất cả những gì Largarde phải làm là lặp lại mọi thứ mà các quan chức đã nói trong hai tháng qua. Tuy nhiên, nếu bà ấy vô tình tiết lộ bất kỳ bình luận nào về việc cắt giảm lãi suất sớm hơn, điều đó sẽ thay đổi toàn bộ bức tranh. Trường hợp sau có thể xảy ra nếu như bà ấy cảm thấy cần phải nói rõ hơn về động cơ của ECB trong những tháng tới. Họ đã nói rằng nước đi tiếp theo có thể là cắt giảm lãi suất. Vì vậy, trách nhiệm thuộc về Lagarde là triển khai dựa trên điều đó nhưng không quá nhiều.
Nếu bà ấy hoàn thành tốt công việc của mình, sự kiện diễn ra hôm nay sẽ là một sự kiện không mấy quan trọng đối với đồng euro và thị trường.
Antje Praefcke, Nhà phân tích Ngoại hối tại Commerzbank cho rằng sẽ không có nhiều thông tin mới so với những gì mà các quan chức ECB đã chia sẻ từ tháng 2:
Các sự kiện quan trọng như cuộc họp về quyết định lãi suất của ECB và báo cáo trợ cấp thất nghiệp của Mỹ sẽ được công bố tối nay. Những sự kiện này có thể không ảnh hưởng nhiều đến thị trường, nhưng chứng khoán Mỹ đang cho thấy một chút lạc quan khi hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 đã trở về mức tham chiếu sau khi giảm 0.4% trước đó .
Cổ phiếu Nvidia tiếp tục đóng vai trò thúc đẩy sự hưng phấn của nhà đầu tư, với giá cổ phiếu gần chạm mức 900 USD trước giờ mở phiên. Mức tăng đột biến của cổ phiếu này dường như vẫn đang hỗ trợ cho tâm lý tích cực của thị trường.
BOE công bố kết quả khảo sát của họ:
USDJPY giảm mạnh trong bối cảnh BoJ tiến hành can thiệp khi có nhiều đồn đoán hawkish hơn về việc triển vọng chính sách trong tuần, đồng thời các nhà đầu tư cũng đang vui mừng trước những tín hiệu tích cực ban đầu từ cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân tại Nhật Bản.
Phe bán USD/JPY sẽ hướng tới hỗ trợ tiếp theo là đường MA 100 ngày (màu đỏ) tại 147.73, sau đó là 146.82 (với mức Fibo 38.2% của pha tăng từ đáy tháng 12 đến đỉnh tháng 2) và đáy ngày 1/2 gần mốc 146. Phá qua các hỗ trợ này, đà giảm có thể mở rộng xuống đường MA 200 ngày (màu xanh) ở mức 146.11.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra lúc này là BoJ có làm các nhà đầu tư thất vọng một lần nữa hay không, nhưng nhiều khả năng họ sẽ không quyết liệt ngăn chặn kỳ vọng của thị trường như cách họ đã làm vào năm ngoái do thời điểm xoay trục đang đến gần.
HĐTL Hoa Kỳ cũng giảm, với S&P 500 cũng giảm 0.3%. Các chỉ số châu Âu hiện vẫn ổn định gần các mức cao kỷ lục trước đó, vởi vậy nên một vài nhịp điều chỉnh cũng không phải tin quá xấu. Trọng tâm trong phiên Âu hôm nay sẽ là quyết định chính sách ECB.