Báo cáo Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ sắp được công bố có thể ảnh hưởng đến thị trường như thế nào?

Báo cáo Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ sắp được công bố có thể ảnh hưởng đến thị trường như thế nào?

Trịnh Thư

Trịnh Thư

Junior Editor

10:07 15/05/2024

Chỉ số CPI của Mỹ dự kiến ​​tăng 3.4% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 4, sau khi tăng 3.5% vào tháng 3. Lạm phát CPI lõi hàng năm dự kiến ​​sẽ giảm nhẹ xuống 3.6% vào tháng 4. Báo cáo lạm phát này có thể ảnh hưởng đến thời điểm thay đổi chính sách của Fed. Trong bối cảnh sự không chắc chắn về triển vọng lãi suất tăng lên do giọng điệu hawkish của các nhà hoạch định chính sách và các báo cáo kinh tế không đạt kỳ vọng. Do đó, dữ liệu CPI có thể làm tăng sự biến động của đồng USD.

Điều gì được mong đợi từ báo cáo CPI tiếp theo?

Lạm phát ở Mỹ dự kiến ​​tăng 3.4% vào tháng 4, giảm nhẹ so với mức tăng 3.5% ghi nhận vào tháng 3. Tỷ lệ lạm phát CPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng biến động, dự kiến ​​sẽ giảm xuống 3.6% từ 3.8% trong cùng kỳ. CPI hàng tháng và CPI lõi dự kiến ​​sẽ tăng lần lượt 0.4% và 0.3% vào tháng 4.

Nhiều nhà hoạch định chính sách của Fed gần đây đã bày tỏ mối lo ngại về triển vọng lạm phát. Chủ tịch Fed chi nhánh Richmond, Thomas Barkin cho rằng cách tiếp cận thận trọng của chính sách sẽ giảm lạm phát về mức mục tiêu 2%, trong khi Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis, Neel Kashkari bày tỏ lo ngại về việc lạm phát vẫn chưa được kiểm soát, cần phải mạnh tay hơn trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Hơn nữa, Thống đốc Fed, Michelle Bowman cho biết bà không thấy việc cắt giảm lãi suất là cần thiết trong năm nay, đồng thời bày tỏ mong muốn thấy nhiều dữ liệu lạm phát tốt hơn.

Trước báo cáo lạm phát tháng 4, các nhà phân tích của TD Securities dự đoán rằng "Lạm phát lõi giảm nhẹ xuống mức là 0.3% sau ba tháng tăng mạnh liên tiếp ở mức 0.4% trong tháng 3. Lạm phát toàn phần, có thể cũng chỉ tăng nhẹ 0.3%, bất chấp giá năng lượng tiếp tục leo dốc. Lưu ý rằng dự báo lạm phát lõi chưa được làm tròn của chúng tôi là 0.27% cho thấy khả năng bất ngờ giảm lãi suất cao hơn so với mức tăng 0.2% được làm tròn".

Chỉ số CPI của Mỹ có thể ảnh hưởng đến EUR/USD như thế nào?

Sau khi tăng 0.3% vào tháng 1, CPI toàn phần và CPI lõi đều tăng 0.4% trong tháng 2 và tháng 3, sự tăng này đã gây ra lo ngại về việc lạm phát không giảm như dự kiến và kỳ vọng về một đợt cắt giảm lãi suất trước tháng 9 gần như bị đập tan hoàn toàn.

Trong khi đó, BLS báo cáo mức tăng 175,000 trong bảng lương phi nông nghiệp vào tháng 4. Đây là mức tăng trưởng nhỏ nhất trong bảng lương kể từ tháng 10 và cho thấy điều kiện thị trường lao động đang nới lỏng. Các dữ liệu khác từ Mỹ cho thấy hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đã giảm vào tháng 4, với chỉ số PMI của ISM Sản xuất và Dịch vụ đều dưới 50. Ngoài ra, Bộ Lao động Mỹ công bố có 231,000 đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiên trong tuần kết thúc vào ngày 4 tháng 5, mức cao nhất kể từ đầu tháng 11.

Bất chấp những con số lạm phát mạnh mẽ được thấy trong vài tháng qua, các báo cáo dữ liệu không đạt kỳ vọng giữ cho sự lạc quan về việc thay đổi chính sách vào tháng 9 tồn tại. Theo CME FedWatch Tool, các nhà đầu tư hiện đang định giá 35% khả năng không thay đổi lãi suất của Fed vào tháng 9. Do đó, định vị thị trường cho thấy đồng USD đối mặt với rủi ro hai chiều trước khi công bố dữ liệu lạm phát.

Trong trường hợp CPI lõi hàng tháng tăng 0.4% hoặc cao hơn, nó có thể làm sống lại kỳ vọng về việc giữ nguyên chính sách vào tháng 9. Trong kịch bản này, lợi suất TPCP Mỹ có khả năng tăng và cho phép USD tăng giá. Ngược lại, một mức tăng 0.2% hoặc thấp hơn có thể có tác động ngược lại đồng tiền này.

Eren Sengezer, nhà phân tích chính phiên châu Âu tại FXStreet, đưa ra nhận định ngắn hạn về EUR/USD như sau: "Chỉ báo RSI trên biểu đồ hàng ngày vẫn ở trên 50 nhưng EUR/USD cần phải giữ vững và tái tích lũy trên vùng 1.0800-1.0820, nơi có các đường SMA 200 ngày và 100 ngày nếu muốn tăng tiếp. Trên vùng này, 1.0900 có thể được coi là kháng cự tạm thời trước khi đạt 1.0980 (mức cao ngày 8 tháng 3)."

"Nếu EUR/USD không thể vượt qua vùng 1.0800-1.0820, người mua có thể mất động lực. Trong trường hợp này, các mức hỗ trợ có thể xuất hiện tại 1.0720 (SMA 20 ngày) và 1.0600".

Đồ thị giá EUR/USD khung ngày

FXStreet

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Thị trường Bạc sôi động: XAG/USD chinh phục mốc 31 USD trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Thị trường Bạc sôi động: XAG/USD chinh phục mốc 31 USD trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng

Giá bạc tăng vọt lên gần 31.40 USD do căng thẳng địa chính trị leo thang. Nga cảnh báo sẽ tấn công Anh bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm bắn hàng nghìn kilomet. Các nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng về khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 12.
Nhận định XAU/USD: Thách thức mọi giới hạn, tiếp đà tăng bất chấp USD mạnh!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhận định XAU/USD: Thách thức mọi giới hạn, tiếp đà tăng bất chấp USD mạnh!

Vàng (XAU) vượt ngưỡng 2,688 USD, bứt phá mạnh bất chấp đồng USD tăng giá khi nhu cầu được thúc đẩy bởi lo ngại lạm phát và căng thẳng địa chính trị. Giá duy trì đà tăng trong bối cảnh lợi suất trái phiếu Mỹ neo cao, phản ánh xu hướng tìm kiếm công cụ phòng vệ lạm phát của nhà đầu tư. Dữ liệu CME cho thấy xác suất 55% Fed giảm lãi suất vào tháng 12, tiếp tục củng cố sức hấp dẫn của vàng giữa các đồn đoán về chính sách tiền tệ.
Vàng thế giới tăng vọt phiên thứ 4 - Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy XAU/USD lên đỉnh mới!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng thế giới tăng vọt phiên thứ 4 - Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy XAU/USD lên đỉnh mới!

Vàng (XAU/USD) duy trì đà tăng phiên thứ 4 liên tiếp và thiết lập mức cao nhất trong hơn một tuần. Bất ổn địa chính trị từ xung đột Nga - Ukraine thúc đẩy dòng vốn vào tài sản trú ẩn an toàn. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ neo cao hỗ trợ chỉ số DXY duy trì đà tăng, có thể tạo áp lực lên tài sản không sinh lợi suất này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ