3 lý do sẽ giúp Bitcoin và Ethereum quay trở lại "đường đua" trong thời gian tới!

3 lý do sẽ giúp Bitcoin và Ethereum quay trở lại "đường đua" trong thời gian tới!

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

10:37 11/01/2022

Không có gì thúc đẩy một thị trường tăng giá bằng hiệu suất kinh ngạc đi kèm với những câu chuyện về lợi nhuận kỳ vọng ngoài sức tưởng tượng. Bitcoin là loại tài sản mang lại lợi nhuận lớn cho những người tham gia từ sớm và nắm giữ lâu dài, năm 2021 là năm đột biến với Bitcoin, liệu bước sang năm 2022 thì sao?

3 lý do sẽ giúp Bitcoin và Ethereum quay trở lại "đường đua" trong thời gian tới!
3 lý do sẽ giúp Bitcoin và Ethereum quay trở lại "đường đua" trong thời gian tới!

Đồng tiền mã hóa này đã tăng từ 5 xu vào năm 2010 lên gần $70,000 mỗi token vào năm 2021. Đà tăng mạnh mẽ này giúp nó có được sự hấp dẫn lớn đối với nhiều nhà đầu tư. Thành công của Bitcoin là đã khai sinh ra Ethereum, đồng thời cũng mang lại sự giàu có đáng kinh ngạc cho các nhà đầu tư lâu dài.

Tính đến ngày 9/1, hơn 16,540 loại tiền mã hóa đã xuất hiện trên thị trường đáp ứng nhu cầu từ các nhà đầu tư đang tìm cách khám phá token tiếp theo mang lại lợi nhuận như Bitcoin.

Bước sang 2022, Bitcoin và Ethereum hứa hẹn sẽ làm tăng thêm sự giàu có cho các nhà đầu tư đã nắm giữ chúng. Bài viết này sẽ đưa ra 3 lý do có thể đẩy Bitcoin, Ethereum và một loạt các đồng tiền mã hóa khác lên mức cao hơn nữa trong năm tới.

Tuy nhiên, rủi ro luôn đi cùng phần thưởng tiềm năng, và con đường tới sự giàu có sẽ gặp nhiều trở ngại hơn nữa trong năm 2022.

2021 LÀ MỘT NĂM BULLISH VỚI BITCOIN, ETHEREUM THẬM CHÍ CÒN HƠN THẾ!

Bitcoin tăng hơn 57.81% vào năm 2021, trong khi Ethereum tăng 391.75%. Vào ngày 10/11, cả 2 loại tiền mã hóa này đều đã đạt mức cao nhất mọi thời đại mới khi giá xuất hiện mô hình đảo chiều giảm trên biểu đồ khung ngày (Daily) và sau đó điều chỉnh.

Bitcoin Futures Monthly
Hợp đồng tương lai Bitcoin khung Monthly

Biểu đồ trên minh họa rằng hợp đồng tương lai Bitcoin gần đó được giao dịch từ mức đáy $28,440 lên mức đỉnh là $69.355 vào năm 2021. Giá đóng cửa ngày 31/12 là $47,175, thấp hơn giá tại điểm giữa của năm.

Ethereum hàng tháng
Biểu đồ Ethereum khung Monthly

Phạm vi của Ethereum vào năm 2021 là từ $716.919 đến $4,865.426. Ở mức $3,688.877 vào ngày 31 tháng 12, giá cao hơn nhiều so với điểm giữa của năm. Nhưng vào ngày 9/1/2022, giá đã giảm từ mức đỉnh tại ngày 10/11/2021 và đợt bán tháo kéo dài tới đầu năm 2022. Bitcoin và Ethereum giảm xuống dưới mức đóng cửa năm 2021.

KHỞI ĐẦU 2022 KHÔNG MẤY TỐT ĐẸP

Hợp đồng tương lai Bitcoin tháng 1 được giao dịch ở mức $46,275 vào ngày 31/12 và đợt bán kéo dài tới hết tuần đầu tuần của 2022.

Hợp đồng tương lai Bitcoin hàng ngày
Hợp đồng tương lai Bitcoin theo ngày

Biểu đồ cho thấy hợp đồng tương lai Bitcoin vào ngày 9/1 đạt gần mức $41,800, giảm hơn 9.7% tính đến thời điểm hiện tại.

Ether tương lai hàng ngày
Hợp đồng tương lai Ethereum khung Daily

Hợp đồng tương lai Ethereum tháng 1 đóng cửa 2021 ở mức $3,685, tại ngày 9/1 giá giảm 13.2% về $3,198, giảm sâu hơn Bitcoin và thấp hơn 2021 đáng kể.

Bitcoin và Ethereum đã có xu hướng xấu sau biên bản cuộc họp FOMC mà Fed đã công bố vào ngày 5/1/2022. Khi định hướng chính sách của NHTW dần nghiêng về phía diều hâu, tiền mã hóa - được coi là phong vũ biểu của lạm phát, đã giảm xuống mức cao mới.

Trong khi đó, ba yếu tố cho thấy Bitcoin, Ethereum và các loại tiền mã hóa khác sẽ đạt đáy và sẽ quay lại đường đua vào năm 2022.

LÝ DO THỨ NHẤT: LẠM PHÁT

Trong khi Fed chuyển sang giọng điệu diều hâu, thì hành động sắp tới mới là điều cần chú ý hơn là lời nói suông. Vào tháng 12, FOMC dự báo lãi suất Fed Fund sẽ tăng lên 0.90% vào năm 2022 và 1.60% vào năm 2023. Ngay cả khi lạm phát giảm, lãi suất thực sẽ vẫn ở mức âm vào năm 2022, tức là lạm phát đang rất nóng.

Nếu tiền mã hóa được coi là chỉ báo cho lạm phát, chúng có khả năng di chuyển ngược lại và thu hút lượng cầu mua vào mới trong môi trường lạm phát vẫn là mối lo ngại lớn và đang gia tăng. Lạm phát làm xói mòn sức mua của tiền pháp định, và crypto sinh ra là một sự thay thế cho nó vì giá trị được xác định bởi cung cầu và không có sự can thiệp của chính phủ.

LÝ DO THỨ 2: NIỀM TIN VÀO TIỀN PHÁP ĐỊNH

Tiền tệ Fiat có được giá trị từ niềm tin và sự tín nhiệm qua các đợt chính phủ phát hành đấu thầu. Cơn sóng thanh khoản kể từ đầu năm 2020 đã làm xói mòn niềm tin và sự tín nhiệm với chính phủ.

Niềm tin là yếu tố quan trọng với giá trị của tiền tệ. Trong khi DXY đang tăng cao hơn, nó chỉ phản ánh giá trị của đồng USD so với đồng EUR, JPY GBP và một số ít các loại tiền pháp định khác. Việc đo lường tiền tệ so với thị trường trên tất cả các loại tài sản cho thấy niềm tin cùng với các giá trị tiền fiat đã bị xói mòn.

LÝ DO THỨ 3: SỰ CÔNG NHẬN VỚI TIỀN MÃ HÓA

Nhiều doanh nghiệp đang chấp nhận tiền mã hóa như một phương tiện trao đổi mỗi ngày. Cryptos phản ánh sự phát triển của cuộc cách mạng fintech, nơi công nghệ cuối cùng đã giải quyết được vấn đề thanh toán và tài chính. Khi niềm tin vào các chính phủ và các tổ chức ngân hàng truyền thống suy giảm, tiền mã hóa cung cấp một giải pháp thay thế cho người tiêu dùng.

Square, một công ty thanh toán đã đổi tên thành Block vào cuối năm 2021 do Jack Dorsey đứng đầu, kiêm cựu CEO Twitter. Người đã rời Twitter năm ngoái để tập trung vào các dự án tiền mã hóa mới trong năm 2022. Vào năm 2021, ông Dorsey từng nói rằng Bitcoin và tiền mã hóa sẽ “hợp nhất thế giới”.

Trong khi đó, ngày càng nhiều danh mục đầu tư nắm giữ tiền mã hóa hơn và trở thành phương tiện đầu tư chủ đạo. Sự gia tăng phân bổ danh mục đầu tư mang lại lượng tài sản mới mỗi ngày.

RỦI RO VẪN CÒN DÌNH DẬP

Rủi ro hàng đầu là quy định của chính phủ. Khi loại tài sản phát triển, chúng ta sẽ nghe nói nhiều về “rủi ro hệ thống” do tiền mã hóa tạo ra. Tuy nhiên, mối quan tâm hàng đầu đối với các chính phủ là kiểm soát nguồn cung tiền, và nắm toàn quyền lực.

So với mức vốn hóa thị trường của Apple lần đầu tiên tăng trên mức 3 nghìn tỷ USD vào đầu năm 2022, vốn hóa thị trường tiền mã hóa mới chỉ 1.956 nghìn tỷ USD vào ngày 9/1 vẫn chưa phải có thể tạo ra bất kỳ “rủi ro hệ thống” đáng kể nào.

Tuy nhiên, vốn hóa thị trường cho loại tài sản tiền kỹ thuật số đã tăng 182.18% vào năm 2021 lên mức 2.166 nghìn tỷ USD. Một động thái tương tự vào năm 2022 sẽ đưa giá trị của toàn bộ loại tài sản lên gần 4 nghìn tỷ USD, điều này sẽ gióng lên hồi chuông cảnh báo với các cơ quan quản lý và quan chức chính phủ

Ethereum sẽ tiếp tục dẫn trước Bitcoin vì nó nhanh hơn, hiệu quả hơn và Ethereum 2.0 ít tiêu tốn năng lượng hơn trong một thế giới đang giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Nó hoạt động dưới dạng bằng chứng cổ phần (proof of stake) thay vì bằng chứng công việc (proof of work), điều này là tăng thêm tính hiệu quả so với “người anh em” Bitcoin của chúng.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ