CFD là gì?
Trần Vân Anh
Junior Editor
CFD là một công cụ tài chính theo dõi các chuyển động của một tài sản cơ sở như cổ phiếu, cặp tiền tệ, hàng hóa, tiền điện tử hoặc chỉ số mà không phải bỏ toàn bộ số vốn để mua tài sản cơ sở đó.
CFD là giao dịch phái sinh ăn chênh lệch giá mở cửa và đóng cửa của một tài sản cơ sở
Hợp đồng chênh lệch (Contracts for Difference - CFD) là một thỏa thuận giữa người mua và người bán để trao đổi chênh lệch giữa giữa giá mở cửa và đóng cửa của một tài sản. Các giao dịch CFD được ưu thích vì được cung cấp trên nhiều thị trường khác nhau như chứng khoán, forex, tiền điện tử hay hàng hóa giao ngay.
CFD là các giao dịch phái sinh được cung cấp bởi các nhà môi giới, tức là chúng được định giá dựa trên biến động của tài sản cơ sở. Khi tham gia các giao dịch CFD, về cơ bản đây là các giao dịch giữa bên mua là các nhà giao dịch và bên bán là các nhà môi giới.
Các nhà môi giới kiếm tiền từ tiền chênh lệch (spread) giữa giá mà nhà môi giới giá bán ra (ask price) và giá mua vào (bid price). Giá bán luôn thấp hơn giá thị trường hiện tại, trong khi giá mua vào thường cao hơn. Khoản lãi/lỗ được tính bằng cách lấy thay đổi giá giữa thời điểm bắt đầu và kết thúc hợp đồng nhân với số đơn vị CFD.
- Giá bán (bid price) có thể được sử dụng để mở một vị thế CFD bán, tức là mở một vị thế bán CFD để kiếm lời từ việc giá giảm theo thời gian.
- Giá mua (ask price) có thể được sử dụng để mở vị thế mua CFD, tức là mua một vị thế CFD để kiếm lời từ việc tăng giá của tài sản.
Chi phí mở vị thế CFD phụ thuộc vào hoa hồng hoặc phí môi giới, có thể được tính từ 0.1% tổng giao dịch hoặc cao hơn tùy theo cơ cấu định giá của nhà môi giới.
Một vị thế được đóng bằng cách mở một vị thế ngược lại với giao dịch đầu tiên. Ví dụ, vị thế mua 1,000 cổ phiếu Apple sẽ được đóng lại bằng cách bán 500 cổ phiếu Apple. Do không có ngày đáo hạn nên phí qua đêm sẽ được tính khi các giao dịch CFD được mở và kéo dài nhiều hơn 1 ngày, phí này sẽ khác nhau dựa trên các thị trường khác nhau.
Tất cả các giao dịch CFD đều được tính theo lô tiêu chuẩn. Quy mô hợp đồng riêng lẻ phụ thuộc vào tài sản được giao dịch.
Ví dụ:
- Bạc (XAG) thường được giao dịch dưới dạng hàng hóa với số lượng 5,000 ounce và CFD cho XAG cũng có giá trị tương tự là 5,000 ounce.
- CFD cổ phiếu cũng có quy mô hợp đồng bằng một cổ phiếu của doanh nghiệp đang giao dịch. Tức là thay vì mua 1,000 cổ phiếu của Apple, các nhà đầu tư sẽ mua 1,000 hợp đồng CFD của Apple.
Khi các trader mở vị thế mua (long) đối với giá vàng mở cửa ngày 21/11 với mức giá 1977.30 USD/oz. Giao dịch truyền thống sẽ phải bỏ ra đúng 1977.30 USD để mua 1 ounce vàng, nhưng nếu tham gia ký quỹ CFD với tỷ lệ 1:10 thì các trader sẽ chỉ mất 197.73 USD/oz để đầu tư.
Như vậy, nếu không tính đến chi phí hoa hồng và môi giới, giá vàng đóng cửa tăng lên 1998.13 USD/oz, nhà đầu tư sẽ thu được mức lợi nhuận 20.68 USD, tương đương tỷ lệ sinh lời là gần 10.45%. Trong khi đó, với các giao dịch truyền thống tỷ lệ sinh lời chỉ là gần 1.04%.
Giao dịch CFD mang tính đầu cơ nên có rủi ro và độ biến động cao
Khác với các giao dịch truyền thống, giao dịch CFD cho phép các nhà đầu tư kiếm lời từ biến động giá của các tài sản cơ sở mà không cần thiết phải sở hữu chúng. Thay vào đó, bạn chỉ cần đủ vốn để trả cho sự thay đổi về giá từ mức giá bạn dự định vào lệnh đến mức giá mà bạn sẽ thoát lệnh, từ đó giảm thiểu được nhiều loại chi phí khác nhau.
Một điểm thú vị đối với các giao dịch CFD là, một lệnh bán khống được thực hiện một cách dễ dàng nếu nhà đầu tư tin rằng giá cổ phiếu sẽ giảm do họ không thực sự sở hữu số tài sản này mà chỉ đang giao dịch dựa trên chênh lệch giá và chênh lệch này có thể âm khi giá giảm xuống.
Ví dụ, các nhà đầu tư có thể thực hiện các giao dịch mua bán CFD trong cùng 1 ngày thay vì phải chờ đợi 3 ngày cổ phiếu mới về như các giao dịch truyền thống.
Các nhà đầu tư thường tham gia ký quỹ và áp dụng đòn bẩy tài chính đối với các giao dịch CFD, đặc biệt là CFD cổ phiếu. Lợi nhuận được khuếch đại lên gấp nhiều lần mà chỉ cần bỏ ra một lượng vốn nhỏ, nhưng đổi lại cũng sẽ gia tăng nguy cơ thua lỗ nặng nề nếu thị trường biến động theo hướng không có lợi cho các nhà đầu tư.
Ví dụ, khi các trader mở vị thế mua (long) đối với giá vàng mở cửa ngày 3/2/2023 với mức giá 1958.24 USD/oz. Giao dịch truyền thống sẽ phải bỏ ra đúng 1958.24 USD để mua 1 ounce vàng, nhưng nếu tham gia ký quỹ CFD với tỷ lệ 1:10 thì các trader sẽ chỉ mất 195.824 USD để đầu tư.
Như vậy, giá vàng đóng cửa giảm xuống 1912.57 USD/oz, nhà đầu tư sẽ mất 47.40 USD, tương đương tỷ lệ thua lỗ là gần 24.20%. Trong khi đó, với các giao dịch truyền thống sẽ chỉ chịu một tỷ lệ thua lỗ là chỉ là gần 2.42%.
Tỷ lệ yêu cầu ký quỹ dao động trong khoảng từ 2-20%. Đòn bẩy có thể là một công cụ rất hữu ích cho một nhà giao dịch giàu kinh nghiệm khi cho phép các nhà giao dịch mở các vị thế lớn hơn tiềm lực tài chính hiện có của họ, nhưng cũng sẽ phóng đại các khoản lỗ nếu thị trường đi ngược lại với kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Ví dụ, khi tham gia đầu tư vàng, các trader hiện sẽ phải bỏ ra khoảng hơn 2,000 USD cho 1 ounce vàng. Tuy nhiên với thị trường CFD, các nhà đầu tư tham gia ký quỹ với tỷ lệ đòn bẩy tài chính 1:10 sẽ chỉ cần bỏ ra 200 USD trong tài khoản để tham gia giao dịch CFD vàng.
CFD bị SEC và CFTC cấm giao dịch tại Mỹ
Do khả năng khuếch đại lợi nhuận lên gấp nhiều lần nên CFD thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường. Bởi vậy, Ủy ban chứng khoán của Mỹ (SEC) và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) đã cấm công dân Mỹ mở tài khoản CFD trên các nền tảng trong và ngoài nước.
CFD bản chất là một dịch vụ trên thị trường phi tập trung (OTC) giữa người mua và người bán, không phải là một sản phẩm tiêu chuẩn giao dịch qua sàn. CFD có rủi ro, và chỉ nên dành cho dân chuyên nghiệp dùng để hedging (phòng ngừa rủi ro) cho tài sản cơ sở.
CFD dùng cho phòng ngừa rủi ro hoạt động bằng cách bù đắp khoản lỗ của một tài sản nhờ mở một vị thế ngược lại đối với loại tài sản khác liên quan. Nếu nhà đầu tư bán tài sản A và chịu thua lỗ, họ sẽ phòng ngừa vị thế của mình bằng cách mua tài sản B (một tài sản liên quan) dự kiến sẽ tăng trong tương lai để bù đắp những tổn thất phát sinh.
Loại sản phẩm dịch vụ này hiện chỉ phổ biến tại các quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Úc hay Singapore,... và chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật nước sở tại. Nhưng tại Việt Nam, CFD hiện đang hoạt động theo hơi hướng đa cấp do các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến chiều hướng thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ mà ít được nghe về hậu quả thua lỗ.
Cách hoạt động của CFD được cho là đi ngược với xu hướng đầu tư dài hạn và bền vững nên các nhà đầu tư cần hiểu rõ bản chất và có chiến lược phòng ngừa rủi ro phù hợp. Bên cạnh đó, các giao dịch CFD đang hoạt động mà không có hành lang pháp lý kiếm soát nên thường xảy ra trường hợp chủ sản “mất tích”.
dubaotiente.com