Đô la Úc hồi phục sau khi Trung Quốc công bố CPI tăng 2.1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn dự báo 1.8% và dữ liệu tháng 4 tại 1.5%. Chỉ số PPI tăng 8.0%, cũng cao hơn dự báo 7.8% và giảm so với mức 8.3% của tháng trước.
Điều này sẽ gây áp lực lên các nhà hoạch định chính sách, vừa phải kích thích tăng trưởng, vừa phải kiềm chế áp lực giá. Các doanh nghiệp cũng đối mặt với bài toán hóc búa không biết nên tăng chi phí cho người tiêu dùng hay chấp nhận lợi nhuận thấp hơn.
Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc giảm hơn 30% kể từ mức đỉnh một năm trước. Theo dữ liệu từ Bloomberg, tỷ suất lợi nhuận gộp của chỉ số này đã giảm từ 20.7% xuống còn 17.6% trong năm nay.
Đô la Úc dễ bị ảnh hưởng bởi triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc, kết hợp với tâm lý e ngại rủi ro gần đây đã khiến giá AUD giảm mạnh xuống mức thấp nhất từ tháng 7 năm 2020.
Nhận định về suy thoái của Trung Quốc được phản ánh qua giá quặng sắt kỳ hạn. Đặc biệt là trong bối cảnh những nhận định này có tác động mạnh mẽ đến đồng đô la Úc.
Giá sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) và sàn giao dịch Singapore (SGX) đều thoái lui khỏi đỉnh gần đây nhưng vẫn cách xa đáy tháng 11 năm ngoái. Giá hàng hoá suy yếu do ảnh hưởng của đồng đô la Mỹ tăng. USD/CNY giao dịch trên mức 6.7300 - mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2020.
Khi so sánh đồng Đô la Úc với giá quặng sắt (SGX) và chỉ số Đô la Mỹ (DXY) có thể thấy rằng đô la Úc suy yếu do ảnh hưởng của đô la Mỹ tăng mạnh. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên do tốc độ tăng lãi suất của Fed.