Các quỹ phòng hộ gia tăng vị thế short Yên khi chênh lệch lãi suất ngày càng lớn
Lê Nhật Thanh
Junior Analyst
Các quỹ đầu cơ ghi nhận mức tăng vị thế shorts hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 3 năm 2021.
Các quỹ phòng hộ gia tăng lượng đặt cược đồng yên bearish lên mức cao nhất trong ba tháng với nhận định Nhật Bản sẽ bị tụt lại trong một thế giới nơi các thị trường phát triển đang đua nhau tăng lãi suất.
Các quỹ đòn bẩy đã tăng thêm 18,836 hợp đồng bán ròng vào tuần trước - mức tăng lớn nhất kể từ tháng 3 năm ngoái, theo dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai. Các vị thế được gia tăng trong một tuần thị trường đầy biến động, một phần do CPI Mỹ tăng cao hơn dự kiến, tiếp tục thúc đẩy kỳ vọng về việc tăng lãi suất mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, trong khi ngược lại Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được cho là sẽ tiếp tục án binh bất động.
Đồng yên đã giảm 20% so với đồng Dollar trong năm nay, trở thành đồng tiền có lợi suất kém nhất trong nhóm G10. Nguyên nhân được cho là do chênh lệch ngày càng lớn giữa lãi suất chính sách ở Mỹ và Nhật Bản đã thúc đẩy các nhà đầu tư từ bỏ tài sản trú ẩn một thời. Mức chênh lệch đó dự kiến sẽ còn mở rộng hơn nữa trong tuần này với việc Fed có khả năng tăng lãi suất 1 điểm phần trăm tại cuộc họp chính sách sắp tới của mình, trong khi BOJ được cho là sẽ duy trì mức lãi suất vốn đã vô cùng thấp của mình.
“Việc đầu cơ cho sự suy yếu của đồng yên là điều hợp lý trong bối cảnh hiện nay do sự chênh lệch lợi suất giữa Mỹ và Nhật Bản đang gia tăng”, Ray Attrill, chiến lược gia tại National Australia Bank Ltd. ở Sydney cho biết. "Cho đến khi, hoặc trừ khi có điều xảy ra có thể ngăn chặn hoặc đảo ngược sự chênh lệch đang ngày càng mở rộng này, đồng yên rất dễ phải chịu thêm áp lực bán." USD/JPY đã tăng lên mức then chốt 145 vào đầu tháng này, thúc đẩy BOJ thực hiện khảo sát giá với các ngân hàng thương mại, mức giá họ có thể mua đồng yên nhằm ngăn chặn tổn thất của đồng tiền này. USD/JPY được giao dịch quanh mức 142.82 ở châu Á hôm thứ Hai.
Bloomberg