Cải cách EU: 9 quốc gia cánh Bắc cần tiên phong hội nhập nhằm đưa EU thoát khỏi bế tắc

Cải cách EU: 9 quốc gia cánh Bắc cần tiên phong hội nhập nhằm đưa EU thoát khỏi bế tắc

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

14:21 07/10/2024

EU đang mắc kẹt trong một nghịch lý. Phần lớn mọi người đều đồng ý rằng hầu hết các khuyến nghị của Mario Draghi về việc tăng năng suất là tốt. Tuy nhiên, gần như không ai kỳ vọng các quốc gia thành viên sẽ đồng ý cùng chia sẻ chủ quyền và nguồn lực cần thiết để thực hiện những đề xuất này.

Có nhiều lý do cho vấn đề này. Một số ý tưởng quan trọng của Draghi từ lâu đã bị cản trở bởi sự khác biệt chính trị giữa 27 quốc gia, sự cạnh tranh thương mại giữa các nước, hoặc bởi các nhà lãnh đạo không muốn ưu tiên những biện pháp phức tạp trước áp lực từ cử tri trong nước.

Chính vì những lý do này mà niên minh ngân hàng và thị trường vốn (CMU) vẫn chưa tiến triển. Các khoản đầu tư chung lớn hơn vào việc chuyển đổi năng lượng và quốc phòng, hoàn thiện thị trường chung, và làm cho chính sách kinh tế quốc tế của châu Âu mang tính chiến lược hơn cũng bị trì hoãn.

Động thái của Pháp và Đức trong việc thúc đẩy sự hội nhập của châu Âu giờ đây cũng đang trở nên lạc hậu. Pháp đang gặp khó khăn khi đối mặt với tình trạng "quốc hội treo", còn tại Đức, chính phủ đang làm mất lòng cử tri và lục đục nội bộ. Dù hai quốc gia này có đạt được một số đồng thuận, như năm ngoái khi họ công bố lộ trình chung cho CMU, nhưng họ vẫn không thể thúc đẩy EU hành động.

Nếu muốn đạt được tiến bộ, có lẽ phải dùng cách tiếp cận mới. Thay vì chờ đợi sự đồng thuận từ toàn bộ các quốc gia thành viên, sẽ ra sao nếu một nhóm quốc gia đủ tin tưởng và có chính sách tương đồng với nhau hình thành một "liên minh tự nguyện" để tiến hành hội nhập sâu hơn như Draghi đã đề xuất? Theo hiệp ước EU, chỉ cần có ít nhất 9 quốc gia tham gia, họ có thể thực hiện điều này với sự hỗ trợ từ các tổ chức EU, ngay cả khi không có sự đồng thuận từ tất cả các thành viên.

Ba nước vùng Baltic và ba nước Bắc Âu trong EU đã hợp tác với nhau thành nhóm "Sáu nước Bắc Âu-Baltic" (NB6). Các nước Bắc Âu có quyền di chuyển tự do và không cần hộ chiếu trong 70 năm qua. Họ có quan điểm chung về nhiều lĩnh vực như tài chính, quốc phòng, an ninh, thương mại và biến đổi khí hậu.

Nếu thêm Ireland và Hà Lan, nhóm này sẽ trở thành một "liên minh Hanseatic mới”, với thị trường vốn phát triển nhất trong EU. Tám quốc gia này có quy mô dân số gần bằng Pháp, tương đương về mặt kinh tế.

Không khó để tưởng tượng rằng nhóm “NB6” (gồm ba nước Baltic và ba nước Bắc Âu) có thể kết hợp với nhau và thu hút thêm các quốc gia khác để duy trì đủ chín quốc gia tham gia vào sự hợp tác ở mức độ cao hơn.

Liên minh này có thể bắt đầu với hai yếu tố quan trọng cho một nền kinh tế châu Âu năng động hơn: CMU (các quy tắc và giám sát tài chính chun)g, và một “chế độ thứ 28” về luật doanh nghiệp, cho phép các công ty lựa chọn một cách tiếp cận khác thay vì phải tuân theo luật quốc gia khi muốn kinh doanh và huy động vốn lớn.

Lợi ích kinh tế rất rõ ràng. Một khu vực đã phát triển và có thị trường vốn hoạt động tốt hơn phần còn lại của châu Âu sẽ giúp các doanh nhân EU dễ dàng huy động vốn và mở rộng mà không cần chuyển sang Mỹ. Các lĩnh vực tài chính trong khu vực cũng sẽ được hưởng lợi.

Về mặt chính trị, các quốc gia này có thể phát triển các dự án họ mong muốn mà không bị ràng buộc bởi sự thỏa hiệp với các quốc gia khác trong EU. Thậm chí, viễn cảnh của một liên minh như vậy có thể tạo ra động lực cho các quốc gia khác tham gia, vì họ không muốn bị bỏ lại phía sau. Những quốc gia tham gia sớm sẽ có lợi thế lớn trong việc định hình các điều kiện cho các quốc gia tham gia sau.

Điều thú vị là, thường thì các quốc gia này lại có xu hướng kìm hãm sự hội nhập thay vì thúc đẩy nó. Vì vậy, cách tiếp cận này sẽ đòi hỏi sự thay đổi lớn về quan điểm của các nước phía Bắc châu Âu. Thay vì chỉ là những quốc gia nhỏ e dè trước các cường quốc châu Âu, họ cần xem mình là những người dẫn dắt trong một thế giới đầy thách thức. Đồng thời, Ủy ban châu Âu cũng cần xem sự hợp tác này là cơ hội để phát triển, không phải là một mối đe dọa.

Dẫn dắt cho sự thay đổi này có thể là những nhà lãnh đạo như Tổng thống Phần Lan, Alexander Stubb, người rất ủng hộ châu Âu. Họ nên khuyến khích người dân của mình trở thành những người tích cực thay đổi, thay vì chỉ đứng ngoài quan sát. Nếu làm được điều này, sự thay đổi tích cực sẽ không chỉ gói gọn ở phía Bắc châu Âu mà còn có thể tác động đến toàn bộ châu lục.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sự phục hồi của USD: Tác động từ những dữ liệu kinh tế và chính trị
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Sự phục hồi của USD: Tác động từ những dữ liệu kinh tế và chính trị

Nhờ vào những dữ liệu kinh tế vượt dự báo, USD đã tăng lên mức cao nhất kể từ giữa tháng Tám, trong khi đó JPY Nhật Bản chịu áp lực từ tình hình chính trị nội bộ. Những diễn biến này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường tài chính mà còn gợi ý về sự thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế, đặc biệt là mối quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản.
"Hạn chế các gói cứu trợ": Liệu đây có phải ý tưởng còn thiếu trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

"Hạn chế các gói cứu trợ": Liệu đây có phải ý tưởng còn thiếu trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ

Chủ nghĩa dân túy tập trung vào các chính sách kinh tế là một tập hợp các ý tưởng, thường ngẫu nhiên và không hợp lý, được xây dựng để thu hút cử tri đang thất vọng. Những ý tưởng này có thể giúp chính trị gia giành phiếu bầu nhưng lại không có lợi cho nền kinh tế.
Sau nhiều dữ liệu tích cực, liệu Fed có còn muốn mạnh tay trong cuộc họp tới?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Sau nhiều dữ liệu tích cực, liệu Fed có còn muốn mạnh tay trong cuộc họp tới?

Dữ liệu việc làm tích cực từ Mỹ đã gần như dập tắt hy vọng về việc cắt giảm lãi suất thêm 50 bps từ Fed, tạo ra một cú hích lớn cho thị trường tài chính. Sự hồi phục của cổ phiếu và sự gia tăng của USD cho thấy niềm tin đang trở lại, tuy nhiên các yếu tố địa chính trị và dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng toàn cầu.
Cải cách EU: 9 quốc gia cánh Bắc cần tiên phong hội nhập nhằm đưa EU thoát khỏi bế tắc
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cải cách EU: 9 quốc gia cánh Bắc cần tiên phong hội nhập nhằm đưa EU thoát khỏi bế tắc

EU đang mắc kẹt trong một nghịch lý. Phần lớn mọi người đều đồng ý rằng hầu hết các khuyến nghị của Mario Draghi về việc tăng năng suất là tốt. Tuy nhiên, gần như không ai kỳ vọng các quốc gia thành viên sẽ đồng ý cùng chia sẻ chủ quyền và nguồn lực cần thiết để thực hiện những đề xuất này.
Diễn biến lạm phát Mỹ: Đà giảm có đủ nhanh?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Diễn biến lạm phát Mỹ: Đà giảm có đủ nhanh?

Chuỗi dữ liệu kinh tế khả quan gần đây đã khiến các nhà đầu tư ngày càng ủng hộ quan điểm thận trọng của Fed về việc điều chỉnh lãi suất trong những tháng tới. Các chỉ số lạm phát sắp công bố trong tuần tới được kỳ vọng sẽ định hình tâm lý thị trường.
Báo cáo việc làm của Mỹ mang lại sự nhẹ nhõm, nhưng chưa đủ để có thể "ăn mừng"
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Báo cáo việc làm của Mỹ mang lại sự nhẹ nhõm, nhưng chưa đủ để có thể "ăn mừng"

Báo cáo việc làm tháng 9 của Mỹ vào thứ Sáu tuần truóc đã khiến nhiều người lạc quan về tương lai kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4.1%. Dù vậy, những tín hiệu này chưa đủ để khẳng định một bước ngoặt lớn cho nền kinh tế. Với việc tăng trưởng tiền lương vẫn ở mức cao và lạm phát chưa hoàn toàn bị kiểm soát, Fed có thể cần cân nhắc thận trọng hơn về các quyết định chính sách trong thời gian tới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ