Bộ trưởng Tài chính Yellen: Hoa Kỳ sẽ không suy thoái cùng Trung Quốc

Bộ trưởng Tài chính Yellen: Hoa Kỳ sẽ không suy thoái cùng Trung Quốc

09:48 18/07/2023

Bà Janet Yellen cho biết suy thoái kinh tế của Trung Quốc có nguy cơ gây ra hiệu ứng dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, mặc dù bà không mong đợi một cuộc suy thoái ở Mỹ.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Janet Yellen
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Janet Yellen

“Nhiều quốc gia phụ thuộc vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc để thúc đẩy tăng trưởng ở nền kinh tế của chính họ, đặc biệt là các quốc gia ở châu Á - và tăng trưởng chậm ở Trung Quốc có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến Hoa Kỳ”, Yellen nói trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào thứ Hai. Dữ liệu kinh tế Trung Quốc, được công bố cùng ngày, yếu hơn dự kiến.

Tại Hoa Kỳ, tăng trưởng đã chậm lại, nhưng thị trường lao động vẫn còn khá mạnh, vì vậy bà không mong đợi một cuộc suy thoái. Bà cho biết nền kinh tế đang đi đúng hướng để giảm lạm phát mà không làm suy yếu nghiêm trọng thị trường lao động.

Báo cáo tuần trước về giá tiêu dùng rất đáng khích lệ, Yellen nói. Lạm phát lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, đã tăng 0.2% MoM trong tháng 6, đây là mức tăng nhỏ nhất kể từ tháng 8/2021. Lạm phát toàn phần là 3% YoY, giảm mạnh so với mức cao nhất của năm ngoái là trên 9%.

Bà nói: “Thị trường lao động rất mạnh mẽ, khuyến khích được nhiều người ở độ tuổi trưởng thành tham gia lực lượng lao động, làm giảm bớt sức nóng của thị trường. Tăng trưởng tiền lương đang ở mức vừa phải và lạm phát đang giảm dần”.

Đối với Trung Quốc, Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh chi tiêu của người tiêu dùng tương đối yếu trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi mờ nhạt sau khi mở cửa trở lại. Số liệu hôm thứ Hai cho thấy GDP quý II tăng chưa đến 1% so với quý đầu tiên, trong khi doanh số bán lẻ tháng 6 tăng ít hơn dự báo.

“Có vẻ như người tiêu dùng đang tập trung hơn vào việc xây dựng lại quỹ tiết kiệm của họ”, Yellen chia sẻ.

Cuộc họp G-20

Yellen đang phát biểu bên lề cuộc họp G-20 tịa Gandhinagar, Ấn Độ. Vào Chủ nhật, bà nói rằng xây dựng hợp tác trên nền tảng của chuyến thăm Trung Quốc gần đây là một trong những mục tiêu của bà. Bà cũng đang tìm kiếm cách phương thức để giảm nợ cho các quốc gia nghèo hơn và cải cách các ngân hàng phát triển đa phương.

Khi được hỏi về những gì Hoa Kỳ chuẩn bị làm để giảm căng thẳng leo thang với Trung Quốc, Yellen nói rằng sẽ không cân nhắc việc cắt giảm thuế quan.

Trong khi đánh giá 4 năm về việc tăng thuế của chính quyền Trump trước đây đang được tiến hành, bà cho biết “Chúng tôi cần tiếp tục giải quyết các vấn đề cơ bản mà hiện vẫn chưa xong. Chúng tôi áp đặt thuế quan đối với Trung Quốc vì chúng tôi có những lo ngại tiềm ẩn về các hoạt động thương mại không công bằng, đặc biệt là những hành vi ảnh hưởng đến sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ”.

Hạn chế đầu tư

Bộ trưởng Tài chính cũng nói rằng bất kỳ động thái nào nhằm hạn chế đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ sang Trung Quốc chỉ là mục tiêu trong ngắn hạn và dựa trên các cân nhắc về an ninh quốc gia.

Bà nói: “Có một cơ hội tốt là chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm soát các khoản đầu tư ra nước ngoài”.

Cùng với việc tham dự các cuộc họp của G-20 và phiên họp vào Chủ Nhật với các bộ trưởng tài chính của nhóm G-7, Yellen đã tận dụng chuyến thăm Gandhinagar để tổ chức một số cuộc gặp song phương, bao gồm cả với những người đồng cấp từ Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh Châu Âu.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ