Tỷ phú Carl Icahn đã thoái vốn khỏi Hertz, chịu lỗ gần 1.6 tỷ đô la
Tỷ phú, kiêm nhà đầu tư Carl Icahn đã bán hết cổ phần của công ty Hertz Global Holdings Inc., một công ty cho thuê ô tô đã phá sản vào tuần trước, với giá cổ phiếu giảm liên tục 6 năm liền khiến ông mất gần 1.6 tỷ USD.
Icahn, 84 tuổi, đã bán toàn bộ 55.3 triệu cổ phiếu của mình vào thứ Ba với giá 72 cents một cổ phiếu, theo một hồ sơ quy định. Số cổ phần ông nắm giữ đại diện cho khoảng 39% cổ phần của công ty.
“Hertz đang đối mặt với khó khăn rất lớn về tài chính và tôi hỗ trợ hội đồng quản trị trong việc đi đến kết luận để nộp đơn xin bảo hộ phá sản”, ông Icahn nói trong hồ sơ hôm thứ Tư. "Hôm qua tôi đã bán hết cổ phần của mình và chịu khoản lỗ đáng kể, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi không tiếp tục có niềm tin vào tương lai của Hertz."
Việc thoái vốn của Icahn đánh dấu sự kết thúc của một khoản đầu tư hỗn tạp và đáng thất vọng. Ông đảm nhận một vị trí trong công ty vào năm 2014 để kích động việc sa thải vị trí giám đốc điều hành lúc đó là Mark Frissora, và Hertz trải qua triều đại của giám đốc điều hành thứ tư kể từ lúc đó. Khi coronavirus tàn phá ngành công nghiệp du lịch, công ty để lộ ra mức nợ khổng lồ tích lũy qua nhiều năm trong tình trạng quản lý lộn xộn và các nỗ lực quay vòng vốn.
“Tôi tin rằng dựa trên kế hoạch tái tổ chức bao gồm những nguồn vốn mới, Hertz sẽ lại trở thành một công ty tuyệt vời”, ông Icahn nói. "Tôi có ý định theo sát quy trình tái cấu trúc của công ty và tôi mong muốn được tiếp cận và đánh giá các cơ hội khác để hỗ trợ Hertz trong tương lai."
Icahn không đưa ra thêm bất cứ bình luận nào. Cổ phiếu Hertz đã giảm tới 21% xuống còn 1.04 đô la vào cuối phiên giao dịch. Lúc đóng cửa, vốn hóa thị trường của công ty là khoảng 186.1 triệu đô la.
Khoản lỗ trên sổ sách mà Icahn đã ghi nhận từ cổ phần Hertz của mình sẽ không tính vào các công ty “spinoff”(1) của Herc Holdings Inc. Năm 2016, 15% vốn góp của Icahn tại công ty cho thuê thiết bị có trị giá 134.9 triệu USD.
Hertz đã được Ford Motor Co. bán cho các quỹ đầu tư tư nhân (Private Equity Fund) trong đợt leverage buyout (2) năm 2005 và được chào bán ra công chúng vào năm sau. Công ty cũng đã vay nợ để mua Dollar Thrifty Automative Group vào năm 2012, sau cuộc chiến đấu thầu kéo dài 2 năm với đối thủ Avis Budget Group Inc.
Maryann Keller, một chuyên gia tư vấn ngành công nghiệp ô tô lâu năm, người trong hội đồng quản trị của Dollar Thrifty khi Hertz mua lại công ty. “Có thể Hertz đã được giải cứu nếu Icahn chọn đúng ban quản trị.”
(1)
Spin-off hay còn được gọi là "spin-out", là một pháp nhân độc lập được thành lập bởi một công ty mẹ (Parent Organization - PO) để khai thác tài sản trí tuệ.
Sau khi các công ty được thành lập, các PO sẽ chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ có liên quan, để cho spin-off khai thác thương mại.
(2) LBO (viết tắt của leveraged buyout) là một hình thức mua lại và sáp nhập doanh nghiệp bằng nguồn tài chính đi vay.