Các ngân hàng trung ương châu Á đã làm gì trước làn sóng thắt chặt năm nay?

Các ngân hàng trung ương châu Á đã làm gì trước làn sóng thắt chặt năm nay?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

18:33 09/12/2022

Tuần tới sẽ là một tuần quan trọng của các ngân hàng trung ương lớn, với Fed, ECB và BoE đều sẽ công bố quyết định lãi suất. Sau đó, BoJ cũng sẽ đưa quyết định của mình.

Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng trung ương tăng lãi suất muộn nhất tại châu Á - Thái Bình Dương
Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng trung ương tăng lãi suất muộn nhất tại châu Á - Thái Bình Dương

Trong lúc chờ đợi, hãy cùng xem xem các ngân hàng trung ương khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang nằm ở đâu trong công cuộc thắt chặt toàn cầu này.

  • Ngân hàng tăng lãi suất đều nhất: New Zealand. RBNZ đã tăng lãi suất 7/7 cuộc họp của năm nay. Đứng thứ 2 là Hàn Quốc, tăng lãi suất 7/8 lần, theo sau là RBA, tăng lãi suất 8 lần liên tiếp trong 11 cuộc họp.
  • Ngân hàng đứng ngoài cuộc chơi: Trung Quốc. Nước này đã giữ nguyên chính sách Zero-Covid và cũng mới chỉ bắt đầu nới lỏng gần đây, do đó PBoC là ngân hàng trung ương duy nhất hạ lãi suất trong năm nay.
  • Ngân hàng gây ức chế cho giới đầu tư trái phiếu nhất: Nhật Bản. BoJ tiếp tục giữ lãi suất âm và chính sách kiểm soát đường cong lợi suất suốt năm 2022 bất chấp áp lực từ bỏ chính sách dovish.
  • Ngân hàng tăng lãi suất muộn nhất: Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng cuối cùng trong số 13 ngân hàng trung ương lớn tại châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu thắt chặt, khi tăng lãi suất lần đầu vào ngày 22/9.
  • Ngân hàng “rón rén” nhất: Thái Lan. BoT mới chỉ tăng lãi suất 25bp đúng 3 lần kể từ tháng 8, đây là con số thắt chặt nhỏ nhất.
  • Ngân hàng mạnh tay nhất: Sri Lanka. Trước khủng hoảng trong nước, ngân hàng trung ương Sri Lanka đã tăng lãi suất 950bp lên 15.5% trong 4 cuộc họp.
  • Ngân hàng đáng theo dõi nhất: Philippines. Chính trường nước này đang tranh cãi rất gay gắt về việc bảo vệ đồng peso hay hỗ trợ tăng trưởng, ngân hàng trung uơng bất ngờ tăng lãi suất trong tháng 7, và rất nhiều vấn đề nữa trong năm 2023. Ấn Độ cũng rất đáng quan tâm, với quy mô tăng lãi suất gây nhiều tranh cãi nhất.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lãi suất cho vay ở Trung Quốc ổn định, PBOC duy trì chính sách tiền tệ thận trọng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Lãi suất cho vay ở Trung Quốc ổn định, PBOC duy trì chính sách tiền tệ thận trọng

Trong bối cảnh biên lợi nhuận của các ngân hàng Trung Quốc đang sụt giảm nghiêm trọng, các ngân hàng tại Trung Quốc tiếp tục duy trì lãi suất cho vay ở mức hiện tại trong tháng 9. Quyết định này cho thấy các nhà hoạch định chính sách vẫn thận trọng trong việc tung thêm các biện pháp kích thích kinh tế.
BoJ giữ nguyên lãi suất, thị trường chờ đợi động thái tiếp theo
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ giữ nguyên lãi suất, thị trường chờ đợi động thái tiếp theo

BoJ đã quyết định duy trì chính sách tiền tệ hiện hành trong cuộc họp hôm nay. Quyết định này thể hiện sự thận trọng của BoJ sau khi thị trường chứng kiến sự biến động mạnh mẽ sau đợt tăng lãi suất hồi tháng 7. Mặc dù vậy, BoJ vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất trong tương lai để đối phó với những thay đổi của nền kinh tế.
Các nhà đầu tư chuẩn bị cho những biến động sắp tới sau đợt Fed cắt giảm lãi suất
Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

Các nhà đầu tư chuẩn bị cho những biến động sắp tới sau đợt Fed cắt giảm lãi suất

Các nhà đầu tư toàn cầu đang cảnh giác trước những biến động lớn của thị trường sau đợt cắt giảm lãi suất vừa qua của Fed Mỹ, gây ra sự bối rối về việc liệu nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ bùng nổ hay rơi vào suy thoái, làm giảm triển vọng của cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ trên toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ