Bitcoin chịu nhiều áp lực sau quyết định tăng lãi suất từ các ngân hàng trung ương

Bitcoin chịu nhiều áp lực sau quyết định tăng lãi suất từ các ngân hàng trung ương

Trần Kiều Oanh

Trần Kiều Oanh

Junior Analyst

12:59 20/06/2022

Bitcoin chịu nhiều áp lực do Fed, BoE và SNB đồng loạt tăng lãi suất trong tuần trước. Hướng đi nào cho BTC/USD?

BTC/USD (đồ thị D1)
BTC/USD (đồ thị D1)

Bitcoin chạm đáy $17,599 vào thứ Bảy trước khi hồi phục trở lại $20,000 ngày tiếp theo khi các ngân hàng trung ương toàn cầu thắt chặt chính sách tiền tệ để kìm hãm lạm phát.

Thị trường lo ngại Fed sẽ đưa nền kinh tế vào suy thoái để kiềm chế giá cả tăng. Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết ông ủng hộ tăng lãi suất 75bps vào tháng Bảy.

Thị trường chứng khoán, đặc biệt là chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương chịu nhiều áp lực.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) không thay đổi lãi suất cơ bản 1 và 5 năm. PBOC ủng hộ việc nới lỏng chính sách nhưng vẫn lo ngại về triển vọng kinh tế đặc biệt trong bối cảnh lệnh giãn cách kéo dài.

Dầu thô tiếp tục suy yếu do lo ngại về tăng trưởng toàn cầu và nhu cầu dầu giảm. Vàng không có nhiều thay đổi, giao dịch quanh mức $1,841/oz.

CHF tiếp tục thể hiện sức mạnh sau quyết định tăng 50 điểm lãi suất từ SNB. Đô la Mỹ cũng hồi phục phần nào.

Trọng tâm lịch kinh tế tuần là các bình luận của quan chức ECB, BoE và Fed. Mọi chú ý đang đổ dồn vào bài phát biểu của Chủ tịch ECB Christine Lagarde và Chủ tịch Fed Jerome Powell.

Phân tích kỹ thuật BTC/USD

BTC/USD nằm dưới đường xu hướng giảm. Hỗ trợ tiềm năng sẽ là mức đáy cuối năm 2020 tại 17,575 and 16,520. Ở phía trên, kháng cự tiếp theo là 22,945, sau đó là 25,350.

Dailyfx

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bitcoin nên được xem như tài sản rủi ro hơn là "thiên đường" trú ẩn
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Bitcoin nên được xem như tài sản rủi ro hơn là "thiên đường" trú ẩn

Thứ Hai tuần trước, cổ phiếu toàn cầu và tài sản kỹ thuật số đã trải qua một đợt bán tháo mạnh khi giao dịch chênh lệch lãi suất đồng yên Nhật bị phá vỡ khiến thị trường chao đảo. Chỉ số thị trường rộng toàn cầu S&P (BMI), đo lường hiệu suất của hơn 14.000 cổ phiếu trên toàn thế giới, đã giảm 3,3%, ngày giao dịch tồi tệ nhất trong hơn hai năm. Chỉ số giá cổ phiếu Tokyo, hay TOPIX, đã giảm 20% trong đợt xóa sổ ba ngày lớn nhất từ ​​trước đến nay. Trong khi đó, Chỉ số tiền điện tử Bloomberg Galaxy đã giảm tới 17,5%.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ