Các quỹ hưu trí được thiết lập để bán các cổ phiếu sau những phiên tăng giá
JPMorgan ước tính các định chế tài chính toàn cầu sẽ bán tháo lượng cổ phiếu giá trị lên đến 170 tỷ đô la vào mỗi quý.
Các nhà phân tích dự báo, thị trường chứng khoán sẽ gặp phải một đợt bán tháo cổ phiếu từ các quỹ hưu trí khi họ tái cân bằng danh mục đầu tư trong các tuần tới, sau một đà tăng quá khủng khiếp khiến các quỹ này bất an với danh mục đầu tư cổ phiếu của mình.
Mục tiêu của các quỹ hưu trí là đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng nhiều tài sản rủi ro khác nhau như trái phiếu, cổ phiếu, và cổ phiếu quỹ của quỹ tư nhân, và định kỳ họ sẽ phải tái cân bằng danh mục đầu tư để tỷ trọng của mỗi loại tài sản gần như là không đổi. Điều này thường sẽ xảy ra vào cuối mỗi quý.
Sau một phiên bán tháo khá sâu vào tháng Ba, nhằm cân bằng tỷ trọng cổ phiếu, nhiều quỹ hưu trí đã bắt đầu mua lại cổ phiếu. Trong khu vực đầu tư tư nhân, ví dụ các quỹ tương hỗ, những bên thường sẽ cố gắng để giữ tỷ lệ 60 – 40 đối với cổ phiếu và trái phiếu, cũng cần tái cân bằng lại tỷ lệ nắm giữ của họ.
Tuy nhiên đợt tăng giá cổ phiếu vào cuối tháng Ba, khi thị trường chứng khoán thế giới tăng hơn 33%, đồng nghĩa với việc các quỹ hưu trí đang nắm giữ quá nhiều cổ phiếu so với tỷ trọng mục tiêu, và khi quý II kết thúc họ buộc phải cân bằng lại danh mục của mình. Các nhà phân tích của JPMorgan ước tính giá trị bán tháo có thể lên đến 170 tỷ đô la.
Robert Buckland, chiến lược gia trưởng về cổ phiếu ở Citigroup cho biết sự bán tháo trong quý đầu tiên và tái cân bằng ngay sau đó đã tạo đà tăng cho thị trường. Trên cơ sở đó, chúng tôi cho rằng các quỹ hưu trí đang nắm giữ rất nhiều cổ phiếu.
“Vũ trụ đầu tư” bao gồm: quỹ hưu trí được xác định (defined benefit pension fund) nơi định kỳ chi trả lương hưu đều đặn cho người tham gia quỹ, quỹ tương hỗ và các quỹ đầu tư khác, đều sẽ định kỳ điều chỉnh lại khối lượng danh mục đầu tư khổng lồ. JPMorgan ước tính giá trị tài sản mà họ quản lý lên đến 13 nghìn tỷ đô la Mỹ, kể cả vào thời gian khủng hoảng trong tháng Ba.
Câu hỏi đặt ra là liệu việc tái cân bằng này có gây ảnh hưởng tiêu cực tới đà tăng của thị trường hay không, trong điều kiện mà các nhà phân tích đều cho rằng thanh khoản vẫn rất kém. Điều đó có nghĩa là chỉ một khối lượng giao dịch ít cũng gây ảnh hưởng tới giá.
Nikolaos Panigirtzoglou, một nhà phân tích tại JPMorgan cho biết rằng họ vẫn tin tưởng vào một đà tăng sắp tới. Họ ước tính đợt tái cân bằng danh mục sắp tới của các quỹ sẽ chỉ lấy đi 0.7 tới 1.9% của S&P 500.
“Mặc dù chúng tôi thừa nhận rủi ro của một đợt điều chỉnh nhỏ sắp tới trong vòng 2 tuần nữa, do kết quả của bán bớt cổ phiếu để tái cân bằng của các quỹ; chúng tôi tin rằng đà tăng vẫn còn và bất cứ sự điều chỉnh nào sẽ là cơ hội vào lệnh mua”, ông nói thêm
Ước tính giá trị tái cân bằng của quỹ hưu trí theo Goldman Sachs nhỏ hơn, ở mức 76 tỷ đô la Mỹ. Nhưng ngân hàng này thận trọng hơn về triển vọng của thị trường chứng khoán và dự báo rằng các quỹ hưu trí sẽ thoái vốn khoảng 200 tỷ đô la trong năm nay. Trong khi họ dự đoán rằng các nhà đầu tư nước ngoài và tâm lý giao dịch hứng khởi bất ngờ của nhà đầu tư cá nhân sẽ đẩy nhu cầu đi lên, Goldman cảnh báo đang tồn tại rủi ro cao (gần 80%) về sự sụp đổ hoạt động mua lại cổ phiếu quỹ của các doanh nghiệp, điều này sẽ phá vỡ một trong những trụ cột của thị trường chứng khoán trong khủng hoảng
David Kostin, chiến lược gia trưởng tại một ngân hàng đầu tư ở Mỹ, cho biết rằng vẫn còn cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư cổ phiếu, cho tới khi thị trường trở lại mức trước đại dịch. “Tuy nhiên chúng tôi dự kiến rủi ro của làn sóng Covid-19 thứ hai và cuộc bầu cử tổng thống sắp tới sẽ giới hạn đà tăng của thị trường”, ông cho biết.