Hiroyuki Machida, Giám đốc kinh doanh hàng hóa và ngoại hối tại ANZ ở Tokyo cho biết: USD/JPY có thể tìm thấy hỗ trợ ở mức 108.5 vì dữ liệu vững chắc của Hoa Kỳ có thể giúp lợi suất kho bạc tăng lên.
Sau khi bứt phá lên trên tam giác đối xứng được xác định trong bài phân tích Bitcoin của tuần trước, phe bò và gấu đã chiến đấu trong nỗ lực giành quyền kiểm soát xu hướng chính. Những chú bò Bitcoin đã thống trị price action sau khi thiết lập một mức cao kỷ lục khác, trên mức tâm lý quan trọng là $63,000.
Chứng khoán Mỹ vẫn còn nhiều dư địa để tiếp túc đà tăng, bất chấp một số lo ngại rằng sự "phấn khích" quá đà đối với cổ phiếu đang vượt ra khỏi tầm tay khi chỉ số S&P 500 chạm hết mức kỷ lục này đến kỷ lục khác. Các điều kiện tài chính đang ở mức hoặc gần với mức nới lỏng nhất từ trước đến giờ.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ trong tháng 3 tăng cao hơn dự báo, điều này đã củng cố thêm bằng chứng về áp lực lạm phát khi nền kinh tế mở cửa trở lại và nhu cầu tiêu dùng tăng lên.
Độ rộng của nhịp tăng trên thị trường chứng khoản đã được cải thiện và điều đó đã được hoan nghênh rộng rãi. Trong khi S&P 500 đã tăng đều đặn từ mức thấp nhất vào tháng 3 năm 2020, tỷ lệ các cổ phiếu thành phần giao dịch trên mức trung bình động MA 200 ngày tương ứng đã tăng từ gần như bằng 0 lên 95%. Và ta có thể yên tâm rằng nhiều công ty đang chia sẻ gánh nặng tăng trưởng - vấn đề là nó không đặc biệt hữu ích trong vai trò một dấu hiệu về hiệu suất thị trường trong tương lai.
Các khoản trợ cấp đã đến tay người dân Mỹ, kế hoạch cơ sở hạ tầng đang được thảo luận, quá trình triển khai vắc xin, mở cửa nền kinh tế - và trên hết, các thị trường lãi suất đang cho thấy rằng Fed sẽ chỉ tăng lãi suất lên khoảng 2%.
Đồng USD có thể sẽ giảm thêm một nhịp nữa từ góc độ phân tích kỹ thuật. Biểu đồ dưới đây cho thấy Chỉ số Bloomberg Dollar Index hoàn thành Sóng Elliott 3 và hiện đang bước vào sóng thứ 4. Đó là một sóng điều chỉnh trước khi bước vào làn sóng thứ 5 cuối cùng, sẽ là sự tiếp diễn của của xu hướng giảm.