Global Times, cơ quan ngôn luận của Trung Quốc do nhà nước hậu thuẫn, đã gọi G7 là một “hội nghị chống Trung Quốc” vào hôm nay:
"Mỹ đang nỗ lực dệt một tấm lưới chống Trung Quốc ở phương Tây"
"Đây không chỉ là vấn đề can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc và bôi nhọ Trung Quốc, mà còn là sự thôi thúc đối đầu không che đậy giữa các phe".
Bộ Ngoại giao Bắc Kinh cho biết họ kiên quyết phản đối tuyên bố của G7 và vào cuối Chủ nhật họ đã triệu tập đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc như một phần phản đối nước chủ nhà tổ chức hội nghị thượng đỉnh. Ông nhận định rằng các hành động của Nhật Bản đang gây bất lợi cho chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc, đồng thời Trung Quốc "rất không hài lòng và kiên quyết phản đối" các hành động này. "Nhật Bản nên điều chỉnh cách hiểu về Trung Quốc, nắm bắt quyền tự chủ chiến lược, tuân thủ các nguyên tắc của bốn văn kiện chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản, và thực sự thúc đẩy sự phát triển ổn định của quan hệ song phương với thái độ xây dựng", ông Tôn nói.
Theo cuộc khảo sát mới nhất do Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia (NABE) công bố, các nhà kinh tế kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào quý 1/2024 trong khi nâng dự báo lạm phát và triển vọng về thị trường lao động Mỹ:
“Phần lớn các nhà kinh tế tham gia khảo sát dự đoán mức tăng trưởng khiêm tốn cho đến năm 2024, với mức tăng dự kiến là 0.4% từ quý IV năm 2022 đến ba tháng cuối năm 2023.”
“Những người được hỏi đã nâng ước tính lạm phát của họ vào năm 2023 với chỉ số giá tiêu dùng tăng 3/3% từ quý cuối cùng của năm 2022 đến quý cuối cùng của năm 2023.”
“Các nhà kinh tế cũng bày tỏ sự mong đợi sẽ có trung bình 142.000 việc làm được tạo ra mỗi tháng (tăng từ mức 102.000 trong cuộc khảo sát tháng 2). Tỷ lệ thất nghiệp, hiện ở mức 3.4%, được dự đoán là trung bình 3.7% trong năm nay (giảm từ 3.9% trong cuộc thăm dò hồi tháng 2).”
Không có gì đáng chú ý ngoài EUR/USD ở mức 1.0825-30 - khu vực đường trung bình động 100 giờ (hiện ở 1.0826) đang hoạt động. Điều này có thể hạn chế đà tăng của cặp tiền trong phiên hôm nay.
Các cuộc đàm phán về trần nợ ở Mỹ vẫn là tâm điểm chú ý trong tuần nay. Tuy nhiên, điều đó sẽ không sớm được giải quyết và mọi thứ sẽ còn nóng hơn nữa khi chúng ta bước sang tuần đầu tiên của tháng Sáu. Bên cạnh đó, những nhận xét của chủ tịch Fed Powell vào thứ 6 tuần trước có lẽ cũng đang góp phần giữ USD trong tầm kiểm soát.
Trong bối cảnh đó, cổ phiếu đang có động lực tích cực hơn với DAX duy trì ở mức đỉnh kỷ lục ở châu Âu trong khi cổ phiếu công nghệ đã chứng kiến sự đột phá có ý nghĩa vào tuần trước. HĐTL Nasdaq đóng cửa ở mức đỉnh kể từ tháng 8 năm ngoái với HĐTL S&P 500 cũng được giao dịch ở mức đỉnh trong năm.
Các dữ liệu kinh tế sẽ được công bố ở châu Âu hôm nay:
15:00: Tổng số tiền gửi của SNB vào tuần kết thúc ngày 19/5
16:00: Sản lượng xây dựng tháng 3 của Eurozone
15:30 Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis James Bullard tham gia thảo luận về nền kinh tế Hoa Kỳ và chính sách tiền tệ.
17:50 Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Richmond Thomas Barkin và Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta Raphael Bostic tham gia đối thoại trước Hội nghị về Công nghệ đột phá.
18:00 Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco Mary Daly tham gia trò chuyện bên lề trước Hiệp hội Quốc gia về Kinh tế Kinh doanh/Hội nghị Chuyên đề Kinh tế Quốc tế Banque de France tại Paris, Pháp.
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Kế toán BDO đã phát hiện ra rằng gần 50% các doanh nghiệp hạng trung của Anh có kế hoạch trì hoãn đầu tư do thuế doanh nghiệp tăng vào tháng trước. Tỷ lệ toàn phần đã tăng lên 25% trong tháng 4 từ mức 19% trong năm trước.
46% doanh nghiệp được khảo sát có doanh thu từ 10 triệu đến 300 triệu bảng báo cáo rằng việc tăng thuế doanh nghiệp sẽ trì hoãn đầu tư
39% cho biết điều này sẽ làm chậm quá trình tuyển dụng hoặc dẫn đến thất nghiệp
Chứng khoán quay đầu giảm trong bối cảnh Hạ Viện đổ lỗi cho Nhà Trắng về sự đình trệ trong cuộc chiến trần nợ tại Hoa Kỳ khi hai bên không đi đến thỏa thuận chung về việc cần cắt giảm chi tiêu ngân sách trong năm tới. Cùng lúc đó, tín hiệu tạm dừng tăng lãi suất từ phía chủ tịch Fed Powell đã phần nào xoa dịu thị trường khi ông cho rằng các điều kiện tín dụng thắt chặt đã hỗ trợ Fed không cần phải tăng lãi suất lên quá cao. Kết phiên:
Dow Jones -0.33%
S&P 500 -0.14%
Nasdaq -0.24%
Trên thị trường FX, lập trường ôn hòa từ phía chủ tịch Fed Powell đã gây áp lực khiến USD giảm trên diện rộng. CAD kết phiên gần mức mở cửa trước đó dù được hỗ trợ bởi các đợt tăng giá dầu trong ngày và báo cáo doanh số bán lẻ tháng 3 vượt dự kiến tại Canada (-1.4% so với dự báo -1.3%). JPY hưởng lợi trước sự suy yếu của USD và dữ liệu lạm phát tiêu dùng tăng tốc trong tháng 4 tại Nhật Bản (+3.5% y/y so với dự báo +2.5%). NZD dẫn đầu đà tăng trong nhóm G7, theo sau là CHF.
Chỉ số DXY -0.32%
EURUSD +0.32%
GBPUSD +0.29%
AUDUSD +0.44%
NZDUSD +0.79%
USDJPY -0.53%
USDCHF -0.63%
USDCAD -0.03%
Vàng +$19.64 lên $1977.30/oz khi USD và lợi suất đồng loạt giảm đầu phiên Mỹ. Lợi suất hồi nhẹ về cuối phiên đã khiến thị trường nợ khởi sắc trở lại. Cụ thể, lợi suất 2 năm và 10 năm đóng cửa lần lượt +1.2bp và +2.8bp lên 4.27% và 3.678%. Dầu thô -$0.25 xuống gần $71.7/thùng và xóa gần như mức tăng mạnh trong ngày.
Nhà báo Nick Timiraos đã có bài viết trên trang Wall Street Journal, tóm tắt những bình luận từ Chủ tịch Fed Minneapolis, Neel Kashkari:
“Tôi đồng ý rằng chúng ta có thể di chuyển chậm hơn một chút từ đây”
“Tôi phản đối bất kỳ tuyên bố nào cho thấy chúng tôi đã hoàn thành việc kiềm chế lạm phát"
"Tôi có thể hiểu lý do tại sao, nếu FOMC quyết định tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6 vì muốn đánh giá thêm dữ liệu"
“Việc bỏ qua để có thêm thông tin trong tâm trí tôi rất khác so với [nói], 'Này, chúng tôi nghĩ chúng tôi đã hoàn thành.'”
Kashkari đã trích dẫn về độ trễ chính sách sau nhiều đợt tăng lãi suất nhanh chóng từ Fed, cũng như khả năng xảy ra khủng hoảng tín dụng do chi phí tài trợ ngân hàng cao hơn trước sự thất bại của 03 ngân hàng hạng trung kể từ tháng Ba.
Đồng thời, ông cũng thừa nhận rằng lạm phát đang chậm lại:
“Có vẻ như lạm phát đang giảm xuống"
"Ít nhất thì nó cũng không trở nên tồi tệ hơn"
Cuộc họp tiếp theo của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) sẽ diễn ra vào ngày 13-14 tháng 6 sắp tới
Shadow Board đang chia rẽ về đề xuất của họ với RBNZ tại cuộc họp chính sách vào thứ Tư tới. Tóm tắt từ báo cáo của NZIER:
Shadow Board đang bị chia rẽ về sự khác biệt trong lập trường chính sách của RBNZ, rằng liệu có nên tăng Lãi suất điều hành (OCR) trong Tuyên bố chính sách tiền tệ tháng Năm hay không. Một lượng lớn các thành viên Shadow Board đảm bảo việc OCR +25bp lên 5.5% do áp lực lạm phát trong nước vẫn ở mức cao và đang gia tăng rủi ro lạm phát do các sự kiện thời tiết cực đoan vào đầu năm nay.
Các thành viên còn lại của Shadow Board khuyến nghị RBNZ nên giữ OCR ở mức 5.25%. Một thành viên nhấn mạnh rằng kỳ vọng lạm phát đối với hộ gia đình đang đi đúng hướng và chính sách tiền tệ cần có độ trễ về mặt thời gian để có các tác động đầy đủ. Một số khác cũng lo ngại về sự sụt giảm trong lợi nhuận của các doanh nghiệp khi người tiêu dùng ngày càng trở nên thận trọng hơn trong chi tiêu.
Cuộc họp chính sách tiếp theo của RBNZ sẽ diễn ra vào hôm thứ Tư vào lúc:
Cơ quan quản lý không gian mạng (CAC) của Trung Quốc đã cấm các sản phẩm chip dữ liệu được sản xuất bởi Micron Technology của Mỹ - được ứng dụng trong chuỗi cung ứng cơ sở hạ tầng quan trọng. Lệnh cấm chip có thể bao gồm các lĩnh vực từ vận tải đến tài chính
Trong một tuyên bố vào Chủ nhật, CAC cho biết các sản phẩm của Micron đã không đạt tiêu chuẩn đánh giá an ninh mạng của nước này.
"Đánh giá cho thấy các sản phẩm của Micron có thể gây rủi ro bảo mật đáng kể cho chuỗi cung ứng cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh mạng quốc gia của Trung Quốc"
Trước đó, Bộ trưởng tài chính Yellen đã tuyên bố ngày 1/6 là “hạn chót” để nâng trần nợ
Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs dự đoán vào ngày 8 hoặc 9 tháng 6, khi đó mức tiền mặt của chính phủ Hoa Kỳ ước tính sẽ giảm xuống dưới $30 tỷ - báo hiệu đây là mức tối thiểu để đáp ứng các nghĩa vụ chi tiêu của chính phủ.
Tổng thống Mỹ Biden đang ở Nhật Bản dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7.
Trong khi đó các cuộc đàm phán trần nợ cấp dưới tại Hoa Kỳ không đạt được tiến bộ mơi nào
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy cho biết ông không nhìn thấy tiến triển khi Tổng thống đi vắng:
“Thật không may, Nhà Trắng đã tụt lùi lại phía sau.”
Trong khi đó một nguồn truyền thông chính trị khác từ phía Hoa Kỳ, phóng viên Politico đã tweet:
"Các đảng viên Đảng Dân chủ tại Nhà Trắng và Capitol Hill cho biết các cuộc đàm phán đang đi sai hướng"
"Họ nói rằng các yêu cầu của đảng Cộng hòa tiếp tục đi xa hơn khỏi mục tiêu."
Tổng thống Biden sẽ đến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, và sau đó là gặp riêng với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào Chủ nhật (theo giờ Nhật Bản). Đồng thời sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào cuối ngày. Sau đó, ông sẽ trở lại Washington để tiếp tục đàm phán thêm về các khoản nợ, có thể là từ thứ Hai mặc dù ông có thể quay lại vào tối Chủ nhật theo giờ Hoa Kỳ.