5 tin tức quan trọng tuần 12/6 - 16/6
Nguyễn Thanh Thùy Dung
Junior Analyst
Tuần này sẽ là một tuần quan trọng với thị trường, khi mọi con mắt đều đang đổ dồn vào dữ liệu CPI vào thứ Ba - chìa khóa cho động thái của Fed vào thứ Tư. Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng trung ương Nhật Bản cũng sẽ họp chính sách trong khi dữ liệu từ Trung Quốc có thể thúc đẩy kỳ vọng nới lỏng.
1. Quyết định của Fed
Fed được kỳ vọng giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vào thứ Tư và rạng sáng ngày thứ Năm (15/06), các nhà đầu tư sẽ theo dõi biểu đồ dot plot, cung cấp thêm kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách về việc thắt chặt trong tương lai.
Một số quan chức của Fed đã chỉ ra rằng không nên tạm dừng lãi suất khi có dấu hiệu lãi suất đã đạt đỉnh, nhưng thị trường đang định giá một đợt tăng lãi suất 25bp vào tháng 7 trước khi hạ 25bp vào cuối năm
Dữ liệu kinh tế gần đây đã vẽ nên một bức tranh trái chiều về nền kinh tế Hoa Kỳ - lạm phát đang ở mức vừa phải nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương, trong khi nền kinh tế đã có thêm 339,000 việc làm mới, lớn hơn nhiều so với dự báo trong tháng 5 ngay cả khi tăng trưởng tiền lương hạ nhiệt.
Fed cũng đang theo dõi các tác động đối với nền kinh tế từ tình trạng hỗn loạn ngân hàng và cho rằng các tiêu chuẩn cho vay chặt chẽ hơn có thể giúp kiềm chế lạm phát, giảm bớt nhu cầu thắt chặt tiền tệ.
2. Dữ liệu lạm phát tháng 5
Báo cáo lạm phát sẽ được công bố vào tối ngày thứ Ba (13/6).
Chỉ số tiêu dùng toàn phần dự kiến sẽ tăng 0.3% so với tháng trước sau khi tăng 0.4% trong tháng Tư. Lạm phát cơ bản dự kiến sẽ tăng 0.4% so với tháng trước.
Thị trường sẽ theo dõi kỹ lưỡng dữ liệu lạm phát để tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy các đợt tăng lãi suất của Fed đang giúp hạ nhiệt lạm phát mà không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng.
Chỉ số giá sản xuất sẽ được công bố vào thứ Tư, tiếp theo là số liệu doanh số bán lẻ tháng 5 cùng với báo cáo thất nghiệp vào thứ Năm.
3. Thị trường chứng khoán
Chứng khoán Mỹ đã tăng 20% so với mức đáy của tháng 10, bất chấp những lo ngại về lạm phát dai dẳng, suy thoái kinh tế, khủng hoảng ngân hàng và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng vọt, dự báo về xu hướng tăng trong tương lai.
Cổ phiếu vốn hóa lớn bứt phá, các báo cáo thu nhập tốt hơn mong đợi và kỳ vọng rằng Fed sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt đã hỗ trợ chứng khoán Mỹ trong thời gian gần đây.
Tim Murray, chiến lược gia thị trường chứng khoán tại T. Rowe Price, chia sẻ với Reuters: “Nhiều dấu hiệu đang cho thấy nền kinh tế sẽ trở nên kiên cường hơn, chúng ta có thể tin tưởng về một thị trường mạnh hơn mong đợi trong thời gian sắp tới"
4. Cuộc họp của các ngân hàng trung ương khác
Một ngày sau quyết định của Fed, Ngân hàng Trung ương châu Âu được dự báo sẽ tăng lãi suất 25bp.
- ECB đã giảm tốc độ tăng lãi suất xuống 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 5 sau một loạt những lần tăng 75 và 50 điểm cơ bản.
- Chủ tịch ECB Christine Lagarde hôm thứ Hai tuần trước cho biết còn quá sớm để cho rằng lạm phát cơ bản đã đạt đỉnh và lãi suất vẫn cần phải tăng trở lại.
- Lạm phát Eurozone hiện ở mức 6.1%, cao gấp ba lần so với mục tiêu 2% của ECB nhưng đã giảm so với mức đỉnh 10.6% vào tháng 10 năm ngoái.
Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Nhật Bản được dự báo không thay đổi chính sách tiền tệ tại cuộc họp thứ Sáu sau khi Thống đốc Kazuo Ueda cho rằng chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ được duy trì cho đến khi tăng trưởng lương và lạm phát duy trì ổn định và bền vững.
5. Dữ liệu kinh tế của Trung Quốc
Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu giá nhà mới, tỷ lệ thất nghiệp, sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ vào thứ Năm.
Cổ phiếu lĩnh vực bất động sản đã hồi phục trong những phiên gần đây do suy đoán về gói hỗ trợ bất động sản mới.
Xuất khẩu của Trung Quốc đã ghi nhận giảm lần đầu tiên trong tháng 5, khiến đà tăng trưởng bị chững lại.
Investing.com