Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2025 dưới góc nhìn của chuyên gia Morgan Stanley (Phần 1)

Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2025 dưới góc nhìn của chuyên gia Morgan Stanley (Phần 1)

Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

19:52 28/11/2024

Nội dung của chương trình Podcast: Thoughts on the Market do Morgan Stanley sản xuất, với chủ đề Triển vọng Nền Kinh tế Toàn cầu năm 2025

Vishy Tirupattur: Chào mừng đến với chương trình Thoughts on the Market. Tôi là Vishy Tirupattur, chuyên viên phân tích chiến lược mảng Trái phiếu của Morgan Stanley. Hôm nay, chúng ta sẽ có một cuộc thảo luận đặc biệt về những gì sắp diễn ra đối với nền kinh tế và thị trường toàn cầu vào năm 2025.

Tham gia cùng tôi hôm nay có: Seth Carpenter, Kinh tế trưởng Toàn cầu; Mike Wilson, chuyên viên phân tích chiến lược mảng Cổ phiếu Hoa Kỳ và Giám đốc Đầu tư của công ty; và Andrew Sheets, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Tín dụng Doanh nghiệp Toàn cầu.

Chúng ta có rất nhiều điều để thảo luận, vì vậy tôi sẽ đi thẳng vào vấn đề chính.

Chào Seth, tôi muốn bắt đầu với nền kinh tế toàn cầu. Khi nhìn về năm 2025, ông thấy triển vọng tăng trưởng kinh tế, lạm phátchính sách tiền tệ trên toàn thế giới sẽ ra sao?

Seth Carpenter: Tôi phải nói rằng - việc dự báo luôn khó khăn. Nhưng tôi nghĩ ở thời điểm hiện tại, sự không chắc chắn thậm chí còn lớn hơn bình thường. Tình hình lúc này khá phức tạp. Tôi nghĩ nếu xét trên phạm vi toàn cầu, chúng ta sẽ không thực sự thấy nhiều sự thay đổi; nhưng điều kiện thị trường chắc chắn sẽ thay đổi đôi chút.

Vì vậy, hãy xem xét các nền kinh tế lớn trên thế giới. Đối với Hoa Kỳ, chúng tôi dự đoán nền kinh tế sẽ suy thoái nhẹ. Điều này một phần là do đà tăng trưởng không bền vững trong năm nay và năm ngoái. Cùng với đó là sự suy giảm động lực từ chính sách tài khóa sẽ làm tăng trưởng kinh tế chậm lãi. Chính sách tiền tệ vẫn còn thắt chặt, và tác động từ việc hạ lãi suất sẽ có độ trễ nhất định; vì vậy, mặc dù Fed đang cắt giảm lãi suất, nhưng kinh tế Mỹ vẫn sẽ suy thoái trong năm tới.

Nhưng tôi nghĩ câu hỏi quan trọng hơn mà anh đã đề cập trước đó là liệu những thay đổi chính sách khác thì sao? Đối với chính sách tài khóa, chúng tôi nghĩ rằng đó thực sự là một vấn đề quan trọng cho tới năm 2026. Đó là khi việc cắt giảm thuế theo Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm (TCJA) hết hạn, và để gia hạn hoặc làm mới đạo luật này thì chính quyền sẽ để thực hiện các thủ tục pháp lý phức tạp, dự kiến sẽ tiêu tốn gần như cả năm 2025. Và do đó, động lực tài khóa thực sự là một câu hỏi cho năm 2026.

Còn với vấn đề nhập cư và thuế quan, câu hỏi thực sự ở đây là, liệu mọi thứ có được giải quyết đồng loạt ngay từ đầu? Hay nó sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn, giống như trong năm 2018? Tôi nghĩ kịch bản cơ sở của chúng tôi là sẽ có sự gia tăng về mức thuế quan, đặc biệt là đối với Trung Quốc. Nhưng chúng sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn trong suốt năm 2025. Và kết quả là, điều đầu tiên bạn có thể thấy là lạm phát sẽ tăng dần theo thời giam. Tuy nhiên, tăng trưởng sẽ chỉ thực sự suy yếu vào cuối năm 2025 và ảnh hưởng tới triển vọng của cả năm 2026.

Hiện tại, nền kinh tế Châu Âu vẫn đang trong tình trạng đình trệ. Chúng tôi nghĩ rằng tình hình sẽ không khả quan hơn trong năm tới, với mức tăng trưởng được dự báo khoảng 1%. Tình hình nền kinh tế sẽ không xấu thêm; nhưng cũng sẽ không tích cực một cách bất ngờ. Vì vậy tốt hơn hết là ECB vẫn nên tiếp tục cắt giảm lãi suất. Và chúng tôi thực sự nghĩ rằng có khả năng rất cao là lạm phát ở khu vực Eurozone sẽ xuống dưới mức mục tiêu của họ. Và kết quả có thể là ECB thậm chí sẽ cắt giảm lãi suất xuống dưới mức trung lập của nền kinh tế.

Trung Quốc là một bất ngờ lớn khác đối với dự báo của chúng tôi vì họ đã ở trong vòng xoáy giảm phát nợ trong một thời gian. Chúng tôi không nghĩ rằng sự xoay trục trong chính sách tài khóa là đủ để xoay chuyển tình hình hiện tại. Và do đó, nền kinh tế nước này có thể sẽ tăng trưởng chậm lại hơn nữa trong năm tới khi các nhà hoạch định chính sách thực hiện các chính sách đối phó. Và do đó, sẽ mất một thời gian tương đối để nền kinh tế Trung Quốc thực sự phục hồi

Về các yếu tố tích cực, chúng tôi vẫn lạc quan về Nhật Bản, Ấn Độ và câu chuyện tăng trưởng của đất nước này; và nhiều nền kinh tế mới nổi cũng cho thấy một số điểm sáng. Bức tranh triển vọng thực sự trái chiều và tôi không nghĩ rằng có một xu hướng đơn nhất sẽ thúc đẩy câu chuyện tăng trưởng toàn cầu.

Vishy Tirupattur: Sau đây, chúng ta hãy cùng đến với góc nhìn của Mike. Năm 2024 hóa ra lại là một năm mạnh mẽ đối với thị trường chứng khoán toàn cầu, đặc biệt là đối với chứng khoán Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tăng trưởng của cổ phiếu tại hai thị trường này chủ yếu đến từ kỳ vọng mạnh mẽ của nhà đầu tư. Liệu anh có suy nghĩ nào về thị trường chứng khoán toàn cầu trong năm tới? Những thách thức và cơ hội phía trước của thị trường là gì?

Mike Wilson: Vâng, năm nay rất thú vị vì thị trường đã có mức tăng trưởng lợi nhuận khiêm tốn ở Hoa Kỳ nói riêng. Điều này đến từ sự gia tăng trong kỳ vọng của nhà đầu tư (được thể hiện trong đà tăng của các chỉ số định giá như P/E, P/B, EV/EBITDA,…) và điều đó có thể sẽ không lặp lại trong năm tới. Chúng tôi đang tìm kiếm mức tăng trưởng lợi nhuận tốt hơn với kịch bản hạ cánh mềm của nền kinh tế và lãi suất giảm. Nhưng chúng tôi không nghĩ rằng thị trường chứng khoán Mỹ sẽ có thể đắt được hơn nữa. Trên thực tế, mức định giá của thị trường được chúng tôi dự báo sẽ giảm khoảng 5%. Nhưng điều đó vẫn mang lại cho chúng ta lợi nhuận tương đối tốt.

Anh biết đấy, Nhật Bản là thị trường thứ hai mà chúng tôi thích so với phần còn lại của thế giới vì câu chuyện quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, ở đó, chúng tôi cũng đang tìm kiếm mức tăng trưởng lợi nhuận và ROE khoản 10%. Trong khi đó, Châu Âu không còn được chúng tôi đầu tư nhiều như trước vì rủi ro thuế quan và áp lực từ Trung Quốc, bởi họ phụ thuộ nhiều hoạt động xuất khẩu.

Về câu hỏi thứ hai, những thách thức mà tôi nghĩ đến trong tương lai là tăng trưởng kinh tế tiếp tục suy yếu ở nhiều khu vực. Thách thức thứ hai là, tài sản chất lượng cao trở nên đắt đỏ, không chỉ ở Hoa Kỳ. Một ví dụ trực quan là chỉ số S&P, tuy đang ở mức định giá cực kỳ đắt, nhưng đó là vì mức ROE tốt và tiềm năng tăng trưởng cao hơn.

Vì vậy, định giá sẽ là một thách thức thực sự. Và sau đó, tất nhiên, quan điểm của hầu hết mọi người đều là nền kinh tế hạ cánh mềm, vì vậy định giá cho kịch bản này cũng ở mức cao. Nhưng rủi ro điều đó không sẽ không xảy ra cũng ở mức tương đối. Và đó là lý do tại sao chúng tôi dự báo hai kịch bản tăng giá và hai kịch bản giảm giá ở thị trường Hoa Kỳ - giống như chúng tôi đã làm trong báo cáo triển vọng kinh tế giữa năm; và trên thực tế, tình hình nửa cuối năm nay đã nằm trong dự tăng giá của chúng tôi.

Vì vậy, cơ hội thực sự theo quan điểm của chúng tôi đến từ việc triển vọng vĩ mô sẽ tiếp tục biến đổi, do những thay đổi về mặt chính sách tiềm năng tại Hoa Kỳ, và cả những rủi ro địa chính trị vẫn còn đó.

Ngoài ra, việc lựa chọn đúng cổ phiếu sẽ tạo ra cơ hội sinh lời bởi dòng vốn sẽ không chảy đều vào toàn bộ thị trường. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tụclàm những gì chúng tôi đã làm trong năm nay là cố gắng linh hoạt và đưa ra nhiều kịch bản có khả năng xảy ra nhất tùy thuộc vào sự biến đổi trong triển vọng vĩ mô toàn cầu.

Vishy Tirupattur: Cảm ơn Mike. Đến với Andrew, chúng ta đang kết thúc năm 2024 khi mà thị trường tín dụng vẫn đang trong điều kiện tích cực, với credit spread gần với mức thấp kỷ lục trong nhiều thập kỷ. Anh kỳ vọng thị trường tín dụng toàn cầu sẽ diễn biến ra vào năm 2025? Đâu là những nơi tốt nhất để đầu tư?

Andrew Sheets: Chúng ta sẽ xác định tình hình thị trường ở thời điểm hiện tại và sau đó nói về triển vọng. Tôi nghĩ có thể nói rằng đây là một bối cảnh hoàn toàn phi thường đối với tín dụng doanh nghiệp. Tín dụng doanh nghiệp thích sự điều độ. Và tôi nghĩ bạn đã thấy một sự điều độ bất thường ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô.

Ở mức độ vĩ mô, bạn đã được thấy sự tăng trưởng vừa phải, lạm phát vừa phải, lãi suất điều hành vừa phải trên khắp các quốc gia đã phát triển. Và sau đó ở cấp độ vi mô, mặc dù sức mạnh của thị trường vẫn được duy trì ở mức cao, nhưng sự hung hăng của các doanh nghiệp thì không. M&A đã ở mức thấp hơn dự báo, trong khi bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp khá ổn định.

Vì vậy, điều mà tôi nghĩ là đáng chú ý là bối cảnh kinh tế hiện tại là bối cảnh ưa thích của thị trường tín dụng. Tuy vậy, cử tri Hoa Kỳ thì lại không thích điều này, dẫn tới việc họ đã bỏ phiếu cho một chính sách khác.

Vì vậy, trong tương lai, sự không chắc chắn trên cả phương diện vĩ mô và vi mô đều đang gia tăng. Một yếu tố mà chúng ta đang phải đối mặt là chúng ta cảm thấy như mình đang bỏ lại một môi trường thực sự tốt cho tín dụng doanh nghiệp và bước ra khỏi vùng an toàn. Nhưng bạn sau đó sẽ hiểu ra rằng điều kiện hiện tại sẽ không thay đổi ngay lập tức.

Trong khi đó, động lực của nền kinh tế Hoa Kỳ và Châu Âu vẫn còn rất nhiều. Tôi xem xét các dự báo về số liệu kinh tế của các nền kinh tế đã phát triển trong nửa đầu năm tới – chúng vẫn ổn. Cùng lúc đó, Fed và ECB vẫn đang cắt giảm. Thậm chí lạm phát thời điểm đó cũng sẽ ở mức vừa phải.

Vì vậy, câu chuyện trong năm tới sẽ gồm hai phần, phần đầu tiên cho rằng thị trường tín dụng vẫn có khả năng tiếp tục tăng trưởng và hoạt động tốt hơn trong nửa đầu năm. Lợi suất vẫn tốt; Fed vẫn đang cắt giảm; bối cảnh vẫn chưa thay đổi nhiều. Và phần tiếp theo sẽ diễn ra trong nửa cuối năm, khi số liệu kinh tế của chúng tôi bắt đầu cho thấy sự phân kỳ nhiều hơn, thời điểm Fed không còn cắt giảm lãi suất và điều kiện thị trường khó khăn hơn.

Chúng tôi vẫn nghĩ rằng thị trường cho vay có đòn bẩy sẽ tiếp tục là một lĩnh vực hấp dẫn. Đó là một phần của tín dụng, nơi mức spread không quá thấp so với dữ liệu quá khứ. Đây là một lĩnh vực mà chúng tôi vẫn thấy có mức phần bù rủi ro tốt. Phân tích theo khu vực, chúng tôi thấy lĩnh vực này tại châu Á hoạt động vẫn kém hiệu quả, khi mà vừa đắt đỏ từ góc độ spread, vừa phải đối mặt với sự không chắc chắn cao độ về kinh tế và thuế quan. Và chúng tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ có thể có hiệu suất tốt hơn trong bối cảnh các nhà đầu tư cảm thấy Hoa Kỳ sẽ chịu tương đối ít rủi ro tương đối từ thuế quan và sự không chắc chắn về chính sách hơn một số thị trường khác.

Morgan Stanley

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng Yên Nhật đang đưa ra cảnh báo quan trọng cho thị trường tài chính toàn cầu
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Đồng Yên Nhật đang đưa ra cảnh báo quan trọng cho thị trường tài chính toàn cầu

Đồng JPY đang mạnh lên khi thị trường kỳ vọng BoJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất, với mức định giá 65% khả năng tăng lãi suất vào tháng 12 và 83% khả năng vào tháng 1. Điều này tiếp tục thúc đẩy các đợt rút lui của nhà đầu tư khỏi các giao dịch Carry trade, thậm chí có khả năng gây ra sự biến động trên thị trường tài chính toàn cầu tương tự như hồi tháng 7.
Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 12: Cuộc chiến thị phần khốc liệt giữa các sàn giao dịch
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 12: Cuộc chiến thị phần khốc liệt giữa các sàn giao dịch

Bitcoin đã kết thúc tuần qua ở mức $97,000 bất chấp sự lo lắng của thị trường từ các mối đe dọa thuế quan của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc, Canada và Mexico. Trong khi đó, Tether thông báo sẽ tạm ngừng phát hành stablecoin được hỗ trợ bằng EUR (EURT) do những thách thức về quy định, trong khi một tòa án Hoa Kỳ đã lật lại các lệnh trừng phạt đối với Tornado Cash.
Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Management - Phần III: Tái cân bằng danh mục đầu tư sau thời kỳ biến động
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Báo cáo triển vọng 2025 JP Morgan Asset Management - Phần III: Tái cân bằng danh mục đầu tư sau thời kỳ biến động

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường trong hai năm qua đã làm cho mức định giá ở một số thị trường trở nên cao hơn, và điều này đã dẫn đến việc các danh mục đầu tư trở nên mất cân bằng về loại tài sản, ngành nghề, phong cách và khu vực. Khi cơn bão chu kỳ qua đi nhưng sương mù chính sách vẫn còn đọng lại, điều quan trọng nhất mà các nhà đầu tư cần làm là thực hiện việc tái cân bằng danh mục đầu tư sau những năm rất bất thường.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ