Áp lực lạm phát đang hình thành ở thị trường thực phẩm
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Giá lương thực toàn cầu đang tăng lên khi các chuỗi cung ứng phải gánh chịu hậu quả của đại dịch kéo dài. Đó là một xu hướng sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn trong cuộc tranh luận về lạm phát.
Thước đo áp lực giá toàn cầu của Liên hợp quốc đã tăng lên mức cao nhất trong một thập kỷ vào tháng 5 ở mức gần 40%. Tăng trưởng giá chưa vượt qua mức 50% so với cùng kỳ năm trước từng được thấy trong cuộc khủng hoảng lương thực 2007/08, nhưng thành phần này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong chỉ số CPI toàn cầu. Theo công cụ FAO Big Data, giá thực phẩm đã tăng 3.5% kể từ tháng 2 ở Mỹ trong khi các thị trường mới nổi ngày càng dễ bị tổn thương. Mức tăng ở Mexico và Ấn Độ vượt quá 8% trong khi tăng trưởng giá lương thực ở Brazil đã tăng lên mức 2 con số trong giai đoạn này cùng với một số quốc gia đang phát triển nhỏ hơn.
Giá lương thực có xu hướng ảnh hưởng đến các hộ gia đình có thu nhập thấp, những người đã phải đối mặt với tình trạng mất việc làm và những tác động tiềm tàng khi chương trình hỗ trợ tiền lương không còn nữa. Nhưng trong khi tăng trưởng tiền lương sẽ quan trọng hơn đối với các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế tiên tiến, các nước đang phát triển có thể sẽ phải vật lộn để vượt qua chi phí lương thực đang tăng. Khoảng 11 trong số 18 ngân hàng trung ương các quốc gia đang phát triển (EM) đang giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục mặc dù giá tiêu dùng vượt quá mục tiêu lạm phát. Nhưng lạm phát lương thực cao hơn nữa có thể thay đổi điều đó, có nguy cơ dẫn đến thắt chặt chính sách sớm trước khi phục hồi bên vững.
Khả năng xảy ra bất ổn xã hội cũng có thể xảy ra với thước đo tâm lý toàn cầu đang nóng lên. Việc tăng giá lương thực có thể không phải là vấn đề hàng đầu đối với các ngân hàng trung ương đang xem xét áp lực giá cả nhất thời, nhưng rủi ro này có thể dần trở nên quan trọng khi các dấu hiệu của áp lực giá cả liên tục tăng lên.
Laura Cooper, Bloomberg