BoJ: Tăng trưởng lương tối thiếu của Nhật Bản có khả năng đẩy lạm phát lên
Nguyễn Tuấn Đạt
Junior Analyst
BoJ cho biết tăng trưởng lương tối thiểu của Nhật Bản có khả năng đẩy lạm phát lên chủ yếu thông qua giá dịch vụ tăng, điều này tiếp thêm tự tin cho họ về triển vọng lạm phát sẽ đạt mục tiêu 2% một cách bền vững.
Tăng lương bền vững là một trong những điều kiện tiên quyết mà BoJ đặt ra để tiếp tục tăng lãi suất. Mức lương tối thiểu trung bình dự kiến sẽ tăng kỷ lục 5.1% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2025, đặc biệt lớn đối với các khu vực có mức lương vẫn đang thấp.
"Nếu mức lương tối thiểu của Nhật Bản tiếp tục tăng, điều đó có khả năng đẩy giá lên chủ yếu đối với các dịch vụ", ngân hàng cho biết. Theo ước tính, mức lương tối thiểu tăng 1% sẽ đẩy giá dịch vụ, được đo bằng CPI, lên 0.07 điểm phần trăm.
Một phân tích về chỉ số giảm phát GDP của Nhật Bản, đo lường những thay đổi về giá cả hàng hóa và dịch vụ, cũng cho thấy động lực chính của lạm phát đã chuyển từ lợi nhuận đơn vị sang chi phí lao động đơn vị kể từ năm 2024.
Những phát hiện này cho thấy lạm phát của Nhật Bản đang bị chi phối nhiều hơn bởi chi phí lao động nhiều hơn chi phí nguyên liệu thô.
BoJ đã chấm dứt chính sách lãi suất âm vào tháng 3 và tăng lãi suất ngắn hạn lên 0.25% vào tháng 7, họ cho rằng Nhật Bản đang đạt được tiến triển trong việc đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững.
Thống đốc BoJ Kazuo Ueda cho biết lạm phát tăng phải được thúc đẩy bởi nhu cầu trong nước mạnh mẽ và tăng trưởng tiền lương vững chắc để ngân hàng trung ương có thể tiếp tục tăng lãi suất.
Với chi phí sinh hoạt tăng cao đang gây sức ép lên các hộ gia đình, Đảng Dân chủ Tự do của Thủ tướng Shigeru Ishiba đã cam kết tăng mức lương tối thiểu trung bình thêm 42% lên 1,500 yên/giờ vào cuối thập kỷ này.
Trong khi tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng đã dẫn đến việc tăng lương mạnh trong năm nay, vẫn còn sự không chắc chắn về việc liệu các công ty có tiếp tục tăng lương hay không khi tăng trưởng toàn cầu chậm lại gây ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Nền kinh tế Nhật Bản dự kiến sẽ chậm lại mạnh trong quý III do nhu cầu toàn cầu hạ nhiệt và chi phí sinh hoạt cao kéo theo xuất khẩu và tiêu dùng.
Lạm phát cơ bản đạt 2.4% vào tháng 9, vượt mục tiêu 2% của BoJ trong hơn hai năm, tuy nhiên nhiều nhà phân tích cho rằng mức tăng này tiếp tục bị thúc đẩy nhiều hơn bởi chi phí nguyên liệu thô tăng hơn là áp lực tiền lương.
Investing