Chuyên gia tại Credit Suisse bình luận gì về chỉ số S&P 500?
Chỉ số S&P 500 đã kết thúc tuần một cách mạnh mẽ sau khi một lần nữa đứng vững tại mốc giá quan trọng, hợp lưu của đường MA 13 ngày tại 4130/18. Tuy nhiên, các nhà kinh tế tại Credit Suisse vẫn khuyến nghị không nên mua đuổi mà thay vào đó hãy chờ đợi một giai đoạn tích lũy/điều chỉnh xuất hiện trong xu hướng tăng chủ đạo.
Sanofi sẽ giúp Moderna sản xuất tới 200 triệu liều vaccine tại Mỹ từ tháng 9
Đây là thương vụ thứ ba của Sanofi, theo đó họ sẽ cung cấp và đóng gói hàng triệu liều vaccine Moderna từ tháng 9 để giúp đáp ứng nhu cầu cho loại vaccine sau này. Vào tháng 1, Sanofi đã thực hiện một thỏa thuận tương tự với Pfizer và BioNTech và vào tháng 2 là với Johnson & Johnson cho các sản phẩm vaccine tương ứng.
OPEC được cho là đang lo ngại về sự lây lan của COVID ở Ấn Độ
Nhà báo về thị trường dầu mỏ/OPEC, Amena Bakr, đã tweet về vấn đề này khi cuộc họp của Ủy ban Kỹ thuật chung của OPEC hiện đang được tiến hành trước khi cuộc họp cấp bộ trưởng diễn ra vào thứ Tư.
Thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã gia hạn lệnh phong tỏa khi số ca nhiễm COVID tiếp tục đạt mức đỉnh 300,000 ca mỗi ngày khi các cơ sở chăm sóc sức khỏe ngày càng quá tải.
Các chuyên gia tại Credit Suisse dự báo tỷ giá EUR/CHF sẽ tiếp tục tăng mạnh!
Các nhà phân tích tại Credit Suisse dự báo tỷ giá EUR/CHF sẽ tiếp tục tăng, hình thành “lá cờ tăng giá" và một sự bứt phá trên mốc 1.1118 sẽ mở ra một đà tăng mạnh vói mục tiêu là ngưỡng 1.1152/58.
Báo cáo của Ấn Độ ghi nhận ngày thứ năm liên tiếp với hơn 350,000 ca nhiễm Covid-19 mới
Dữ liệu chính thức cho thấy có 352,991 trường hợp mới được báo cáo trong khoảng thời gian 24 giờ khi tổng số ca nhiễm bệnh vượt qua 17 triệu.
Có ít nhất 2,812 người chết, đẩy tổng số người tử vong lên hơn 195,000 - báo cáo của các phương tiện truyền thông cho rằng tỷ lệ tử vong chính thức có khả năng đã bị hạ thấp đi.
Hoa Kỳ cho biết họ sẽ gửi các nguyên liệu thô cần thiết để Ấn Độ tăng cường sản xuất vắc xin AstraZeneca tại địa phương, cũng như phương pháp điều trị, bộ xét nghiệm chẩn đoán nhanh, máy thở và thiết bị bảo hộ.
Nhà kinh tế tại viện IFO nói rằng tình hình vi rút, tắc nghẽn sản xuất đang cản trở sự phục hồi của Đức
Nhận xét của nhà kinh tế Ifo, Klaus Wohlrabe:
- Khu vực công nghiệp đang bùng nổ nhưng gặp vấn đề về tiền sản xuất.
- 45% công ty công nghiệp phàn nàn về các vấn đề tiền sản xuất, tắc nghẽn sản xuất.
- Số đơn đặt hàng ít nhất đã được cải thiện, cũng như công suất sử dụng.
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 26/04: Tâm lý risk-on chiếm ưu thế, USD tiếp tục chìm sâu
Thị trường chứng khoán toàn cầu hầu hết đều giữ được sắc xanh trong ngày hôm nay trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi manh mối về sự phục hồi kinh tế trong một tuần dày đặc báo cáo thu nhập từ những doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ và cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang. Hợp đồng tương lai S&P500 tăng nhẹ lên 4,178 điểm, DowJones cũng có mức tăng 50 điểm lên 34,076.
Giá vàng ít thay đổi trong ngày hôm nay, giao dịch chủ yếu quanh mốc $1,780/oz khi lợi suất có dấu hiệu tăng lên nhưng đồng dollar vẫn bị bán tháo.
Dầu không thể duy trì bên trên mức $62/thùng do cuộc khủng hoảng Covid-19 ngày càng trầm trọng của Ấn Độ đè nặng lên triển vọng nhu cầu ngắn hạn trước thềm cuộc họp quan trọng của OPEC + vào cuối tuần này. Các dấu hiệu căng thẳng đối với các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đang bắt đầu xuất hiện. Mangalore Refinery & Petrochemicals Ltd. đã cắt giảm tỷ lệ xử lý, trong khi Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ cho đến nay vẫn không thực hiện kế hoạch mua dầu thô Tây Phi được dự kiến trước đó.
Đồng USD vẫn ngụp lặn trong "đống bùn", mặc dù đã có chút dấu hiệu hồi phục đầu phiên Âu. Đồng EUR/USD dứt khoát bứt phá mức 1.21 ngay đầu phiên Á nhưng đã đảo chiều ngay sau đó khi lợi suất TPCP Mỹ tăng lên. Hiện tại, rõ ràng quan điểm châu Âu sẽ sớm phục hồi và đuổi kịp người đồng nghiệp bên kia đại dương đang được thị trường yêu thích và xu hướng này có thể kéo dài cho đến hết tháng 4. AUD là đồng tiền mạnh nhất ngày hôm nay, tăng tới 0.4% so với USD lên 0.778 nhờ tâm lý lạc quan trên thị trường chứng khoán. Đồng GBP cũng không kém cạnh, tăng 0.3% lên trên 1.39 nhưng nên cẩn trọng với rủi ro chính trị từ cuộc bầu cử sắp tới tại Scotland. NZD, CAD, JPY và CHF cũng đều tăng nhẹ mặc dù không có yếu tố dẫn dắt rõ ràng.
Chỉ số môi trường kinh doanh IFO tháng 4 của Đức đạt 96.8 so với dự kiến là 97.8
Trước đó 96.6
Chỉ số kỳ vọng IFO đạt 99.5 so với dự kiến 101.2
Trước đó 100.4
Chỉ số đánh giá hiện tại IFO đạt 94.1 so với dự kiến 94.4
Trước đó 93.0
EUR/USD giảm khoảng 5 pips xuống 1.2091 sau khi dữ liệu được công bố.
Westpac: Giá nhà tại Australia sẽ sớm hạ nhiệt
Thị trường nhà ở tăng cao tại Úc sẽ bắt đầu hạ nhiệt trong giai đoạn tới khi một số yếu tố - bao gồm khả năng chi trả đang gặp căng thẳng và khả năng cho vay bị hạn chế - được kết hợp lại để kìm hãm giá nhà, Westpac Banking cho biết.
Ngân hàng đã đưa mức tăng dự báo bất động sản trong năm nay lên 15%, từ 10% trước đó, để phản ánh mức tăng hiện tại, trong khi vẫn giữ kỳ vọng tổng thể trong hai năm là tăng 20%, theo một báo cáo nghiên cứu hôm thứ Hai. Họ lưu ý rằng giá nhà ở Sydney đã tăng 3.7% trong tháng trước, với bất động sản trung bình tăng hơn 1,000 đô la Úc (777 đô la) một ngày.
Hợp đồng quyền chọn đáo hạn ngày hôm nay có gì đáng chú ý?
Không có nhiều hợp đồng quyền chọn đáo hạn trong ngày hôm nay, ngay cả phần còn lại của tuần cũng có vẻ hơi mờ nhạt về khối lượng (ít nhất là gần mức giá giao ngay hiện tại).
Có một lượng nhỏ hợp đồng sắp đáo hạn đối với EUR/USD tại mức 1.2100 và một số ở mức 1.2140-50 vào thứ Tư nhưng bên cạnh đó, không có nhiều điều khác cần lưu ý vào lúc này.
Khảo sát do Bloomberg thực hiện: Các nhà kinh tế học kỳ vọng Fed sẽ thực hiện "tapering" trong quý IV 2021
Trước quyết định của FOMC trong tuần này, cuộc khảo sát mới nhất của Bloomberg với 49 nhà kinh tế cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu giảm 120 tỷ USD mua trái phiếu hàng tháng trong quý 4 năm nay, khi nền kinh tế Mỹ trải qua một giai đoạn phục hồi đại dịch ấn tượng.
“Khoảng 45% các nhà kinh tế mong đợi Ủy ban Thị trường Mở Liên bang sẽ thông báo tapering trong quý IV với 14% cho rằng điều đó xảy ra trong ba tháng trước đó. Cuộc khảo sát 49 nhà kinh tế được thực hiện từ ngày 16-21/4"
“Các nhà kinh tế cho biết họ sẽ xem xét kỹ lưỡng ngôn ngữ tuyên bố để tìm ra những gợi ý về khả năng "tapering"
“Hơn 2/3 số nhà kinh tế được khảo sát hy vọng FOMC sẽ đưa ra tín hiệu cảnh báo sớm về việc tapering trong năm nay, với con số lớn nhất - 45% - đang tìm kiếm một cái gật đầu trong quý từ tháng 7 đến tháng 9.”
Thuế thặng dư vốn của Biden sẽ chỉ ảnh hưởng đến 0.3% "giới nhà giàu" Hoa Kỳ
Nhận xét về đề xuất tăng thuế thặng dư vốn của Biden, một quan chức cấp cao của nhà trắng cho biết chỉ 0.3% người nộp thuế ở Mỹ sẽ bị đánh thuế cao hơn đối với các khoản đầu tư theo kế hoạch.
Những bình luận khác
“Điều này phù hợp với những gì tổng thống đã nói trong chiến dịch tranh cử. Chúng tôi cần phải cải cách cơ bản các quy tắc ảnh hưởng đến những người Mỹ rất, rất giàu hoặc rất có thu nhập cao nhất, theo cách để đảm bảo rằng nó công bằng và không thưởng của cải khi có thặng dư. "
Những điều này được đưa ra để đáp lại những lời chỉ trích từ Phố Wall và Thung lũng Silicon, khi Tổng thống Biden chuẩn bị tung ra một loạt các đợt tăng thuế đối với người giàu, bao gồm tăng gần gấp đôi thuế đối với lãi vốn và cổ tức, để tài trợ cho một gói chi tiêu cho giáo dục và chăm sóc trẻ em có thể lên tới 1.5 tỷ USD.
Đức báo cáo 11,907 trường hợp nhiễm vi-rút mới, 60 ca tử vong được báo cáo mới nhất hôm nay
Số ca nhiễm trong 7 ngày tiếp tục ở mức cao ở mức 169.3 trong khi tổng số ca bệnh đang hoạt động giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức khoảng 307,600 - mức cao nhất kể từ ngày 17 tháng 1.
AFP đưa tin cuối tuần qua rằng chính phủ Đức đang cân nhắc nới lỏng các hạn chế đối với những người đã được tiêm chủng nhưng đây sẽ là một chính sách khó thực hiện. Nếu họ định sử dụng cái gọi là hộ chiếu vắc-xin, có thể nhiều người sẽ làm giả chúng.
Về năng lực chăm sóc sức khỏe, có 5,054 (+5) bệnh nhân vi rút cần chăm sóc đặc biệt tính đến thứ Sáu với 2,829 (12%) giường chăm sóc đặc biệt vẫn còn trống.
Giá Ngô tăng cao nhất 8 năm do nguồn cung thế giới thắt chặt, giá lúa mì và đậu tương lần lượt đạt đỉnh 7 năm
Giá hợp đồng tương lai ngô Chicago hôm thứ Hai tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2013, do lo ngại về nguồn cung toàn cầu thúc đẩy thị trường.
Giá Lúa mì đã tăng 2.4% lên mức cao nhất trong bảy năm, trong khi đậu nành đạt mức cao nhất trong tám năm. Một nhà kinh doanh ngũ cốc thức ăn chăn nuôi có trụ sở tại Singapore cho biết: “Ngô đang đứng trước những lo lắng về nguồn cung cũng như nhu cầu mạnh mẽ. "Ngô đang kéo giá lúa mì và đậu tương lên cao hơn."
Hợp đồng tương lai ngô trên Chicago Board of Trade (CBOT) Cv1 đã tăng 1.5% lên 6.42-1/4 USD/giạ vào lúc 02:51 GMT, trước đó đạt mức cao nhất tháng 6 năm 2013 là 6.49 USD/giạ.
Sự phục hồi của quặng sắt sẽ khiến các nhà đầu tư cổ phiếu phấn khích!
Điều này được thúc đẩy bởi sự phục hồi trong nhu cầu ngày càng tăng và sự mở rộng của nền kinh tế Trung Quốc.
Hợp đồng tương lai quặng sắt giao dịch tại Singapore có mối tương quan 30 ngày khoảng 0.9 với điểm chuẩn chứng khoán ở Hàn Quốc, Úc và Mỹ, dựa trên giá trị thị trường. Mức tương quan với Chỉ số Euro Stoxx 50 gần đạt 0.8. Tất cả những điều đó cho thấy triển vọng tích cực đối với chứng khoán trên toàn thế giới vào thứ Hai.
Đây có thể là năm mà cổ phiếu vật liệu đánh bại công nghệ!
Cập nhật tin tức Covid-19: Số ca nhiễm mới trong ngày ở Ấn Độ cao chưa từng thấy, Đông Nam Á trước nguy cơ bùng phát mạnh.
Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, tổng cộng trên 17,3 triệu người đã nhiễm bệnh, bao gồm hơn 195.000 trường hợp thiệt mạng. Ngày 25/4, Ấn Độ báo cáo trên 354.500 ca mắc COVID-19 mới, mức cao nhất thế giới. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp, Ấn Độ ghi nhận những kỷ lục đau buồn vì COVID-19. Hệ thống y tế quốc gia Nam Á này đang chịu áp lực rất lớn. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã kêu gọi, tất cả công dân đi tiêm vaccine COVID-19, đồng thời tuyệt đối tuân thủ các biện pháp chống lây nhiễm. Thủ đô New Delhi là một trong những khu vực ảnh hưởng tồi tệ nhất. Các bệnh viện quá tải, còn người dân rơi vào tuyệt vọng. Ngày 25/4, Ấn Độ đã quyết định kéo dài các biện pháp phong tỏa ở thủ đô New Delhi thêm một tuần.
Thái Lan lần đầu tiên ghi nhận số người tử vong vì đại dịch COVID-19 theo ngày ở mức hai con số, trong khi số ca mắc mới trong 24 giờ qua vẫn vượt ngưỡng 2.000 người. Cụ thể, ngày 25/4, Thái Lan xác nhận trên 2.400 ca mắc mới và 11 trường hợp thiệt mạng. Đến nay, 140 bệnh nhân đã tử vong trong tổng số trên 55.400 người mắc COVID-19 tại quốc gia này. Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, giới chức thủ đô Bangkok đã ra lệnh đóng cửa các địa điểm như công viên, phòng tập thể dục thể thao, rạp chiếu phim trung tâm và nhà trẻ từ ngày 26/4 đến hết ngày 9/5.
Nhật Bản đang ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 tăng mạnh. Ngày 25/4, lệnh tình trạng khẩn cấp lần thứ 3 bắt đầu có hiệu lực ở Tokyo và 3 tỉnh phía Tây, với dân số ở các khu vực này chiếm tới 1/4 tổng dân số cả nước. Số ca nhiễm mới, nhất là số ca nhiễm các biến thể nguy hiểm của virus SARS-CoV-2, ở các tỉnh, thành này đã tăng mạnh trong những tuần qua, khiến hệ thống y tế ở nhiều địa phương rơi vào tình trạng căng thẳng, trong khi kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng ở Nhật Bản đang tới gần. Lệnh tình trạng khẩn cấp sẽ được áp dụng trong 17 ngày. Hơn 1 tỷ liều vắc-xin ngừa COVID-19 đã được sử dụng trên toàn cầu tính tới ngày 24/4, mang lại hy vọng cho cuộc chiến chống đại dịch nguy hiểm này trong bối cảnh số ca mắc trên thế giới vẫn tiếp tục tăng mạnh, chủ yếu do sự gia tăng tại Ấn Độ.
Bloomberg: Trung Quốc sẽ tiếp đà tăng trưởng trong tháng 4
"Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục bùng nổ trong tháng 4 sau khi tăng trưởng kỷ lục trong quý đầu tiên, với xuất khẩu mạnh mẽ và niềm tin kinh doanh gia tăng hỗ trợ cho sự phục hồi", Bloomberg cho biết. "Chúng tôi đánh giá triển vọng dựa trên 8 chỉ báo nhanh (leading indicator), không thay đổi so với tháng 3 mạnh mẽ."
Bitcoin trở lại mạnh mẽ vào ngày đầu tuần
Sau khi bị bán tháo xuống $47,000 vào Chủ nhật, phe mua Bitcoin đã chiếm ưu thế trở lại, nâng giá trị của đồng tiền điện tử trong sáng nay lên mức $52,000.
Các quốc gia đồng lòng giúp đỡ Ấn Độ vượt qua cuộc khủng hoảng đại dịch
Tổng thống Hoa Kỳ Biden vào Chủ nhật đã hứa hẹn hỗ trợ khẩn cấp cho Ấn Độ, ông sẽ cho gửi ngay nguyên liệu để sản xuất vaccine COVID-19, thiết bị y tế và đồ bảo hộ. Ông nói thêm: Ấn Độ đã hỗ trợ Hoa Kỳ khi các bệnh viện của chúng tôi bị quá tải sớm vì đại dịch, chúng tôi quyết tâm giúp đỡ Ấn Độ trong những thời điểm khó khăn!"
Anh, Pháp và Đức đều cam kết viện trợ khẩn cấp cho nước này vào cuối tuần qua.
Goldman dự báo tăng trưởng GDP của các quốc gia như thế nào?
Mỹ:
- Tăng trưởng 10.5% và đạt đỉnh trong quý 2, nhờ tác động mạnh mẽ của gói kích thích tài khóa và sự mở cửa trở lại của nền kinh tế.
- Tăng trưởng 7.5% trong nửa cuối của năm 2021.
- Lạm phát PCE sẽ tạm thời vượt mức 2%.
Anh: Tăng trưởng 7.8% trong năm 2021, kinh tế Anh sẽ hồi phục ấn tượng.
Châu Âu, Nhật Bản và các thị trường EM: tốc độ tăng trưởng sẽ đạt đỉnh vào quý 3/2021.
Gói nâng cấp cơ sở hạ tầng: Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ không đứng về phía Biden
Thượng nghị sĩ Joe Manchin của Mỹ phát biểu trên TV vào cuối tuần qua:
- Mong muốn một phiên bản có mục tiêu rõ ràng hơn của gói cơ sở hạ tầng trị giá 2 nghìn tỷ USD của Biden.
- Ca ngợi đề xuất đáp trả của Đảng Cộng hòa, đó là một kế hoạch chi phí thấp hơn, loại bỏ các khoản của Đảng Dân chủ như chăm sóc người cao tuổi và tàn tật.
- Kế hoạch của Đảng Cộng hòa là "một khởi đầu tốt" và đề xuất của lưỡng đảng nên giải quyết các vấn đề cơ sở hạ tầng truyền thống, chẳng hạn như sửa chữa đường và cầu.
Tình hình COVID-19 tại Ấn Độ đang đe dọa tới sự phục hồi kinh tế tại quốc gia này
Sự bùng nổ của số ca nhiễm COVID-19 tại Ấn Độ đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế hồi phục nhanh nhất thế giới. IMF dự báo tăng trưởng GDP tại nước này trong năm nay đạt 12.5%, trong khi con số của RBI là 10.5%. Nhưng đại dịch có thể thay đổi tất cả. Tuy nhiên, hiện tại, Thủ tướng Narendra Modi vẫn chưa áp dụng lệnh lệnh cấm vận trên toàn quốc và khuyến khích các bang giữ cho nền kinh tế được mở cửa. Và vì lý do đó, các nhà kinh tế học đang nhìn thấy rủi ro hiện hữu ngay trước mắt các dự báo của họ.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 23/04: Chứng khoán tăng điểm ấn tượng nhờ các số liệu kinh tế tích cực, Euro chạm mức 1.21
Nhờ các số liệu kinh tế tích cực tại Mỹ mang lại tín hiệu cho sự hồi phục của nền kinh tế, như chỉ số PMI tăng lên các mức cao kỷ lục, hay doanh số bán nhà vượt dự kiến đã khiến tâm lý risk-on chiếm chủ đạo trong phiên thứ 6 tuần vừa rồi. Dow Jones tăng 0.67%, S&P 500 tăng 1.09%, Nasdaq tăng 1.44%.
USD vẫn chịu áp lực bán trong suốt tuần vừa rồi, chỉ số DXY giảm 0.49% xuống 90.83, mức thấp nhất trong gần 2 tháng qua. Euro là đồng tiền mạnh nhất trong nhóm G-7 với mức tăng 0.68%, và đã có lúc chạm mốc 1.21 nhờ được củng cố đà tăng sau các số liệu PMI châu Âu tích cực. Tâm lý rủi ro tốt thúc đẩy Aussie tăng 0.53% lên 0.7747. USD/JPY giảm phiên thứ 5 liên tiếp xuống 107.87.
Vàng giảm xuống $1,777/oz khi lợi suất 10 năm của Mỹ tăng 2.3 điểm cơ bản. Giá dầu cũng tăng lên $62.14/thùng nhờ những tâm lý tích cực trên thị trường.
Số liệu kinh tế thứ 6 đã khiến Fed New York nâng dự báo tăng trưởng GDP
Bất ngờ đến từ PMI tháng 4 cũng như doanh số bán nhà tháng 3 tại Mỹ đã khiến Fed New York nâng dự báo tăng trưởng GDP, cụ thể:
- Quý 1: tăng 6.9% (dự báo trước đó tăng 6.8%).
- Quý 2: tăng 4.6% (dự báo trước đó tăng 4.4%).
USD/JPY đảo ngược đà giảm khi tâm lý rủi ro tích cực
Sau những số liệu kinh tế tích cực tại Mỹ, cặp tiền USD/JPY đã quay trở lại mức 107.98, xóa bỏ đà giảm trong phiên hôm nay, một phần cũng vì lợi suất phục hồi. Lợi suất trái phiếu Kho bạc 10 năm của Mỹ tăng 3.4 điểm cơ bản lên mức 1.574%, cũng khiến giá vàng chịu áp lực bán tháo xuống $1,772/oz.
Kháng cự trước mắt của tỷ giá là 108.7 (MA 100 giờ), trong khi hỗ trợ ở mức đáy cũ tại 107.48.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ: Chứng khoán tăng điểm nhờ các số liệu kinh tế tích cực, vàng lao dốc!
Nhờ các số liệu kinh tế tích cực tại Mỹ mang lại tín hiệu cho sự hồi phục của nền kinh tế, như chỉ số PMI tăng lên các mức cao kỷ lục, hay doanh số bán nhà vượt dự kiến đã khiến tâm lý risk-on chiếm chủ đạo trong phiên hôm nay. Dow Jones tăng 0.13%, S&P 500 tăng 0.48%, Nasdaq tăng 0.84%.
USD vẫn chịu áp lực bán trong suốt tuần này, khi đồng Euro được củng cố đà tăng sau các số liệu PMI châu Âu tích cực, tuy vậy lực cầu đã xuất hiện khi vào phiên New York sau thông tin PMI tháng 4 của Mỹ. Chỉ số DXY giảm 0.22% xuống 91.07. Euro là đồng tiền mạnh nhất trong nhóm G-7 với mức tăng 0.36% lên 1.2058. Tâm lý rủi ro tốt thúc đẩy Aussie tăng 0.36% lên 0.7733.
Vàng "rơi tự do" trong phiên Mỹ xuống $1,772/oz nhờ Dollar hồi phục cũng như lợi suất kỳ hạn 10 năm tăng 3 điểm cơ bản lên 1.57%.
PMI tháng 4 của Mỹ: Tích cực giống như châu Âu buổi chiều!
Chỉ số PMI tháng 4 của Mỹ đều đã tăng mạnh mẽ, thiết lập các mức cao kỷ lục mới:
- PMI sản xuất đạt 60.6 (ngang với dự kiến).
- PMI dịch vụ đạt 63.1 (cao hơn dự kiến 61.6).
Tuy vậy phản ứng của thị trường không quá mãnh liệt với tin.
USD/JPY đang kiểm tra mức hỗ trợ quan trọng
Cặp tiền USD/JPY đã giảm 0.32% trong phiên hôm nay xuống 107.63, cũng là vùng giá xung quanh mây Ichimoku và đường trendline tăng giá. Sau quý 1 giảm 7%, đồng Yên đã tăng trở lại khi lợi suất trái phiếu Kho bạc giảm và tình hình COVID-19 ở châu Á bùng phát trở lại đã thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn.
Chủ tịch EC: Chiến dịch tiêm chủng đang đi đúng hướng!
Bình luận của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Ursula von der Leyen
- Chúng ta đã có hơn 123 triệu người được tiêm chủng COVID ở EU
- EU sẽ có đủ liều vaccine cho 70% dân số trưởng thành vào tháng 7
- Đang làm việc với Pfizer để đạt được thỏa thuận mới.
Giá vàng bứt phá trong phiên, phe "bò" để mắt tới mốc $1800/oz!
- Đà giảm của USD được duy trì, bên cạnh đó tình hình COVID-19 đã hỗ trợ cho vàng lấy lại lực tăng trong phiên cuối tuần.
- Sự bứt phá qua ngưỡng kháng cự tại đường viền cổ của mô hình "vai đầu vai" giúp các Trader lạc quan vào triển vọng tăng giá của vàng.
- Một đà tăng vượt qua mốc $1,800/oz và sau đó là ngưỡng kháng cự $1,815/oz rất có thể xảy ra.
ECB được dự báo sẽ gặp khó khăn khi đưa ra quyết định trong cuộc họp tháng 6
Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được cho là đang có quan điểm khác nhau về chương trình mua tài sản.
Bên cạnh đó quyết định về tốc độ mua tài sản của chương trình PEPP dự kiến sẽ gặp nhiều vấn đề trong cuộc họp chính sách vào tháng 6.
Ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất 50 điểm cơ bản lên mức 5%
Ngân hàng trung ương Nga thông báo rằng họ đã tăng lãi suất 50 điểm cơ bản lên 5%, cao hơn so với ước tính của các nhà phân tích là tăng 25 điểm cơ bản.
Tỷ giá USD/RUB đã giảm 0.7% xuống mức 71.9000 sau tin.
Chuyên gia tại Credit Suisse bình luận gì về tỷ giá AUD/USD?
Tỷ giá AUD/USD vẫn bị mắc kẹt trong biên độ dao động gần đây sau khi liên tục vật lộn tại vùng hỗ trợ 0.7700/7690, tuy nhiên một đà giảm xuống dưới sẽ khiến đồng tiền hàng hóa này giảm giá trong ngắn hạn.
BoJ có thể bán chứng chỉ ETF cho các nhà đầu tư cá nhân
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda cho biết việc bán chứng chỉ quỹ ETF cho các cá nhân khi ngân hàng cuối cùng rút lại các biện pháp kích thích là một lựa chọn mặc dù vẫn còn quá sớm để thảo luận về các chi tiết cụ thể của bất kỳ chiến lược cắt giảm nào.
ECB và các ngân hàng trung ương lớn khác ngừng hoạt động swap USD kỳ hạn 84 ngày
Các kênh swap USD của Fed được đang bị đóng lại bởi các ngân hàng trung ương lớn khác.
Dù sao thì chúng không thực sự được sử dụng nhiều trong những tháng gần đây và đây chỉ là một biện pháp tạm thời vào năm ngoái để giải quyết cơn sốt đổ xô vào đồng đô la khi thị trường đang hoảng loạn vì cuộc khủng hoảng Covid-19 (bán mọi thứ) vào thời điểm đó .
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 23/04: Chứng khoán diễn biến trái chiều, USD nới rộng chuỗi ngày tiêu cực
Thị trường chứng khoán diễn biến khá trái chiều trong ngày hôm nay với chứng khoán châu Âu suy yếu trong khi hầu hết các chỉ số châu Á và hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ lại tăng điểm. S&P 500 tương lai tăng 0.22% lên 4,147.5, Nasdaq tăng 0.11% lên 13,792 khi thị trường có vẻ đã bình tĩnh lại sau đề xuất tăng thuế của J.Biden.
Giá dầu tăng khi các nhà đầu tư đánh giá nhu cầu năng lượng phục hồi chắp vá, với các dấu hiệu phục hồi từ đại dịch ở một số quốc gia như Hoa Kỳ, xen lẫn với sự bi quan ở các khu vực châu Á, nơi virus vẫn đang hoành hành. Dầu WTI tăng 0.31% lên 61.83 USD/thùng trong khi dầu Brent hầu như không đổi, ở mức $65.7/thùng.
Vàng tăng nhẹ lên lên $1,784/oz trong bối cảnh đồng dollar tiếp tục bị bán tháo và lợi suất ổn định dưới 1.6%. Các quỹ ETF vàng trong khi đó đã trở lại xu hướng bán ra, một tín hiệu không mấy tích cực cho kim loại quý.
Thị trường FX đang biến động mạnh hơn các thị trường truyền thống khác trong ngày hôm nay, một điều khá ít xảy ra. Đồng Bạc xanh kéo dài đà sụt giảm, kéo DXY xuống sát vùng hỗ trợ 91.00 bất chấp việc lợi suất có chút hồi phục. Quan điểm có vẻ dovish của ECB cũng không thể giúp ích cho đồng dollar khi EUR/USD tăng tới 0.36% lên 1.2058. Các chỉ số PMI tích cực tại châu Âu và Anh quốc cũng củng cố sức mạnh đồng Cable, đưa GBP/USD lên 1.3868. Các đồng beta cao cũng tăng so với USD, chủ yếu do đà bán tháo trên diện rộng của đồng tiền này chứ không thật sự có yếu tố dẫn dắt. 2 đồng lợi suất ít thay đổi, dao động trong biên độ 0.1%.
Flash PMI tổng hợp tháng 4 của Vương quốc Anh đạt 60.0 so với dự kiến 58.1
PMI dịch vụ đạt 60.1 so với 58.9 dự kiến
Trước đó 56.3
PMI sản xuất đạt 60.7 so với 59.0 dự kiến
Trước 58.9
PMI dịch vụ tháng 4 của Anh rất tích cực, đạt mức cao nhất trong 80 tháng với PMI sản xuất ở mức cao nhất trong gần 27 năm. PMI tổng hợp cũng cho thấy một sự cải thiện mạnh mẽ, đạt mức cao nhất trong 89 tháng.
Có vẻ như dữ liệu này đã được kỳ vọng từ trước và đã được thị trường phản ánh tất cả vào giá, GBP/USD sụt giảm tới gần 20 pips ngay sau khi báo cáo được công bố xuống còn 1.3866
Flash PMI tổng hợp tháng 4 của EU đạt 53.7 so với mức dự kiến 52.9
Flash PMI dịch vụ đạt 50.3 so với 49.1 dự kiến
Trước đó 49.6
Flash PMI sản xuất 63.3 so với dự kiến 62.0
Trước 62.5
Trong một tháng mà các biện pháp ngăn chặn vi rút được thắt chặt, nền kinh tế khu vực đồng euro đã cho thấy sức mạnh đáng khích lệ. Mặc dù lĩnh vực dịch vụ tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp phong tỏa, nhưng lĩnh vực này đã tăng trưởng trở lại khi các công ty thích nghi với cuộc sống với virus và chuẩn bị cho những quãng thời gian tốt hơn phía trước.
Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất đang bùng nổ. Chi tiêu tăng mạnh, tái dự trữ, đầu tư vào máy móc mới và sự lạc quan ngày càng tăng về triển vọng đã giúp thúc đẩy mức tăng kỷ lục về cả sản lượng và số đơn đặt hàng mới.
EUR/USD hầu như không đổi sau khi dữ liệu được công bố, giao dịch quanh mức 1.2054
Flash PMI tổng hợp tháng 4 của Đức đạt 56 so với mức dự kiến là 57.0
PMI sản xuất đạt 66.4 so với 65.8 dự kiến
Trước đó đạt 66.6
Dự kiến PMI dịch vụ đạt 50.1 so với 51.0 dự kiến
Trước đó 51.5
Làn sóng thứ ba của đại dịch đã kìm hãm sự tiến bộ trong lĩnh vực dịch vụ của Đức, với dữ liệu Flash PMI của tháng 4 cho thấy hoạt động gần như ngừng trệ sau khi tăng trưởng trở lại vào cuối quý đầu tiên. Lĩnh vực sản xuất của nước này vẫn đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, mặc dù lúc này, dữ liệu cho thấy tăng trưởng đang bị kìm hãm bởi các vấn đề về nguồn cung.
EUR/USD giảm nhẹ xuống 1.2046 sau khi dữ liệu được công bố.
Thành phố Perth tại Úc sẽ bước vào phong tỏa 3 ngày bắt đầu từ đêm nay
Điều này xảy ra sau khi hai người bị nhiễm vi-rút (biến thể của Vương quốc Anh) khi đang ở trong khu cách ly tại khách sạn Perth, từ một cặp vợ chồng ở phòng đối diện. Cặp vợ chồng được đề cập đã đến Perth từ Ấn Độ và bị nhiễm loại virus ở Anh.
Việc phong tỏa này nhằm ngăn chặn bất kỳ sự lây lan lớn nào trong và ngoài thành phố, mặc dù ba ngày có thể hơi gay gắt tùy thuộc vào cách bạn nhìn nhận nó.
Đáng lưu ý, một người ở Melbourne đã bị phát hiện nhiễm vi-rút hôm nay sau khi trở về từ cùng một khách sạn cách ly ở Perth. Người cho biết đã bay trở lại Melbourne vào thứ Tư sau khi trải qua hai tuần cách ly ở Perth.