Ngân hàng Trung ương Anh

BOE - Ngân hàng Trung ương Anh

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

15:26 26/10/2023

Ngân hàng trung ương Anh (BoE - Bank of England) là cơ quan điều hành hệ thống ngân hàng, chịu trách nhiệm quản lý chính sách tiền tệ của Vương quốc Anh và phát hành đồng Bảng Anh. Cơ quan này đã hoạt động được hơn 300 năm kể từ khi thành lập vào ngày 1/8/1694, là một trong số 8 ngân hàng lâu đời nhất trong lịch sử và là mô hình hoạt động chung cho các ngân hàng trung ương trên thế giới. 

Ngân hàng Trung ương Anh là gì?

Ngân hàng trung ương Anh (BoE - Bank of England) là cơ quan điều hành hệ thống ngân hàng, chịu trách nhiệm quản lý chính sách tiền tệ của Vương quốc Anh và phát hành đồng Bảng Anh. 


Thống đốc BoE Andrew Bailey

BoE là một trong những ngân hàng trung ương lâu đời nhất

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE - Bank of England) đã hoạt động được hơn 300 năm kể từ khi thành lập vào ngày 1/8/1694. Đây là một trong số 8 ngân hàng lâu đời nhất trong lịch sử và là mô hình hoạt động chung cho các ngân hàng trung ương trên thế giới. 

Trụ sở chính của BoE đặt tại Phố Threadneedle, thủ đô Luân Đôn, nước Anh.

BoE độc lập và tự chủ trong việc thiết lập chính sách tiền tệ

Từ năm 1998, BoE đã chính thức trở thành một tổ chức công độc lập với Chính phủ, thuộc quyền sở hữu của chính phủ Vương quốc Anh, với nguồn vốn được nắm giữ bởi Vụ pháp chế thay mặt cho Bộ Tài chính và Chính phủ có quyền bổ nhiệm các thống đốc và giám đốc tại ngân hàng này.

Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương Anh không chịu sự khống chế của các biến động chính trị và tự chủ trong việc thiết lập chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ cho các mục tiêu kinh tế của chính phủ.

Trước đó, Ngân hàng Trung ương Anh ban đầu được thành lập dưới tư cách là ngân hàng tư nhân tài trợ cho chính phủ trong nỗ lực chiến tranh chống lại Pháp.

BoE độc quyền phát hành tiền tệ tại Vương quốc Anh 

Các điều lệ trong “Đạo luật Ngân hàng Anh (1844)” đã chính thức hợp pháp hóa cho Ngân hàng trung ương Anh quyền được phát hành tiền giấy ở Vương quốc Anh, đồng thời thiết lập các hạn chế đối với bất kỳ ngân hàng, doanh nghiệp hoặc cá nhân nào ở Anh và xứ Wales muốn phát hành tiền giấy.

Đặc quyền này khiến Ngân hàng trung ương Anh trở thành ngân hàng duy nhất có quyền phát hành giấy bạc tại Anh và xứ Wales.

BoE từng thất bại nặng nề trong ngày “thứ Tư đen tối"


George Soros

“Thứ tư đen tối” ( 16/9/1992) là một sự kiện gây chấn động trong lịch sử hoạt động của Ngân hàng trung ương Anh nói riêng và giới tài chính toàn cầu nói chung khi các nhà đầu cơ tìm cách kiếm lợi từ việc phá giá đồng bảng Anh.

Sự kiện này bắt nguồn từ khi Cơ chế tỷ giá châu Âu (ERM - Exchange Rate Mechanism) được thiết lập năm 1979 nhằm mục tiêu giữ tỷ giá của các nước trong khu vực ổn định, trước khi EUR ra đời và lưu hành phổ biến như hiện nay. 

Sau khi liên tục từ chối, Anh buộc phải gia nhập vào liên minh này vào tháng 10/1990, do lạm phát của nước này liên tục tăng (từ mức 3% vào năm 1988 lên 10.9% vào năm 1990). Sau khi gia nhập ERM, lạm phát ở Anh thậm chí còn cao gấp 3 lần ở Đức.

Thị trường ngày càng đánh mất niềm tin với chính sách tiền tệ của BoE và họ đã liên tiếp bán tháo khiến đồng Bảng mất giá mạnh, bất chấp việc Anh đã chi hàng tỷ USD để mua lại GBP và liên tiếp tăng lãi suất để thu hút các nhà đầu tư. 

Vào ngày 15/9, quỹ đầu tư của George Soros đã triển khai bán khống hơn 10 tỷ bảng Anh bất chấp mọi nỗ lực can thiệp từ BoE, bao gồm cả việc tăng lãi suất lên đến 15% để cứu vãn tình hình. Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương Anh buộc phải thừa nhận thất bại và Anh sau đó đã phải rút khỏi ERM. 

Thông qua việc đánh sập đồng Bảng, Soros đã kiếm được khoản lợi nhuận trị giá hơn 1 tỷ USD, còn nước Anh thiệt hại tới 3.3 tỷ bảng. Toàn bộ vụ việc này đã làm tổn hại đến vị thế của ngân hàng trung ương Anh và tác động lớn đến nền kinh tế quốc gia.


Tỷ giá Bảng Anh/Mark Đức sau sự kiện

Các công cụ điều tiết chính sách tiền tệ của BoE

Hoạt động với vai trò là ngân hàng trung ương của Vương quốc Anh, BoE sử dụng hai công cụ chính sách tiền tệ chính: lãi suất ngân hàng và bảng cân đối để toán để duy trì mục tiêu lạm phát ổn định trong dài hạn.

Lãi suất ngân hàng là công cụ chính để điều tiết lạm phát 


Lãi suất điều hành BoE từ năm 2000 đến nay

Lãi suất chính sách là mức lãi suất được BoE áp dụng cho các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính vay qua đêm tại Anh. Việc tăng lãi suất cơ bản gián tiếp làm tăng lãi suất cho vay và tiết kiệm trong nền kinh tế.

BoE chịu trách nhiệm thiết lập lãi suất của Vương quốc Anh kể từ năm 1997, sau khi được chính phủ trao thẩm quyền về chính sách tiền tệ. Đây là công cụ chính và quan trọng nhất để ngân hàng điều tiết cung tiền trong nền kinh tế, nhằm đáp ứng mục tiêu duy trì lạm phát CPI ổn định ở mức 2% trong dài hạn. 

Nếu tỷ lệ lạm phát sai lệch 1% so với mục tiêu, BoE sẽ chịu trách nhiệm giải trình công khai trước chính phủ hàng quý về các kế hoạch mà họ đang triển khai để đưa lạm phát trở lại phạm vi mục tiêu. 

Nới lỏng định lượng xuất hiện nhằm đương đầu với khủng hoảng tài chính 2008

Ngược lại với thắt chặt định lượng, nới lỏng định lượng (QE) là quá trình ngân hàng trung ương mua vào các tài sản tích lũy nhằm tăng nguồn cung tiền và thúc đẩy nhiều hoạt động cho vay đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, nhận thấy rằng việc liên tục giảm lãi suất xuống mức thấp (từ 5% xuống 0.5%) đã không tạo đủ động lực cho nền kinh tế đạt mục tiêu lạm phát 2%, BoE đã áp dụng nới lỏng định lượng như một công cụ bổ sung cho chính sách tiền tệ.

BoE đã liên tục thu mua trái phiếu chính phủ từ các tổ chức như quỹ hưu trí để thúc đẩy lạm phát và giảm lãi suất trong dài hạn. Đổi lại, tổng chi tiêu của người tiêu dùng tăng lên và việc làm được tạo ra nhiều hơn sẽ gây áp lực lên giá hàng hóa và dịch vụ.  

Theo BoE, họ đã mua tổng cộng 895 tỷ bảng Anh trái phiếu: chủ yếu là trái phiếu chính phủ Anh (875 tỷ bảng Anh) và còn lại là trái phiếu doanh nghiệp của Vương quốc Anh (20 tỷ bảng Anh). Lần gần nhất BoE áp dụng QE là vào tháng 11/2022.

Thắt chặt định lượng được bổ sung để kiềm chế lạm phát

Thắt chặt định lượng (QT) là quá trình ngân hàng trung ương giảm cung tiền lưu thông trong nền kinh tế bằng cách bán ra các tài sản tích lũy (chủ yếu là trái phiếu) nhằm giảm cung tiền lưu thông trong nền kinh tế.

Từ tháng 2/2022, áp lực lạm phát đã cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% sau khi hoạt động trên toàn cầu và Vương quốc Anh đã trở lại mức trước Covid‑19, cùng với giá năng lượng tăng cao do chiến tranh Nga - Ukraine. Đáng chú ý, lạm phát CPI đạt 11.1% trong tháng 10/2022, cao nhất trong hơn 40 năm qua tại quốc gia này. 

Do đó, Ngân hàng trung ương Anh đã áp dụng QT như một công cụ “QE đảo ngược”, kết hợp với tăng lãi suất ngân hàng thông qua việc ngừng mua vào trái phiếu vào cuối năm 2021 và bán ra các tài sản mua vào từ tháng 11 năm 2022 theo chương trình nới lỏng định lượng. Đổi lại, lãi suất dài hạn tăng lên và lạm phát sẽ được kiểm soát.

Cuộc họp chính sách BoE

Ngân hàng Trung ương Anh sẽ tổ chức họp 8 lần trong năm và mỗi cuộc họp cách nhau khoảng 6 tuần. Các quyết định về chính sách tiền tệ được đưa ra bởi Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC), bao gồm: Thống đốc, ba Phó Thống đốc, một Chuyên gia kinh tế trưởng và bốn thành viên bên ngoài do Thủ tướng trực tiếp bổ nhiệm.

MPC sẽ tổ chức họp 3 lần trước khi đưa ra quyết định chính sách cuối cùng. Trong 2 cuộc họp đầu tiên, các thành viên sẽ thảo luận về các dữ liệu và phân tích kinh tế mới nhất về các điều kiện kinh doanh trên khắp nước Anh. 

Trong cuộc họp cuối cùng (diễn ra vào thứ Tư sau 2 cuộc họp đầu tiên), các thành viên MPC sẽ bỏ phiếu quyết định chính sách và nếu số phiếu bằng nhau, Thống đốc sẽ bỏ phiếu quyết định. Bất kỳ thành viên thiểu số nào cũng được yêu cầu cho biết quan điểm chính sách mà họ mong muốn.  

Biên bản cuộc họp sẽ được phát hành vào lúc 12:00 (giờ địa phương) thứ Năm của tuần đó. Điều đặc biệt trong cuộc họp của BoE đó là kết quả của cuộc bỏ phiếu chính sách của từng thành viên trong MPC đều được công khai. Do đó, việc phân tích các phiếu bầu lãi suất của thành viên MPC thường là phần quan trọng nhất của biên bản.

dubaotiente.com

Broker listing

Thư mục bài viết