Vàng thiết lập mức đỉnh mới
Giá vàng vượt qua mức cao nhất trong tháng 7 là 2484 USD sau sự phục hồi mạnh mẽ từ mức giảm ngày hôm qua.
Mức tiếp theo cần chú ý là $2500.
Giá vàng vượt qua mức cao nhất trong tháng 7 là 2484 USD sau sự phục hồi mạnh mẽ từ mức giảm ngày hôm qua.
Mức tiếp theo cần chú ý là $2500.
Các thành viên diều hâu sẽ cố gắng đẩy mức tăng lãi suất lên 50 bps vào tháng 7 nhưng sẽ khó để điều đó thành sự thực.
HĐTL S&P 500 tăng 0.5%, HĐTL Nasdaq tăng 0.6% và HĐTL Dow Jones tăng 0.5% vào hiện tại.
Niềm tin người tiêu dùng Pháp tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2013, do tâm lý chung của các hộ gia đình tiếp tục bị ảnh hưởng trong bối cảnh áp lực chi phí gia tăng và triển vọng kinh tế xấu đi nói chung.
Thị trường ổn định trở lại đầu phiên Âu. HĐTL S&P 500 tăng 17 điểm tương đương 0.4%. HĐTL DAX hiện tăng 0.2%.
Khẩu vị rủi ro tốt hơn cũng đang chứng kiến tỷ giá USD/JPY tăng trở lại gần mức cao nhất trong ngày tại khoảng 135.50, đồng đô la đang trượt giá so với các loại tiền tệ hàng hóa. USD/CAD giảm 0.3% xuống 1.2835 trong khi AUD/USD tăng 0.5% lên 0.6960.
Hợp đồng tương lai của châu Âu gần như không thay đổi trong khi hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ tăng nhẹ. HĐTL chỉ số S&P 500 hiện tăng 0.3%, HĐTL chỉ số Nasdaq tăng 0.4% và HĐTL chỉ số DowJones tăng 0.3%.
Dữ liệu mới nhất do GfK phát hành ngày 28 tháng 6 năm 2022 cho thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Đức trong tháng 7 đạt -27.4, cao hơn dự kiến -27.6.
Tâm lý người tiêu dùng Đức giảm xuống mức thấp kỷ lục mới khi áp lực lạm phát gia tăng tiếp tục gây ảnh hưởng đến các hộ gia đình. GfK lưu ý rằng:
"Cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng đang khiến giá năng lượng và thực phẩm nói riêng tăng vọt, dẫn đến môi trường tiêu dùng ảm đạm hơn bao giờ hết."
ECB được cho là đang xem xét một kế hoạch mua trái phiếu mới để giới hạn lợi suất chênh lệch trong cuộc chiến chống phân mảnh, theo nguồn tin của Reuters. Và để chuẩn bị cho điều này và tránh một động thái mâu thuẫn (nơi mà họ phải tăng lãi suất trong khu vực đồng euro trong khi hạn chế tăng đối với một số thành viên ngoại vi).
Các chi tiết vẫn đang được hoàn thiện nhưng các nhà hoạch định đang nhắm tới việc công bố kế hoạch mới tại cuộc họp chính sách tiếp theo vào ngày 21 tháng 7.
Theo ý kiến của các Nhà chiến lược ngoại hối tại UOB Group Lee Sue Ann và Quek Ser Leang, GBP/USD vẫn đang tích lũy trong phạm vi 1.2165-1.2380 trong ngắn hạn.
Chế độ xem 24 giờ: “Chúng tôi nhấn mạnh rằng cặp tiền có thể tiếp tục tích lũy xung quanh 1.2245/1.2335.”
1-3 tuần tới: “Chúng tôi đã giữ cùng quan điểm kể từ đầu tuần trước khi triển vọng đối với GBP là trái chiều và chúng tôi kỳ vọng GBP sẽ giao dịch trong biên độ hiện tại. Chúng tôi sẽ không thay đổi quan điểm và tỷ giá GBPUSD sẽ tiếp tục dao động trong khoảng 1.2165-1.2380”
Trước cuộc họp của các nhà lãnh đạo NATO, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã cảnh báo chính phủ Trung Quốc, trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Tài chính Australia (AFR).
Cuộc xâm lược Ukraine đã gắn kết các quốc gia dân chủ lại với nhau, "cho dù họ là thành viên của NATO hay không phải là thành viên như Australia".
"Cuộc chiến" đã cho thấy những nỗ lực nhằm áp đặt sự thay đổi bằng vũ lực đối với một quốc gia có chủ quyền ".
"Chính phủ Trung Quốc rút ra bài học về "thất bại chiến lược" của Nga ở Ukraine."
Trung Quốc sẽ gia hạn thuế chống bán phá giá đối với một số ốc vít bằng thép nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) và Anh trong 5 năm, Reuters đưa tin, trích dẫn Bộ Thương mại nước này hôm thứ Ba.
Bộ cho biết thuế chống bán phá giá sẽ có hiệu lực từ ngày 29/6.
Trên thị trường ngoại hối, cặp EUR/USD dao động trong phạm vi 15 pips, quanh mức 1.0580. USD/JPY giảm 0.1% xuống 135.30
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ và Châu Âu giảm nhẹ. Chỉ số HĐTL S&P 500 giảm 0.2%, hiệu ứng tiêu cực lan tỏa khiến các hợp đồng tương lai của châu Âu cũng giảm nhẹ.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 2 bps xuống 3.175%.
Không có nhiều tin tức quá nổi bật trong tuần này tại châu Âu, các thị trường đang chuẩn bị cho hoạt động tái cân bằng danh mục cuối tháng.
Theo JP Morgan, những người khai thác Bitcoin muốn bán có thể ảnh hưởng đến giá của tiền điện tử này trong thời gian tới.
Theo các công ty khai thác được niêm yết công khai đã báo cáo doanh số bán Bitcoin vào tháng 5 và tháng 6, việc bán ra có thể tăng tính thanh khoản, đáp ứng chi phí và tháo gỡ đòn bẩy.
JPM cho biết các công ty khai thác do tư nhân tổ chức có thể đã bán một phần lớn để đáp ứng các chi phí hoạt động và hạn chế vay do khả năng tiếp cận thị trường vốn hạn chế.
Chứng khoán Châu Á mở cửa phiên giao dịch ngày 28 tháng 06 trong sắc xanh đỏ trộn lẫn với nhau trên các chỉ số chính. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang giảm tốc, cộng với đó là nỗi lo về lạm phát chưa hoàn toàn chấm giứt khi giá các loại hàng hóa và thục phẩm còn neo cao.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
Cập nhật thị trường FX:
Chỉ số DXY hiện đang di chuyển trên MA 20 ngày trên khung D. GBP hiện đang là đồng tiền mạnh nhất trong số các đồng của G7, NZD yếu nhất.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ các kỳ hạn từ 02 đến 30 năm giảm đã tạo áp lực giảm điểm đối với chỉ số Đồng bạc xanh.
Cập nhật các cặp tiền chính:
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Dầu Brent và dầu WTI tăng nhẹ gần 1% so với mức mở cửa. Hiện cả 02 loại dầu đã quay trở lại bằng với mốc giảm thứ 05 tuần trước. Dầu Brent giao dịch tại 116 USD/thùng - dầu WTI ở ngưỡng 110 USD/thùng.
Giá vàng tích cực trong bối cảnh Đô la Mỹ suy yếu và lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ giảm điểm. Vàng hiện tăng nhẹ 2 USD/ounce lên 1,821 USD/ounce.
Triển vọng của S&P về chính sách tiền tệ RBA:
Chỉ số niềm tin theo thống kê của Roy Morgan:
Niềm tin người tiêu dùng theo khảo sát của ANZ:
Như vậy, đà tăng của thị trường chứng khoán nhanh chóng lụi tàn khi lợi suất bắt đầu tăng mạnh trở lại. Lợi suất 5 và 10 năm đều một lần nữa vượt 3.2%. Lợi suất 30 năm vượt 3.3%. Nhìn chung, bối cảnh thị trường lúc này cũng tương đối u ám, đặc biệt khi sắp bước vào giai đoạn tái cân bằng cuối tháng, với những biến động rất mạnh và khó lường. Các chỉ số tại Mỹ đóng cửa như sau:
Dù lợi suất tăng, USD lại không nhận được hỗ trợ gì khi giảm phiên thứ 2 liên tiếp (có hồi phục lúc cuối phiên và tạo nến rút chân). Thị trường đang định giá lại kỳ vọng lãi suất của Fed (hiện dự báo lãi suất tháng 3/2023 giảm từ 4% xuống 3.5%), đồng thời với cả những đồn đoán xoay quanh việc ECB tăng lãi suất 50bp trong tháng 9/2022. Dù chỉ số DXY có giảm điểm, EUR và CHF là 2 đồng tiền duy nhất tăng đáng kể so với USD. GBP tiếp tục chịu áp lực lạm phát đình trệ, tăng lúc đầu nhưng lại rút chân giảm. Các đồng tiền hàng hóa suy yếu do triển vọng từ Trung Quốc (trừ CAD hưởng lợi nhờ dầu); JPY vẫn chịu sức ép từ phân kỳ chính sách và lợi suất tăng. Tiếp theo, thị trường sẽ tập trung vào hội thảo kinh tế ECB tại Sintra (Bồ Đào Nha) về triển vọng chính sách tiền tệ và cách ECB sẽ xử lý sự phân mảnh thị trường trong thời gian tới.
Vàng giảm từ mức mở cửa 1,827 về 1,824 trước áp lực từ lợi suất, nhưng trong phiên, kim loại quý này đã giảm từ đỉnh ngày 1,840 (giảm 1% từ đỉnh). Dầu tăng khi các trader tiếp tục theo dõi cuộc họp G-7 và đánh giá rủi ro từ nguồn cung.
Hôm nay, nhìn chung lịch kinh tế khá nhẹ nhàng. Lúc 12h, BoJ sẽ công bố chỉ số CPI. Chủ tịch ECB Christine Lagarde sẽ phát biểu lúc 3h chiều, và tâm điểm hôm nay sẽ là số liệu niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ lúc 21h.
15h chiều nay sẽ diễn ra bài phát biểu giới thiệu của Christine Lagarde - Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu
15h30 chiếu sẽ diễn ra hai phiên họp, cả hai đều do Philip Lane - Thành viên Ban điều hành Ngân hàng Trung ương Châu Âu chủ trì
Chủ tịch FED Jerome Powell sẽ phát biểu vào thứ Tư tuần này.
Goldman Sachs thảo luận về triển vọng của EUR thời gian tới:
Cập nhật đến từ Reuters:
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh sẽ tăng cường lực lượng sẵn sàng chiến đấu lên hơn 300.000 quân.
Citi và YouGov công bố kết quả cuộc thăm dò kỳ vọng lạm phát mới nhất của họ:
Kho bạc Hoa Kỳ đã bán 44 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn hai năm.
OTR 2 hiện ở mức 3,11%, tăng khoảng 1 bps kể từ khi bán.
OPEC + ước tính lượng dầu thặng dư trong năm 2022 có thể giảm từ 1.4 triệu thùng xuống còn 1 triệu thùng.
Chứng khoán Mỹ mở cửa phiên giao dịch đầu tiên tuần cuối cùng của tháng 06 trong tâm lý thận trọng. Bối cảnh liên quan đến suy thoái kinh tế đã được phản ánh tương đối bởi giá cổ phiếu trên thị trường thời điểm hiện tại. Mối quan tâm lớn nhất đối với giới đầu tư đến từ việc FED sẽ tăng lãi suất thêm bao nhiêu vào kỳ họp tháng 07 tới.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
Cập nhật thị trường FX:
EUR đang là đồng tiền mạnh nhất trong số các đồng thuộc G7, AUD yếu nhất.
Đồng tiền chung Châu Âu vẫn đang chịu nhiều áp lực giảm giá thời điểm hiện tại - trong bối cảnh dữ liệu PMI công bố tuần trước không đúng như kỳ vọng. Bên cạnh đó là vấn đề liên quan tới sự phân mảnh lợi suất trái phiếu giữa Đức và Italia.
Số liệu công bố về đơn đặt hàng lâu bền trong tháng 05 tại Mỹ cao hơn mức kỳ vọng 0.6% (+0.7% so với +0.1% kỳ vọng trước đó) đã thúc đẩy đồng USD hồi phục ngay sau đó. Hiện chỉ số DXY đang ở mức 103.946 ( +0.14% so với mốc thấp nhất trong ngày).
Cập nhật các cặp tiền chính:
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Giá vàng chịu áp lực giảm sau sự hồi phục của đồng Đô la Mỹ. Lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ tăng trở lại góp phần đưa giá kim loại quý này xuống mức thấp nhất trong ngày. Hiện vàng đang giao dịch tại mốc 1,826 USD/ounce (-24 USD/ounce từ mốc đỉnh ngày hôm nay).
Dầu Brent và dầu WTI biến động nhẹ. Cả 2 loại dầu giao dịch lần lượt tại mức 112 USD/thùng và 107 USD/thùng.