Biểu đồ nến

Biểu đồ nến

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

14:22 28/11/2023

Biểu đồ nến (Candlestick Chart) là một biểu đồ mô tả hành động giá của một loại tài sản nhất định, thông qua chuyển động của các cây nến thành phần.

Biểu đồ nến là gì?

Biểu đồ nến mô tả hành động giá của một loại tài sản

Biểu đồ nến (Candlestick Chart) là một biểu đồ mô tả hành động giá của một loại tài sản nhất định, thông qua chuyển động của các cây nến thành phần. Thông qua biểu đồ nến, các nhà đầu tư có thể phán đoán được xu hướng (tăng, giảm, đi ngang) và mức độ biến động mạnh yếu của giá. 

Khoảng thời gian mà mỗi cây nến mô tả tùy thuộc vào nhu cầu và thiết lập của mỗi traders (từ 1 giây đến 12 tháng). Trong đó, mỗi một bộ phận trên cây nến sẽ phản ánh phạm vi và phương hướng chuyển động của giá. 

Phạm vi giao dịch của giá trong một khoảng thời gian nhất định được phản ánh thông qua chênh lệch giữa mức giá cao nhất và mức giá thấp nhất.

  • Bóng nến (shadow) hay râu nến là phần còn lại của cây nến sau khi loại bỏ thân nến (chênh lệch giữa giá mở và đóng cửa). 
  • Giá mở cửa (open price): mô tả mức giá giao dịch đầu tiên trong quá trình hình thành cây nến mới.
  • Giá cao nhất (high price): đỉnh của râu nến phía trên, mô tả mức giá cao nhất được giao dịch trong quá trình hình thành một cây nến. 
  • Giá thấp nhất (high price): đáy của râu nến phía dưới, mô tả mức giá thấp nhất được giao dịch trong quá trình hình thành một cây nến.
  • Giá đóng cửa (close price): mô tả mức giá cuối cùng được giao dịch trong quá trình hình thành nến. 

Màu nến sẽ đại diện cho phương hướng giá, với màu sắc được sử dụng phổ biến nhất trong giao dịch thường là xanh - đỏ hoặc đen - trắng. Trong đó, màu xanh/đen đại diện cho việc giá tăng (giá đóng cửa > giá mở cửa) và màu đỏ/trắng đại diện cho việc giá giảm (giá mở cửa > giá đóng cửa).

Biểu đồ nến phản ánh 3 xu hướng biến động chính của thị trường: tăng (uptrend), giảm (downtrend) và đi ngang (sideway)

Biểu đồ nến được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật

So với biểu đồ thanh và biểu đồ đường, biểu đồ nến Nhật được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật vì mức độ trực quan và chi tiết hơn cả.


So sánh 3 biểu đồ nến, thanh và đường trên cùng một biểu đồ giá

Biểu đồ nến là nhân tố quan trọng cấu thành các mô hình nến.

Chuyển động của các cây nến trên biểu đồ sẽ hình thành các mô hình nến quan trọng cho việc phán đoán xu hướng giá và thiết lập các lệnh giao dịch. Các mô hình nến này được sử dụng rộng rãi trong giao dịch cổ phiếu, tiền điện tử, hàng hóa, FX,...

Một số mô hình nến thông dụng trong phân tích kỹ thuật: mô hình tăng giá, mô hình giảm giá và mô hình tiếp diễn.

  • Mô hình đảo chiều giảm giá: mô hình Hanging Man, mô hình Shooting Star, mô hình Bearish Engulfing, mô hình Evening Star hay mô hình Dark Cloud Cover.
  • Mô hình đảo chiều tăng giá: mô hình Hammer, mô hình Inverted Hammer, mô hình Bullish Engulfing, mô hình Piercing Line, mô hình Bullish Harami, mô hình Morning Star,...
  • Mô hình tiếp diễn: mô hình nến Doji, mô hình Spinning Top, hay mô hình Rising Three Methods,...

Dưới đây là một số ví dụ mô phỏng các mô hình nến chính.

Mô hình nến Hanging Man: thường xuất hiện cuối các xu hướng tăng hoặc các vùng kháng cự cứng để báo hiệu đà tăng sắp chững lại và giá có khả năng sẽ sớm đảo chiều giảm. Râu nến phía dưới càng dài chứng tỏ lực bán của xu hướng tăng càng mạnh.

Nến Hanging đỏ (giá mở cửa > giá đóng cửa) sẽ là tín hiệu đảo chiều giảm rõ ràng hơn so với nến màu xanh (giá đóng cửa > giá mở cửa). Trong trường hợp này, các traders có thể vào lệnh Sell để đón đầu xu hướng giảm và đóng lệnh Buy để bảo toàn vốn.

Mô hình nến Hammer: thường xuất hiện cuối các xu hướng giảm hoặc các vùng hỗ trợ cứng để báo hiệu đà giảm sắp chững lại và giá có khả năng sẽ sớm đảo chiều tăng. Râu nến phía dưới càng dài càng chứng tỏ lực mua đang mạnh hơn lực bán..

Nến Hammer xanh (giá đóng cửa > giá mở cửa) sẽ là tín hiệu đảo chiều tăng rõ ràng hơn so với nến màu đỏ (giá mở cửa > giá đóng cửa). Trong trường hợp này, các traders có thể vào lệnh Buy để đón đầu xu hướng tăng và đóng lệnh Sell để bảo toàn vốn.

Lịch sử biểu đồ nến

Biểu đồ nến ra đời tại Nhật Bản vào cuối thế kỷ XVIII

Mô hình nến Nhật Bản đã tồn tại hàng thế kỷ. Vào đầu thế kỷ XVIII, biểu đồ giá được tối giản hóa dưới dạng biểu đồ đường hoặc biểu đồ thanh nhằm hỗ trợ các thương nhân dự đoán và kiếm lợi nhuận từ việc kinh doanh gạo.

Phải cho đến cuối thế kỷ 18, Munehisa Homma - một thương nhân gạo đến từ Sakata, Nhật Bản đã phát triển biểu đồ nến để theo dõi giá gạo vào cuối ngày. Kết quả là sau một thời gian liên tục ghi chép, ông Homma nhận thấy sự lặp lại của một số mô hình nến sẽ báo hiệu xu hướng về cung - cầu gạo trên thị trường. 

Ý tưởng và phương pháp của ông đã được ghi lại trong một cuốn sách có tựa đề "Quy tắc Sakata", được dùng làm cơ sở cho việc hiển thị dữ liệu thị trường thông qua 5 chu kỳ giá dựa vào thuyết âm dương ngũ hành. 

Biểu đồ nến du nhập vào châu Âu từ cuối thế kỷ XX

Theo giời gian, biểu đồ nến đã được cải thiện và mở rộng về mặt hình thức và cách diễn giải mô hình. Vào thế kỷ XX, Steve Nison, một trader người Mỹ đã phổ biến phân tích nến trên thị trường tài chính phương Tây và ra mắt một ấn phẩm mang tên “Kỹ thuật lập biểu đồ nến Nhật Bản”, một biểu đồ nến cổ điển vào năm 1991.

Đến nay, biểu đồ nến vẫn được sử dụng rộng rãi và đặc biệt hiệu quả trong phân tích kỹ thuật trên nhiều thị trường tài chính khác nhau (như FX, cổ phiếu, hàng hóa, trái phiếu và tiền điện tử) để mô tả trực quan về các mô hình giá, các tín hiệu đảo chiều tiềm năng và phân tích tâm lý thị trường.

dubaotiente.com

Broker listing

Thư mục bài viết