Trung Quốc cân nhắc bơm 142 tỷ USD vào các ngân hàng quốc doanh

Trung Quốc cân nhắc bơm 142 tỷ USD vào các ngân hàng quốc doanh

Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

09:40 26/09/2024

Theo nguồn tin mới được công bố, Trung Quốc đang xem xét việc bơm vốn lên tới 1000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 142 tỷ USD) vào các ngân hàng quốc doanh lớn nhất của nước này. Động thái này nhằm hỗ trợ phục hồi nền kinh tế thứ hai thế giới.

Theo nguồn tin mới đây, Trung Quốc đang xem xét phát hành trái phiếu chính phủ đặc biệt để huy động vốn nhằm bơm vào các ngân hàng quốc doanh lớn nhất của nước này. Đây sẽ là lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Bắc Kinh bơm vốn trực tiếp vào các ngân hàng lớn của mình.

Trung Quốc đang khẩn trương 'rót vốn' hàng tỷ USD vào hệ thống ngân hàng để vực dậy nền kinh tế đang gặp khó khăn. Động thái này diễn ra sau khi chính phủ công bố các biện pháp cắt giảm lãi suất cho các khoản vay thế chấp và cắt giảm lãi suất chính sách để thúc đẩy nền kinh tế.

Các ngân hàng thương mại lớn của Trung Quốc, như Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) và Ngân hàng Trung Quốc (BOC), đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hiện nay các ngân hàng này đang phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm lợi nhuận giảm mạnh, nợ xấu tăng và biên lợi nhuận ở mức thấp kỷ lục.

Lý Vân Trạch, Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Trung Quốc cho biết quốc gia này có kế hoạch tăng vốn cấp 1 cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển. Tuy nhiên, ông không tiết lộ thêm chi tiết về kế hoạch này.

Các ngân hàng lớn của Trung Quốc đang chịu áp lực ngày càng tăng, bởi chính phủ Trung Quốc thúc ép các ngân hàng hỗ trợ các ngành kinh tế đang gặp khó khăn như bất động sản. Điều này có thể dẫn đến tăng rủi ro tín dụng cho các ngân hàng.

Gần đây, một số ngân hàng hàng đầu của Trung Quốc đã tuân theo yêu cầu của chính phủ bằng cách chi trả cổ tức tạm thời, nhằm hỗ trợ thị trường chứng khoán. Động thái này diễn ra mặc dù tăng trưởng lợi nhuận và biên lợi nhuận của các ngân hàng đang giảm.

Vào tháng 5, Chính phủ Trung Quốc đã thành công trong việc huy động được 1 tỷ nhân dân tệ (tương đương 142 tỷ USD) thông qua việc phát hành trái phiếu đặc biệt siêu dài hạn.

Trong đợt đấu giá gần nhất, trái phiếu kỳ hạn 30 năm đã được bán ra với mức lãi suất trung bình là 2.19%. Đây là mức lãi suất thấp kỷ lục so với các đợt phát hành trước đó của loại trái phiếu này kể từ năm 2007.

Lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Trung Quốc đã tăng chậm nhất trong bốn năm qua tính đến nửa đầu năm nay. Tổng lợi nhuận của các ngân hàng này chỉ tăng 0.4%, mức đáy kể từ năm 2020. Đồng thời, biên lợi nhuận thuần của ngành này tiếp tục thu hẹp, xuống mức đáy 1.54% vào cuối tháng Sáu. Biên lợi nhuận này thấp hơn đáng kể so với ngưỡng 1.8% được cho là cần thiết để duy trì khả năng sinh lời hợp lý.

Theo các quy định quốc tế, các ngân hàng lớn phải giữ một lượng vốn nhất định để phòng ngừa rủi ro. Việc phân chia quá nhiều cổ tức có thể vi phạm quy định này, đặt ra rủi ro cho hệ thống tài chính. Các ngân hàng bây giờ phải gấp rút bổ sung vốn theo yêu cầu.

Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại lớn chủ yếu dựa vào việc giữ lại lợi nhuận để tăng vốn. Mặc dù tỷ lệ trung bình vốn cấp 1 của các ngân hàng thương mại lớn Trung Quốc đã giảm nhẹ xuống còn 11.77% vào cuối tháng Sáu, nhưng vẫn cao hơn so với mức yêu cầu 8.5% đối với các ngân hàng có tầm quan trọng với hệ thống Trung Quốc.

Đồ thị thể hiện tình hình tài chính của các ngân hàng Trung Quốc

Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh can thiệp để hỗ trợ các ngân hàng của mình, khi hầu hết các ngân hàng nước này vẫn được sở hữu phần lớn bởi nhà nước.

Trung Quốc lần đầu tiên giải cứu 4 ngân hàng lớn của mình vào cuối những năm 1990 khi tỷ lệ nợ xấu của họ tăng vọt lên khoảng 40%. Vào thời điểm đó, các nhà hoạch định chính sách đã bán trái phiếu đặc biệt để huy động vốn và thành lập các ngân hàng xử lý nợ xấu do Nhà nước quản lý để mua 1400 tỷ Nhân dân tệ nợ xấu theo giá trị danh nghĩa. Nỗ lực cứu trợ ngân hàng này đã đạt được nhiều thành công, đặt nền tảng cho hơn một thập kỷ tăng trưởng nhanh chóng, biến Trung Quốc thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và giúp nhiều công ty lớn của Trung Quốc tiếp cận được thị trường vốn toàn cầu.

Chính phủ Trung Quốc cũng đã bơm 60 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối vào đầu những năm 2000 để tái cơ cấu vốn Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc. Năm 2008, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc cũng đã nhận được khoản cứu trợ trị giá khoảng 19 tỷ USD. Những can thiệp của chính phủ này cho thấy sự quyết tâm của Bắc Kinh trong việc duy trì sự ổn định và an toàn của hệ thống tài chính - ngân hàng, đặc biệt là với những định chế tài chính lớn, chiếm vị trí quan trọng.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Niềm tin tiêu dùng Đức duy trì mức thấp trong tháng 10
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Niềm tin tiêu dùng Đức duy trì mức thấp trong tháng 10

Theo một khảo sát công bố hôm thứ Năm, niềm tin tiêu dùng của Đức được dự báo sẽ duy trì tại mức thấp khi bước vào tháng 10. Các hộ gia đình có xu hướng tiết kiệm hơn trong bối cảnh lo ngại về triển vọng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong 12 tháng tới.
Gói kích thích kinh tế của Trung Quốc - dấu hiệu tích cực hay tiêu cực?
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Gói kích thích kinh tế của Trung Quốc - dấu hiệu tích cực hay tiêu cực?

Vừa mới đây, Trung Quốc đã triển khai gói kích thích kinh tế mạnh mẽ nhất kể từ đại dịch. Sau khi cơn sốt này lắng xuống, các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt câu hỏi liệu bộ công cụ tài khóa trị giá 114 tỷ USD có thể tạo ra động lực cần thiết để vực dậy thị trường chứng khoán đang chìm nghỉm này hay không.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ